intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của thành phố Đồng Hới và đề xuất được giải pháp phát triển du lịch của thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ HUYỀN SÂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 8 31 01 05 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Đức Tính Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.  Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, du lịch đang phát triển không ngừng. Ngày nay, du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Hiện nay, Đồng Hới đang khai thác tối đa tiềm năng du lịch, đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ và nhất là lực lượng quản lý, hướng dẫn viên, lễ tân, phục vụ có chuyên môn và nghiệp vụ tốt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nên công phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới có các hạn chế như: công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phát triển du lịch vẫn chưa được đẩy mạnh dẫn đến công tác nâng cao nhận thức của người dân địa phương về vai trò của du lịch chưa thật sự hiệu quả; Các quy hoạch có dấu hiệu lạc hậu, chồng chéo, chất lượng quy hoạch xây dựng chưa cao; Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh du lịch chưa được quan tâm; Chưa thực sự đưa ra những chính sách trọng điểm để phát triển du lịch, chưa gắn với thực tế, tiềm năng phát triển du lịch của Đồng Hới,… Với bối cảnh nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển là phù hợp bởi tính cấp thiết của nó. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là phân t ch, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của thành phố Đồng Hới và đề xuất được giải pháp phát triển du lịch của thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.
  4. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thực trạng hoạt động phát triển du lịch thành phố Đồng Hới hiện nay như thế nào? Có những thành công và hạn chế gì? Nguyên nhân nào dẫn tới những hạn chế đó? Có giải pháp nào có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hoàn thiện công tác đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến du lịch, phát triển du lịch; Những nội dung, nguyên tắc, công cụ và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch; Những kinh nghiệm tốt của một số địa phương trong phát triển du lịch; Từ đó, phân t ch, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của thành phố Đồng Hới; Với du lịch thời gian làm cơ sở có các đề xuất, kiến nghị phát triển với tài nguyên phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới. + Về không gian: Nghiên cứu trên địa àn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. + Về thời gian: Nghiên cứu các số liệu trong giai đoạn 5 năm từ năm 2014 – 2018, đề xuất các giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - h n h thu thậ v l li u: Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin
  5. 3 phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu. Thu thập thông tin sơ cấp: Tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho 200 khách du lịch về những đánh giá về điểm tham quan, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn và hạ tầng kỹ thuật khi du khách đến với Đồng Hới. Công tác điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5/2019. Bên cạnh đó, tác giả cũng lấy thông tin từ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các chuyên viên Phòng Văn hóa thể thao và du lịch của Thành phố. Kết quả thu được từ việc thu thập và x lý dữ liệu được thể hiện phần lớn trong đề tài ao gồm các ảng số liệu, các đồ thị, iểu đồ, các kết luận.  h n h hân tích, đ nh i : + Phương pháp thống kê mô tả + Phương pháp so sánh + Phương pháp tổng hợp + Phương pháp dự áo 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần củng cố những lý luận về phát triển du lịch, trong đó tập trung làm rõ về quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch địa phương cấp quận huyện. Luận văn cũng góp phần cung cấp nguồn thông tin tư liệu về cơ sở lý luận, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. Những đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016 – 2018 và những giải pháp được đề xuất để thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
  6. 4 Bình trong thời gian tới. Góp phần định hướng cho hoạt động phát triển du lịch tại thành phố Đồng Hới ngày càng hiệu quả, phù hợp với thực tế và cung cấp một tầm nhìn vĩ mô cho hoạt động phát triển du lịch Việt Nam nói chung. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu - Tác giả Phan Huy Xu – Võ Văn Thành (2018), Sách “Du lịch Vi t Nam từ lý thuyết đến thực tiễn”. - Tác giả Vũ Thế Hiệp với bài viết “Tiềm năn h t triển làng nghề du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế”, đăng trên tạp chí Kinh tế phát triển, số 214, năm 2013. - Nguyễn Xuân Hoản và Đào Thế Anh với bài viết “Tiềm năn h t triển du lịch nông thôn và sự tham gia của các công ty du lịch l hành vào vi c phát triển du lịch nông thôn ở Vi t Nam” (Tạp chí Du lịch, 2014). 8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu - Đề tài NCKH cấp Bộ “Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên”, (2004). - Đề tài cấp Bộ (2006): “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”, của nhiều tác giả do Viện NC&PT Du lịch chủ trì, Th.s Lê Văn Minh làm chủ nhiệm. - Đề tài cấp Bộ (2011) “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, do Viện NC&PT Du lịch chủ trì, TS.Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm. - Nguyễn Thị Lan Phương (2010), “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai”, luận văn thạc sĩ kinh tế. - Trương Thị Thu (2011), “Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
  7. 5 - Nguyễn Thị Hồng Lâm (2012), “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), “Phát triển về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Trịnh Đặng Thanh (2004), “Phát triển bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Minh Đức (2007), “Phát triển đối với hoạt động thương mại, du lịch ở thành phố Sơn La trong quá trình CNH – HĐH”, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Văn Hoàng (2012), Một số giải pháp phát triển môi trường đối với hoạt động kinh doanh du lịch ở khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang – Thành phố Khánh Hòa, Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ, tập 15, số M1 – 2012. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài các mục phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch. Chƣơng 2. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 3. Giải pháp phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
  8. 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƢƠNG 1.1.1. Khái niệm về du lịch Theo Luật Du lịch (2005), du lịch là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải tr , nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2. Đặc điểm, phân loại du lịch a. Đặc điểm của du lịch - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp - Du lịch là ngành dịch vụ - Du lịch là ngành kinh doanh có t nh chất thời vụ b. Phân loại du lịch Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền iển, du lịch miền núi, du lịch đô thị. Căn cứ vào mục đ ch chuyến đi: Du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – nghiên cứu, du lịch chữa ệnh, du lịch lễ hội – các sự kiện đặc iệt, du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch có t nh chất xã hội, du lịch tôn giáo, du lịch quá cảnh, du lịch MICE. 1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch Phát triển du lịch là sự thay đổi về lượng và chất của hoạt động du lịch theo hướng tiến ộ hơn, mạnh hơn, đó là sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các chỉ số như số lượng khách du lịch
  9. 7 quốc tế, nội địa, doanh thu xã hội từ du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, mức độ thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, sự đa dạng của sản phẩm du lịch,... 1.1.4. Vai trò phát triển du lịch a. Vai trò về kinh tế - xã hội + Du lịch là một trong những ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao so với nhiều ngành kinh tế khác do ngành du lịch có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư t và thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. + Đóng góp của ngành du lịch trong GDP. + Là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. + Mở rộng và củng cố mối quan hệ kinh tế quốc tế. b. Vai trò về văn hóa + Vai trò của du lịch đối với quá trình xóa đói, giảm nghèo + Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc ảo tồn các di sản văn hóa của một quốc gia. + Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ ảo tồn các di t ch lịch s , di chỉ khảo cổ đang có nguy cơ chuyển hoá thành phế t ch, nguy cơ ị huỷ hoại. Góp phần giới thiệu văn hoá, hình ảnh của mỗi quốc gia ra toàn thế giới. + Du lịch thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc thông qua việc thu hút khách du lịch tham dự các lễ hội, thông qua việc tổ chức giới thiêu văn hoá, ẩm thực, triển lãm,.... 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.2.1. Phát triển lƣợng khách Phát triển du lịch một địa phương trước hết cần được nhìn nhận ở kh a cạnh quy mô lượng khách đến du lịch tại địa phương. Quy mô lượng khách ngày càng tăng thể hiện các sản phẩm du lịch
  10. 8 của địa phương đã được thị trường chấp nhận, một chỉ số đo lường sự phát triển của một ngành kinh tế cụ thể. 1.2.2. Phát triển sản phẩm và hình thức kinh doanh du lịch Phát triển sản phẩm, loại hình du lịch có thể hiểu là cải thiện sản phẩm du lịch cũ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới mà trước đây chưa có, góp phần gia tăng số lượng sản phẩm, du lịch cung cấp cho xã hội phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của du lịch. 1.2.3. Phát triển thị trƣờng du lịch Phát triển thị trường du lịch được hiểu là gia tăng cách thức tiếp cận đến lượng khách hàng du lịch mục tiêu. Hay nói cách khác, phát triển thị trường du lịch là mở rộng mạng lưới du lịch, gia tăng thành viên của mạng lưới, củng cố mạng lưới hiện có, chiếm lĩnh thị trường mới, đạt được thị phần ngày càng cao, thực chất là mở rộng địa bàn phục vụ du lịch, gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm du lịch. 1.2.4. Phát triển nguồn lực phục vụ du lịch Phát triển kinh tế du lịch ở một thành phố trực thuộc tỉnh chỉ ền vững khi số lượng các khu, các mô hình, các điểm du lịch cũng như các nguồn tài nguyên du lịch được quan tâm đầu tư, phát triển và ảo vệ. Đồng thời, quá trình đó tạo được công ăn việc làm cho cư dân địa phương và đời sống của họ được cải thiện. Có như vậy, người dân mới nâng cao dần ý thức trong việc ảo vệ các tài nguyên du lịch. 1.2.5. Phát triển cơ sở kinh doanh du lịch Phát triển quy mô cơ sở kinh doanh du lịch nghĩa là số cơ sở kinh doanh du lịch tăng lên qua một thời gian nhất định, năm sau cao hơn năm trước, iểu hiện cụ thể ở số các cơ sở hoạt động kinh doanh trong du lịch ở từng lĩnh vực như: lưu trú, ăn uống, vận tải, vui chơi, giải tr …
  11. 9 1.2.6. Gia tăng kết quả kinh doanh du lịch Doanh thu và giá trị gia tăng từ các hoạt động kinh doanh du lịch là tiêu ch có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của nó vì có đạt mức doanh thu, lợi nhuận cao mới có thể t ch lũy để tái sản xuất mở rộng, tăng cường ưu thế trong cạnh tranh để từ đó mới có điều kiện giải quyết thỏa đáng lợi ch kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động tham gia hoạt động phát triển du lịch tại thành phố trực thuộc tỉnh. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.3.1. Môi trƣờng vĩ mô trong phát triển du lịch - Môi trường ch nh trị, kinh tế - Môi trường văn hóa – xã hội - Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Nhu cầu của du khách và môi trƣờng cạnh tranh Nhu cầu du lịch phát triển là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất trong xã hội. Để thành công trong cạnh tranh, du lịch cần năng động, nhạy én nắm ắt kịp thời các xu hướng du lịch mới, nằm ắt đúng nhu cầu và thị hiếu của khách ở từng thị trường trọng điểm. 1.3.3. Năng lực phát triển du lịch địa phƣơng Tài nguyên du lịch tại địa phương là yếu tố cơ ản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn cho du khách. Năng lực ộ máy quản lý Nhà nước tại địa phương là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối ch nh sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển; đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung, đường lối
  12. 10 phát triển kinh tế - xã hội; vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội. 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phƣơng: Thừa Thiên Huế, Thành phố Hội An – Quảng Nam. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đồng Hới Cần có quy hoạch ài ản, chuyên nghiệp, xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết với các tổ chức an ngành liên quan, các chuyên gia, các nhà du lịch chuyên nghiệp để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phải được quan tâm chỉ đạo. Quản lý Nhà Nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnh vực. Phải chú trọng công tác xúc tiến, quảng á, tuyên truyền và hợp tác, đầu tư về du lịch.
  13. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều kiện kinh tế 2.1.3. Điều kiện xã hội a. Lịch sử, văn hóa, con người b. Dân số và nguồn nhân lực 2.1.4. Tài nguyên du lịch a. Tài nguyên du lịch tự nhiên b. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2 THỰC TRẠNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 2.2.1. Thực trạng phát triển lượng khách Bảng 2.4. Lượng khách du lịch đến Đồng Hới qua các thời kỳ Lƣợt khách (ngƣời) Tốc độ tăng (%) Năm Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số Quốc tế 2015 499.321 19.520 479.801 119,77 107,71 2016 1.107.101 24.353 1.082.748 126,47 100,46 2017 816.637 12.743 803.894 73,76 52,33 2018 1.060.940 25.850 1.035.090 129,92 155,77 Thời kỳ 17,26 4,52 17,68 2015 - 2016 Thời kỳ -2,11 1,42 -2,19 2016 - 2018 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới Số liệu từ Bảng 2.4 cho thấy, quy mô khách du lịch đến thành
  14. 12 phố Đồng Hới tăng qua hàng năm, ao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế; tốc độ tăng ình quân hàng năm thời kỳ 2015 - 2016 đạt 17,26%, khách quốc tế tăng 4,52%, thời kỳ 2016 - 2018 giảm 2,11% do sự cố ô nhiễm môi trường biển vào tháng 4 năm 2017 nên lượt khách giảm mạnh, đến năm 2018 mới phục hồi lại, số lượt khách đến Đồng Hới lại tăng lên đạt 1.060.940 người, chiếm 68,3% lượt khách đến Quảng Bình. 2.2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm và hình thức kinh doanh du lịch a. Số lượng sản phẩm du lịch tại Đồng Hới Trong những năm gần đây, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch bổ sung của thành phố Đồng Hới đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn; Điển hình là sản phẩm hang lưu niệm, đặc sản của địa phương, mặt hàng đóng gói thủy sản tươi sống,… nhiều nhà hàng ẩm thực sang trọng, các món ăn mang đậm hương vị của địa phương dần được hình thành. b. Chất lượng sản phẩm du lịch - Ý kiến đánh giá của du khách về các điểm tham quan với 4 mức đanh giá (tiêu ch gợi ý là: đẹp, hấp dẫn, mát mẻ..) số liệu ở Bảng 2.5 cho thấy, đối với các điểm tham quan du lịch, có 18% khách du lịch đánh giá là hoàn toàn hài lòng, có 47% du khách đánh giá hài lòng, tạm được 37%, hoàn toàn không hài lòng 0%. Về chất lượng dịch vụ tại điểm tham quan có 8,5% du khách đánh giá hoàn toàn hài lòng, 52% đánh giá hài lòng, 36,5% cho tạm được và 3% hoàn toàn không hài lòng. Về kỹ năng phục vụ của nhân viên có 6% du khách đánh giá hoàn toàn hài lòng. 2.2.3. Thực trạng phát triển thị trƣờng du lịch T nh đến cuối năm 2018, có 108 đơn vị kinh doanh lữ hành,
  15. 13 trong đó có 31 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 34 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, 24 chi nhánh lữ hành quốc tế và văn phòng đại diện. Có thể thấy, hoạt động kinh doanh lữ hành và phát triển thị trường du lịch tại Đồng Hới khá ổn định và đang có những chiến lược phát triển nhanh và lâu dài, các loại hình tour - chuyến khá đang ngày càng được xây dựng một cách phong phú, đa dạng. 2.2.4. Thực trạng phát triển nguồn lực phục vụ du lịch a. Nguồn nhân lực Số liệu Bảng 2.6 dưới đây cho thấy, năm 2015 có 7.957 lao động, đến năm 2018 tăng lên 10.130 lao động, bình quân mỗi tăng 3,51% chia ra: Cá thể tăng 1,82%, tư nhân tăng 4,32%; chia theo ngành, dịch vụ du lịch tăng 4,98%, dịch vụ khác tăng 4,36%. b. Mạng lưới giao thông Theo khảo sát 200 khách du lịch về những đánh giá của du khách về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Đồng Hới. Những đánh giá về phương tiện vận chuyển thuận lợi an toàn, hệ thống đường xá rộng rãi, hệ thống điện an toàn đầy đủ, mạng lưới thông tin thuận lợi, bãi giữ xe rộng rãi, nhà vệ sinh thuận lợi sạch sẽ,... Có 78/200 người chiếm 39% đánh giá là hoàn toàn hài lòng, 102/200 người chiếm 51% đánh giá ở mức hài lòng, 17/200 người chiếm 8,5% đánh giá mạng lưới giao thông, hạ tầng kỹ thuật ở mức tạm được và 1,5% với 3/200 người hoàn toàn không hài lòng với các đánh giá trên. c. Mạng lưới cấp điện Đồng Hới hiện đang s dụng nguồn điện lưới Quốc gia, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về điện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt; toàn tỉnh đã phủ điện đến 100% các xã, phường, tuy nhiên mạng lưới đường, dây điện vẫn còn lạc hậu, chậm được cải tạo mới do nguồn vốn đầu tư của ngành điện còn hạn chế.
  16. 14 d. Hệ thống cấp và thoát nước Hiện nay trên địa bàn thành phố có 2 nhà máy cấp nước công suất 25.000m3/ngày đêm với mạng lưới đường ống nước dài 117km; nhưng chưa được phủ khắp thành phố; hệ thống thoát nướctại Đồng Hới mới chỉ bao phủ được khu vực nội thành với chiều dài đường ống khoảng 81km, chưa phù hợp cho phát triển du lịch. e. Hệ thống dịch vụ viễn thông Trên địa bàn thành phố Đồng Hới đang được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như; Vietel, Vinaphone, Mo iphone,… với hệ thống tổng đài kỷ thuật số hiện đại đã phủ sóng trên toàn bộ địa bàn Đồng Hới, hệ thống truyền hình cáp và việc ứng dụng công nghệ kết nối không dây wifi hiện nay đã được phủ sóng s dụng rộng rãi. 2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở kinh doanh du lịch a. Hệ thống cơ sở lưu trú Số cơ sở lưu trú trên địa àn Đồng Hới tăng nhanh cả về số cơ sở và buồng, gường nhiều khách sạn hạng cao được đầu tư. Tổng số cơ sở lưu trú trên địa àn có đến cuối năm 2017 là 195 cơ sở, gồm 96 khách sạn và 99 nhà nghỉ, số lượng khách sạn tăng ình quân hàng năm là 6,2%, nhà nghỉ tăng ình quân 7,16%, thể hiện ở Bảng 2.7. Đánh giá về kỹ năng của nhân viên phục vụ có 16,5% du khách hoàn toàn hài lòng, 61,5% hài lòng và 22% cho là tạm được, hoàn toàn không hài lòng là 0%. Đánh giá về thái độ phục vụ có 21% du khách hoàn toàn hài lòng, có 62% du khách hài lòng và 17% cho là tạm được; Như vậy đánh giá cơ sở lưu trú qua 3 chỉ tiêu thì tỷ lệ hài lòng và hoàn toàn hài lòng chiếm tỷ lệ khá cao. b. Hệ thống nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm Cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn tại Đồng Hới phát triển khá nhanh cả về số lượng và quy mô; Ngoài ra, Chợ Đêm ẩm thực
  17. 15 cũng được khai trương, đi vào hoạt động đem đến cho người dân và khách du lịch một không gian mới với nhiều dịch vụ, hàng hóa, đậm nét văn hóa đặc trưng của Đồng Hới. Bảng 2.9 thể hiện ý kiến đánh giá của du khách về nhà hàng, quán ăn trên địa bàn với 4 mức đanh giá (tiêu chí gợi ý là: thức ăn ngon đẹp, sang trọng, rộng rãi, sạch sẽ, vị tr đẹp,) như sau: Đối với chất lượng món ăn có 36,5% du khách đánh giá là hoàn toàn hài lòng, có 50,5% đánh giá hài lòng và 13% đánh giá tạm được, hoàn toàn không hài lòng 0%. Về chỉ tiêu kỷ năng của nhân viên có 22,5% du khách đánh giá hoàn toàn hài lòng, có 38% du khách đánh giá hài lòng và 37,5% cho là tạm được, và 2% đánh giá hoàn toàn không hài lòng. Về thái độ phục vụ có 25,5% du khách hoàn toàn hài lòng, 46,5% hài lòng và 26% cho là tạm được, 2% hoàn toàn không hải lòng. c. Cơ sở du lịch lữ hành Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng du khách do cơ sở lữ hành Đồng Hới Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới Hạn chế của các công ty lữ hành đó là quy mô còn nhỏ, năng lực cán bộ và nhân viên còn yếu, chủ yếu là phục vụ khách du lịch trong nước, có thời gian đi tour ngắn, số lượng đoàn đi t, chưa vươn ra được quốc tế, tỷ trọng khách du lịch do các cơ sở lữ hành phục vụ vẫn còn khiêm tốn. Năm 2016 chiếm 6,39%, đến năm 2018 là
  18. 16 9,38%, bình quân mỗi năm tỷ trọng khách du lịch do các cơ sở lữ hành phục vụ chỉ tăng 0,43%, thể hiện ở Biểu đồ 2.3. Trong tổng số 200 khách được phỏng vấn thì có 63 khách trả lời đi do công ty lữ hành phục vụ chiếm 31,5% và 137 khách tự tổ chức đi theo nhóm theo gia đình và cơ quan chiếm 68,5%. Khi được hỏi về thông tin về các điểm du lịch tại Đồng Hới, Quảng Bình được các du khách biết được thông qua kênh thông tin nào thì có 68/200 khách chiếm 34% trả lời họ biết thông tin qua các công ty lữ hành, còn lại 110 du khách chiếm 55% biết thông qua quảng cáo, internet và áo đài và 11% tương ứng 22 du khách biết đến các điểm du lịch ở Đồng Hới thông qua người thân giới thiệu. 2.2.6. Thực trạng gia tăng kết quả kinh doanh du lịch a. Thu nhập từ du lịch và mức đóng góp vào GRDP và ngân sách Từ Bảng 2.10 cho thấy, doanh thu của du lịch và dịch vụ hỗ trợ du lịch ngày càng gia tăng, năm 2016 tổng doanh thu là 840.374 triệu đồng chia theo loại hình kinh tế cá thể là 252.112 triệu đồng chiếm 30%; tư nhân 588.262 triệu đồng chiếm chiếm 70%. Giá trị tăng thêm (VA) của ngành du lịch là 638.684 triệu đồng chiếm 13,2% trong GRDP của thành phố; đến năm 2018 đạt 955.554 triệu đồng, tốc độ tăng ình quân mỗi năm giai đoạn 2016 đến 2018 là 5,92% ên cạnh việc tăng doanh thu, thì thu ngân sách cũng được tăng qua hàng năm. b. Kết quả hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch Từ Biểu đồ 2.4 cho thấy, doanh thu bình quân trên một cơ sở du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng có xu hướng tăng đều qua hàng năm, năm 2010 ình quân 1 doanh nghiệp có 406,8 triệu đồng đến năm 2015, ình quân 1 doanh nghiệp là 538,2 triệu đồng, tăng 131,4
  19. 17 triệu đồng; năm 2016 giảm chỉ có 395 triệu đồng do sự cố ôi nhiểm môi trường biển làm cho du lịch của Đồng Hới bị đình trệ. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Ƣu điểm Thứ nhất, quy mô của ngành du lịch Đồng Hới trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá; Lượng khách du lịch đến Đồng Hới ngày càng nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được ưu tiên đầu tư; Các hình thức hoạt động du lịch ngày càng đa dạng hơn; Thứ hai, Chất lượng đời sống của người lao động trong ngành du lịch và cộng đồng địa phương từng ước được nâng lên; Thứ ba, Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch được quan tâm đầu tư; việc khai thác các tài nguyên luôn được đảm bảo không để xuống cấp; Thứ t , cơ chế chính sách phát triển du lịch của thành phố phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện cho du lịch phát triển, ổn định về chính trị, an ninh trật tự, là điểm đến an toàn thân thiện cho du khách. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế Quy mô phát triển du lịch còn nhỏ, chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng sẵn có về tài nguyên du lịch; Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa có sản phẩm đặc trưng riêng của Đồng Hới, loại hình du lịch còn chậm phát triển, hiệu quả s dụng các nguồn lực trong ngành du lịch thấp; hoạt động du lịch còn mang tính thời vụ cao. Hiệu quả khai thác khách du lịch thấp, thời gian lưu trú của du khách ngắn, mức chi tiêu của du khách tại Đồng Hới còn thấp so với
  20. 18 mức chung cả nước; mức độ hài lòng và khả năng quay trở lại của du khách chưa cao. Về phát triển tour, tuyến, tuy có sự phát triển mở rộng không gian, hình thành nhiều tour, tuyến mới nhưng việc khai thác vẫn còn hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn thị trường khách quốc tế. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch mặc dù đã được đào tạo, bổ sung cải thiện nhiều song vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển mạnh của ngành du lịch. Các cơ sở kinh doanh du lịch đa số có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu; cơ sở lữ hành còn yếu cả về vật chất và trình độ tổ chức; các cơ sở dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, mua sắm chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn thiếu đồng bộ, một số dự án đầu tư phát triển du lịch triển khai chậm, thời gian kéo dài, chất lượng không đảm bảo; hiện mới có 3 khu nghỉ mát cao cấp đã đưa vào hoạt động. Các tuyến du lịch lữ hành chậm phát triển, thể hiện cả khả năng tự tổ chức các tuyến du lịch nội tỉnh cũng như khả năng liên kết du lịch trong khu vực; b. Nguyên nhân - Do trình độ quản lý còn hạn chế. Công tác quản lý du lịch còn nhiều bất cập, năng lực cán bộ quản lý du lịch còn nhiều hạn chế. - Du lịch Đồng Hới còn thiếu ch nh sách ưu đãi đầu tư, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách hỗ trợ cho một số hoạt động du lịch của thành phố chậm được ban hành. - Phát triển du lịch tại Đồng Hới mang tính tự phát, chưa được quy hoạch bài bản, chi tiết, nên việc thu hút đầu tư còn hạn chế; - Môi trường đầu tư còn hạn chế, công tác cải cách hành chính,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2