intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu "Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện trên địa bàn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN NGUYỄN TRỌNG THẮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LÊ NGUYÊN DUNG QUẢNG NGÃI - NĂM 2021
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài BHXH tự nguyện là một chính sách lớn của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho những người lao động không hoặc chưa có cơ hội tham gia BHXH bắt buộc được tiếp cận với hệ thống BHXH. Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lao động không được tham gia BHXH bắt buộc vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối tượng có thể kể đến như nông dân, lao động tự tạo việc làm, kinh doanh buôn bán nhỏ, lẻ, người lao động trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở những nơi không có quan hệ lao động theo quy định của pháp luật, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có lực lượng lao động khá dồi dào, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay hơn 620.000 người (số liệu của Tổng Cục Thống kê năm 2020). Tuy nhiên, tính đến nay, số lượng người lao động tham gia vào chương trình BHXH tự nguyện trên địa bàn Tỉnh vẫn là con số rất khiêm tốn. Nguyên nhân là do: trình độ học vấn và nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế, lao động phần lớn chưa qua đào tạo, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp… Để khắc phục thực trạng đó, chương trình phát triển BHXH tự nguyện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang triển khai trong thời gian qua, dù đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài "Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài nghiên cứu, nhằm tìm đánh giá thực trạng công tác phát triển BHXH tự nguyện, tìm ra nguyên nhân, trở ngại trong tiến trình thực hiện và từ đó đề xuất những giải pháp để ngày phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hướng tới mọi người dân đều có “lương hưu”, đảm bảo an sinh, xã hội công bằng và phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện trên địa bàn trong thời gian tới. 1
  3. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động; - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2020; - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động trên tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích từ năm 2018 đến năm 2020. Dữ liệu sơ cấp thu thập qua điều tra khảo sát những người lao động đã tham gia và chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong khoảng thời gian từ tháng 03-06/2021. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê, mô tả. - Phương pháp điều tra, khảo sát. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động. Chương 2: Thực trạng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
  4. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện Theo Luật BHXH hiện hành của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014): BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện ❖ Đặc điểm - Dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm, đòi hỏi tất cả mọi người tham gia và bao trùm bởi một hệ thống được quy định mà các mức đóng góp tạo nên một quỹ chung; - Các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các sự cố, các “rủi ro xã hội” được bảo hiểm và đủ điều kiện để hưởng; - Chi phí cho các chế độ được chi trả bởi nguồn quỹ BHXH tự nguyện, nguồn quỹ được hình thành từ các mức đóng góp của người tham gia BHXH tự nguyện, chủ yếu là người lao động với một phần hỗ trợ của Nhà nước; - Được tham gia tự nguyện nhưng dựa trên những mức phí xác định; - Các mức đóng góp được đưa vào một quỹ BHXH tự nguyện và các chế độ chi trả từ đó, các chế độ được đảm bảo trên cơ sở các hồ sơ đóng góp không liên quan đến tài sản cũng như thu nhập của người hưởng BHXH tự nguyện, các mức đóng góp bằng một tỷ lệ với thu nhập. ❖ Nguyên tắc Nguyên tắc 1. Mọi NLĐ đều có quyền tham gia BHXH tự nguyện khi chưa tham gia BHXH bắt buộc và quyền được hưởng BHXH khi phát sinh các nhu cầu được BHXH. Nguyên tắc 2. BHXH tự nguyện phải dựa trên sự đóng góp tự nguyện của người tham gia bảo hiểm để hình thành nguồn quỹ BHXH 3
  5. tự nguyện. Nguyên tắc 3. Nhà nước có trách nhiệm phải BHXH đối với NLĐ, NLĐ cũng có trách nhiệm phải tự BHXH cho mình. Nguyên tắc 4. San sẻ rủi ro theo quy luật số lớn. Nguyên tắc 5. Kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nguyên tắc 6. Bảo đảm tính thống nhất BHXH tự nguyện trên phạm vi cả nước, đồng thời phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành. Nguyên tắc 7. Phát triển, mở rộng BHXH tự nguyện phải phù hợp với điều kiện KTXH trong từng giai đoạn phát triển và phù hợp với khả năng tham gia của số đông NLĐ. 1.1.3. Vai trò BHXH tự nguyện Một là, BHXH tự nguyện góp phần ổn định đời sống của người lao động. Hai là, BHXH tự nguyện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ba là, BHXH tự nguyện góp phần thực hiện công bằng xã hội. Bốn là, BHXH tự nguyện làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa NLĐ và Nhà nước. 1.1.4. Các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.1.4.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có thể chia thành 2 nhóm: - Nhóm 1: Lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nay vì lý do nào đó nên không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc nữa. - Nhóm 2: Những đối tượng chưa tham gia BHXH bắt buộc. 1.1.4.2. Chế độ BHXH tự nguyện Khi tham gia BHXH bắt buộc người tham gia BHXH được hưởng 5 chế độ, bao gồm: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ, bao gồm: Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. 1.1.4.3. Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện Đóng hàng tháng; Đóng 03 tháng một lần; Đóng 06 tháng một lần; Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. 4
  6. 1.1.4.4. Sử dụng và quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện Quỹ BHXH tự nguyện được sử dụng cho các mục đích sau: - Trả các chế độ BHXH cho người lao động: Bao gồm chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. - Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu. - Chi phí quản lý. - Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng. 1.2. PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển BHXH tự nguyện Phát triển BHXH tự nguyện là quá trình tăng lên về số lượng người tham gia, chất lượng dịch vụ bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia... 1.2.2. Nội dung phát triển BHXH tự nguyện 1.2.2.1. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.2.2. Phát triển chất lượng cung ứng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện Việc tham gia BHXH tự nguyện là hoàn toàn mang tính cá nhân, tự nguyện. Bởi vậy, chính sách BHXH tự nguyện phải gắn liền với cuộc vận động trong nhân dân. Điều này đòi hỏi cơ quan BHXH phải tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có điều kiện tiếp cận với thông tin và nâng cao nhận thức về dịch vụ BHXH tự nguyện, tạo cho họ quen dần với môi trường BHXH và từ đó tự giác tham gia. 1.2.2.3. Phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện Do đặc điểm đối tượng tham gia sinh sống ở các địa bàn rộng lớn, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận được với người dân chủ yếu sau giờ làm nên để tuyên truyền, vận động họ tham gia thì một trong những điều kiện có tính chất quyết định phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện là phải xây dựng, mở rộng được hệ thống cán bộ, nhân viên làm công tác thu BHXH tự nguyện. 1.2.2.4. Mở rộng các loại hình dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện Cơ sở để xác định thực thi mỗi chế độ BHXH tự nguyện là căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam chính sách BHXH tự nguyện chỉ áp dụng hai chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Do vậy, để phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện cho người 5
  7. dân rất cần thiết phải tăng cường mở rộng các chế độ BHXH tự nguyện phù hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia. 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyên cho người lao động 1.2.3.1. Trình độ, nhận thức của người dân 1.2.3.2. Thu nhập của người lao động 1.2.3.3. Hệ thống phát luật và chính sách về BHXH tự nguyện 1.2.4. Chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện Để có thể đáp ứng được sự nghiệp an sinh xã hội của đất nước thì hệ thống BHXH phải được tổ chức và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, được sắp xếp một cách hợp lý và tinh gọn; thủ tục tham gia và thanh toán bảo hiểm phải đơn giản, thuận tiện mà vẫn đảm bảo pháp lý. Lấy người dân là mục tiêu và đối tượng phục vụ, tất cả đều hướng tới vì lợi ích của nhân dân; làm tốt công tác Maketting về BHXH tự nguyện, không ngừng nâng cao thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh so với các hãng bảo hiểm thương mại khác. 1.2.5. Hệ thống thông tin truyền thông Hiện nay, công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến chế độ chính sách BHXH chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu thông qua hình thức in và phát hành các văn bản pháp quy. Phạm vi đối tượng nắm và hiểu biết về các chế độ, chính sách BHXH chủ yếu chỉ dừng lại ở lãnh đạo các cấp, các ngành, những người làm công tác quản lý trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước. 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI MỘT SỐ TỈNH CỦA VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.3.1. Phát triển BHXH ở một số địa phương của Việt Nam 1.3.1.1. Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Sơn La 1.3.1.2. Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh Bắc Giang 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các cơ quan truyền thông, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiện đại. Thứ hai, thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình tham gia, phân tích số liệu của từng nhóm đối tượng, từ đó xác định được đối tượng tiềm năng cần phải tuyên truyền vận động. Thứ ba, phát huy tối đa các kênh đại lý trong việc tuyên truyền. Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cải cách thủ tục hành chính. 6
  8. Thứ năm, tranh thủ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác phát triển đối tượng tham gia; sự chỉ đạo quyết liệt, bài bản của UBND tỉnh; trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt được giai đoạn 2018-2020 Năm Năm Năm TT CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 2018 2019 2020 I Kinh tế 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%) 7,15 7,18 2,06 - Các ngành dịch vụ tăng (%) 7,11 7,39 -0,79 - Công nghiệp - xây dựng tăng (%) 8,73 11,32 6,21 - Nông - lâm - ngư nghiệp tăng (%) 3,16 -4,13 1,34 Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (GDP) 2 1.793 2.007 2.120 (USD) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 3 920 950 800 (Giá trị xuất khẩu của công ty Alcan) 4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (1000 tỷ đồng) 20.500 22.700 24.500 5 Thu ngân sách Nhà nước tăng (%) (tỷ đồng) 7.236 7.787 8.455 II Xã hội 6 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 10,8 10,8 10,8 7 Tỷ lệ hộ nghèo giảm (%) 1,06 4,17 3,67 8 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%) 62 64 65,45 9 Tạo việc làm mới (nghìn người) 16 16 12,5 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế) 7
  9. 2.1.2. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.2.1. Lịch sử hình thành Vào tháng 6/1995, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức được thành lập đảm nhiệm chức năng thực hiện, giải quyết các chế độ, chính sách BHXH theo quy định của Nhà nước. 2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại địa bàn tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế); quản lý quỹ BHXH, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn: BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 8
  10. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 2.2.1. Về số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH TN của người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số người tham Người 9.520 12.468 15.526 30,96 24,53 gia BHXH TN Số người thuộc diện tham gia Người 595.065 566.727 487.935 (4,7) (13,9) BHXH TN Tỷ trọng so với số người thuộc % 1, 6% 2,0% 3,0% - - diện tham gia BHXH TN (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế) Tỷ lệ số người tham gia BHXH tự nguyện trên tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cũng đang có xu hướng tăng lên. Năm 2018 tỷ lệ này là 1,6%, đến năm 2020 đã tăng lên 3%, trong thời gian tới cần tiếp tục gia tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện để tương xứng với tiềm năng của Tỉnh. 2.2.2. Về số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.2.2.1. Tổng quan số thu toàn ngành Bảng 2.3: Số thu BHXH, BHYT, BHTN của toàn ngành BHXH Việt Nam qua các năm 2018-2020. ĐVT: tỷ đồng Năm 2018 2019 2020 Số thu BHXH, BHYT, BHTN 312.007 325.657 334.326 Số thu BHXH tự nguyện 1.271 2.025 3.969 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của BHXH Việt Nam qua các năm Nhìn chung, BHXH Việt Nam đã có bước tiến dài và có nhiều kết quả ấn tượng trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Đặc biệt mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện cũng ngày càng rộng. 2.2.2.2. Về số thu BHXH ở tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả số thu BHXH ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2018 – 2020 như sau: 9
  11. Bảng 2.4: Số thu BHXH ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2018 -2020 ĐVT: Triệu đồng Năm 2018 2019 2020 Số thu BHXH, BHYT, BHTN 2.134.908 2.568.201 3.131.364 Số thu BHXH tự nguyện 9.554,2 10.523,8 12.206,2 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm Năm 2018, công tác thu của BHXH tỉnh đạt 93,26% so với kế hoạch được giao. Trong đó, số thu BHXH tự nguyện là 9.554,2 triệu đồng. Năm 2019, mặc dù cơ quan BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp trong công tác đôn đốc thu và thu hồi nợ đọng, nhưng tình trạng trây ỳ vẫn còn diễn ra. Tuy còn tồn tại những khó khăn, nhưng công tác thu trong năm BHXH tỉnh đạt 2.568.201 triệu đồng, tăng 433.293 triệu đồng so với năm 2018, đạt 98,2% so với kế hoạch. Riêng số thu BHXH tự nguyện là 10.523,8 triệu đồng, tăng 969,6 triệu đồng so với năm trước. Năm 2020 Cơ quan BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đối với các đơn vị bao gồm kiểm tra 10 đại lý thu, chi và kiểm tra nội bộ 04 đơn vị BHXH cấp huyện (đạt 90% kế hoạch điều chỉnh). Kết quả, công tác thu BHXH trong năm của tỉnh đạt 3.131.364 triệu đồng, tăng 563.163 triệu đồng so với năm 2019, riêng số thu BHXH tự nguyện là 12.206,2 triệu đồng, tăng 1.682,4 triệu đồng so với năm trước. 2.2.3. Về hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 2.5: Đại lý thu BHXH tự nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo địa bàn STT Địa phương Số đại lý thu Tỷ trọng 1 Thành phố Huế 27 17,8% 2 Huyện Phong Điền 16 10,5% 3 Huyện Quảng Điền 11 7,2% 4 Huyện Phú Vang 20 13,2% 5 Huyện Hương Thủy 12 7,9% 6 Huyện Hương Trà 16 10,5% 7 Huyện A Lưới 21 13,8 8 Huyện Phú Lộc 18 11,8 9 Huyện Nam Đông 11 7,2 Tổng 152 100% Nguồn: Tổng hợp từ website BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế 10
  12. Như vậy, tính đến nay, tất cả 9 huyện, thành phố trong tỉnh đều có đại lý thu BHXH tự nguyện. Trong đó TP.Huế là địa phương có số đại lý thu nhiều nhất với 27 đại lý, tương đương chiếm 17,8% tổng số đại lý toàn tỉnh. Các điểm thu được bao phủ đến tận thôn, tổ dân phố. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống đại lý thu chưa cao, nhất là chưa tạo được sự đột phá về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin a/ Chọn điểm điều tra Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, để đảm bảo tính khách quan của đề tài, tôi tiến hành điều tra 4 trong số 9 huyện thị. Đây là những huyện có đặc điểm về kinh tế, xã hội và vị trí địa lý khác nhau, có thể lấy làm đại diện cho tỉnh. b/ Chọn mẫu điều tra Kích thước mẫu được chọn theo công thức: 𝑁 𝑛= 1 + 𝑁𝑒 2 Với mức ý nghĩa 5%, số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện năm 2020 là 487.935 người, số mẫu cần thiết để điều tra theo công thức là: 487.935 𝑛= = 399,67 1 + 487.935 0,052 Để đảm bảo đủ số lượng và số mẫu cần thiết, nghiên cứu chọn 400 đối tượng trong độ tuổi lao động. c/ Nội dung điều tra -Thông tin của người lao động: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân, sự tiếp cận thông tin truyền thông về BHXH… - Tình hình tham gia BHXH tự nguyện của người lao động - Ý kiến của những đối tượng đã tham gia trong thời gian qua, thủ tục tham gia hưởng chế độ có những thuận lợi, khó khăn gì? d/ Phương pháp điều tra Điều tra, phỏng vấn trực tiếp người lao động trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã thiết kế trước. Tập trung điều tra nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển BHXH tự nguyện của người lao động. 11
  13. 2.3.1.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin Trên cơ sở những thông tin đã được tổng hợp thành các nhóm, theo loại hình; tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân trong thống kê để so sánh đánh giá mức độ biến động và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình phân tích, tác giả sử dụng phần mềm excel để tổng hợp và xử lý số liệu. 2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Qua điều tra nghiên cứu 400 đối tượng trong độ tuổi lao động, trong đó có 32 đối tượng đã tham gia BHXH tự nguyện và 368 đối tượng chưa tham gia BHXH tự nguyện. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây: 8% Chưa tham gia Tham gia 92% Biểu đồ 2.1: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện của người được điều tra Để biết được mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, tác giả khảo sát về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của đối tượng khảo sát, kết quả thu được như sau: 11,250% 15% 48,750% 14% 11% Tham gia nếu Nhà nước hỗ trợ một phần Tham gia nếu nhà nước bắt buộc Tham gia nếu rõ hơn về chính sách Tham gia nếu đủ khả năng tài chính Biểu đồ 2.2: Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người được điều tra 12
  14. Qua kết quả điều tra, nhận thấy có tới gần 90% người được phỏng vấn là có mong muốn tham gia BHXH tự nguyện, chỉ có 11,25% là không muốn tham gia. Trong số 355 người có mong muốn tham gia thì có tới 195 người (chiếm tỷ lệ) là mong muốn tham gia nhưng nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước. Chỉ có 15% số người được cho là sẽ tham gia vì đủ khả năng tài chính. Qua đó ta có thể thấy vấn đề thu nhập của người lao động và khả năng tài chính là rất đáng quan tâm khi trển khai chính sách BHXH tự nguyện. Ngoài ra, số người sẽ tham gia nếu Nhà nước bắt buộc chiếm 11%, số liệu này cho thấy ý thức tự nguyện bảo vệ cho bản thân của người lao động còn thấp. Trong tổng số 400 người được phỏng vấn, có 215 người là nam giới, chiếm 53,75% và 185 người là nữ giới chiếm 46,25%. Như vậy, tỷ lệ nam và nữ giới trong nghiên cứu không chênh lệch quá nhiều. người được phỏng vấn có tuổi thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 60 tuổi. Độ tuổi bình quân của người được phỏng vấn là 36,2 tuổi. Địa điểm tiến hành điều tra: Được thực hiện đối với người lao động ở 4 huyện thị bao gồm thành phố Huế, thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, huyện Phú Vang. 2.3.2.2. Kết quả ngiên cứu a. Ảnh hưởng của thông tin, truyền thông Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy ảnh hưởng của mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện và kết quả phát triển BHXH tự nguyện. Bảng 2.7: Ảnh hưởng của mức độ tiếp cận thông tin của BHXH tự nguyện và kết quả phát triển BHXH tự nguyện Đã Chưa Tỷ lệ số Tỷ lệ số Tổng số Tiêu chí tham tham người đã người chưa người gia gia tham gia tham gia Số Tổng số 400 32 368 8 92 người Không biết 45 45 100 Nghe nói nhưng 235 235 100 chưa biết rõ Biết 79 8 71 10,1 89,9 Biết khá rõ 41 24 17 58,5 41,5 Tỷ lệ Không biết 11,3 12,2 % các Nghe nói nhưng 58,7 63,9 ý kiến chưa biết rõ Biết 19,8 25 19,3 Biết khá rõ 10,2 75 4,6 13
  15. Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát đối với người lao động và tính toán của tác giả. Từ bảng trên cho thấy, có tới 76,1% (tổng 12,2% và 63,9%) số người được hỏi cho rằng không biết hoặc nghe nói nhưng chưa biết rõ nên đều chưa tham gia. Đa số những người được tiếp cận với nguồn thông tin và hiểu biết khá rõ về chính sách BHXH tự nguyện thì họ sẵn sàng tham gia, tỷ lệ này chiếm tới 58,5%, còn lại 41,5% có hiểu biết về chính sách, tuy nhiên lại chưa tham gia vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Với công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, việc tuyên truyền có rất nhiều kênh khác nhau. Khi được phỏng vấn, người dân đã đưa ra được rất nhiều lựa chọn khác nhau, được thể hiện qua biểu đồ sau: 15% 2,000% 44,600% 18,600% 3,200% 3,100% 5% 1,500% 7% Người thân, bạn bè, hàng xóm Cán bộ BHXH Cán bộ, chính quyền, đoàn thể Nghe giới thiệu tại hội nghị Tờ rơi, pano, áp phích Báo, tạp chí Đài phát thanh, ti vi Từ các văn bản của Nhà nước Khác Biểu đồ 2.3: Nguồn thông tin về BHXH mà người dân có được Có thể nhận thấy các hình thức truyền thống như: qua văn bản, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức Đảng, đoàn thể ở địa phương lại không hiệu quả bằng việc truyền miệng trong nhân dân. Nguồn thông tin về chính sách BHXH tự nguyện mà người nông dân có được từ việc nghe người thân, bạn bè, hàng xóm nói lại chiếm tỉ lệ rất cao (44,6%), tương ứng với 178 người. Trong khi đó, nguồn thông tin có được từ văn bản chỉ đạt 2%, qua tổ chức Đảng đoàn thể ở địa phương đạt 7%. Một kênh nữa cũng rất quan trọng, đó là thông tin về chính sách BHXH tự nguyện mà người dân có được thông qua cơ quan BHXH và tập thể, cá nhân là cộng tác viên chỉ đạt có 5%, tương ứng với 20 người. Điều đó cho thấy, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách từ ngay chính cơ quan chuyên môn lại chưa được phát huy một cách tốt nhất. 14
  16. b. Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện Bảng 2.8: Ảnh hưởng của công tác phục vụ đến phát triển BHXH tự nguyện cho NLĐ Tỷ lệ số Đã Chưa Tỷ lệ số Tổng số người Tiêu chí tham tham người đã người chưa gia gia tham gia tham gia Số Tổng số 400 32 368 8 92 người Phục vụ tốt, 94 19 75 20,2 79,8 nhiệt tình, hết lòng vì nhân dân Chưa phát huy 194 5 189 2,6 97,4 hết vai trò trách nhiệm Còn gây phiền hà, 67 2 65 2,9 97,1 quan liêu Khác 45 6 39 13,3 86,7 Tỷ lệ Phục vụ tốt, 23,5 59,4 20,4 % các nhiệt tình, hết ý kiến lòng vì nhân dân Chưa phát huy 48,5 15,6 51,4 hết vai trò trách nhiệm Còn gây phiền hà, 16,8 6,3 17,7 quan liêu Khác 11,2 18,8 10,5 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát đối với người lao động và tính toán của tác giả. Phần lớn đều cho rằng cơ quan BHXH tại địa phương phục vụ tốt, tận tình, chiếm 59,4% tương ứng với 19 trong số 32 người, điều này có được là do người dân tham gia, khi tiếp xúc với cơ quan BHXH đều có cảm nhận công tác công tác phục vụ tốt, giúp cho họ có thể hiểu nhiều hơn về chính sách, qua đó dễ dàng thực hiện các thủ tục khi tham gia. Với 6,7% số người đã tham gia cảm thấy thái độ làm việc, phục vụ của một số cán bộ, viên chức còn có biểu hiện quan liêu, gây phiền hà, trở ngại thì việc tham gia của họ sẽ có thái độ dè chừng, thiếu nhiệt tình, chưa có sự tự nguyện cao. Ngoài ra, vấn đề về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng, mức đóng, mức hưởng là vấn đề nội tại của chính sách lại có tính tiên quyết đến sự tham gia BHXH tự nguyện. 15
  17. 24,300% 57% 18,800% Còn nhiều thủ tục, nhiều giấy tờ Nhanh gọn, không mất thời gian Khác Biểu đồ 2.4: Ý kiến về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng BHXH tự nguyện Có tới 228 người được hỏi cho rằng thủ tục tham gia, thủ tục hưởng BHXH tự nguyện quá rườm rà, nhiều giấy tờ, chiếm 57% trong tổng số người được phỏng vấn. Chỉ có 75 người lại có ý kiến là thủ tục nhanh gọn, chiếm 18,8%. Số có ý kiến khác, ý kiến trung lập chiếm tới 24,3%. Từ thực tế này đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác cải cách hành chính, giảm tải các thủ tục giấy tờ sao cho thật đơn giản, dễ dàng mà vẫn đảm bảo yêu cầu pháp lý. c. Ảnh hưởng của chính sách BHXH tự nguyện Bảng 2.9: Ảnh hưởng của mức đóng, mức hưởng và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện Tỉ lệ % Tỉ lệ % Đã Chưa Tổng số người số người Tiêu chí tham tham số đã tham chưa gia gia gia tham gia Tổng số 400 32 368 8 92 Số Mức Đóng 288 3 285 1,04 98,96 người cao Hưởng 18 8 10 44,4 55,6 Mức Đóng 13 9 4 69,2 30,8 thấp Hưởng 255 5 250 1,9 98,1 Hợp Đóng 99 20 79 20,2 79,8 lý Hưởng 127 19 108 14,9 85,1 Tỷ lệ % Mức Đóng 72 9,38 77,44 các ý cao Hưởng 4,5 25 27,2 kiến Mức Đóng 3,25 28,1 1,08 thấp Hưởng 63,8 15,6 67,9 Hợp Đóng 24,75 62,5 21,47 lý Hưởng 31,8 59,4 29,3 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát đối với người lao động và tính toán của tác giả. 16
  18. Chỉ có 3 người trong tổng số 32 người đã tham gia cho rằng mức đóng hiện tại là cao, chiếm 9,38%. Phần lớn số người đã tham gia cho rằng mức đóng và mức hưởng hợp lý, khoảng 60%. Đối với những người chưa tham gia (368 người chiếm 92%), đa số (77,4%) họ cho rằng mức đóng hiện tại là cao và (67,9%) cho rằng mức hưởng lại thấp. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý của người tham gia, bởi lẽ với mức đóng cao và mức hưởng thấp sẽ không tạo động lực để người tham gia mặn mà với BHXH tự nguyện khi mà họ cảm thấy không có nhiều lợi ích, do đó cũng không quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện. d. Ảnh hưởng thu nhập 8… 9,800% 10,500% 31,300% 40,500% Dưới 850000 Từ 850000 đến 1000000 Từ 1000000 đến 1490000 Từ 1490000 đến 2000000 Từ 2000000 trở lên Biểu đồ 2.5: Tổng hợp thu nhập hàng tháng của người được điều tra Từ biểu đồ trên ta thấy, thu nhập của người dân hiện nay còn rất thấp, số người có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu (1.490.000đ) theo quy định của Nhà nước chiếm hơn 80% tổng số người điều tra. Với mức thu nhập như vậy, mặc dù nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người lao động là rất lớn, nhưng thực tế thì không phải ai cũng có đủ điều kiện để tham gia. 17
  19. Bảng 2.10: Ảnh hưởng của thu nhập bình quân hàng tháng và việc phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động Tỷ lệ số Tổng Đã Chưa Tỷ lệ số người Tiêu chí số tham tham người đã chưa người gia gia tham gia tham gia Số Tổng số 400 32 368 8 92 người Dưới 850.000 39 39 100 Từ 850.000 đến 1.000.000 162 162 100 Từ 1.000.000 đến 1.490.000 125 1 124 0,8 99,2 Từ 1.490.000 đến 2.000.000 42 7 35 16,7 83,3 Từ 2.000.000 trở lê 32 24 8 75 25 Tỷ lệ Dưới 850.000 9,8 10,6 % các Từ 850.000 đến 1.000.000 40,5 44,0 ý kiến Từ 1000.000 đến 1.490.000 31,3 3,1 33,7 Từ 1.490.000 đến 2.000.000 10,5 21,9 9,5 Từ 2.000.000 trở lên 8 75 2,2 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát đối với người lao động và tính toán của tác giả. Bảng trên cho thấy những NLĐ cơ mức thu nhập từ 1 triệu đồng trở xuống sẽ quyết định không tham gia BHXH tự nguyện, một phần không đủ khả năng đóng góp và một số lại nằm ngoài quy định của Luật BHXH “Mức thu nhập làm căn cứ đóng phải bằng mức lương tối thiểu hiện nay là 1.490.000”. Đối với những người có thu nhập từ 1 triệu đồng đến 1,49 triệu đồng thì chỉ có 0,8% số người quyết định tham gia và còn lại 99,2% số người quyết định không tham gia. Đối với những người có thu nhập từ 1,49 triệu đồng đến 2 triệu đồng thì có 16,7% số người quyết định tham gia và còn lại 83,3% số người quyết định không tham gia. Đối với những người có thu nhập trên 2 triệu đồng thì có tới 75% số người quyết định tham gia. Như vậy, thu nhập của người lao động càng tăng thì quyết định tham gia BHXH tự nguyện càng nhiều. 18
  20. e. Ảnh hưởng của trình độ học vấn Bảng 2.11: Ảnh hưởng của trình độ học vấn và việc phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động Tỷ lệ số Tỷ lệ số Tổng Đã Chưa người người Tiêu chí số tham tham đã tham chưa người gia gia gia tham gia Tổng số 400 32 368 8 92 Dưới Trung học 105 105 100 Số phổ thông người Trung học phổ thông 142 3 139 2,1 97,9 Trung cấp, cao đẳng 132 8 124 6,1 93,9 Đại học 17 17 100 Đại học trở lên 4 4 100 Dưới Trung học 26,3 28,5 Tỷ lệ phổ thông % các Trung học phổ thông 35,5 9,4 37,8 ý kiến Trung cấp, cao đẳng 33 25 33,7 Đại học 4,3 53,1 Đại học trở lên 1 12,5 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát đối với người lao động và tính toán của tác giả. Với 100% số người có trình độ dưới Trung học phổ thông đều có quyết định không tham gia BHXH tự nguyện. Điều này chứng tỏ sự hiểu biết về các thông tin, chính sách của BHXH tự nguyện của NLĐ đã bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Do không hiểu được những lợi ích mà BHXH tự nguyện mang lại một cách đầy đủ và chính xác nên họ không tham gia. Trong số những người được phỏng vấn, 100% số người có trình đại học đều đã tham gia BHXH tự nguyện. Ta có thể thấy, tỷ lệ tham gia tăng dần theo trình độ học vấn của họ. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 2.4.1. Những kết quả đạt được Thực hiện tốt chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH tự nguyện đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện chính sách BHXH 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2