Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cho vay hỗ trợ việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 4
download
Trên cơ sở tổng quan lý luận về cho vay hỗ trợ việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội; luận văn phân tích, đánh giá thực trạng cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang giai đoạn 2019-2021; đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại đơn vị nghiên cứu đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cho vay hỗ trợ việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN HỒ NGỌC UY CHO VAY HỖ TRỢ VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Quảng Ngãi - Năm 2023
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HOÀI NAM Phản biện 1: TS. Lê Văn Khâm Phản biện 2: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 14 tháng 01 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cho vay hỗ trợ việc làm được xác định là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người lao động, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương. Hiện nay, chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm thực hiện theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày ngày 23/9/2019 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; công văn số 8055/NHCS-TDSV ngày 30 tháng 10 năm 2019, Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Sự ra đời của nghị định này đã tạo nhiều ưu đãi thuận lợi đối với người lao động. Là đơn vị cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn. Thời gian qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể triển khai có hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, từ đó tạo đòn bẩy hỗ trợ người lao động mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng giao dịch đạt 41,8 tỷ đồng, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 972 lao động tại địa phương. Thông qua chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, Phòng giao dịch đã giúp cho nhiều đối tượng lao động có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho
- 2 bản thân và cho gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống theo hướng bền vững, từ đó góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Mặc dù vậy, công tác cho vay hỗ trợ việc làm vẫn còn bộc lộ những hạn chế như công tác thông tin, tuyên truyền chính sách vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm cho người lao động mang tính hình thức, chưa cụ thể; công tác phối hợp giữa ngành, các cấp trong cho vay hỗ trợ việc làm chưa đồng bộ; ưu tiên cho vay đối với lao động là người khuyết tật, lao động thanh niên, phụ nữ nông thôn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện sử dụng vốn vay, đôn đốc, khuyến khích người vay vốn tham dự các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh còn bộc lộ những hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Cho vay hỗ trợ việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở tổng quan lý luận về cho vay hỗ trợ việc làm tại NHCSXH; luận văn phân tích, đánh giá thực trạng cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang giai đoạn 2019-2021; đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại đơn vị nghiên cứu đến năm 2025. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại NHCSXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
- 3 2019-2021. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cho vay hỗ trợ việc làm tại NHCSXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2019- 2021. Số liệu sơ cấp điều tra trong Quý II năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu Tiến hành tổng hợp thông tin từ hệ thống giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học, báo cáo, tài liệu từ các hội thảo liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp thống kê Thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến công tác cho vay hỗ trợ việc làm theo chuỗi thời gian, sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân của các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay. - Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thống kê tần số và thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu lao động; nguồn vốn và kết quả cho vay hỗ trợ việc làm… của PGD NHCSXH huyện Phú Vang; - Phương pháp phân tổ thống kê: Được sử dụng để phân tổ các chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ theo các tiêu thức khác nhau để so sánh và phân tích.
- 4 4.3. Phương pháp so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%). 4.4. Phương pháp khảo sát: Khảo sát thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua việc xây dựng mẫu khảo sát phù hợp với đối tượng và nội dung khảo sát. 4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích cơ cấu; phân tích so sánh… để phân tích đánh giá thực trạng công tác cho vay hỗ trợ việc làm. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về cho vay hỗ trợ việc làm tại NHCSXH. Chương 2. Thực trạng cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho vay đối tượng chính sách là loại hình tín dụng mang tính đặc thù, tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, ổn định xã hội; trong đó tín dụng ưu đãi đối với hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là một chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ, có đặc thù riêng và khác biệt với các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại.Trong thời gian qua có một số nghiên cứu về hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH, cụ thể:
- 5 */ Bài báo đăng trên tạp chí ngân hàng: Nghiên cứu Nguyễn Hòa Nhân và cộng sự (2012), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh Đà Nẵng. Tạp chí Ngân hàng, Số: 8/4/2012. Trang: 52-55. Cũng như các nghiên cứu của Nguyễn Trường Nguyên (2021; Trần Văn Hoàng (2022), */ Một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu trước đây về đề tài liên quan đến vấn đề tạo việc làm và hoạt động cho vay giải quyết việc làm như nghiên cứu Lưu Thị Bảo Nga (2015); Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ánh (2016); Võ Ngọc Hãn (2017) và Nguyễn Thanh Chuyền (2020). Các ghiên cứu vẫn còn hạn chế, đó là chưa làm rõ lý luận về cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH cũng như hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm. Các giải pháp đề xuất còn chung, thiếu tính khả thi đối với phạm vi chi nhánh NHCSXH. Các luận văn nghiên cứu về công tác cho vay hỗ trợ việc làm nói trên có rất nhiều điểm có thể kế thừa. Tuy nhiên, công tác cho vay hỗ trợ việc làm được nghiên cứu tại các NHCSXH trên những địa bàn khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau so với trước đây. Do đó, tuy cách tiếp cận và nội dung lý luận hầu có sự tương đồng giữa các công trình nhưng phần đánh giá thực trạng mỗi ngân hàng là khác nhau do đặc thù của từng ngân hàng, nên các đề tài chỉ có ý nghĩa sử dụng cho chính ngân hàng được nghiên cứu và chỉ phù hợp với giai đoạn được nghiên cứu. Trong đề tài lần này tác giả đánh giá về công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế với các đặc điểm và bối cảnh hoạt động riêng của Chi nhánh mà tác giả đang công tác, các số liệu được khai thác giai đoạn 2019 - 2021. .
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY HỖ TRỢ VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM 1.1.1. Thất nghiệp và tác động của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế -xã hội 1.1.2. Việc làm và vai trò của việc làm đến sự phát triển KT-XH 1.1.2.1. Khái niệm việc làm Việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. 1.1.2.2. Vai trò của việc làm Việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế. Giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép không chỉ giải quyết được các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội. 1.1.3. Tạo việc làm và chính sách tạo việc làm 1.1.3.1. Tạo việc làm Tạo việc làm là tổng hợp những hoạt động cần thiết để tạo ra những chỗ làm việc mới, giúp người lao động chưa có việc làm có được việc làm; tạo thêm việc làm cho những người lao động đang thiếu việc làm và giúp người lao động tự tạo việc làm. 1.1.3.2. Chính sách tạo việc làm 1.1.4. Giải quyết việc làm và sự cần thiết của giải quyết việc làm 1.1.4.1. Khái niệm giải quyết việc làm Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng
- 7 nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. 1.1.4.2. Sự cần thiết của giải quyết việc làm 1.2. CHO VAY HỖ TRỢ VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm cho vay hỗ trợ việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Cho vay hỗ trợ việc làm là hình thức cấp tín dụng cho người vay vốn để hỗ trợ tạo việc làm nhằm giúp người lao động có việc làm mới, tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp, tiến tới đạt được các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các chương trình tạo việc làm. 1.2.2. Vai trò và sự cần thiết cho vay hỗ trợ việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.3. Nội dung công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.3.1. Chính sách cho vay hỗ trợ việc làm Chính sách cho vay hỗ trợ việc làm do Chính phủ quy định. NHCSXH Việt Nam cũng như Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ thực hiện theo quy định. 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý cho vay hỗ trợ việc làm Phân công rõ ràng trách nhiệm của từng phòng, tổ, từng cán bộ nhân viên trong công tác quản lý cho vay hỗ trợ việc làm. 1.2.3.3. Lập kế hoạch cho vay hỗ trợ việc làm Trên cơ sở các quy định về cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chi nhánh/PGD NHCSXH sẽ xây dựng các kế hoạch để đưa chương trình vào thực tế, một số kế hoạch cụ thể. 1.2.3.4. Hoạch định nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm Nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
- 8 làm bao gồm nguồn vốn từ Trung ương phân bổ hàng năm; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương và vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức, tổ TK&VV để cho vay hỗ trợ việc làm. 1.2.3.5. Công tác cho vay - thu nợ cho vay hỗ trợ việc làm Công tác cho vay; quản lý thu hồi nợ vay 1.2.3.6. Kiểm tra, kiểm soát cho vay hỗ trợ việc làm Kiểm tra, giám sát giúp cho NHCSXH phát hiện sớm nhất nếu có rủi ro xảy ra để kịp thời đưa ra được những biện pháp xử lý tránh gây tổn thất cho ngân hàng. 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay hỗ trợ việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.4.1. Chỉ tiêu định lượng + Nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng + Quy mô cho vay hỗ trợ việc làm + Số hộ, khách hàng được vay vốn giải quyết việc làm + Sự gia tăng mức cho vay bình quân + Sự gia tăng số lượng khách hàng hàng năm + Chất lượng tín dụng 1.2.4.2. Chỉ tiêu định tính - Quy trình, thủ tục, hồ sơ vay vốn, lãi suất, các loại phí liên quan. - Thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ ngân hàng. - Cơ sở vật chất; - Số lượng lao động tiếp cận được vốn vay; - Số lượng hộ có được việc làm. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hỗ trợ việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.5.1. Nhóm nhân tố bên ngoài 1.2.5.2. Nhóm nhân tố bên trong
- 9 1.3. KINH NGHIỆM CHO VAY HỖ TRỢ VIỆC LÀM CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI PGD NHCSXH HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.3.1. Kinh nghiệm cho vay hỗ trợ việc làm của các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.3.2. Bài học rút ra đối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Là đơn vị giải ngân cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn, PGD NHCSXH huyện Phú Vang luôn quan tâm triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng. Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền những ưu đãi của nguồn vốn vay đến người dân, PGD luôn thực hiện giải ngân cho vay một cách thuận lợi và nhanh chóng. Làm tốt công tác cho vay hỗ trợ việc làm, bởi thông qua chương trình cho vay này, PGD NHCSXH huyện Phú Vang đã giúp cho nhiều đối tượng lao động có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện sử dụng vốn vay, đôn đốc, khuyến khích người vay vốn tham dự các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh.
- 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỖ TRỢ VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nằm trong hệ thống và hoạt động chung của NHCSXH, PGD NHCSXH huyện Phú Vang trực thuộc sự quản lý của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế;. Hiện nay, PGD NHCSXH huyện Phú Vang đã thành lập được 14 điểm giao dịch khắp 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của PGD NHCSXH huyện Phú Vang PGD NHCSXH huyện Phú Vang là PGD trực thuộc chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với chức năng: Triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn; cho vay và các dịch vụ Ngân hàng theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Ban Lãnh đạo gồm Giám đốc và 1 Phó Giám đốc chỉ đạo trực tiếp 2 tổ: Tổ Kế toán - Ngân quỹ và Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng. 2.1.4. Tình hình lao động tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang Đội ngũ nhân lực đến 31/12/2021 là 11 người, số cán bộ nhân viên của PGD là rất ít trong lúc đó khối lượng công việc tương đối
- 11 nhiềuvới địa bàn rộng gồm 14 xã, trị trấn. 2.1.5. Các chương trình cho vay tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang PGD NHCSXH huyện Phú Vang đã và đang thực hiện 15 chương trình cho vay; 2.1.6. Kết quả hoạt động của PGD NHCSXH huyện Phú Vang Công tác quản lý nguồn vốn cũng như hoạt động sử dụng vốn hợp lý và đạt hiệu quả cao; chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. 2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY HỖ TRỢ VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Tình hình kết quả cho vay hỗ trợ việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang giai đoạn 2019-2021 2.2.1.1. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm của chi nhánh Nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang giai đoạn 2019-2021 chiếm tỷ trọng tương đối lớn và tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân 41,0%/năm. Năm 2021 nguồn vốn này là 41.839 triệu đồng tăng 33,6% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 11,0%/ tổng nguồn vốn. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm của PGD chủ yếu là nguồn vốn từ Trung ương. Ngoài nguồn vốn từ Trung ương thì PGD còn nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện; nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân và tổ TK&VV để có nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm. 2.2.1.2. Doanh số cho vay hỗ trợ việc làm của chi nhánh Doanh số cho vay hỗ trợ việc làm có xu hướng tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân 59,0%/năm, cụ thể năm 2020 đạt mức 17.408 triệu đồng, tăng 7.014 triệu đồng, tương ứng tăng 67,5% so
- 12 với năm 2019 và năm 2021 đạt mức 26.265 triệu đồng, tăng 8.857 triệu đồng, tương ứng 50,9% so với năm 2020. Thực tế cho thấy, việc nâng mức cho vay là phù hợp với thực tiễn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng và là một giải pháp hiệu quả nhằm góp phần hạn chế, đẩy lùi “tín dụng đen”. 2.2.1.3. Dư nợ cho vay hỗ trợ việc làm của chi nhánh Đến thời điểm 31/12/2021, tổng dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang là 41.839 triệu đồng, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 900 lao động tại địa phương. 2.2.1.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cho vay hỗ trợ việc làm của chi nhánh Giai đoạn 2019-2021 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cho vay hỗ trợ việc làm do PGD NHCSXH huyện Phú Vang triển khai đều đạt mức tuyệt đối 100,0%. Điều này, cho thấy công tác lập kế hoạch nguồn vốn và cho vay PGD NHCSXH huyện Phú Vang giai đoạn 2019- 2021 đã đáp ứng nhu cầu cho vay hỗ trợ việc làm trên địa bàn huyện. 2.2.2. Tình hình triển khai nội dung cho vay hỗ trợ việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang 2.2.2.1. Chính sách cho vay hỗ trợ việc làm tại chi nhánh Căn cứ vào Nghị định Chính phủ về các chương trình vay vốn Chương trình cho vay hỗ trợ việc làm tại NHCSXH được triển khai dựa trên hệ thống các văn bản pháp quy, quy trình, quy định tại NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý cho vay hỗ trợ việc làm tại chi nhánh Cho vay hỗ trợ việc làm được thực hiện thông qua 2 hình thức cho vay trực tiếp tại trụ sở Phòng Giao dịch huyện và cho vay ủy thác qua các tổ chức CTXH, cán bộ hội và các tổ trưởng tổ TK&VV.
- 13 2.2.2.3. Lập kế hoạch cho vay hỗ trợ việc làm tại chi nhánh Qua Bảng 2.10, cho thấy chỉ tiêu về việc lập kế hoạch nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang giai đoạn 2019-2021 có xu hướng tăng lên, chỉ tiêu của những năm sau cao hơn chỉ tiêu những năm trước. Giai đoạn 2019-2021, huyện giải ngân vốn đạt 100% kế hoạch giao, không để tồn vốn sau thu hồi. 2.2.2.4. Hoạch định nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm tại chi nhánh Nguồn vốn Trung ương; Nguồn vốn nhận ủy thác (nguồn vốn địa phương); Nguồn vốn huy động; 2.2.2.5. Công tác cho vay - thu nợ cho vay hỗ trợ việc làm PGD NHCSXH huyện Phú Vang đã thực hiện nguyên tắc giải ngân vốn vay và thu nợ trực tiếp thông qua ủy thác bán phần cho 4 tổ chức là: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh bình xét đối tượng công khai, minh bạch, đã thật sự phát huy hiệu quả, tạo điều kiện mở rộng dân chủ cơ sở, tạo được niềm tin, đồng thuận với người dân, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của các tổ chức hội, góp phần củng cố hệ thống chính trị. - Tình hình kết quả thẩm định khách hàng vay vốn hỗ trợ việc làm Bảng 2.12. Tình hình số lượng khách hàng vay vốn giải quyết việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang giai đoạn 2019 - 2021 Năm So sánh ĐVT 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Cho vay trực tiếp trđ - Số cơ sở SXKD vay vốn cơ cở 59 65 78 6 10,2 13 20,0 tr.đ/cơ - Mức vốn vay bình quân 90,9 94,2 96,6 3 3,7 2 2,5 sở 2. Cho vay ủy thác trđ - Số hộ vay vốn hộ 606 790 894 184 30,4 104 13,2 - Mức vốn vay bình quân tr.đ/hộ 25,9 31,9 38,4 6 23,2 6,5 20,4 (Nguồn: Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Phú Vang và tính toán của tác giả)
- 14 - Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay hỗ trợ việc làm Qua Bảng 2.13, cho thấy tổng doanh số cho vay cho vay hỗ trợ việc làm tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2019 tổng doanh số cho vay hỗ trợ việc làm chỉ là 10.394 triệu đồng thì đến năm 2021 đã là 26.265 triệu đồng, tăng 15.871 triệu đồng tương đương 152,7%. - Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay hỗ trợ việc làm Bảng 2.14. Tình hình dư nợ cho vay cho vay hỗ trợ việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Giá Giá Giá Chỉ tiêu % % % ± % ± % trị trị trị Dư nợ cho vay hỗ trợ 21.047 100,0 31.308 100,0 41.839 100,0 10.261 48,8 10.531 33,6 việc làm 1. Theo phương thức vay - Cho vay trực tiếp 7.114 33,8 10.175 32,5 11.924 28,5 3.061 43,0 1.749 17,2 - Cho vay ủy thác 13.933 66,2 21.133 67,5 29.915 71,5 7.200 51,7 8.782 41,6 2. Theo mục đích sử dụng vốn - Nông nghiệp 6.377 30,3 8.547 27,3 12.175 29,1 2.170 34,0 3.628 42,4 - Lâm nghiệp 4.799 22,8 6.700 21,4 8.619 20,6 1.901 39,6 1.919 28,6 - Thủy sản 7.956 37,8 11.960 38,2 15.062 36,0 4.004 50,3 3.102 25,9 - Cho vay phát triển ngành 1.915 9,1 4.101 13,1 5.983 14,3 2.186 114,1 1.882 45,9 nghề, SX, TTCN 3. Phân theo thời hạn vay - Ngắn hạn 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 - Trung hạn 21.047 100,0 31.308 100,0 41.839 100,0 10.261 48,8 10.531 33,6 (Nguồn: Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Phú Vang và tính toán của tác giả) Qua Bảng 2.14 cho thấy, dư nợ cho vay hỗ trợ việc làm tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2019 dư nợ là 21.047 triệu đồng thì năm 2021 đã là 41.839 triệu đồng, tăng 20.792 triệu đồng, tương ứng tăng 98,8%. Đây là mức tăng trưởng khá tốt và đều đặn qua các năm. Mức tăng trưởng trên có được là do nguồn vốn của Trung ương phân bổ nhiều hơn so với các năm trước và do nhu cầu vốn của người dân
- 15 cũng tăng cao trong khoảng thời gian này. - Tình hình quản lý nợ quá hạn cho vay hỗ trợ việc làm Tình hình nợ quá hạn đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên so với mức nợ quá hạn chung của tất cả các chương trình cho vay tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang là 0,58% năm 2021 thì tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình cho vay hỗ trợ việc làm là thấp 0,23%. - Hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ việc làm Bảng 2.16. Hiệu quả cho vay vốn giải quyết việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang giai đoạn 2019 - 2021 Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 ĐVT Chỉ tiêu ± % ± % 1. Tỷ lệ hoàn trả vốn % 98,2 98,3 98,7 0,1 0,1 0,4 0,4 2. Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,63 0,36 0,23 -0,3 -42,9 -0,1 -35,1 3. Số khách hàng có nợ quá hạn người 7 5 3 -2,0 -28,6 -2,0 -40,0 4. Tỷ lệ mất vốn % 0,00 0,06 0,03 0,1 0,0 0,0 -50,0 5. Hiệu suất làm việc của cán bộ tín dụng - Số khách hàng/cán bộ tín khách 133 171 162 38 28,6 -9 -5,3 dụng /cán bộ trđ/ 2.05 - Dư nợ/cán bộ tín dụng 4.209 6.262 6.973 48,8 712 11,4 cán bộ 2 6. Số lao động thu hút lao động 412 508 679 96 23,3 171 33,7 7. Số vốn vay cho 1 lao động triệu 38,1 49,6 50,5 11,5 30,2 0,9 1,9 (cho vay uỷ thác) đồng (Nguồn: Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Phú Vang và tính toán của tác giả) - Về hiệu suất làm việc, hiện toàn huyện có 14 điểm giao dịch tại xã và tại phòng giao dịch tại huyện Phú Vang, số cán bộ làm công tác tín dụng là 6 cán bộ, ta thấy năm 2021 mỗi cán bộ tín dụng quản lý 6.973 triệu đồng vốn cho vay hỗ trợ việc làm với 972 khách hàng vay vốn. Như vậy số dư nợ trên một cán bộ tín dụng ngày càng tăng; - Số việc làm được tạo ra khá cao, năm 2021 con số này đã tăng lên đến 679. Điều đó cho thấy hiệu quả của chương trình khá tốt. - Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khoanh đều ở mức thấp.
- 16 */ Các yếu tố, điều kiện đảm bảo cho vay hỗ trợ việc làm - Công tác thông tin, tuyên truyền - Tình hình phối hợp giữa Ngân hàng với HĐT và tổ vay vốn - Kiện toàn và phát triển mạng lưới cho vay hỗ trợ việc làm - Cơ sở vật chất phục vụ cho vay hỗ trợ việc làm 2.2.2.6. Tình hình kiểm tra, kiểm soát cho vay hỗ trợ việc làm tại chi nhánh Hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện trước, trong và sau thời gian cho vay. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: công tác cho vay, bình xét đối tượng vay vốn, phân tích các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh; hộ vay đi khỏi địa phương...; kiên quyết xử lý tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng, vay ké, nợ tồn đọng. Bảng 2.23. Tình hình triển khai công tác kiểm soát hoạt động cho vay HTVL tại PGD NHCSXH huyện Phú Vang giai đoạn 2019-2021 Năm So sánh ĐVT 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Số đợt kiểm tra giám sát đợt 6 7 9 1 16,7 2 28,6 2. Dư nợ quá hạn cho vay hỗ trợ trđ việc làm 133 113 98 -20 -15,0 -15 -13,3 3. Số tổ TK&VV có nợ quá hạn tổ 3 2 2 -1 -33,3 0 0,0 4. Số khách hàng nợ quá hạn k/h 7 5 3 -2 -28,6 -2 -40,0 (Nguồn: Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Phú Vang và tính toán của tác giả) Qua Bảng 2.23, cho thấy số đợt kiểm tra giám sát giai đoạn 2019- 2021 là 22 đợt, cụ thể năm 2019 là 6 đợt, năm 2020 là 7 đợt tăng 16,7% so với 2019. Năm 2021 là 9 đợt tăng 28,6% so với 2020. Về dư nợ quá hạn, năm 2021 là 98 triệu đồng, giảm 15 triệu đồng so với năm 2020, còn 2 tổ TK&VV có nợ quá hạn; 3 khách hàng có nợ quá hạn. Mặc dù vậy, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, hình thức; chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao.
- 17 2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CÔNG TÁC CHO VAY HỖ TRỢ VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.3.1. Thông tin cơ bản đối tượng kháo sát Đối tượng khảo sát là khách hàng vay vốn theo chương trình cho vay hỗ trợ việc làm của PGD NHCSXH huyện Phú Vang. Bảng 2.24. Thông tin cơ bản đối tượng điều tra Số lượng Tỷ lệ Chỉ tiêu (người) (%) 1. Về giới tính - Nam 65 48,1 - Nữ 70 51,9 2. Độ tuổi - Dưới 30 tuổi 20 14,8 - Từ 30 đến 45 tuổi 61 45,2 - Từ 46 đến 60 tuổi 37 27,4 - Trên 60 tuổi 17 12,6 3. Ngành nghề - Nông nghiệp 22 16,3 - Chăn nuôi 37 27,4 - Trồng trọt 21 15,6 - Thương mại, dịch vụ 24 17,8 - Nuôi trồng thủy sản 26 19,3 - Tiểu thủ công nghiệp 5 3,7 4. Trình độ - Cấp 1 và 2 39 28,9 - Cấp 3 62 45,9 - Trung cấp, cao đẳng 30 22,2 - Đại học 4 3,0 Tổng số 135 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra năm 2022)
- 18 2.3.2. Đánh giá của khách hàng về công tác cho vay hỗ trợ việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.2.1. Đánh giá về quy trình, thủ tục cho vay hỗ trợ việc làm 2.3.2.2. Đánh giá về chi phí và lãi suất cho vay hỗ trợ việc làm 2.3.2.3. Đánh giá về hạn mức và thời hạn cho vay hỗ trợ việc làm 2.3.2.4. Đánh giá về khả năng tiếp cận vốn vay hỗ trợ việc làm 2.3.2.5. Đánh giá về năng lực của tổ tiết kiệm và vay vốn 2.3.2.6. Đánh giá về hiệu quả vốn vay hỗ trợ việc làm 2.3.2.7. Đánh giá tổng quát về chính sách cho vay hỗ trợ việc làm 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHO VAY HỖ TRỢ VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.4.1. Những kết quả đạt được Sau gần 20 năm triển khai cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, 15 năm sau khi thực hiện theo nghị định của Chính phủ về tín dụng cho vay hỗ trợ việc làm, chương trình cho vay hỗ trợ việc làm do PGD NHCSXH huyện Phú Vang triển khai thực hiện đã nhận được nhiều kết quả nổi bật: Một là, khối lượng vốn tín dụng phục vụ cho hoạt động cho vay hỗ trợ việc làm của PGD NHCSXH huyện Phú Vang ngày một tăng, cùng với đó chất lượng cho vay ngày càng được cải thiện. Hai là, là số hộ được vay vốn vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm, cùng với đó là mức cho vay bình quân mỗi hộ cũng tăng lên. Ba là, PGD luôn tuân thủ quy định, quy chế về cho vay và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Bốn là, vốn vay giải quyết việc làm đều được giải ngân kịp thời khi có nguồn vốn mới, hạn chế tồn đọng vốn, gây lãng phí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn