intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và hành chính: Pháp luật về đánh giá công chức cấp xã - Nghiên cứu tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về đánh giá công chức cấp xã - Nghiên cứu tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về đánh giá công chức cấp xã. Định hướng 2030 sẽ kiện toàn và ứng dụng rộng rãi trên toàn địa bàn 16 phường tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và hành chính: Pháp luật về đánh giá công chức cấp xã - Nghiên cứu tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THỦY PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ - NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3/2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THỦY PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ - NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3/2024 i
  3. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG Phản biện 1: TS. NGUYỄN THẾ TÀI Phản biện 2: TS.NGUYỄN THỊ THỦY Đề án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá đề án thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 104, Nhà B – Hội trường bảo vệ đề án thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP.HCM Số: 10 – Đường 3 tháng 2, phường 12, Quận 10, TP.HCM Thời gian: vào hồi 16 giờ 30 phút, ngày 19 tháng 03 năm 2024 Có thể tìm đề án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia, hoặc trên trang web Ban QLĐT, Học viện Hành chính Quốc gia
  4. i MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................... I DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................ IV DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. V PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ............................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ................................. 3 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ..................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4 6. Ý nghĩa của đề án ứng dụng trong thực tiễn .......................... 4 7. Kết cấu đề án............................................................................. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ ....................................... 6 1.1. Khái quát chung pháp luật về đánh giá công chức cấp xã. 6 1.2. Nội dung quy định của pháp luật đánh giá công chức cấp xã .................................................................................................... 6 1.2.1. Quy định về chủ thể đánh giá, đối tượng đánh giá công chức cấp xã:................................................................................ 6 1.2.2. Quy định về nguyên tắc, mục đích, ý nghĩa của đánh giá công chức cấp xã ........................................................................ 6 1.2.3. Quy định về nội dung, tiêu chí, quy trình đánh giá công chức cấp xã ................................................................................. 7 1.2.4. Quy định về sử dụng kết quả đánh giá ............................. 8 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về đánh giá công chức cấp xã ............................................................................................. 8 1.4 Các phương pháp đánh giá pháp luật về đánh giá công chức cấp xã:................................................................................... 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................. 8
  5. ii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ THỰC TIỄN TẠI 16 PHƯỜNG THUỘC QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2019- 2022 .......................................................................................... 9 2.1. Thực trạng pháp luật về đánh giá công chức cấp xã nghiên cứu tại 16 Phường thuộc Quận 11 ............................................... 9 2.2. Thực trạng đánh giá công chức phường trên địa bàn 16 phường tại Quận 11 ...................................................................... 9 2.2.1. Về xác định chủ thể đánh giá............................................ 9 2.2.2. Về xác định đối tượng đánh giá ...................................... 10 2.2.3. Về nội dung đánh giá ...................................................... 10 2.2.4. Về thực hiện quy trình đánh giá ..................................... 11 2.2.5. Về kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá .......... 11 2.2.6. Kết quả khảo sát công tác đánh giá công chức phường thuộc Quận 11 và so sánh với kết quả đánh giá của chủ thể có thẩm quyền đánh giá................................................................. 12 2.3. Nhận xét về thực hiện pháp luật đánh giá công chức phường thuộc Quận 11 ............................................................... 14 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ....................... 14 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...................................... 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................... 15 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11, TP.HCM ...................... 16 3.1. Giải pháp chung nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về đánh giá công chức cấp xã qua nghiên cứu tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 16 3.1.1. Kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật về đánh giá công chức cấp xã các văn bản luật liên quan ........................... 16
  6. iii 3.1.2. Thực hiện công tâm, công bằng, công khai, minh bạch trong đánh giá và đánh giá đa chiều ........................................ 17 3.2. Giải pháp riêng nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về đánh giá công chức cấp xã phường thuộc Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 17 3.2.1. Về chủ thể tham gia công tác đánh giá........................... 18 3.2.2. Giải pháp về thời điểm đánh giá .................................... 18 3.2.3. Giải pháp về nội dung và tiêu chí đánh giá .................... 18 3.2.4. Giải pháp về phương pháp đánh giá .............................. 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................... 19 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................... 20
  7. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN TÊN SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRANG Bảng 2.1: Kết quả khảo sát việc thực 1 hiện quy trình đánh giá công chức tại Uỷ 12 ban nhân dân 16 phường Bảng 2.1: Kết quả khảo sát tính phù hợp, hiệu quả của việc đánh giá công chức 2 13 phường hàng năm
  8. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ 1 CP Chính phủ 2 NĐ Nghị định 3 UBND Uỷ ban nhân dân 4 NXB Nhà xuất bản
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Việc nhận xét, đánh giá công chức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn và bố trí sử dụng cũng như bổ nhiệm, luân chuyển khi thực hiện chính sách cán bộ. Từ đó tạo cơ sở đánh giá chính xác nhất nhằm phát huy năng lực của từng cán bộ nói riêng và tập thể nói chung. Đó cũng chính là lý do cấp thiết cho việc xây dựng đề án này. Thực tế hiện nay tình trạng một số công chức thiếu năng lực, thiếu đạo đức xảy ra rất nhiều, xuất hiện tại hầu hết các ban ngành. Dẫn tới tình trạng tham nhũng, gây thất thoát tài sản. Thêm vào đó là sự trì trệ trong công việc, gây phiền hà cho người dân, ảnh hưởng xấu đến tổ chức và uy tín của đơn vị. Về công tác quản lý, giám sát của lãnh đạo còn lơ là, thiếu sự linh động, chậm đổi mới sáng tạo gây nên những hệ luỵ không tốt trong cả bộ máy công chức và người dân. Quan điểm và chủ trương của chính quyền các cấp luôn coi trọng tính khách quan, sự công bằng trong đánh giá công chức. Quá trình thực hiện phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Dùng kết quả hoàn thành công việc làm thước đo chính. Từ đó sử dụng đúng người cho từng vị trí công việc phù hợp. Tổ chức chính trị tại cơ sở đóng vai trò chính trong việc kết nối nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, thi hành và tuân thủ pháp luật, gắn kết hài hoà với nhân dân, đề cao dân chủ cũng như khuyến khích phát triển kinh tế và xã hội. Về công tác lãnh đạo nói chung và đánh giá công chức tại cơ sở nói riêng luôn là việc nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn 16 phường tại Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh.
  10. 2 Tuy đã có những thành công nhất định, nhưng trong công tác đánh giá thực thi công vụ của công chức phường (sau đây gọi là cấp xã) trên địa bàn Quận 11 hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do cả 2 yếu tố khách quan và chủ quan. Mặc dù được xây dựng chi tiết nhưng các tiêu chí rất khó lượng hóa, việc đánh giá chưa thống nhất, chưa đồng đều và thường có sự thay đổi, thiếu tính ổn định. Chưa phát huy hết vai trò giám sát của người dân nên kết quả đánh giá đôi khi phản ánh chưa đúng với thực tế, gây ảnh hưởng đến tất cả quá trình bố trí, sắp xếp cũng như đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cơ sở. Để góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả cũng như xác định tầm quan trọng cho công tác đánh giá công chức phường trên địa bàn quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy nên tôi chọn đề án: “Pháp luật về đánh giá công chức cấp xã - Nghiên cứu tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề án cao học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ, công chức cấp xã, phường luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học và nghiên cứu sinh. Đã có nhiều công trình được công bố như sau: ❖ Tác giả Trần Thị Mai: “Tiêu chí đánh giá năng lực công chức cấp xã, phường, thị trấn ở Việt Nam”, Tạp chí Công thương, ngày 01/7/2023. ❖ Tác giả Lục Thị Ngọc Bích thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức quận tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm 2011. ❖ Tác giả Trần Thị Kim Dung: “Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện
  11. 3 nay”, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật năm 2011. ❖ Tác giả Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên – 2001): “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. ❖ Tác giả Phạm Thị Ngát: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị nhân lực năm 2019. ❖ Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải (2022): “Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”, Luận văn Thạc sĩ quản trị nhân lực, năm 2022. ❖ Tác giả Phạm Xuân Ba (2023): “Điều kiện để thực hiện đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ của đội ngũ công chức hiện nay”, Báo Quảng Bình Online truy cập ngày 20/7/2023. Các công trình, bài viết của các tác giả nêu trên xem xét những vấn đề lý luận tổng quát về đánh giá công chức, đánh giá kết quả công việc của công chức cũng như thực tiễn công tác này trong các lĩnh vực cụ thể. Điều này có giá trị tham khảo quan trọng và rất có giá trị cho quá trình nghiên cứu, làm tiền đề giúp tác giả biên soạn đề án đánh giá công chức cấp xã Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó một số nội dung, phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá bỏ ngỏ cũng được tác giả nêu thêm ví dụ như: tiêu chí về kỹ năng giao tiếp với người dân, xây dựng đội ngũ đánh giá chuyên nghiệp riêng biệt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ❖ Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm Pháp luật về đánh giá cán
  12. 4 bộ, công chức cấp xã với sự tham gia khảo sát của 166 cán bộ công chức và 400 người dân. ❖ Phạm vi nghiên cứu: Đề án giới hạn việc nghiên cứu pháp luật về đánh giá công chức phường trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019 – 2022, trong đó tập trung đi sâu vào tiêu chí, quy trình, phương pháp đánh giá việc thực thi công vụ của công chức phường. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ❖ Mục tiêu: Đề án đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về đánh giá công chức cấp xã. Định hướng 2030 sẽ kiện toàn và ứng dụng rộng rãi trên toàn địa bàn 16 phường tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh. ❖ Nhiệm vụ của đề án: Đề án phân tích làm rõ thêm các vấn đề lý luận về pháp luật đánh giá công chức cấp xã. Phân tích thực trạng đánh giá công chức phường trên địa bàn Quận 11, qua đó chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về đánh giá công chức cấp xã qua nghiên cứu địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề án sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính: 1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 2. Phương pháp điều tra xã hội học 3. Phương pháp thống kê 6. Ý nghĩa của đề án ứng dụng trong thực tiễn ❖ Ý nghĩa lý luận: Đề án góp phần hệ thống cơ sở lý luận pháp luật về đánh giá công chức cấp xã. ❖ Ý nghĩa thực tiễn: Đề án cung cấp luận cứ khoa học giúp cho
  13. 5 lãnh đạo phường, Quận và Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác đánh giá công chức cấp xã thời gian tới. 7. Kết cấu đề án Bên cạnh phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần nội dung chính của đề án bao gồm 3 chương: ❖ Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý của pháp luật về đánh giá công chức cấp xã ❖ Chương 2: Thực trạng pháp luật về đánh giá công chức cấp xã và thực tiễn tại 16 phường thuộc Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019- 2022 ❖ Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức cấp xã và nâng cao chất lượng đánh giá công chức phường trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
  14. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Khái quát chung pháp luật về đánh giá công chức cấp xã Quá trình đánh giá công chức là hoạt động pháp luật, được sử dụng như một công cụ giúp các cơ quan hay tổ chức hành chính sự nghiệp sử dụng các phương pháp đã được xây dựng dựa trên các tiêu chí đã được đề ra để áp dụng với các đối tượng cần được đánh giá. Trên cơ sở đó, phân loại và đánh giá năng lực của từng đối tượng công chức nhằm đạt được kết quả nhất định. 1.2. Nội dung quy định của pháp luật đánh giá công chức cấp xã 1.2.1. Quy định về chủ thể đánh giá, đối tượng đánh giá công chức cấp xã: ❖ Thứ nhất, người phụ trách cơ quan, tập thể, đơn vị. ❖ Thứ hai, bản thân công chức. ❖ Thứ ba, tập thể và đồng nghiệp trong cùng một tổ chức. ❖ Thứ tư, nhân sự ngoài cơ quan: là những cá nhân, tập thể ngoài cơ quan nơi công chức làm việc. ❖ Thứ năm, đối tượng đánh giá tập trung vào đối tượng pháp luật về đánh giá công chức cấp xã được thực hiện tại 16 phường thuộc Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2022. 1.2.2. Quy định về nguyên tắc, mục đích, ý nghĩa của đánh giá công chức cấp xã ❖ Nguyên tắc đánh giá: Áp dụng Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công bằng và minh bạch; Đánh giá công chức phải tuân thủ nguyên tắc tập trung vào kết quả thực hiện công việc làm tiêu chí chính; Nghị định số 48/2023/NĐ-CP
  15. 7 của Chính phủ quy định đối với những công chức bị kỷ luật về Đảng thì do Đảng xử lý, công chức bị kỷ luật về mặt Nhà nước thì do Nhà nước xử lý; Các quyết định kỷ luật được xác định theo từng năm đánh giá. ❖ Mục đích của đánh giá công chức: Là cơ sở phân bổ nhân sự góp phần vào công tác tuyển dụng, đào tạo, thuyên chuyển công tác; Đo lường kết quả thực hiện công việc của công chức; Là cơ sở để phân loại, thực hiện chính sách liên quan; Nắm bắt, quản lý, sắp xếp, phân loại công chức. ❖ Ý nghĩa của đánh giá công chức: Là cơ sở cho việc phân loại, cũng như công tác bố trí nhân sự. Giữ vững nề nếp, kỷ cương, tạo động lực cho cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. phát huy đoàn kết, ổn định chính trị và sự tin tưởng của nhân dân. 1.2.3. Quy định về nội dung, tiêu chí, quy trình đánh giá công chức cấp xã Nội dung đánh giá công chức được thực hiện theo các quy định sửa đổi số 52/2019/QH14 kèm theo nghị định số 90/2020/NĐ- CP ngày 13/8/2020 về điều chỉnh các quy định về đánh giá, xếp loại công chức; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP sửa đổi ban hành 5/12/2011 kèm theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP ban hành ngày 24/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp phường tại các phường thuộc Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chí đánh giá công chức áp dụng điều 3 Nghị định của Chính phủ số 90/2020/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2020 về Quy định đánh giá, xếp hạng chất lượng công chức. Quy trình đánh giá công chức gồm 04 bước: Xây dựng tiêu chí đánh giá; Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn đánh giá; Tiến hành
  16. 8 thu thập, sàng lọc và tổng hợp thông tin và tiến hành đánh giá. 1.2.4. Quy định về sử dụng kết quả đánh giá Áp dụng Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP và Điều 21 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Kết quả đánh giá được dùng để sắp xếp, sử dụng, đào tạo, phát triển, thúc đẩy hoặc xây dựng quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách khác. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về đánh giá công chức cấp xã Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về đánh giá công chức cấp xã bao gồm 2 yếu tố chính là: Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. 1.4 Các phương pháp đánh giá pháp luật về đánh giá công chức cấp xã: Bao gồm 03 phương pháp đánh giá như sau: Phương pháp tự đánh giá; Phương pháp đánh giá thông qua người đứng đầu và đồng nghiệp; Phương pháp đánh giá sử dụng công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Công chức phường là những người làm các công việc chuyên môn tại Uỷ ban nhân dân phường, là cấp gần dân nhất nên luôn nắm được những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Công chức phường được thực hiện đánh giá hàng năm thông qua bản tự đánh giá. Các nội dung đánh giá bao gồm phẩm chất, quan điểm và tư tưởng chính trị, kết quả công việc đã đạt được. Chương 1 của đề án nêu khái quát những vấn đề lý luận về việc điều chỉnh pháp luật đánh giá công chức, chủ thể đánh giá, nội
  17. 9 dung đánh giá, nguyên tắc đánh giá,… làm căn cứ cơ sở cho công tác đánh giá. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ THỰC TIỄN TẠI 16 PHƯỜNG THUỘC QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2019- 2022 2.1. Thực trạng pháp luật về đánh giá công chức cấp xã nghiên cứu tại 16 Phường thuộc Quận 11 Ủy ban nhân dân cấp phường là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở thấp nhất ở địa phương, chịu sự quản lý của UBND cấp Quận. Công tác đánh giá dựa trên cơ sở các quy định Sửa đổi số 52/2019/QH14 kèm theo nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về điều chỉnh các Quy định về đánh giá, xếp hạng công chức; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP sửa đổi ban hành 5/12/2011 kèm theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP ban hành ngày 24/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp phường tại các phường thuộc Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó một số văn bản liên quan được triển khai tại các phường như: Quyết định 3728/QĐ-UBND ban hành ngày 03/09/2019; Công văn số 1301/SNV-CCVC ban hành ngày 06/2020; Kế hoạch số 248/KH- UBND ban hành ngày 17/11/2020; Kế hoạch số 110-KH/QU của Quận ủy Quận 11 ngày 31/10/2022. 2.2. Thực trạng đánh giá công chức phường trên địa bàn 16 phường tại Quận 11 2.2.1. Về xác định chủ thể đánh giá Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức nghị định 90/CP năm 2020 đã quy định, đối với
  18. 10 công chức cấp xã được quy định tại Số: 112/2011/NĐ-CP và được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định 34/2019/NĐ-CP. Chủ thể đánh giá bao gồm: Pháp luật về đánh giá công chức, áp dụng tại các phường trực thuộc Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2. Về xác định đối tượng đánh giá Đối tượng đánh giá là tất cả công chức đang làm việc, công tác tại UBND Phường trực thuộc Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Ví dụ như: Công chức địa chính, Cán bộ tư pháp, tài chính, văn phòng… 2.2.3. Về nội dung đánh giá Về nội dung đánh giá, Tác giả đã tiến khảo sát 400 người dân trên địa bàn Quận 11. Có 196/400 (49%) ý kiến cho rằng nội dung đang thực hiện không phù hợp, 204/400 (51%) ý kiến cho là phù hợp và rất phù hợp. Các nội dung đánh giá được người dân quan tâm nhất là và khó đánh giá nhất là phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, tiêu chí về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các tiêu chuẩn có giá trị thực tiễn cao bao gồm: khả năng lãnh đạo và điều hành, 122/166 (73.5%) ý kiến về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, 114/166 (68.7%) ý kiến về kết quả thực hiện nhiệm vụ và 113/166 (68,1%) ý kiến về trách nhiệm công việc; 122/166 (73,5%) nhận xét về năng lực, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp; 114/166 (68.7%) nhận xét về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ; 111/166 (66,9%) nhận xét về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao; Thái độ phục vụ có 123/166 (74.1%) nhận xét. Bởi vì về bản chất, quá trình đánh giá cán bộ, công chức là quá trình đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ mà cán bộ, công chức đó được giao trong thời gian đánh giá.
  19. 11 2.2.4. Về thực hiện quy trình đánh giá Đây là quy trình chung được quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá, phân loại công chức ban hành ngày 13/08/2020 được áp dụng trong công tác đánh giá công chức tại toàn bộ 16 phường trực thuộc Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo tính đồng bộ thống nhất trên cơ sở khách quan và khoa học. Việc đánh giá công chức phường tại Quận 11 diễn ra định kỳ hàng năm. Kết quả khảo sát 400 người dân cho thấy, có 226/400 tương đương 56,5% số người được hỏi cho rằng quy trình đánh giá cán bộ, công chức cấp phường như hiện nay là không phù hợp. Trong khi đó số ý kiến cho là phù hợp và rất phù hợp là 174/400, tương đương 43,2% ý kiến. 2.2.5. Về kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá Công tác đánh giá công chức cấp phường nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như: Thứ nhất, nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá từ các cấp lãnh đạo ngày càng đi lên. Chủ tịch UBND tại các phường trực thuộc Quận 11 đã thể hiện tốt vai trò của mình trong quá trình thực hiện. Thứ hai, đối với cán bộ, công chức: đánh giá hàng năm giúp cán bộ, công chức nhận ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của mình; từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm công việc, rèn luyện ý thức, phấn đấu giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn của mình. Nhìn chung, việc đánh giá cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định đánh giá cán bộ, công chức cấp trung ương và cấp trên về nguyên tắc, nội dung, thẩm quyền, thủ tục, phương pháp.
  20. 12 2.2.6. Kết quả khảo sát công tác đánh giá công chức phường thuộc Quận 11 và so sánh với kết quả đánh giá của chủ thể có thẩm quyền đánh giá 2.2.6.1. Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và Công chức viên tại các Phường cho thấy: 166 công chức phường (100%) họ hiểu rõ về quy trình đánh giá công chức đang thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết UBND các phường đã thực hiện đúng quy trình đánh giá công chức đạt 118/166 câu trả lời (71,1%) Bảng 2.2: Kết quả khảo sát việc thực hiện quy trình đánh giá công chức tại Uỷ ban nhân dân 16 phường ĐVT: Câu trả lời Đúng nhưng Không đúng Đúng quy trình Phường không đủ quy trình 1 10 1 0 2 8 2 1 3 9 1 1 4 7 3 0 5 8 3 0 6 8 2 0 7 6 4 1 8 5 3 3 9 7 1 2 10 8 1 1 11 4 4 2 12 5 3 2 13 6 1 3 14 9 1 0 15 8 2 0 16 10 0 0 Tổng 118 32 16 Nguồn: Do học viên tự thu thập, tổng hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2