Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài "Phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk" là đánh giá thực trạng sản xuất hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk; phân tích tình hình tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk; đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất và đẩy mạnh tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THỊ BÍCH TRÂM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU TẠI HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH DAKLAK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2015
- Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 2: TS. LÊ BẢO Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 9 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây tiêu theo chân những người dân phía bắc di cư vào bén rễ ở vùng đất Cư Kuin từ những năm 1954-1955. Tại đây, cây tiêu đã thực sự tìm đúng đất sống, bởi năng suất cao hơn hẳn những vùng trồng tiêu khác, để từ đó được người dân phát triển thành cây hàng hóa mang lại lợi nhuận cao. Nhờ cây tiêu, thu nhập bình quân ở nhiều xã trong huyện Cư Kuin tăng nhanh; thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn và đang góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu nông thôn mới. Đến năm 2014 toàn huyện Cư Kuin có 3.331,17 ha trồng cây hồ tiêu chiếm 13,81% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, trong đó diện tích thu hoạch là 2.131,31 ha. Cây hồ tiêu là một trong ba loại cây chủ lực với cây cà phê và điều, là sản phẩm chủ yếu, chiếm hơn 20% giá trị từ sản xuất nông nghiệp, có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội hàng năm của huyện Cư Kuin. Việc sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng còn tồn tại nhiều khó khăn; là sự tăng nhanh không theo quy hoạch về diện tích do chạy theo giá cả thị trường dẫn đến rừng bị tàn phá, đất bị thoái hoá; sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, hiệus quả kinh doanh mang lại còn ở mức thấp. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để góp phần thúc đẩy sản xuất hồ tiêu huyện Cư Kuin phát triển hơn nữa , tôi xin chọn đề tài “Phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu.
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sản xuất hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn huyện Cư Kuin , tỉnh Đăk Lăk. - Phân tích tình hình tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn huyện Cư Kuin , tỉnh Đăk Lăk. - Đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất và đẩy mạnh tiêu thụ hồ tiêu củaliu các nông hộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản xuất hồ tiêu. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian : Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk. + Phạm vi thời gian : Thu thập thông tin và số liệu về tình hình phát triển sản xuất hồ tiêu từ năm 2010-2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó. Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp phân tích so sánh. Phương pháp phân tích thống kê. Và các phương pháp khác 5. Bố cục của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất hồ tiêu Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Một số giải pháp phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Kuin trong thời gian tới 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỒ TIÊU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU. 1.1.1. Hồ tiêu và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hồ tiêu a. Giới thiệu hồ tiêu b. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hồ tiêu - Giai đoạn kiến thiết cơ bản - Thời kỳ kinh doanh 1.1.2. Khái niệm về phát triển sản xuất hồ tiêu Phát triển sản xuất cây hồ tiêu là tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản phẩm của hồ tiêu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất. Phát triển sản xuất hồ tiêu bao gồm hai khía cạnh: Phát triển theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phát triển sản xuất hồ tiêu. - Góp phần phát triển đời sống xã hội - Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1.2.1. Gia tăng qui mô sản xuất hồ tiêu Việc gia tăng quy mô sản xuất hồ tiêu thể hiện ở sự gia tăng về sản lượng đầu ra của hồ tiêu. Gia tăng về sản lượng trong sản xuất hồ tiêu là việc gia tăng khối lượng sản phẩm hồ tiêu sản xuất,
- 4 gia tăng tổng giá trị sản xuất hồ tiêu, giá trị sản lượng hàng hóa hồ tiêu... Sự gia tăng về sản lượng phản ánh năng lực sản xuất hồ tiêu của một địa phương hay sự gia tăng của quy mô sản xuất về cả chiều rộng và chiều sâu được thể hiện thông sự gia tăng của không gian sản xuất, nguồn lực huy động và năng suất hồ tiêu. - Đất đai - Số lượng, trình độ người lao động - Vốn đầu tư Các tiêu chí đánh giá qui mô sản xuất hồ tiêu: - Diện tích trồng hồ tiêu và sự gia tăng về diện tích. - Số lượng lao động tham gia sản xuất hồ tiêu. - Trình độ của lao động sản xuất hồ tiêu. - Vốn đầu tư cho sản xuất hồ tiêu. - Sản lượng cây hồ tiêu. - Sự gia tăng về sản lượng hồ tiêu hàng hóa. -Sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất hồ tiêu. 1.2.2. Hoàn thiện tổ chức sản xuất cây hồ tiêu Song song với việc phát triển lực lượng sản xuất cần phải củng cố các quan hệ sản xuất. Trong phát triển sản xuất hồ tiêu cần xem xét số lượng và sự gia tăng số lượng qua các năm, tỷ trọng và hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất cũng như phải lựa chọn, hoàn thiện các hình thức tổ chức tiến bộ. Các hình thức tổ chức sản xuất trong sản xuất hồ tiêu hiện nay bao gồm: Hộ sản xuất hồ tiêu, công ty sản xuất hồ tiêu. Tiêu chí đánh giá tổ chức sản xuất hồ tiêu: - Số lượng các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất. - Biến động số lượng của mỗi hình thức tổ chức sản xuất.
- 5 1.2.3. Nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất hồ tiêu. Thâm canh là cách đầu tư về giống, phân bón, phương pháp, khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất trên một diện tích trồng trọt. Việc phát triển thâm canh sản xuất hồ tiêu chú trọng vào việc thâm canh sản xuất, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại, các loại giống có năng suất cao và chất lượng ổn định vào quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Các tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh trong sản xuất hồ tiêu: - Cơ cấu giống hồ tiêu qua các năm. - Cơ cấu diện tích đất trồng các loại hồ tiêu qua các năm. - Giá trị công cụ máy móc trên đơn vị diện tích. - Giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trên đơn vị diện tích và một lao động. - Tỷ lệ diện tích được tưới tiêu, điện khí hóa, tự động hóa, sử dụng phân phế phẩm sinh học... 1.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu là mở rộng quy mô khách hàng cũng như sản lượng và giá trị sản phẩm của hồ tiêu trên thị trường. Nâng cao trình độ dự báo nhu cầu của thị trường để có thể định hướng đúng các loại sản phẩm hàng hóa cần sản xuất, chú trọng về chất lượng hàng hóa. Cải thiện tiếp cận thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ, thu mua và cung ứng nông sản hợp lý, nhằm thúc đẩy sản xuất, khuyến khích các mô hình hợp tác liên kết giữa kinh tế cá thể với
- 6 phương thức có quản lý bình đẳng cùng có lợi để tạo ra được một lượng hàng hóa đủ lớn, chất lượng đồng đều và đảm bảo Tiêu chí đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu: - Số lượng các nhà phân phối tham gia. - Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm hồ tiêu. - Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm hồ tiêu trên thị trường. 1.2.5. Gia tăng hiệu quả kinh tế và đóng góp cho xã hội của hồ tiêu Việc phát triển sản xuất hồ tiêu cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nói chung và sản xuất hộ trồng tiêu nói riêng, có ảnh hưởng quyết định đến khả năng tăng thu nhập cho người sản xuất. Sản xuất hồ tiêu hiệu quả không chỉ thể hiện bằng việc tăng thu nhập mà quan trọng hơn người sản xuất có thể tích lũy được tài sản để phát triển sản xuất mở rộng, đầu tư thâm canh mạnh hơn và cải thiện đời sống. Phát triển sản xuất hồ tiêu cần phải tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường. Trong sản xuất hồ tiêu, thường sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả: - Năng suất hồ tiêu trên một đơn vị diện - Giá trị sản xuất GO - Chi phí trung gian IC - Giá trị gia tăng VA - Tổng chi phí sản xuất TC - Thu nhập hỗn hợp MI Các tiêu chí thể hiện hiệu quả sản xuất của cây hồ tiêu: - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí Tgo
- 7 GO TGO = (lần) IC - Tỷ suất giá trị tăng thêm chi phí VA TVA = (lần) IC - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí MI TMI = (lần) IC - Thu nhập/Lao động - Hiệu quả thu nhập/chi phí. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Do đó việc sản xuất hồ tiêu khi chưa nắm bắt và tìm hiểu kỹ điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng hoặc đặc tính sinh lý và yêu cầu sinh thái của từng giống hồ tiêu có thể gây ra những tổn thất lớn và kéo dài về mặt kinh tế. Một số nhân tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất của hồ tiêu bao gồm: chất lượng đất, độ dốc của đất; nhiệt độ; độ ẩm; lượng mưa; gió; nguồn nước… 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Dân số, mật độ dân số b. Lao động c. Tình hình thị trường sản phẩm và phát triển thương hiệu 1.3.3. Chính sách của Nhà nước a. Chính sách về đất đai b. Chính sách về vốn c. Chính sách về khoa học công nghệ d. Chính sách về chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu
- 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN TỈNH DAK LAK 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CƯ KUIN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình,khí hậu Huyện Cư Kuin nằm về phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km theo Quốc lộ 27. Tổng diện tích tự nhiên là 28.830 ha, với 8 đơn vị hành chính, trung tâm huyện được quy hoạch ở dọc Quốc lộ 27 đoạn qua địa bàn xã Dray Bhăng. Địa hình lượn sóng chia cắt nhẹ, độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu. Chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu gió mùa Tây nam, mang tính chất khí hậu Cao nguyên nhiệt đới ẩm, ít biến động trong năm, phân bố nhiệt theo không gian khá đồng đều. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Cư Kuin a. Điều kiện kinh tế Tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 73,77%, năm 2011 đạt 77,14% nhưng đến năm 2014 giảm chỉ còn 70,23%, bên cạnh đó ngành thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 17,93% giảm còn 13,34% năm 2014 tuy nhiên ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng tăng từ 8,29% năm 2010 lên đến 16,44% năm 2014. Sự chuyển dịch cơ cấu tương đối giữa các ngành trong những năm qua đã thể hiện được việc phát triển có xu hướng tăng về tỷ trọng công nghiệp xây dựng và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, dịch vụ.
- 9 Bảng 2.6: Cơ cấu kinh tế của huyện Cư Kuin qua các năm (ĐVT: %) Năm Tổng số Nông nghiệp CN-XD TM-DV 2010 100 73,77 8,29 17,93 2011 100 77,14 7,37 15,49 2012 100 75,67 8,76 15,57 2013 100 72,30 13,21 14,49 2014 100 70,23 16,44 13,34 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cư Kuin 2014) b. Điều kiện xã hội Dân số huyện Cư Kuin phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn các xã. Đời sống người dân khá ổn định, mật độ dân số tương đối cao. Năm 2014, tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện có khoảng 51.944 người, chiếm 50,39% dân số toàn huyện. Trong đó số lao động đang làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản chiếm khoảng 83,65%, tỷ lệ lao động làm việc ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 6,39%, lao động làm trong ngành dịch vụ 3,28%, lao động khác 6,68%. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN 2.2.1. Thực trạng về qui mô sản xuất hồ tiêu a. Về diện tích, sản lượng hồ tiêu
- 10 Bảng 2.10: Diện tích, sản lượng hồ tiêu trồng thuần huyện Cư Kuin từ 2010 - 2014 Diện tích Sản T Diện tích trồng Tốc độ Chỉ tiêu thu hoạch lượng T (ha) tăng (%) (ha) (tấn) 1 Năm 2010 905,14 648 1.995,80 - 2 Năm 2011 1.404,11 959,3 2.638,10 55,13 3 Năm 2012 1.442 1.012 2.732,40 2,70 4 Năm 2013 1.791 1.470 3.969,00 24,20 5 Năm 2014 3.331,17 2.131,31 8.525,24 85,99 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Cư Kuin) Trong những năm qua, có thể thấy diện tích trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2010 diện tích hồ tiêu toàn huyện khoảng 905,14 ha nhưng đã tăng lên 3.331,17 ha năm 2014 (tăng 2.426,03 ha với tỷ lệ tăng 268,03%) nhìn chung tỷ lệ diện tích trồng mới hàng năm có xu hướng tăng đều qua các năm và đạt tỷ lệ cao, với tỷ lệ tăng cao vào năm 2011 khi tăng hơn 55,13% so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011 có tốc độ tăng khoảng 2,7% tuy nhiên đến năm 2013 tốc độ tăng diện tích trồng mới khoảng 24,2%, năm 2014 so với năm 2013 có tốc độ tăng 85,99%. Sản lượng hồ tiêu năm 2014 tăng vượt bậc và đạt 8.500 tấn, tăng 4.556,24 tấn so với năm 2013. Niên vụ 2010, giá hồ tiêu tăng cao, một số diện tích trồng điều kém hiệu quả và cà phê già cỗi được nông dân chuyển đổi sang trồng cây hồ tiêu, đưa diện tích trồng thuần trên địa bàn đạt 905,14 ha, diện tích cho thu hoạch có 648 ha.
- 11 b. Tình hình lao động Bảng 2.13: Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp huyện thời gian qua T Năm Chỉ tiêu T 2010 2011 2012 2013 2014 Lao động có tham gia sản xuất hồ 1 1.901 2.991 3.230 4.101 7.995 tiêu (người/năm) 2 Lao động đào tạo (người/năm) 1.099 .738 928 2.465 4.893 3 Tỷ lệ lao động đào tạo (%) 57,8 58,1 59,7 60,1 61,2 Lao động chưa qua đào tạo 4 802 1.253 1.302 1.636 3.102 (người/năm) 5 Tỷ lệ lao động chưa đào tạo (%) 42,2 41,9 40,3 39,9 38,8 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Cư Kuin) Số lượng lao động sản xuất hồ tiêu có xu hướng tăng đều qua các năm và có xu hướng tỷ lệ thuận với diện tích sản xuất hồ tiêu của các năm. Bên cạnh đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng và tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần. Qua đó có thể thấy hàng năm sản xuất hồ tiêu đã thu hút một lượng lớn lao động và do đặc điểm sản xuất hồ tiêu cần yêu cầu kỹ thuật nên yêu cầu người lao động được đào tạo về kỹ thuật ngày càng tăng. c. Vốn đầu tư Với chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất cho 01 ha hồ tiêu kinh doanh trong 01 năm vào khoảng 124,4 triệu đồng. Đây là một số tiền tương đối lớn đối với người nông dân và chỉ một bộ phận người dân có đủ tiềm lực kinh tế mới có thể chủ động được nguồn vốn, còn phần lớn phải vay vốn từ các ngân hàng trên địa bàn huyện như ngân hàng NN & PTNT, ngân hàng chính sách xã hội...
- 12 Bảng 2.14: Tình hình vay vốn của nông dân sản xuất hồ tiêu huyện Cư Kuin năm 2014 Năm TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Vay ngân hàng NN và PTNT 10.056 21.457 24.975 24.197 32.219 1 (triệu đồng) Số hộ vay (hộ) 213 419 578 640 843 Vay ngân hàng chính sách xã 2.499 3.921 6.120 6.795 12.432 2 hội (triệu đồng) Số hộ vay (hộ) 152 246 345 421 780 (Nguồn:Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cư Kuin, ngân hàng NN&PTNT) 2.2.2. Tình hình tổ chức sản xuất hồ tiêu Bảng 2.15: Hình thức tổ chức sản xuất hồ tiêu huyện Cư Kuin năm 2014 Trồng xen STT Loại hình KTCB KD (quy đông Tổng đặc) 1 Nông hộ 692,8 1262,8 300 1955,6 2 Công ty 507,06 868,51 737,38 1375,57 Tổng cộng 1199,86 2131,31 1037,38 3331,17 (Nguồn : Phòng NN&PTNT huyện Cư Kuin) Hình thức tổ chức sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện có 02 loại hình thức chính là nông hộ sản xuất và công ty. Diện tích hồ tiêu do công ty quản lý (gồm 8 công ty ) là 1.375,57 ha chiếm 41,29%
- 13 với 642,19 ha hồ tiêu trồng thuần và 733,38 ha hồ tiêu trồng xem, trong đó có 507,06 ha đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và 1.262,8 ha hồ tiêu đang cho thu hoạch. Diện tích hồ tiêu do nông hộ quản lý là 1,955,60 ha chiếm 58,71% với 1.655,6 ha hồ tiêu trồng thuần, 300 ha hồ tiêu trồng xen, trong đó có 1.262,8 ha trong thời kỳ cho thu hoạch còn lại 692,8 ha đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. 2.2.3. Tình hình thâm canh sản xuất hồ tiêu a. Cơ cấu giống Bảng 2.17: Cơ cấu giống hồ tiêu năm 2014 STT Giống Tỷ lệ (%) 1 Vĩnh Linh 60,00 2 Lộc Ninh 30,00 3 Giống tiêu khác 10,00 Tổng 100 (Nguồn: Phòng NN huyện Cư Kuin năm 2014) Hiện nay các giống tiêu được trồng phổ biến trên địa bàn huyện chủ yếu như: tiêu Vĩnh Linh, tiêu Trung Lộc Ninh, tiêu Sẻ Mỡ, tiêu Ấn Độ đọt xanh. Trong đó diện tích trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh chiếm khoảng 60% diện tích, giống tiêu Lộc Ninh chiếm khoảng 30%. Nguyên nhân chính để nông dân lựa chọn các loại giống này là do theo nông dân cho rằng giống này sinh trưởng khoẻ, mau ra hoa, lâu già cỗi, không kén đất, cho năng suất cao và ổn định, ít nhiễm sâu bệnh. b. Kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu Đang từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây hồ tiêu tập trung. Đặc biệt ở 02 xã Ea Bhốk và Ea Ning, đã xuất hiện
- 14 nhiều nông dân sản xuất giỏi, tạo được vườn tiêu phát triển bền vững, ít sâu bệnh, cho năng suất cao 5 - 6 tấn/ha cá biệt có vườn đạt trên 7 tấn/ha. . c. Công nghệ sơ chế hồ tiêu Hiện nay trên địa bàn huyện hính thức sơ chế hồ tiêu chủ yếu là phơi khô trên nền sân đất hoặc nền sân xi măng, bên cạnh đó người dân sử dụng các loại máy tách hạt và thổi bụi nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đảm bảo và giảm chi phí nhân công, hao hụt trong quá trình sơ chế cũng như tăng chất lượng sản phẩm. Các biện pháp sơ biến chủ yếu là hình thức thủ công sử dụng ít máy móc do đó sản phẩm nông dân làm ra chủ yếu là tiêu đen và chưa thể sản xuất được loại tiêu trắng. 2.2.4. Tình hình thị trường tiêu thụ hồ tiêu Với đặc điểm hồ tiêu là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn ở các nước phương Tây do đó trong năm 2014, với tổng sản lượng của cả huyện đạt khoảng 8.525,24 tấn tuy nhiên sản lượng hạt tiêu tiêu thụ và sử dụng thực tế trong nước chỉ khoảng 341 tấn (tương đương 4%), phần còn lại chủ yếu là xuất khẩu và đây là một trong những ngành hàng xuất khẩu mang lại kinh ngạch hàng tỷ Ngoại tệ cho Việt Nam. Bảng 2.19: Tình hình tiêu thụ hồ tiêu huyện Cư Kuin qua các năm Năm Năm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tiêu thụ trong nước 3,50 3,72 3,90 4,10 4,00 2 Xuất khẩu 96,50 96,28 96,10 95,90 96,00 (Nguồn: Phòng NN huyện Cư Kuin năm 2014)
- 15 2.2.5. Hiệu quả kinh tế và đóng góp cho xã hội của hồ tiêu Bảng 2.23: Kết quả và hiệu quả kinh tế hồ tiêu bình quân/01ha năm 2014 STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị 1 Năng suất bình quân Kg 4.000 2 Tổng giá trị sản xuất (GO) Đồng 680.000.000 3 Chi phí trung gian (IC) Đồng 107.157.000 4 Giá trị gia tăng (VA) Đồng 572.843.000 5 Thu nhập hỗn hợp (MI) Đồng 562.509.000 6 GO/IC Lần 6,35 7 VA/IC Lần 5,35 8 MI/IC Lần 5,25 (Nguồn: Phòng NN huyện Cư Kuin năm 2014) Từ bảng số liệu có thể thấy hiệu quả sử dụng chi phí đầu tư với giá trị sản xuất/chi phí trung gian đạt 6,35 lần, giá trị gia tăng/chi phí trung gian đạt 5,35 lần, thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian đạt 5,25 lần. Thu nhập hồ tiêu ngoài việc mang lại những hiệu quả về kinh tế còn đem lại hiệu quả về xã hội như việc hàng năm đóng góp vào tỷ trọng giá trị sản xuất của huyện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tích lũy và tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
- 16 Bảng 2.24: Tỷ trọng giá trị sản xuất hồ tiêu huyện Cư Kuin năm 2014 Giá trị sản Giá trị sản xuất Tỷ trọng GTSX xuất nông TT Chỉ tiêu hồ tiêu (triệu hồ tiêu/GTSX nghiệp (triệu đồng) NN đồng) 1 Năm 2010 139.706 1.562.977 8,94 2 Năm 2011 290.191 2.296.867 12,63 3 Năm 2012 327.888 2.498.494 13,12 4 Năm 2013 575.505 2.458.757 23,41 5 Năm 2014 1.321.412 2.666.160 49,56 (Nguồn: Phòng NN huyện Cư Kui; niên giám thống kê huyện Cư Kuin) Qua bảng 2.24 có thể thấy giá trị sản xuất của hồ tiêu chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Cư Kuin, với tỷ trọng hàng năm có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt có xu hướng tăng đột biến trong năm 2014 khi giá trị sản xuất hồ tiêu chiếm 49,56% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Chứng tỏ hồ tiêu là một trong những cây trồng chính và mang lại giá trị kinh tế cao, hàng năm đóng góp lớn và thu nhập chung của toàn huyện. 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN 2.3.1. Những kết quả đạt được Nhờ việc phát triển sản xuất cây hồ tiêu mà trong thời gian qua thu nhập của người nông dân sản xuất hồ tiêu nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung trên địa bàn huyện Cư Kuin có nhiều khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người tăng và giữ mức cao qua các
- 17 năm làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào việc thực hiện thành công chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. 2.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân Quy trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu phù hợp với từng vùng sinh thái chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu của nông dân trên địa bàn còn tương đối hạn chế do thời gian sản xuất hồ tiêu chưa dài nên nông dân chưa có kinh nghiệm già dặn như sản xuất cà phê hay cao su. Ngoài ra việc thiếu vốn trong sản xuất do cây hồ tiêu là loại cây trồng đòi hỏi vốn đầu tư rất cao không chỉ thời kỳ kiến thiết cơ bản mà thời kỳ kinh doanh cũng cần một lượng vốn lớn để chăm sóc. Người nông dân chuyển hướng ào ạt sang trồng cây không theo quy hoạch định hướng đã dẫn đến nhiều hệ lụy rất khó lường, làm vỡ quy hoạch, dịch bệnh tăng cao, dẫn đến nguy cơ mất thị trường tiêu thụ. Đồng thời khiến ngành nông nghiệp huyện rất khó kiểm soát về diện tích, dịch bệnh, đồng thời làm cho cung vượt cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu trên thị trường. Nông dân sau khi sản xuất ra sản phẩm hồ tiêu thì chỉ phơi khô nhờ nắng tự nhiên rồi đưa đi tiêu thụ nên giá trị kinh tế chỉ mới dừng lại ở mức ban đầu.Sản phẩm chưa đa dạng và phong phú, chủ yếu là tiêu đen. Ngoài ra việc tiêu thụ không có hợp đồng, trường hợp có hợp đồng chỉ là hợp đồng miệng của những người thu gom với người sản xuất hồ tiêu không có giấy tờ cam kết nên rất dễ bị phá bỏ, nguy cơ thiệt hại lớn về kinh tế thuộc về người nông dân.
- 18 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Quan điểm phát triển 3.1.2. Tình hình thị trường và nhu cầu về sản phẩm hồ tiêu 3.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội huyện Cư Kuin đến năm 2020 3.1.4. Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất hồ tiêu huyện Cư Kuin 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƯ KUIN 3.2.1. Hoàn thiện qui hoạch và quản lý qui hoạch sản xuất hồ tiêu a. Hoàn thiện quy hoạch sản xuất hồ tiêu Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn còn rất ít (đất bằng chưa sử dụng 266 ha) do đó khả năng mở rộng diện tích canh tác là rất hạn chế.Vì vậy khi đưa đất chưa sử dụng có khả năng khai thác vào phát triển sản xuất hồ tiêu phải đảm bảo sử dụng tài nguyên đúng mục đích, tiết kiệm và mang lại hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển diện tích trồng hồ tiêu phải gắn với quy hoạch tổng thể Kinh tế xã hội đến năm 2020 của huyện Cư Kuin. Định hướng phát triển vùng trồng hồ tiêu tập trung và chủ lực tại địa bàn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn