intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Thiết kế điều khiển bền vững cho mô hình bộ truyền đai

Chia sẻ: Hà Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

63
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu về lý thuyết điều khiển bền vững. Ứng dụng lý thuyết điều khiển bền vững để thiết kế điều khiển bền vững cho mô hình bộ truyền đai. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Thiết kế điều khiển bền vững cho mô hình bộ truyền đai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HOÀI HƢƠNG<br /> <br /> THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN BỀN VỮNG<br /> CHO MÔ HÌNH BỘ TRUYỀN ĐAI<br /> <br /> Chuyên ngành : Kỹ thuật điện tử và tự động hóa<br /> Mã số:<br /> <br /> 60.52.02.16<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI QUỐC<br /> <br /> Phản biện 1: TS. NGUYỄN VĂN MINH TRÍ<br /> <br /> Phản biện 2: TS. LÊ TIẾN DŨNG<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa tại Đại học<br /> Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 6 năm 2015<br /> <br /> * Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong lĩnh vực điều khiển tự động, điều khiển bền vững là một<br /> vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Việc đưa ra một<br /> dạng bài toán chuẩn (benchmark) và áp dụng các phương pháp điều<br /> khiển bền vững khác nhau lên cùng một đối tượng là cần thiết và làm<br /> cho việc so sánh hiệu quả của các phương pháp này sẽ rõ ràng, có tính<br /> thuyết phục cao hơn.<br /> Một trong những bài toán chuẩn trong điều khiển tự động được<br /> sử dụng khá phổ biến là mô hình bộ truyền đai (the flexible<br /> transmission benchmark) được xây dựng và phát triển tại phòng thí<br /> nghiệm tự động hóa Grenoble (Pháp).<br /> Một hạn chế còn tồn tại trong việc thiết kế bộ điều khiển bền<br /> vững cho mô hình bộ truyền đai là trong quá trình mô hình hóa đối<br /> tượng, thông số mô hình thường không được chính xác, không mô tả<br /> hết bản chất vật lý của đối tượng, mô hình chịu tác động của các nhiễu<br /> dẫn đến chất lượng của hệ thống không được đảm bảo.<br /> Những tiến bộ gần đây trong phương pháp thiết kế điều khiển<br /> bền vững có thể giải quyết tồn tại trên để hệ thống đạt được sự ổn định<br /> bền vững khi mô hình chịu tác động của nhiễu bên ngoài.<br /> Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu của đề tài là:<br /> “THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN BỀN VỮNG CHO MÔ HÌNH<br /> BỘ TRUYỀN ĐAI”<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> - Nghiên cứu về lý thuyết điều khiển bền vững<br /> - Ứng dụng lý thuyết điều khiển bền vững để thiết kế điều khiển<br /> bền vững cho mô hình bộ truyền đai<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Mô hình bộ truyền đai<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Điều khiển vị trí của puly đầu ra.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu đối tượng điều khiển<br /> - Nghiên cứu các phương pháp thiết kế bộ điều khiển bền vững<br /> - Lựa chọn phương pháp, tính toán thiết kế bộ điều khiển<br /> - Mô phỏng, đánh giá<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> - Kiểm chứng lý thuyết điều khiển hiện đại trên một đối tượng<br /> cụ thể<br /> - Nâng cao khả năng chuyên môn cho người học.<br /> 6. Cấu trúc luận văn<br /> Mở đầu<br /> Chƣơng 1: Tổng quan về lý thuyết điều khiển bền vững<br /> 1.1. Khái niệm về điều khiển bền vững<br /> 1.2. Các chỉ tiêu bền vững của hệ thống<br /> 1.3. Một số phương pháp thiết kế điều khiển bền vững<br /> 1.4. Kết luận<br /> Chƣơng 2: Tổng quan về mô hình bộ truyền đai<br /> 2.1. Giới thiệu<br /> 2.2. Mô tả hệ thống<br /> 2.3. Phân tích mô hình bộ truyền đai<br /> 2.4. Thiết kế bộ điều khiển PID cho mô hình bộ truyền đai<br /> 2.5. Kết luận<br /> Chƣơng 3: Thiết kế bộ điều khiển bền vững cho mô hình bộ<br /> truyền đai<br /> 3.1. Các chỉ tiêu chất lượng<br /> 3.2. Thiết kế bộ điều khiển bền vững cho mô hình bộ truyền đai<br /> 3.3. Kết luận<br /> Kết luận và hướng phát triển của luận văn.<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN BỀN VỮNG<br /> 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU KHIỂN BỀN VỮNG<br /> 1.1.1. Khái niệm<br /> Một hệ thống được gọi là điều khiển bền vững khi tính ổn định<br /> và chất lượng của hệ thay đổi trong phạm vi cho phép khi có:<br /> - Những thay đổi thông số của mô hình.<br /> - Nhiễu tác động vào hệ thống.<br /> 1.1.2. Khi nào cần thực hiện điều khiển bền vững<br /> Điều khiển bền vững được áp dụng trong các trường hợp:<br /> - Thông số của đối tượng bị thay đổi.<br /> - Các thành phần động học không đưa vào mô hình của đối<br /> tượng.<br /> - Bỏ qua thời gian trễ.<br /> - Thay đổi điểm trạng thái cân bằng (điểm hoạt động)<br /> - Ảnh hưởng của nhiễu.<br /> - Không xác định chính xác thông số đầu vào.<br /> 1.2. CÁC CHỈ TIÊU BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG<br /> 1.2.1 Hàm độ nhạy đầu ra<br /> (<br /> <br /> )<br /> <br /> (<br /> (<br /> <br /> )<br /> )<br /> <br /> (<br /> <br /> )<br /> <br /> (1.1)<br /> <br /> Để hệ thống có chất lượng ổn định ngay cả khi có nhiễu tác<br /> động thì hàm độ nhạy đầu ra phải nằm trong giới hạn cho phép<br /> 1.2.2 Hàm độ nhạy đầu vào<br /> (<br /> <br /> )<br /> <br /> (<br /> (<br /> <br /> )<br /> )<br /> <br /> (1.3)<br /> <br /> Hàm độ nhạy đầu vào cho biết phản ánh tác động của nhiễu<br /> đến tín hiệu vào điều khiển đối tượng u(t), tín hiệu này thường phải có<br /> giới hạn để đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2