intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chiến lược chào giá cho công ty thủy điện Sông Bung 4

Chia sẻ: Hà Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

68
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Sử dụng số liệu thủy văn trong quá khứ vẽ các đường cong lũy tích của các năm đặc trưng và biểu đồ điều phối hồ chứa nhằm đưa ra giải pháp vận hành làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước phát điện cho Nhà máy Thuỷ điện Sông Bung 4. Dựa vào biểu đồ điều phối hồ chứa lên phương án chào giá cho nhà máy thủy điện Sông Bung 4 trong thị trường điện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chiến lược chào giá cho công ty thủy điện Sông Bung 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> ¾¾¾¾¾¾¾¾<br /> <br /> PHẠM HÙNG TRINH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ<br /> CHO CÔNG TY THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4<br /> <br /> Chuyên ngành: Mạng và Hệ thống điện<br /> Mã số : 60.52.50<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ VĂN DƯỠNG<br /> <br /> Phản biện 1: GS. TS. Lê Kim Hùng<br /> <br /> Phảnbiện 2: TS. Thạch Lê Khiêm<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng<br /> 6 năm 2015.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> -Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> -Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam phát triển mạnh và đã trở<br /> thành một hệ thống điện hợp nhất với nhiều nguồn có cấp điện áp<br /> đấu nối khác nhau nằm rải rác trên suốt chiều dài đất nước. Khi có<br /> hiện tượng bất thường hoặc sự cố ở một phần tử của hệ thống không<br /> những ảnh hưởng đến phần tử đó mà còn ảnh hưởng đến cả chế độ<br /> vận hành của Hệ thống.<br /> Khi trong Hệ thống điện có nhiều Nhà máy điện gồm các loại<br /> khác nhau, chế độ vận hành của các Nhà máy tại từng thời điểm<br /> cũng khác nhau. Đối với Nhà máy thuỷ điện, để phát điện người ta<br /> biến năng lượng cơ của dòng nước thành năng lượng điện thông qua<br /> tuabin và máy phát. Những nhà máy thuỷ điện có công suất vừa và<br /> lớn thường có dung tích hồ chứa lớn nên việc điều tiết của hồ chứa<br /> này có thể theo mùa hoặc năm. Có nghĩa là các hồ chứa đó sẽ tích<br /> nước vào mùa mưa và phát điện cho mùa khô. Như vậy, việc tính<br /> toán điều tiết lượng nước được tích trữ trong hồ chứa có ý nghĩa vô<br /> cùng quan trọng đối với việc phát điện.<br /> Dự án thủy điện Sông Bung 4 nằm trong quy hoạch bậc thang<br /> thủy điện hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn. Nhiệm vụ chính của<br /> công trình là cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia với công suất<br /> 156MW, sản lượng điện bình quân hằng năm 586,25 triệu kWh.<br /> Ngoài nhiệm vụ phát điện, công trình còn thực hiện việc phòng<br /> chống lũ vào mùa mưa và điều hòa nước vào mùa khô cho hạ du, góp<br /> phần phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho<br /> địa phương.<br /> <br /> 2<br /> Sông Bung là nhánh lớn nhất của sông Vu Gia, nằm ở phía<br /> Tây Bắc của lưu vực sông Vũ Gia. Sông Bung có chiều dài khoảng<br /> 130km, chảy từ biên giới Lào đến sông Cái gần huyện Thạnh Mỹ,<br /> phần sau hợp lưu với sông Cái gọi là sông Vu Gia. Qua phân tích tài<br /> liệu thực đo cho thấy: chế độ dòng chảy trên hệ thống sông Vu Gia –<br /> Thu Bồn có hai mùa rõ rệt, mùa lũ từ tháng X-XII và mùa kiệt kéo<br /> dài 9 tháng từ tháng I-IX năm sau. Riêng sông Bung căn cứ vào số<br /> liệu thật do của hai trạm sông Bung 4 và sông Bung 2, mùa lũ kéo<br /> dài hơn một tháng vào mùa mưa từ tháng IX-I năm sau. Vào mùa lũ,<br /> do địa hình lưu vực có độ dốc lớn, lại thường có mưa to tập trung<br /> nên lũ lên nhanh và xuống nhanh, tốc độ dòng chảy cao, khi đó hồ<br /> chứa Sông Bung 4 cũng như hồ chứa A Vương tham gia cắt lũ, giảm<br /> lưu lượng lũ xả xuống vùng hạ lưu. Vào mùa kiệt nước sông ít thay<br /> đổi, trừ trường hợp có bão hoặc tăng cường của gió mùa Tây Nam,<br /> ba tháng kiệt nhất thường vào tháng III, IV, V, tổng lượng dòng chảy<br /> trong 3 tháng kiệt nhất chỉ chiếm 5-10% tổng lượng dòng chảy năm.<br /> Theo thông tư 30/2014/TT-BCT ban hành ngày 02/10/2014 có<br /> quy định rằng các nhà máy thủy điện có công suất trên 30 MW đấu<br /> nối vào hệ thống quốc gia ngoại trừ các trường hợp đặc biệt điều<br /> phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh kể từ 06 tháng phát<br /> điện chính thức. Vậy theo quy định thì nhà máy thủy điện Sông Bung<br /> 4 phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời gian tới.<br /> Khi tham gia thị trường điện, để nâng cao hiệu quả kinh tế nhà máy<br /> bằng cách chào giá bán điện thì yếu tố quan trọng và quyết định là<br /> vận hành hồ chứa sao cho hợp lý và tối ưu nhất. Với các lý do trên,<br /> tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu chiến lược chào giá cho công ty thủy<br /> điện Sông Bung 4”, qua đó vừa phục vụ cho công tác vận hành nhà<br /> <br /> 3<br /> máy thủy điện Sông Bung 4 khi tham gia trị trường điện đồng thời<br /> đáp ứng nhu cầu cấp nước cho vùng hạ du.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Sử dụng số liệu thủy văn trong quá khứ vẽ các đường cong<br /> lũy tích của các năm đặc trưng và biểu đồ điều phối hồ chứa nhằm<br /> đưa ra giải pháp vận hành làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước<br /> phát điện cho Nhà máy Thuỷ điện Sông Bung 4.<br /> - Dựa vào biểu đồ điều phối hồ chứa lên phương án chào giá<br /> cho nhà máy thủy điện Sông Bung 4 trong thị trường điện.<br /> 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> -<br /> <br /> Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam.<br /> <br /> -<br /> <br /> Chế độ thuỷ văn của Nhà máy thuỷ điện Sông Bung 4.<br /> <br /> -<br /> <br /> Hồ chứa và chế độ vận hành của Nhà máy Thủy điện<br /> Sông Bung 4.<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tính toán, xây dựng các<br /> đường cong lũy tích hồ chứa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn<br /> nước và tối ưu kinh tế khi nhà máy tham gia thị trường điện.<br /> 3.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Thu thập số liệu thuỷ văn được thống kê ở các năm trước của<br /> Nhà máy thuỷ điện Sông Bung 4 dùng để vẽ các đường cong lũy<br /> tích và biểu đồ điều phối hồ chứa bằng các phương pháp đồ thị.<br /> Sử dụng biều đồ để lên kế hoạch chạy máy khi tham gia vào<br /> thị trường phát điện cạnh tranh.<br /> 4. Nội dung nghiên cứu<br /> Thu thập các số liệu thuỷ văn trong quá khứ của hồ chứa thủy<br /> điện Sông Bung 4 trong 29 năm.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1