intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

47
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ ÁI KHUYÊN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Công Phương Phản biện 2: Hồ Văn Nhàn Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là giải pháp cơ bản của quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN với mục tiêu tạo động lực mới, đưa những nhân tố mới, cơ chế quản lý mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hệ thống DNNN. Mục tiêu CPH DNNN là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng hiệu quả vốn tài sản nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào sản xuất – kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động của cổ đông. Đồng hành cùng cả nước, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện CPH DNNN từ năm 2001 và đến nay đã hoàn thành CPH 41 DNNN. Tiến trình CPH đã đạt được những thành tựu đáng kể, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu là làm thế nào để thực hiện thành công mục tiêu CPH đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cổ phần. Khi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện, sẽ giảm thiểu khả năng tổn thương đối với nền kinh tế trước các cuộc khủng hoảng, phục vụ cho việc hoạch định tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước, là nguồn tích lũy chủ yếu để thực hiện tái sản xuất xã hội. Riêng đối với các doanh nghiệp sau CPH, nâng cao hiệu quả hoạt động sẽ góp phần củng cố quyền sở hữu của các nhà đầu tư, mang lại thu nhập cho người lao động, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và hơn thế nữa là sự khẳng định tính đúng đắn của một chủ trương lớn của Đảng về đổi mới và sắp xếp lại hệ thống DNNN cho phù hợp với cấu trúc của nền kinh tế trong giai đoạn
  4. 2 chuyển đổi. Trong quá trình CPH, rất nhiều Nghị định mới của Chính phủ được ban hành nhằm tháo gỡ những vướng mắc khi tiến hành CPH DNNN và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiêp sau khi CPH. Tuy vậy, hoạt động của một số doanh nghiệp sau CPH bộc lộ những yếu kém, gặp nhiều khó khăn do không còn đượ c hưởng những ưu đãi của nhà nước về tín dụng, đất đai, thông tin thị trường… Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác CPH như giải quyết lao động dôi dư; những phát sinh sau khi chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần như quản trị, điều hành doanh nghiệp; mối quan hệ về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp CPH; quản lý phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau CPH; về tổ chức hoạt động của mô hình kinh doanh mới; hạn chế về nhận thức của cổ đông … Tất cả những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần sau CPH DNNN. Để tìm hiểu thực trạng về tình hình hoạt động cũng như những vướng mắc, những trở lực ngăn cản hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH, từ đó làm cơ sở đưa ra những kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy năng lực và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tại thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng.
  5. 3 Luận văn nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: Xây dựng các phương pháp mang tính định lượng trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH và những luận cứ khoa học để xây dựng phương pháp đó. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu, phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp sau CPH tại thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: DNNN đã chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần tại thành phố Đà Nẵng. Phạm vi thời gian: Tình hình hoạt động của DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2013 đến năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn hệ thống hoá, tổng hợp lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNN sau CPH; phán đoán và đặt giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở lập luận logic các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Thu thập số liệu kiểm chứng giả thuyết thông qua bằng phương pháp điều tra gửi bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn, quan sát . Xử lý dữ liệu Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp từ năm 2013 đến năm 2017; sử dụng phần mềm Stata để tính toán các biến số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh như ROA, ROE và các biến số khác có liên quan như tổng tài sản, vốn
  6. 4 chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, số năm cổ phần hóa, số lượng thành viên HĐQT, tỷ lệ vốn nhà nước,.. Sau đó, dựa trên kết quả kiểm chứng bằng các kĩ thuật thống kê để đưa ra các nhận xét và kiến nghị về đề tài đã nêu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu định lượng của luận văn thông qua sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng đã ước lượng mô hình nghiên cứu và xác định được tác động của các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiện quả kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn là cơ sở để đề xuất các kiến nghị để điều chỉnh chính sách nhà nước và các giải pháp khả thi, phù hợp nhằm phát huy ưu thế, năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH ở Đà Nẵng hiện nay. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thường được xem xét trên hai góc độ là hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài chính. 1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Các lý thuyết khoa học chia hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thành 2 loại: các chỉ tiêu tài chính cổ điển và các chỉ tiêu tài chính hiện đại. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh rất đa dạng và phong phú, có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau nên khi đánh giá hiệu quả doanh nghiệp tùy từng điều kiện cụ thể, cho phép sử dụng những chỉ tiêu chủ yếu nhất để thỏa mãn mục đích nghiên cứu phù hợp nhất. 1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa Thứ nhất, đặc điểm về vốn Thứ hai, đặc điểm về bộ máy tổ chức và quản lý. Thứ ba, đặc điểm về cơ chế phân chia lợi nhuận và rủi ro. Thứ tư, đặc điểm về lao động. Thứ năm, về vai trò của Nhà nước.
  8. 6 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Phần này tác giả tập trung vào việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung này được thực hiện thông qua việc tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây. 1.2.1. Quy mô doanh nghiệp 1.2.2. Tốc độ tăng trƣởng 1.2.3. Tuổi của doanh nghiệp 1.2.4. Cấu trúc vốn doanh nghiệp 1.2.5. Quản trị doanh nghiệp 1.2.6. Cấu trúc sở hữu 1.2.7. Tỷ lệ lạm phát KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, tác giả hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các DNNN sau CPH nói riêng. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, tuổi của doanh nghiệp, cấu trúc vốn doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu. Các nhân tố này sẽ được phân tích và chọn lọc để đưa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng. Cũng trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát đặc điểm của DNNN sau CPH.
  9. 7 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Dựa vào lý thuyết kết hợp với thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu một số nhân tố có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng.  Quy mô của doanh nghiệp Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Tốc độ tăng trƣởng Giả thuyết H2: Tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Cấu trúc vốn doanh nghiệp Giả thuyết H3: Cơ cấu vốn có ảnh hưởng nghịch đới với hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Cơ cấu nợ Giả thuyết H4: Cơ cấu nợ có ảnh hưởng dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Năng lực quản trị của doanh nghiệp Giả thuyết H5: Quản trị nợ phải thu có tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Cấu trúc sở hữu Giả thuyết H6: Sở hữu nhà nước có ảnh hưởng nghịch đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.2. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN Biến phụ thuộc: Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã nêu, tác giả lựa
  10. 8 chọn biến phụ thuộc để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh đo lường bằng ROA và ROE Biến độc lập: Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, tác giả tổng hợp các biến độc lập để đưa vào mô hình. - Quy mô danh nghiệp: sử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng tài sản của doanh nghiệp. - Tốc độ tăng trưởng: sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng trưởng tài sản. - Cấu trúc nguồn vốn: sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ trên vốn CSH, Tỷ lệ nợ, Tỷ lệ nợ ngắn hạn. - Quản trị nợ phải thu: sử dụng chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình quân. - Cấu trúc sở hữu: sử dụng chỉ tiêu % cổ phần nắm giữ bởi nhà nước. 2.3. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 2.3.1. Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu Nghiên cứu này sử dụng số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của các DNNN sau CPH ở Đà Nẵng trong thời gian từ 2013- 2017 và dữ liệu sơ cấp từ kết quả thu hồi phiếu khảo sát. Mẫu nghiên cứu là 30 DNNN đã CPH trong tổng thể 36 DNNN đã CPH trước năm 2013 ở Đà Nẵng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng liên quan đến cả mặt quy mô không gian và thời gian. 2.3.2. Xử lý dữ liệu nghiên cứu  Thống kê mô tả dữ liệu: Nhằm mục đích mô tả một số đặc điểm quan trọng của các biến, nên số liệu sau khi tổng hợp sẽ được thống tê và trình bày dưới dạng bảng mô tả. Các đặc điểm quan trọng
  11. 9 của các biến gồm có tên biến, số mẫu quan sát, giá trị cực đại, giá trị cực tiểu và độ lệch chuẩn.  Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình: Một trong số các giả định của hồi quy tuyến tính là không có tương quan giữa các biến độc lập, và khi giải thuyết này bị vi phạm thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.  Phân tích hồi quy Khi sử dụng ma trận tương quan sẽ góp phần cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, song nó chỉ cho thấy mối quan hệ cặp giữa một biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong khi đó, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đồng thời tác động của nhiều biến độc lập lên biến phụ thuộc. Dùng kiểm định Hausman để so sánh giữa mô hình FEM và REM, xem mức độ phù hợp của mô hình nào tốt hơn.  Kiểm định mô hình: Một mô hình chỉ có ý nghĩa giải thích khi các giả định của nó đã được thỏa mãn. Do vậy, trong nghiên cứu cần phải kiểm tra các giả định trước khi diễn giải các kết quả của mô hình. Quá trình kiểm tra các giả định có thể được thực hiện thông qua việc phát hiện khuyết tật có thể có của mô hình. Các khuyết tật có thể mắc phải là: đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan. 2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Xuất phát từ các giả thuyết đã nêu, tác giả đề xuất mô hình để kiểm định giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH như sau: Mô hình nghiên cứu: Yi,t= β0 + β1SIZEi,t + β2GRi,t+ β3LEVi,t + β4LQi,t + β5SHi,t Biến phụ thuộc :
  12. 10 Y: hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH, đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Biến độc lập: - SIZE- quy mô doanh nghiệp - GR - Growth: tốc độ tăng trưởng - LEV -Cấu trúc nguồn vốn - LQ – Quản trị nợ phải thu - SH – Cấu trúc sở hữu 2.4.1. Mô hình ảnh hƣởng cố định (FEM – Fixed effects model) Mô hình này giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt ảnh hưởng đến biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt ra khỏi các biến giải thích để ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến được giải thích (biến phụ thuộc). Mô hình ước lượng sử dụng: Yit = β1i + β2Xit + uit (1) Yit: biến phục thuộc Xit: biến độc lập 2.4.2. Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model) Giả định của mô hình FEM là có sự biến động giữa các cá thể và có liên quan đến biến giải thích thì giả định của mô hình REM sự biến động giữa các cá thể là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Như vậy, sự khác biệt giữa mô hình FEM và mô hình REM ở sự biến động của các cá thể, nếu sự khác biệt giữa các cá thể có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so
  13. 11 với FEM. Trong mộ hình REM phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích được xem là một biến giải thích mới. Ý tưởng của mô hình REM cũng bắt đầu từ mô hình: 2.4.3. Kiểm định Hausman Mô hình FEM hay REM tốt cho nghiên cứu, điều này phụ thuộc vào giả định có hay không sự tương quan giữa εi và biến giải thích X. Nhằm lựa chọn phương pháp FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu ta sử dụng kiểm định Hausman với giả thiết H0: Cove εi;Xit = 0 REM phù hợp H1: Cove εi;Xit = 0 FEM phù hợp Nếu α > p value cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, REM phù hợp cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Từ cơ sở lý thuyết của Chương 1 kết hợp những nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng trong chương này tác giả đã xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu và trình bày các nội dung liên quan đến việc xử lý dữ liệu. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2017. Việc xử lý dữ liệu sẽ được thực hiện trên phần mềm Stata.
  14. 12 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nghiên cứu hiệu quả hoạt động được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp qua 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng. Từ đó, tập hợp, sàng lọc để lựa chọn những doanh nghiệp đảm bảo những yêu cầu về mặt số lượng và đại diện cho các doanh nghiệp nhà nước sau CPH tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số quan sát là 150 quan sát. - Nhận xét mẫu nghiên cứu Ưu điểm của mẫu nghiên cứu: Những doanh nghiệp này có đầy đủ số liệu tương đối tin cậy phục vụ cho quá trình nghiên cứu vì các thông tin được nêu trong báo cáo tài chính là những số liệu đã được kiểm toán. Bên cạnh đó, các quyết định đầu tư và tài trợ hoàn toàn dựa trên cơ sở hiệu quả hoạt động kinh doanh và đặc thù của doanh nghiệp mà không chịu sự chi phối trực tiếp bởi Nhà nước, do đó việc nghiên cứu sẽ khách quan hơn. Hạn chế của mẫu nghiên cứu: Số lượng các doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu chỉ có 30 trên tổng số 36 doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến phạm vi thực tiễn của đề tài, từ đó kết quả phân tích có thể chưa thể hiện được toàn cảnh của ngành dược. Thực trạng tỷ suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và ROE của 30 DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng năm giai đoạn 2013-2017:
  15. 13 Bảng 3.1. Lợi nhuận 30 DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng năm 2013-2017 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 2013 2014 2015 2016 2017 ROA 7,20% 7,20% 7,40% 7,70% 8,00% ROE 11,90% 12,20% 13,10% 14,30% 14,60% Về lợi suất sau thuế của trong giai đoạn 2013-2017. ROA và ROE tăng liên tục từ năm 2013-2017, tuy nhiên tăng mạnh nhất là từ năm 2016-2017, kết quả này tương ứng với kết quả kinh doanh của 30 DNNN sau cổ phần tại TP. Đà Nẵng 2013-2017 ở bên trên. 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH 3.2.1. Thống kê cơ bản Đây là phương pháp được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập, nhằm có một cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu. Thông qua kết quả thu được, sẽ cho thấy giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các biến phụ thuộc và biến độc lập trong giai đoạn 2013 – 2017. Kết quả thống kê mô tả các biến từ phần mềm: sum ROA ROE SIZE GROW LEV LQ SH Bảng 3.2. Thông kê mô tả các biến Số Trung Độ lệch Nhỏ Lớn Biến quan bình chuẩn nhất nhất sát ROA 150 7,54053 6,15906 00,11 28,85 ROE 150 13,20247 08,1765 02,14 52,47 SIZE 150 27,98681 37,49162 27,0934 28,9677 GROW 150 22,3754 09,20929 02,85 68,33 LEV 150 45,61853 19,55875 11,23 85,98 LQ 150 61,94732 26,60149 11,23 92,663 SH 150 5,76446 11,78037 0 55,
  16. 14 Nhận xét chung: Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH giai đoạn từ 2013 – 2017 có thể được khái quát như sau: các chỉ tiêu sinh lời trung bình phản ánh mức sinh lời của các doanh nghiệp tạm ổn trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới khó khăn. Hơn nữa, hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch khá đáng kể, phản ánh thực trạng bất ổn định về hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. 3.2.2. Phân tích tƣơng quan giữa các biến Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, đề tài sử dụng phân tích hệ số tương quan nhằm đo lường mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phục thuộc, giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan dương phản ánh mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, ngược lại hệ số tương quan âm phản ánh mối quan hệ tương quan nghịch chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Kết quả ma trận hệ số tương quan bằng stata. Bảng 3.3. Kiểm tra hiện tương quan giữa biến độc lập SIZE GROW LEV LQ SH SIZE 1 GROW -0,0656 1 LEV -0,0610 -0,0251 1 LQ -0,1797 0,0126 0,0128 1 SH -0,0804 0,0226 0,1151 0,0323 1 3.2.3. Kiếm định Hausman lựa chọn mô hình FEM và REM Để xem xét tác động các nhân tố đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp kinh doanh thông qua các biến phụ thuộc và biến độc lập, tác giả đã sử dụng 2 dạng mô hình nghiên cứu thực nghiệm: mô
  17. 15 hình hồi quy tác động cố định (Fixed effects model_FEM), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random effects model_REM).  Kết quả chạy mô hình FEM và REM của ROA: (2) FEM (3) REM VARIABLES ROA ROA SIZE ,0057749 ,0029411 0,686 0,824 GROW ,0861125 ,070333 0,138 0,186 LEV -,0382914 -,0434454 0,157 0,083 LQ -,0413086 -,0355305 0,047 0,059 SH ,0604039 ,027053 0,380 0,572 _cons -,0273719 ,0491007 0,946 0,896  Kết quả chạy mô hình FEM và REM của ROE: VARIABLES (2) FEM ROE (3) REM ROE SIZE ,0067202 ,0059415 -0,65 -0,58 GROW ,0347166 ,0347368 0,83 0,84 LEV -,0256623 -,0264779 1,31 1,36 LQ -,0061485 -,0031945 -0,41 -0,22 SH -,000943 -,0130799 -0,02 -0,28 _cons ,3044887 ,281191 1,04 0,97
  18. 16  Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM và REM FEM và REM (kiểm định Hausman -Test) Với mức ý nghĩa α = 0,05, xét cặp giả thuyết sau: H0: Không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên( chọn REM) H1: Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên( chọn FEM). Bảng 3. 4. Kết quả kiểm định Hausman -Test ROA Prob > chibar2 0,9116 ROE Prob > chibar2 0,5962 (Nguồn: BCTC của doanh nghiệp và tính toán của tác giả ) Giá trị Prob sau khi thực hiện kiểm định Hausman -Test lớn hơn 0,05 của của hai mô hình ROA và ROE nên chưa có cơ sở bỏ giả thuyết H0, nghĩa là phương pháp ước lượng REM giải thích tốt hơn phương pháp FEM. (2) của cả hai mô hình. Vì vậy tác giả lựa chọn phương pháp REM của cả hai mô hình ROA và ROE để ước lượng cho mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH của Thành phố Đà Nẵng. 3.2.4. Kiểm định mô hình a. Kiểm định đa cộng tuyến Theo lý thuyết có rất nhiều phương pháp nhằm xác định và đánh giá mức độ đa cộng tuyến như: hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao, hồi quy phụ, căn cứ vào hệ số phóng đại phương sai VIF. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn hệ số phương pháp phóng đại phương sai VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho mô hình nghiên cứu.
  19. 17 Bảng 3.5. Kết quả kiểm định VIF Biến độc lập ROA (VIF) ROE (VIF) SIZE 1,05 1,05 LQ 1,03 1,03 SH 1,02 1,02 LEV 1,02 1,02 GROW 1,01 1,01 (Nguồn: BCTC của doanh nghiệp và tính toán của tác giả) Kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF được trình bảy ở trên cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập của cả 2 mô hình ROA và ROE nghiên cứu đều nhỏ hơn 5 nên có cơ sở để kết luận rằng hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu. b. Kiểm định tương quan chuỗi Để kiểm tra mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi hay không, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge test, với mức ý nghĩa α = 0,05 và xét cặp giả thuyết sau: H0: Không có hiện tượng tương quan chuỗi (p-value > 0,05) H1: Có hiện tượng tương quan chuỗi Bảng 3.6. Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi ROA P-Value 0,5403 ROE P-Value 0,0621 Nguồn: BCTC của doanh nghiệp và tính toán của tác giả Kết quả kiểm định Woolrigde có p-value > 0,05 (mức ý nghĩa 5%) của mô hình nghiên cứu nên chưa bác bỏ giả thuyết H0. Vì vậy, có cơ sở để kết luận rằng mô hình nghiên cứu không có hiện tượng tự tương quan chuỗi.
  20. 18 c. Kiểm định phương sai sai số thay đổi Để kiểm định các mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không, tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange, Với giả định H0: Phương sai sai số đồng đều, nếu P-value của kiểm định < 0,05 chứng tỏ có hiện tượng phương sai thay đổi. Bảng 3. 7. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ROA P-Value 0,0293 ROE P-Value 0,0000 (Nguồn:BCTC của doanh nghiệp và tính toán của tác giả) Kết quả kiểm định nhân tử Lagrange của mô hình ROA và ROE đều có p-value = 0,000 < 0,05 (mức ý nghĩa 5% mô hình nghiên cứu, nên Vì vậy, cả mô hình nghiên cứu khả năng xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. 3.2.5. Kết quả mô hình hồi quy Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi tác giả sử dụng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn (Robust standard errors và thu được kết quả sau: Bảng 3. 8. Kết quả ước lượng bằng phương pháp REM với Robust Biến Hệ số góc P-value SIZE .0029411 0.025 GROW .070333 0.016 LEV -.0434454 0.023 LQ -.0355305 0.064 SH .027053 0.699 _cons .0029411 0.896 (Nguồn: BCTC của doanh nghiệp và tính toán của tác giả) Kết quả phân tích hồi quy cho thấy:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1