Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam
lượt xem 6
download
Đề tài "Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam" trình bày cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại; thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam (VCB Quảng Nam) trong 5 năm 2006-2010; giải pháp mở rộng huy động vốn tại VCB Quảng Nam trong giai đoạn 2011-2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam
- 1 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định cho mọi quá trình tiếp theo trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là đòi hỏi lớn cần phải đáp ứng để phục vụ sự nghiệp CNHHĐH đất nước. Ở nước ta lượng vốn huy động chủ yếu được thực hiện thông qua các NHTM. Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động của các NHTM nói riêng. Để tạo dựng cho mình một sức mạnh, thời gian qua các NHTM trong nước không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng quản trị hoạt động ngân hàng. Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân NHTM và đối với xã hội. Đối với VCB Quảng Nam, ngoài việc chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố cạnh tranh nêu trên do hoạt động trên địa bàn kinh tế chưa năng động, chính sách điều hành hoạt động huy động vốn của VCB Quảng Nam còn bị chi phối bởi các qui định từ phía NHNN và từ phía VCB. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận liên quan đến Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Khảo sát, đánh giá thực trạng huy động vốn tại VCB Quảng Nam trong giai đoạn 20062010. Đề xuất một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại VCB Quảng Nam giai đoạn 20112015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp lý cho sự phát triển hoạt động huy động vốn tại VCB Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu:
- 2 + Về nội dung: Phân tích thực trạng huy động vốn tại VCB Quảng Nam qua 5 năm từ 2006 đến 2010 trên các mặt: quy mô, cơ cấu, sự ổn định và việc sử dụng vốn. + Về thời gian: các vấn đề liên quan tới hoạt động huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường pháp lý cho sự phát triển hoạt động dịch vụ huy động vốn của VCB Quảng Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2010. Từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong việc huy động vốn để đề xuất giải pháp mở rộng huy động vốn phù hợp cho giai đoạn 20112015 của VCB Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Phương pháp phổ biến thường sử dụng là phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh và phân tích. Phương pháp tổng quát: là phân tích, tổng hợp, đánh giá dựa trên những lý luận cơ bản về huy động vốn và sử dụng vốn gắn với thực tiễn hoạt động của ngân hàng. Phương pháp cụ thể: + Phương pháp thu thập số liệu: + Phương pháp thống kê và so sánh số liệu giữa các năm. 5. Những kết quả mới đạt được trong nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động và các phương thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng hoạt động huy động vốn của VCB Quảng Nam Dựa trên thực trạng đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn của VCB Quảng Nam 6. Kết cấu của luận văn Mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
- 3 Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam (VCB Quảng Nam) trong 5 năm 20062010. Chương 3: Giải pháp mở rộng huy động vốn tại VCB Quảng Nam trong giai đoạn 20112015. Kết luận. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm Theo Luật Tổ chức tín dụng 2010 đã xác định "Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng" và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận". 1.1.2. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh; Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. 1.2. NGUỒN VỐN CỦA NHTM 1.2.1. Vốn chủ sở hữu
- 4 Vốn chủ sở hữu là vốn riêng có của NHTM do các chủ sở hữu đóng góp và các quỹ của ngân hàng được hình thành trong quá trình kinh doanh thể hiện dưới dạng lợi nhuận đê l ̉ ại. Vốn tự có ban đầu được hình thành từ khi mới thành lập NH. Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động là nguồn vốn có thể gia tăng theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc từng điều kiện cụ thể. Các quỹ của ngân hàng 1.2.2. Các khoản Nợ Các khoản Nợ của NHTM chiếm tỷ trọng chủ yếu trong t ổng nguồn vốn, bao gồm các nguồn: Nhận tiền gửi, Vay và nguồn huy động khác. 1.2.2.1. Sự cần thiết phải huy động nợ của NHTM Đối với nền kinh tế: Tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội Đối với NHTM: Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động chủ yếu của NHTM, góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. 1.2.2.2. Huy động nợ của NHTM a. Nhận tiền gửi Tiền gửi của dân cư: là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, kiếm lời và dễ thanh toán. + Tiền gửi tiết kiệm: + Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi của TCKT: + Tiền gửi không kỳ hạn: + Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, các NHTM còn có thêm các khoản tiền gửi khác Phát hành chứng từ có giá:
- 5 b. Vay: Khi các NHTM huy động vốn nhưng chưa cho vay hết hay khi khách hàng có nhu cầu vay lớn, nhưng nguồn vốn lại không đủ, hoặc người gửi rút tiền trước thời hạn trong khi đó vốn cho vay chưa đến lúc thu hồi. c. Huy động khác 1.3. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Khái niệm: + Mở rộng là làm cho có phạm vi, quy mô trở nên rộng lớn hơn. + Mở rộng hoạt động huy động vốn là hoạt động của ngân hàng nhằm tăng số lượng khách hàng, tăng doanh số huy động vốn trên cơ sở kiểm soát được chi phí huy động vốn và cơ cấu huy động vốn phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh của NH trong từng thời kỳ, được thực hiện bằng cách xâm nhập vào những thị trường mới, tiềm năng hoặc cạnh tranh, thay thế. 1.3.1. Nội dung mở rộng huy động vốn của NHTM Mở rộng theo đối tượng khách hàng: Cùng với việc mở rộng hoạt động huy động vốn theo vùng địa lý, có thể mở rộng hoạt động huy động huy động vốn bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. Mở rộng về hình thức huy động vốn: Mở rộng các hình thức tiền gửi trong dân bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bậc thang. Đa dạng hóa kỳ hạn tiết kiệm Mở rộng mạng lưới: Mở rộng theo vùng đại lý là việc mở rộng theo khu vực địa lý hành chính nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, qua đó là tăng số lượng khách hàng, sản phẩm được sử dụng nhiều hơn. 1.3.2. Một số tiêu chí đánh giá mở rộng hoạt động huy động vốn của NHTM 1.3.2.1. Sự gia tăng ổn định của vốn huy động Vốn huy động của ngân hàng phải có sự gia tăng ổn định về số lượng để thỏa mãn nhu cầu của tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt
- 6 động kinh doanh khác. Tuy nhiên, vốn huy động được cũng phải ổn định về mặt thời gian. Tiêu chí doanh số huy động: Khi đánh giá mở rộng hoạt động huy động vớn của NHTM người ta thường nói đến doanh số huy động được ngày càng nhiều, khối lượng tiền mà NHTM huy động từ khách hàng tính theo thời điểm. Thông qua chỉ tiêu này biết được Doanh số huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong Tổng huy động vốn của nền kinh tế ở từng thời kỳ: Doanh số huy động của NH x 100% Tổng Doanh số huy động của nền kinh tế Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số huy động vốn Mức tăng trưởng = Doanh số HĐV kỳ sau – Doanh số HĐV kỳ trước x100% Doanh số HĐ vốn Doanh số HĐV kỳ trước Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn: Phân tích cơ cấu dư nợ vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, NHTM có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức: Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ cho vay Tổng vốn huy động 1.3.2.2. Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn Quy mô nguồn vốn của một NHTM cần phải có sự ổn định, phù hợp với lãi suất và kỳ hạn của nó, phải được xây dựng theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào định hướng chiến lược phát triển chung của ngân hàng, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn hoặc tìm kiếm nguồn mới. Mục đích của ngân hàng là huy động để cho vay và đầu tư, nên ngân hàng thường tìm cách khai thác và sử dụng tối đa số vốn và huy động để sử dụng hiệu quả cao nhất chi phí vốn đã bỏ ra, mang lại nhiều nhất lợi nhuận cho ngân hàng.
- 7 Tỷ trọng các loại vốn ngắn hạn trung dài hạn, nội tệ ngoại tệ ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. 1.3.2.3. Chi phí huy động Chi phí huy động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM. Chi phí huy động được đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động, lãi suất huy động càng cao thì càng kích thích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngoài các chỉ tiêu chính trên, hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu như: Thời hạn huy động vốn hợp lý. Hệ số sử dụng vốn Mức độ thuận tiện cho khách hàng khi gửi và rút tiền ... 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động huy động vốn của NHTM 1.3.3.1. Nhân tố bên ngoài a. Môi trường cạnh tranh và hợp tác b. Hành lang pháp lý c. Sự tăng trưởng của nền kinh tế d. Môi trường xã hội e. Công nghệ 1.3.3.2. Nhân tố bên trong a. Chính sách lãi suất b. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng c. Uy tín và vị thế của ngân hàng d. Các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo e. Mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng f. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên g. Chiến lược cạnh tranh khách hàng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM (VCB QUẢNG NAM) TRONG 5 NĂM 20062010
- 8 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VCB QUẢNG NAM 2.1.1. Khái quát sự ra đời và phát triển của VCB Quảng Nam 2.1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định 115/CP ngày 30/12/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi giao dịch là Bank For Foreign Trade of Viet Nam, viết t ắt là VCB hay Vietcombank, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/04/1963. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 ngày 02/06/2008, theo đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VCB Quảng Nam Thực hiện chủ trương mở rộng mạng lưới từ cuối năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương đã có mặt tại Quảng Nam với quy mô Chi nhánh cấp 2 của Vietcombank Quảng Ngãi. Ngân hàng Ngoại thương đã quyết định nâng cấp Chi nhánh cấp 2 Tam Kỳ thành Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quảng Nam trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo Quyết định số 216/QĐ NHNTTCCBĐT ngày 27/4/2006 và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 03/07/2006. 2.1.1.3. Tổ chức bộ máy của chi nhánh: Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Quảng Nam: Ban lãnh đạo (01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc), 13 phòng ban và 02 tổ: 13 phòng ban: Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng Khách hàng pháp nhân, Phòng Khách hàng thể nhân, Phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý nợ, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Ngân quỹ, Phòng Giao dịch Chu Lai, Phòng Giao dịch Tam Kỳ, Phòng Giao dịch Duy Xuyên, Phòng Giao dịch Hội An và Phòng Giao dịch Điện Nam Điện Ngọc. 02 tổ: Tổ Tổng hợp vốn và Tổ Kiểm tra nội bộ.
- 9 2.1.2. Hoạt động chủ yếu của VCB Quảng Nam Tiếp nhận vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, dự án. Huy động vốn Hoạt động tín dụng Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Bảo lãnh: vay vốn, thanh toán, dự thầu ... và các loại bảo lãnh khác. Thực hiện mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc lữ hành và chi trả kiều hối. Thực hiện chiết khấu các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu, tín phiếu, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. Cung ứng các sản phẩm dịch vụ bằng máy ATM hoạt động 24h/ngày như: rút tiền, thanh toán các dịch vụ, chuyển khoản ... 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 5 năm hoạt động (2006 2010) Năm 2010 khách hàng có quan hệ tín dụng, tiền gửi, thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng vào khoảng 6.127 khách hàng, trong đó 117 là pháp nhân, 1.332 là hộ sản xuất kinh doanh và 4.578 khách hàng là cá nhân. Tình hình cho vay của ngân hàng trong 5 năm từ 2006 đến 2010 có xu hướng khá tốt, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cơ bản nhất trên 70%. Năm 2010 vốn huy động của chi nhánh đạt 962 tỷ quy đồng tăng 7,58 lần, trong đó vốn VND chiếm 76%, ngoại tệ chiếm 24%. Hiện nay, có nhiều khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán qua VCB Quảng Nam, chiếm khoảng 50% thị phần thanh toán quốc tế trên địa bàn. Lợi nhuận năm 2009 đạt 16,7 tỷ đồng, năm 2010 đạt gần 35 tỷ đồng tăng 108% so với năm 2009. 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VCB QUẢNG NAM TRONG 5 NĂM 20062010 2.2.1. Thực trạng huy động vốn 2.2.1.1. Công cụ và phương thức huy động vốn Huy động vốn bằng đồng Việt Nam:
- 10 + Tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân và các TCKTXH trong nước; các cá nhân và tổ chức nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh sống tại Việt Nam. + Tiền gửi có kỳ hạn loại 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và các kỳ hạn dài hơn đến 1 năm. + Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân trong nước và người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam, bao gồm tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích theo nhu cầu về vốn trong từng thời kỳ. Huy động vốn bằng ngoại tệ: Các hình thức huy động vốn khác trên thị trường liên ngân hàng: + Nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính – tín dụng trong nước với nhiều loại kỳ hạn và lãi suất cao. + Nhận tiền gửi đối ứng giữa VND và các loại ngoại tệ mạnh với các TCTD khác (chủ yếu là USD). + Nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các tổ chức trong nước và tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. + Hoán đổi ngoại tệ và VND với khách hàng và các TCTD khác. Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn: Phone Banking, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền … 2.2.1.2. Tình hình huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB Quảng Nam từ 2006 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền % 1.Tiền gửi của 2.192 1,95 11.151 1,16 8.959 409 TCTD 2. Tiền gửi của 456.05 405.22 50.829 45,20 47,37 797 TC KT 3 4 3. Tiền gửi cá 141.25 128.67 12.580 11,19 14,67 1023 nhân 7 7
- 11 4. Tiết kiệm, 354.28 307.43 46.842 41,66 36,80 656 KP, CCTG 0 8 100,0 962.74 100,0 850.29 Tổng cộng 112.443 756 0 1 0 8 (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) 2.2.2. Thực trạng mở rộng huy động vốn 2.2.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn huy động a. Theo sản phẩm Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB Quảng Nam theo sản phẩm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % 1. Tiền gửi 50.829 45,20 170.540 65,70 225.315 49,98 404.686 56,29 456.053 47,37 của TCKT 2. Tiền gửi 12.580 11,19 21.799 8,40 49.425 10,96 69.723 9,70 141.257 14,67 cá nhân 3. Tiết kiệm, KP, 46.842 41,66 66.015 25,43 154.595 34,29 235.438 32,75 354.280 36,80 CCTG 4. Tiền gửi 2.192 1,95 1.211 0,47 21.501 4,77 9.139 1,27 11.151 1,16 của TCTD Tổng 112.443 100 259.565 100 450.836 100 718.986 100 962.741 100 (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) b. Theo kỳ hạn: Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB Quảng Nam theo kỳ hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2010 Chỉ tiêu Số Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% TT% tiền 1. Tiền gửi KKH 79.983 71 136.642 53 310.015 69 584.050 81 759.535 79 &dưới 12 tháng
- 12 2. Tiền gửi từ 12 32.460 29 122.923 47 140.822 31 134.936 19 203.206 21 tháng trở lên Tổng 112.443 100 259.565 100 450.836 100 718.986 100 962.741100 (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) c. Theo loại tiền tệ Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB Quảng Nam phân theo loại tiền Đơn vị tính: Triệu đồng Vốn huy Vốn huy TT % tăng TT % tăng Tổng vốn Năm động động bằng % trưởng % trưởng huy động bằng VNĐ USD 2006 90.020 80 70% 1.393,53 20 177% 112.443 2007 137.573 53 53% 7.570,59 47 443% 259.565 2008 301.661 67 119% 8.786,91 33 16% 450.836 14.594,9 2009 457.138 64 52% 36 66% 718.986 6 12.359,9 2010 728.742 76 59% 24 15% 962.741 9 Trung bình 68 71% 32 137% (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) 2.2.2.2. Phân tích nguồn vốn huy động a. Tiền gửi của các TCKT và dân cư Bảng 2.5: Phân tích tiền gửi thanh toán của TCKT & dân cư tại VCB Quảng Nam Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 1 Không kỳ hạn&dưới 12 371.93 480.624 63.380 111.315 183.832 tháng 5 Tỷ trọng (%) 99,95 57,87 66,91 78,40 80,46 Tốc độ tăng trưởng 104,11 75,63 65,15 102,32 29,22 (%)
- 13 2 Có kỳ hạn từ 12 tháng 102.47 30 81.024 90.909 116.686 trở lên 4 Tỷ trọng (%) 0,05 42,13 33,09 21,60 19,54 Tốc độ tăng trưởng 269.980 12,20 12,72 13,87 (%) 3 474.40 597.310 Tổng 63.410 192.339 274.741 9 Tỷ trọng trong tổng VHĐ 56,39 74,10 60,94 65,98 62,04 Tốc độ tăng trưởng 104,20 203,33 42,84 72,68 25,91 (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) b. Tiền gửi tiết kiệm Bảng 2.6: Phân tích tiền gửi tiết kiệm của VCB Quảng Nam Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 1 Không kỳ 104.68 202.97 hạn&dưới 12 14.412 24.116 267.760 2 6 tháng Tỷ trọng (%) 41,58 38,86 69,64 87,71 75,86 Tốc độ tăng 40,09 67,33 334,07 93,90 31,92 trưởng (%) 2 Có kỳ hạn từ 12 20.250 37.944 45.637 28.454 85.188 tháng trở lên Tỷ trọng (%) 58,42 61,14 30,36 12,29 24,14 Tốc độ tăng 108,94 87,38 20,28 37,65 199,39 trưởng (%) 150.31 231.43 Tổng 34.662 62.060 352.948 9 0 Tỷ trọng trong 30,83 23,91 33,34 32,19 36,66 tổng VHĐ Tốc độ tăng 73,48 79,04 142,21 53,96 52,51 trưởng (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) c. Phát hành giấy tờ cớ giá: Bảng 2.7: Phân tích phát hành Giấy tờ có giá của VCB Quảng Nam
- 14 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng KP, CCTG 12.180 3.955 4.276 4.008 1.332 Tỷ trọng trong tổng VHĐ (%) 10,83 1,52 0,95 0,56 0,14 Tốc độ tăng trưởng (%) 37,68 67,53 8,11 6,27 66,78 (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) d. Tiền gửi của TCTD Bảng 2.8: Phân tích Tiền gửi của các TCTD khác tại VCB Quảng Nam Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tiền gửi của các 9.13 2.191 1.211 21.501 11.151 TCTD khác 9 Tỷ trọng trong tổng 1,95 0,47 4,77 1,27 1,16 VHĐ (%) Tốc độ tăng trưởng (%) 152,66 44,73 1.675,47 57,50 22,02 (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) 2.2.2.3. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn a. Nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng 2.9: Cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn của VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng vốn 112.44 259.56 450.836 718.986 962.741 huy động 3 5 + KKH&dưới 136.64 79.983 310.015 584.050 759.535 12 tháng 2 + Từ 12 tháng 122.92 32.460 140.822 134.936 203.206 trở lên 3 2 Tổng dư nợ 441.42 717.55 1.068.81 1.205.70 1.608.433 cho vay 1 9 8 2
- 15 301.74 577.58 + Cho vay NH 897.864 828.442 1.163.070 1 4 139.68 139.97 + Cho vay TDH 170.954 377.260 445.363 0 6 3 Chênh lệch huy động vốn& 328.978 457.994 617.982 486.716 645.692 sử dụng vốn 4 TL Cho 3,93 2,76 2,37 1,68 1,67 vay/Huy động (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) b. Tình hình huy động và sử dụng vốn ngắn hạn Bảng 2.10: Huy động và sử dụng vốn ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hạng mục TT Giá trị TT% Giá trị TT% Giá trị TT% Giá trị TT% Giá trị % Vốn HĐ 79.983 100 136.642 100 310.015 100 584.050 100 759.535 100 ngắn hạn Cho vay ngắn 301.741 377 577.584 423 897.864 290 828.442 142 1.163.070 153 hạn (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) c. Tình hình huy động và sử dụng vốn trung dài hạn Bảng 2.11: Vốn dài hạn và sử dụng vốn trung dài hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Hạng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 mục Giá trị TT% Giá trị TT% Giá trịTT% Giá trị TT% Giá trịTT% Vốn HĐ 32.460 100 122.923 100 140.822 100 134.936 100 203.206 100 dài hạn Cho vay trung dài 139.680 430 139.976 114 170.954 121 377.260 280 445.363 219 hạn
- 16 (Nguồn: Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2010) 2.2.3. Tình hình huy động vốn tại các ngân hàng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Bảng 2.12: Nguồn vốn huy động của các Ngân hàng trên tỉnh Quảng Nam năm 20092010 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT trong Năm Năm Chênh TL tăng Tháng TT Tổng Huy 2009 2010 lệch trưởng 2/2011 động vốn NH Công 1 thương 659 826 167 25,34% 9,09 852 Q.Nam NH Đầu tư 2 420 622 202 48,10% 6,84 567 Phát triển NH Nông 4 2.288 2.804 516 22,55% 30,85 2.822 nghiệp VCB Quảng 5 718 962 244 33,98% 10,58 1.050 Nam NHTM Nhà 4.085 5.214 1.129 27,64% 57,36 5.291 nước NHTM Cổ 2.874 3.867 1.201 46,17% 42,54 4.248 phần 30,62 6.959 9.090 2.131 100,00 9.540 Tổng cộng % (Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Nam) 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA VCB QUẢNG NAM TRONG 5 NĂM 20062010 2.3.1. Thuận lợi và khó khăn 2.3.1.1. Thuận lợi 2.3.1.2. Khó khăn 2.3.2. Kết quả và hạn chế 2.3.2.1. Những kết quả đạt được VCB Quảng Nam đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, đưa ra nhiều hình thức mới hấp dẫn khách hàng
- 17 Lãi suất huy động vốn được Chi nhánh sử dụng một cách linh hoạt, nhạy bén, điều chỉnh kịp thời theo hướng hợp lý, đảm bảo cho vay có lãi nhưng vẫn khuyến khích tăng trưởng nguồn vốn. Hệ thống ngân hàng đã được hiện đại hóa với những chương trình phát triển công nghệ thông tin, mạng thanh toán riêng, nâng cao vai trò quản lý, thanh tra kiểm soát Đội ngũ cán bộ của VCB Quảng Nam năng động, sáng tạo, không ngừng được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế thị trường, có khả năng quyết đoán cao trong công việc, với trình độ tương đối đồng đều. 2.3.2.2. Những hạn chế: Cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý, thiếu ổn định Sản phẩm ngân hàng của VCB còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa đa dạng Hoạt động marketing của ngân hàng gần như chưa có, kênh phân phối hầu hết là truyền thống. Thương hiệu và hình ảnh của VCB còn chưa được nhiều người biết đến, nhất là ở khu vực nông thôn vì chưa có mạng lưới phòng giao dịch 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: Môi trường kinh tế xã hội có nhiều biến động: Hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế về ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan Chưa có một chính sách chiến lược kinh doanh thích hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh. Công nghệ ngân hàng chưa đổi mới kịp thời với yêu cầu kinh doanh hiện đại trong cơ chế thị trường. Năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự còn bất cập.
- 18 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VCB QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN 20112015 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Cơ hội và thách thức 3.1.1.1. Những cơ hội Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ổn định về chính trị và là một trong những điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam Tiến trình cải cách ngân hàng sẽ được thúc đẩy nhanh hơn, đảm bảo hoạt động của các NHTM theo nguyên tắc thị trường. Đời sống và thu nhập của người dân Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều, mức độ đô thị hoá tăng lên; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân đang thay đổi; Các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ song phương và đa phương đang tiếp tục dành các ưu tiên tài trợ cho Việt Nam, thực hiện các chương trình cải cách và phát triển kinh tế. 3.1.1.2. Những thách thức Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải dần xóa bỏ các hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, mặt khác các ngân hàng nước ngoài có công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính Cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và VCB nói riêng ngày càng phụ thuộc và chịu tác động mạnh của thị trường tài chính quốc tế Cạnh tranh trong việc sử dụng lao động ngày càng gay gắt. 3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng của VCB Quảng Nam trong giai đoạn 5 năm 20112015 3.1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ
- 19 Về công tác huy động vốn: + Giao chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn cho các PGD + Tiếp cận và thu hút mới thêm một số tổ chức, doanh nghiệp, dự án đầu tư có nguồn vốn lớn trên địa bàn. + Tập trung khai thác các nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi + Tăng cường các chính sách khách hàng kể cả chương trình Marketing, khuyến mãi, tập huấn – chăm sóc khách hàng ... + Chú trọng và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. + Tận dụng các hoạt động của dịch vụ sản phẩm ngân hàng hiện đại + Nghiên cứu, cải tiến, nâng cao và đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ, phong cách giao dịch, công tác tư vấn cho khách hàng, chú trọng những khách hàng có uy tín và tiềm năng. + Bám sát tình hình lãi suất huy động trên địa bàn để đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh phù hợp, phát huy và sử dụng các giải pháp huy động vốn với nhiều kỳ hạn. Về công tác tín dụng: + Tiếp tục củng cố hoạt động kinh doanh trên cơ sở quản trị tốt chất lượng tín dụng và phát triển rộng rãi các dịch vụ công nghệ cao có tính năng vượt trội của hệ thống Vietcombank trên phạm vị địa bàn tỉnh. + Tập trung đưa ra các biện pháp hữu hiệu để giảm nợ quá hạn và nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. + Chú trọng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ và các khách hàng là doanh nghiệp SME. + Tiếp cận các dự án đầu tư lớn trong tỉnh. + Nghiên cứu, cải tiến, nâng cao, đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ, công tác tư vấn cho khách hàng, chú trọng đến khách hàng uy tín và tiềm năng. + Tiếp tục củng cố hoạt động kinh doanh trên cơ sở quản trị tốt chất lượng tín dụng và phát triển rộng rãi các dịch vụ công nghệ cao
- 20 + Chú trọng và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ của hoạt động ngân hàng bán lẻ, tăng cường các hoạt động tiếp thị, quảng bá các dịch vụ + Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ để thông qua đó đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho tập thể CBCNV 3.1.2.2. Định hướng Một là, đa dạng hóa các hình thức huy động Hai là, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý Ba là, có chiến lược huy động vốn phù hợp Bốn là, triển khai hoạt động marketing và xây dựng chính sách khách hàng hợp lý Năm là, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VCB QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 20112015 3.2.1. Về công cụ và phương thức huy động vốn Đứng trước khách hàng có nhu cầu đa dạng, phong phú, cách phù hợp để thu hút họ là ngân hàng phải phát triển và cung cấp sản phẩm đa dạng để họ có điều kiện lựa chọn. 3.2.1.1. Đa dạng hóa các loại hình tiền gửi như Đa dạng hóa các hình thức huy động: Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi tiết kiệm các loại: 3 – 6 – 12 tháng, các hình thức kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng ... thì Chi nhánh cần triển khai và phát triển các hình thức huy động mới như: + Tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm “làm quà” cho con cháu trong tương lai. + Tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiết kiệm nhân thọ, tiết kiệm việc làm. + Tiền gửi tiết kiệm định kỳ có thưởng, tiết kiệm việc làm. + Tiền gửi tiết kiệm để dành cho tuổi già về hưu. Đa dạng hóa thời hạn huy động vốn: Do chu trình kinh doanh các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh cá thể ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn