Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 3
download
Mục đích của luận văn "Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là đề xuất những giải pháp thiết thực, mang tính khả thi trong việc thực hiện hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ góc độ nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ….../…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIM CÚC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK, NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu An Phản biện 1: PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh ……………………………………………………………….. Phản biện 2: TS Đỗ Văn Dương ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 208, Phân viện hành chính Tây Nguyên, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 02 Đường Trương Quang Tuân, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 13h00 ngày 06 tháng 01 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ....................................................... 2 3.1. Mục đích ............................................................................................. 2 3.2. Nhiệm vụ............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 2 5.1. Phương pháp luận .............................................................................. 2 5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................. 3 6.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 3 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3
- 7. Kết cấu của luận văn................................................................................ 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ............................................................................ 4 THUỘC TỈNH ................................................................................................. 4 1.1. Hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh ....................... 4 1.1.1. Hội đồng nhân dân .......................................................................... 4 1.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh ............................................................................................................. 4 1.1.3. Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân ................. 5 1.1.4. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân .................. 5 1.1.5. Nội dung, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân ................... 5 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh ...................................................................................................... 6 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài ....................................................................... 7 1.2.2. Các yếu tố bên trong ....................................................................... 7 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 8 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ..................................................................... 9 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................. 9 2.1.1. Đặc điểm, tình hình ......................................................................... 9 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ........................... 10 2.2. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân............. 10
- 2.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 13 2.3.1. Các yếu tố tác động bên ngoài ......................................................... 13 2.3.2. Các yếu tố tác động bên trong ......................................................... 15 2.4. Thực tiễn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2018 - 2022) .......................... 16 2.5. Đánh giá khái quát về hoạt động giám sát và các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................... 17 2.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 17 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 18 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 18 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................................................... 19 3.1. Phương hướng hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ................................................................................... 19 3.2. Giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................... 19 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 24 KẾT LUẬN .................................................................................................... 24
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân KT - XH Kinh tế - xã hội LLCT Lý luận chính trị MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DTTS Dân tộc thiểu số
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Thông tin các đơn vị hành chính thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk …………………………………………………………………………………………...................9 Bảng 2.2. Thông tin số lượng, cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ……………………………………………………………………………….9 Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) ……………………………………………………………………………………… 11 Bảng 2.4. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026) ……………………………….....................................................................................11 Bảng 2.5. Cơ cấu trình độ đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) …………………………………………………………………………………………..…11 Bảng 2.6. Cơ cấu trình độ đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026) …………………………………......................................................................................... 12 Bảng 2.7. Cơ cấu độ tuổi đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) …………………………………..........................................................................................12 Bảng 2.8. Cơ cấu độ tuổi đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026) ………………………………..............................................................................................12
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta từ xưa đến nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta hết sức chú trọng. Từ khi ra đời đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, trong đó có cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và HĐND các cấp. Là đô thị loại I thuộc tỉnh, Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng Tây nguyên, Thành phố gồm các phường trung tâm và một số xã vùng ven, vừa đô thị vừa nông thôn, người dân khu vực nội thành phần lớn là kinh doanh, buôn bán, người dân ở vùng nông thôn chủ yếu canh tác trồng cà phê, tiêu, hoa màu, chăn nuôi; Thành phố có đông đồng bào các dân tộc thiểu số cùng sinh sống, gồm: Kinh, Ê đê, Gia Rai, M’Nông, Mường, Thái, Hoa, Tày,… Trong những năm qua, hoạt động của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có nhiều đổi mới, từng bước khẳng định vai trò, vị trí của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. HĐND Thành phố đã thực hiện tốt chức năng giám sát, sát thực tiễn, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương; đổi mới nội dung, phương thức giám sát; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tổ chức giám sát. Tuy nhiên, do tác động của một số yếu tố mang tính đặc thù của đô thị miền núi như: Trình độ dân trí, mức sống có sự chênh lệch giữa vùng đô thị và nông thôn, giữa người Kinh và đồng bào DTTS, phong tục, tập quán, văn hoá, ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc,… nên phần nào tác động đến hoạt động giám sát của HĐND Thành phố. Mặc dù trong những năm qua, hoạt động giám sát của HĐND Thành phố đạt được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn một số hạn chế, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề. Do yếu tố đặc thù trong cơ cấu thành phần đại biểu tham gia ứng cử đại biểu HĐND nên trình độ, năng lực của đại biểu HĐND không đồng đều; kiến thức và kỹ năng hoạt động của không ít đại biểu HĐND hạn chế, nhất là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm; một số cuộc giám sát chuyên đề chưa có phương pháp và quy trình tổ chức chặt chẽ; chọn đối tượng giám sát chưa phù hợp; thiếu khảo sát, kiểm tra thực tế; công tác phối hợp trong hoạt động giám sát giữa HĐND và một số cơ quan, đơn vị liên quan chưa thường xuyên;... Xuất phát từ những lý do trên, với những kiến thức đã được lĩnh hội qua học tập, nghiên cứu các học phần của lớp Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành chính và nghiên cứu tài liệu, văn bản, qua công tác thực tiễn, bản thân mong muốn vận dụng những kiến thức của mình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, vì vậy tôi chọn đề tài“Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phạm Ngọc Kỳ (2007): "Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ năng giám sát cơ bản, NXB Tư pháp - Hà Nội". Tác giả đã phân tích các quyền giám sát cơ bản của HĐND thông qua các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp. Thông qua nội dung này, tác giả giới thiệu những kỹ năng cơ bản để đại biểu HĐND các cấp thực hiện chức năng giám sát. Phạm Hồng Thái, "Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và việc ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương". Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 01 năm 2015. Nguyễn Thị Hạnh, "Hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2017. Trịnh Đình Bá (2016), "Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi". Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp là Luật Hành chính, Học viện Khoa học xã hội, tác giả nghiên cứu hoạt động của HĐND cấp huyện và phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp
- 2 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện. Nguyễn Xuân Kiệm (2017), "Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang". Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện HCQG. Tác giả nghiên cứu hoạt động của HĐND thành phố Rạch Giá, từ đó phân tích thực trạng nhằm đưa ra giải pháp phù hợp. Nguyễn Thị Thùy Trang (2019), "Hoạt động giám sát của HĐND huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh". Tác giả nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND huyện Củ Chi, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để hoạt động của HĐND ngày càng hiệu quả hơn. Lê Mạnh Hà (2020), "Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội". Tác giả nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND quận, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND quận trong thời gian đến. Đinh Thị Diệu (2021), "Hoạt động giám sát của HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định". Luận văn thạc sĩ Quản lý công. Tác giả đã phân tích, đánh giá hoạt động giám sát của HĐND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương góp phần nâng cao chất lượng giám sát của HĐND huyện. Nguyễn Thanh Trúc (2019), "Giám sát của HĐND đối với hoạt động UBND tỉnh Lào Cai- Thực trạng và giải pháp". Luận văn Thạc sĩ Luật học, trường đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ những kết quả cũng như những hạn chế trong tổ chức giám sát của HĐND đối với hoạt động UBND, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, sát tình hình địa phương. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh nói chung và hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Do vậy, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh là việc làm rất cần thiết, quan trọng trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là đề xuất những giải pháp thiết thực, mang tính khả thi trong việc thực hiện hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ góc độ nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh; Thứ hai, Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố tác động và thực trạng hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thứ ba, Xác định, phân tích phương hướng, giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2022. - Về không gian: thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Về nội dung: Phân tích, đánh giá và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà
- 3 nước và pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận văn đã tổng hợp, nghiên cứu các báo cáo, văn kiện, đề án, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật,… trên cơ sở thu thập thông tin, tổng hợp,… - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Luận văn đã phân loại, hệ thống hoá trên cơ sở các tài liệu viết về hoạt động của HĐND và hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát thường xuyên. Từ đó, đánh giá, phân tích cụ thể các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: - Phương pháp phân tích để nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột. - Phương pháp khảo sát thực tiễn để tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học về thực tiễn vấn đề được nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổng hợp các kết quả thu được, luận văn xác định giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn này góp phần vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm pháp lý. Trên cơ sở đó, giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhìn nhận đúng đắn về vai trò, vị trí, chức năng hoạt động giám sát cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn + Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về thực trạng, sự điều chỉnh của pháp luật và những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực giám sát của HĐND, tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố. + Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thông tin khoa học cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch địch chính sách, chính quyền địa phương thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong việc nghiên cứu để có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát của HĐND thành phố. Trên cơ sở các giải pháp mà luận văn đề xuất, đề tài góp phần hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND Thành phố, thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu gồm 3 chương, như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động giám sát và các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh. Chương 2: Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH 1.1. Hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh 1.1.1. Hội đồng nhân dân Điều 6, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: HĐND gồm các đại biểu do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên[21]. Về mặt tổ chức, HĐND gồm Thường trực HĐND và các Ban của HĐND. Tại Điều 2, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 quy định: “Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp”[22]. Về tiêu chuẩn của đại biểu HĐND, Điều 7, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định: Đại biểu HĐND phải “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” [22]. 1.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh 1.1.2.1. Vị trí của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh Đối với HĐND thành phố thuộc tỉnh, về cơ bản chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giống với HĐND cấp huyện, tuy nhiên luật có bổ sung một số nội dung cho phù hợp với điều kiện, tình hình của chính quyền ở khu vực thành thị, như: Xây dựng và phát triển đô thị, đầu tư xây dựng công trình, dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý dân cư, xây dựng và phát triển cảnh quan đô thị văn minh, sạch đẹp, bảo vệ môi trường,… HĐND được thành lập ở cả 3 cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, ở mỗi cấp HĐND có vị trí, vai trò khác nhau theo quy định. Một số địa phương như: Hà Nội không tổ chức HĐND cấp phường; Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức HĐND cấp quận... Như vậy, HĐND thành phố thuộc tỉnh có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do Nhân dân bầu ra. Thứ hai, Cơ quan này mang tính đại diện, điều này thể hiện qua việc cơ cấu, số lượng, thành phần tham gia đại biểu HĐND. Thứ ba, Xuất phát từ tính đại diện, HĐND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. 1.1.2.2. Vai trò của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh - Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho Nhân dân địa phương, HĐND có khả năng đoàn kết tập hợp được quần chúng, động viên được nguồn lực vật chất, tinh thần của Nhân dân, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng của nước ta. - Sự hiện diện của HĐND dưới sự lãnh đạo của Đảng có vai trò to lớn trong việc hình thành nhà nước kiểu mới ở nước ta, thể hiện được tính giai cấp sâu sắc, tính chất Nhân dân thực sự của nhà nước, tạo niềm tin vững chắc cho Nhân dân về một chính quyền do Nhân dân quyết định. - HĐND Thành phố với tư cách là người đại diện về quyền làm chủ Nhân dân. Những người đủ năng lực, phẩm chất trong Nhân dân sẽ tham gia vào HĐND Thành phố. HĐND Thành phố thay mặt cho Nhân dân địa phương, cho cử tri đã bầu ra mình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc thi hành những quyết định đó. 1.1.2.3. Chức năng của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh - Chức năng quyết định: Chức năng này để đưa ra các quyết định về xây dựng và phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân địa phương. Quyết định này thông qua hình thức là các kì họp của HĐND ban hành các nghị quyết, nghị quyết là văn bản pháp lý bắt buộc các cơ quan phải thực hiện. Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố thuộc tỉnh gồm: Xây dựng và phát triển đô thị, vận động các
- 5 nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, công tác giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao,… - Chức năng giám sát: Ngoài chức năng quyết định, HĐND còn thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND, giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, các Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp dưới. 1.1.3. Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không ? Theo định nghĩa tại Từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa học xã hội- Hà Nội năm 1988, thì giám sát là "theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không?". Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì thuật ngữ “giám sát” được ghi là: “Theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không” hoặc: “Là chức quan thời xưa trông nom, coi sóc một loại công việc nhất định” [39, tr.764]. Theo quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” [23]. Đây cũng là căn cứ pháp lý mà Luận văn sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Ở góc độ thực tiễn, HĐND các cấp đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng cách giám sát các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện nghị quyết do mình ban hành, giám sát thực hiện văn bản QPPL, việc chấp hành và thực thi pháp luật,…Giám sát luôn gắn với một đối tượng cụ thể, mang tính quyền lực nhà nước, sau giám sát có kiến nghị, kết luận yêu cầu đơn vị chịu sự giám sát triển khai thực hiện và chấp hành nghiêm. 1.1.4. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Thứ nhất, Hoạt động giám sát của HĐND là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. HĐND là do Nhân dân địa phương bầu nên, mà Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước nên việc thực hiện các quyền, trong đó có quyền giám sát chính là HĐND tiếp nhận quyền lực trực tiếp từ Nhân dân và sử dụng quyền lực đó thành quyền lực nhà nước. Thứ hai, Hoạt động giám sát và kết quả giám sát của HĐND được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước thông qua các biện pháp mang tính chất chế tài mà pháp luật quy định cho phép HĐND có thể sử dụng, như: bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do UBND cùng cấp hoặc nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp ban hành, bãi nhiệm các chức danh do HĐND bầu. Thứ ba, Đối tượng giám sát của HĐND, gồm: Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 1.1.5. Nội dung, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân 1.1.5.1. HĐND giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trước các kỳ họp của HĐND, các cơ quan chịu sự giám sát của HĐND gửi báo cáo đến các đại biểu HĐND, Thường trực HĐND về kết quả hoạt động của đơn vị. Đây là hình thức giám sát tập trung chủ yếu tại các kỳ họp thường lệ, hoặc kỳ họp chuyên đề để quyết định các nội dung quan trọng khác. HĐND Thành phố xem xét, thảo luận các báo cáo tại kì họp định kì gồm: Báo cáo công tác 06 tháng, hằng năm của Thường trực HĐND Thành phố, Ban của HĐND Thành phố, của UBND, TAND, VKSND cùng cấp,… Ngoài ra, các báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật và báo cáo khác theo đề nghị của Thường trực HĐND thì thời điểm xem xét các báo cáo được thực hiện theo đề nghị của Thường trực HĐND. 1.1.5.2. HĐND thực hiện việc giám sát thông qua xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nghị quyết của HĐND cấp dưới
- 6 Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND giữa hai kỳ họp phải thường xuyên thực hiện quyền giám sát các văn bản thuộc thẩm quyền để đề nghị xem xét, xử lý kịp thời tại kỳ họp của HĐND. Nội dung giám sát bao gồm việc xem xét, cho ý kiến đối với các quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp nếu có sai phạm hoặc trái với quy định pháp luật. Ngoài ra, HĐND xem xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới khi phát hiện sai phạm. Nếu phát hiện thì HĐND quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. 1.1.5.3. Hoạt động giám sát thông qua việc chất vấn, trả lời chất vấn của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: "Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án TAND, VKSND cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu HĐND chất vấn"[21]. Chủ thể của chất vấn là đại biểu HĐND Thành phố. Các nội dung phiên họp chất vấn quan trọng được phát qua hệ thống loa của Đài truyền thanh Thành phố. Ngoài ra được đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương như Cổng thông tin điện tử Thành phố, trên các trang Facebook, Zalo chính thống để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát. 1.1.5.4. Hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh Hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND lần đầu tiên được quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Thông qua những kiến nghị, phản ảnh của cử tri, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, đề xuất nội dung giám sát chuyên đề của MTTQ, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND, Thường trực HĐND tổng hợp, xem xét, trình HĐND thống nhất thông qua những nội dung giám sát chuyên đề. Đối với HĐND Thành phố: Đoàn giám sát do HĐND Thành phố quyết định thành lập tại kỳ họp HĐND Thành phố, gồm những đồng chí Thường trực HĐND, đại diện các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, mời lãnh đạo MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham dự, có thể mời thêm chuyên gia,… Đoàn giám sát sẽ đi khảo sát thực tế để thu thập thông tin, lấy hình ảnh để phục vụ cho tổng hợp báo cáo kết quả giám sát. Báo cáo kết quả giám sát trình Thường trực HĐND xem xét, cho ý kiến, và trình kỳ họp HĐND Thành phố xem xét, thảo luận và thông qua Nghị quyết về chuyên đề giám sát. Đối với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND Thành phố, căn cứ quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, và mới đây nhất là Nghị quyết 594- NQ/UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của UBTV Quốc hội, Thường trực HĐND tổ chức giám sát chuyên đề theo quy định. Nội dung giám sát chuyên đề tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các cơ quan, đơn vị; việc này giúp cho đơn vị chịu sự giám sát chủ động hơn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và chuẩn bị nội dung phục vụ các Đoàn giám sát. 1.1.5.5. Hoạt động giám sát thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu Về lấy phiếu tín nhiệm: Như phần trên đã nêu, người giữ chức vụ do HĐND bầu mà lấy phiếu tín nhiệm dưới 50% tín nhiệm thấp thì sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của Luật (dưới 50% tín nhiệm thấp có thể xin từ chức); nếu có từ hai phần ba đại biểu HĐND đánh giá tín nhiệm thấp thì Thường trực HĐND Thành phố trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm. Về bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu trong các trường hợp như: Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND; Có kiến nghị của Ủy ban MTTQVN cùng cấp; Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá tín nhiệm thấp. Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND huyện đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để HĐND Thành phố bầu có trách nhiệm trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với người đó. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh
- 7 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài Thứ nhất, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động giám sát của HĐND thành phố: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng thể hiện trên nhiều phương diện, như đề ra chủ trương, nghị quyết, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, công tác cán bộ, công tác tư tưởng, công tác kiểm tra, giám sát… Đối với hoạt động giám sát của HĐND Thành phố, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng chính là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động này. Đại biểu HĐND Thành phố bao gồm các đồng chí lãnh đạo đại diện Thường trực Thành ủy, lãnh đạo các cơ quan tham mưu giúp việc của Thành uỷ, Chủ tịch MTTQVN và các tổ chức thành viên, một số phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, lãnh đạo cấp ủy, MTTQ cấp dưới trực tiếp, đại diện doanh nghiệp, tôn giáo,… nên sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng càng quan trọng đối với chất lượng giám sát của HĐND. Chủ trương, đường lối của Đảng là cơ sở chính trị cho hoạt động giám sát của HĐND Thành phố. Thứ hai, điều kiện kinh tế - xã hội: Để hoạt động giám sát của HĐND Thành phố đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cần phải nghiên cứu ưu tiên đầu tư, bố trí kinh phí phù hợp và cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động giám sát. Đồng thời, hoạt động giám sát cũng phải được thực hiện trong một môi trường chính trị - xã hội thực sự dân chủ. Thứ ba, các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND Thành phố: Giám sát của HĐND đối với UBND, các ngành theo quy định của Luật phải dựa trên những chuẩn mực đánh giá là các quy định pháp luật. Hệ thống chuẩn mực đó, trước hết là các quy định trong Hiến pháp như các nguyên tắc tổ chức và hoạt động; quy định về phân cấp, phân quyền theo nhiều phương diện: ngành, lĩnh vực, cấp quản lý...; quy định trong các luật về tổ chức BMNN, như: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Tổ chức chính quyền địa phương,... Giám sát của HĐND Thành phố chỉ có chất lượng khi dựa trên một hệ thống quy định pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất, toàn diện, đầy đủ, rõ ràng. Nếu các quy định đó chưa hoàn thiện, thì tổ chức bộ máy nhà nước không thể hoàn thiện và chất lượng giám sát của HĐND không thể như mong muốn. Thứ tư, yếu tố thuộc đối tượng giám sát: Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giám sát chi phối chất lượng giám sát của HĐND Thành phố. Nghĩa vụ của đối tượng giám sát quy định đầy đủ, cùng với sự hợp tác tốt giữa đối tượng được giám sát với HĐND Thành phố và các cơ quan khác có thẩm quyền là điều kiện nâng cao chất lượng giám sát. Các nghĩa vụ đó chủ yếu liên quan đến việc cung cấp thông tin trong giám sát và trả lời chất vấn, như: nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của HĐND Thành phố; tạo điều kiện thuận lợi để các Ban của HĐND Thành phố, đại biểu HĐND Thành phố giám sát; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết khi được yêu cầu... Vì vậy, các đối tượng giám sát phải có những quyền nhất định, như: được thông báo trước về kế hoạch, nội dung, thời gian giám sát; trình bày ý kiến về các nội dung liên quan thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình;… 1.2.2. Các yếu tố bên trong Thứ nhất, trình độ hiểu biết của đại biểu HĐND Thành phố. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với chất lượng giám sát của HĐND, bởi giám sát mang đậm bản chất của hoạt động tư duy. Nếu hiểu biết toàn diện, sẽ có khả năng tiếp cận toàn diện, đầy đủ, đánh giá vấn đề một cách khoa học, từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. Ngược lại, vấn đề sẽ bị nhìn nhận một cách phiến diện, đánh giá không đúng thực tế và không đưa ra được phương hướng, giải pháp phù hợp, gây tốn kém, thậm chí gây ra nhiều vấn đề phức tạp khác cho quản lý nhà nước và xã hội. HĐND Thành phố muốn đạt được trình độ cao về lý luận cũng như tri thức thực tiễn, thì trước hết các đại biểu phải đạt được mặt bằng nhất định về trình độ lý luận để nhận thức đúng đắn các vấn đề liên quan. Tiếp đến, HĐND Thành phố phải có cơ cấu đại biểu phù hợp về nhiều phương diện, như: lĩnh vực hoạt động, thành phần xã hội, giới tính, địa phương,... Bởi vì, HĐND cần vốn hiểu biết rộng, mà tri thức của từng đại biểu thì có giới hạn. Đó là những yêu cầu khoa học đặt ra cho các cuộc bầu cử HĐND các cấp và công tác bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp.
- 8 Thứ hai, phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm của đại biểu. Đây là yếu tố giữ vai trò cốt lõi, nền tảng hết sức quan trọng. Phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm được nhìn nhận vừa dưới góc độ của cá nhân đại biểu, vừa dưới góc độ của tập thể HĐND, đồng thời với tính cách là chủ quan của đại biểu và như một kết quả xã hội. Mặt khác, đại biểu phải thực sự thấm nhuần lý tưởng, đạo đức cách mạng, thực sự đại diện và có trách nhiệm với nhân dân, luôn trăn trở để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, đại biểu phải luôn học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Thứ ba, cách thức thực hiện giám sát của HĐND Thành phố: Cách thức thể hiện ở nhiều phương diện, như: trình tự, thủ tục giám sát; công tác chuẩn bị, lựa chọn các vấn đề để chất vấn; công tác điều hành hoạt động chất vấn, giám sát tại kỳ họp; cách thức, thời gian chất vấn... Cách thức điều hành chất vấn cũng góp phần vào chất lượng giám sát. Điều hành tốt sẽ làm cho phiên chất vấn diễn ra thuận lợi, rõ ràng, mạch lạc, trật tự và hiệu quả. Bắt từ khâu đăng ký chất vấn, phân chia thời gian chất vấn cho từng loại vấn đề, từng đại biểu chất vấn, đến xác định các trọng tâm chất vấn, chấn chỉnh cách thức chất vấn và trả lời chất vấn... Tiểu kết chương 1 Trong Chương 1, Luận văn đã nghiên cứu, phân tích đầy đủ, cụ thể cơ sở lý luận về hoạt động giám sát và các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh. Phân tích cụ thể các khái niệm về HĐND và vị trí, vai trò của HĐND theo luật định và các nội dung khác liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND. Luận văn cũng đã phân tích hình thức, trình tự, vai trò, nhiệm vụ hoạt động giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp, từ đó xác định nguyên nhân để xây dựng các giải pháp trong thời gian tới phù hợp với địa phương, đơn vị. Nhìn chung, nội dung trong Chương 1 là những vấn đề mang tính lí luận sâu sắc, được nghiên cứu dựa trên hệ thống các quan điểm của các bậc tiền bối yêu nước, những căn cứ, luận điểm, tư duy của các bậc vĩ nhân,… nhờ vậy, nội dung trong Chương này mang ý nghĩa lí luận sâu sắc.
- 9 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm, tình hình Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh, thủ phủ khu vực Tây nguyên. Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh trong khu vực và cả nước. Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt (mùa nắng và mùa mưa). Thành phố hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 13 phường và 08 xã, với 246 thôn, buôn, tổ dân phố); dân số hiện có khoảng 388.350 người, với 107.969 hộ, gồm 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15,8% dân số, trong đó Dân tộc Ê Đê là dân tộc chiếm số lượng lớn nhất so với các DTTS khác. Bảng 2.1. Thông tin về đơn vị hành chính thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk STT Đơn vị hành chính Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số 2 (Km ) (Người) (Người/Km2) 1 Phường Thắng Lợi 0,87 7.190 8.227 2 Phường Thống Nhất 0,34 5.157 15.078 3 Phường Thành Nhất 10,38 19.519 1.881 4 Phường Thành Công 1,13 14.430 12.796 5 Phường Tân Tiến 2,51 19.232 7.653 6 Phường Tân Thành 5,16 19.833 3.843 7 Phường Tự An 5,24 19.201 3.663 8 Phường Tân An 10,94 19.677 1.799 9 Phường Khánh Xuân 21,84 26.671 1.221 10 Phường Tân Lập 9,70 26.835 2.765 11 Phường Tân Hòa 5,36 14.834 2.767 12 Phường Tân Lợi 14,27 31.105 2.179 13 Phường Ea Tam 13,78 31.174 2.262 14 Xã Hòa Thuận 16,88 14.419 854 15 Xã Hòa Thắng 31,64 19.019 601 16 Xã Hòa Xuân 24,08 7.661 318 17 Xã Hòa Phú 51,05 17.099 335 18 Xã Hòa Khánh 33,94 16.571 488 19 Xã Cư Êbur 42,46 22.174 522 20 Xã Ea Kao 46,92 19.088 407 21 Xã Ea Tu 28,59 17.461 611 "Nguồn: Hệ thống niên giám thống kê của Chi cục Thống kê Thành phố Buôn Ma Thuột, tháng 5/2023" Bảng 2.2. Thông tin về số lượng, cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk TT Thành phần dân tộc Số lượng Kinh 316.290 1 Ê đê 43.150 2 M’Nông 443 3 Gia Rai 593 4
- 10 Hoa 2.053 5 Tày 2.510 6 Thái 2.715 7 Mường 4.373 8 Nùng 2.076 9 10 Chăm 160 … "Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2019" 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh Về kinh tế: Theo báo cáo đánh giá nhiệm kì của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố, thì quy mô các ngành kinh tế của Thành phố tiếp tục tăng, cơ cấu kinh tế Thành phố chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 29,92%; các ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 59,23%; GRDP bình quân (giai đoạn 2015 - 2020) ước đạt khoảng 8,88%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 96,3 triệu đồng. Thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (8/8 xã); có 11 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Thành phố còn 348 hộ nghèo (cuối năm 2022), chiếm tỷ lệ 0,32%, có 674 hộ cận nghèo, chiếm 0,62% trên tổng số hộ dân toàn Thành phố. Thu, chi ngân sách địa phương hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Năm 2022 khi tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, vì vậy thu ngân sách đạt 133% kế hoạch năm, tăng 37,4% so với năm 2021. Trong giai đoạn (2015 - 2020), HĐND Thành phố đã quyết định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Thành phố với tổng 310 công trình, trị giá vốn đầu tư 1.851 tỷ đồng. Năm 2021 và 2022, đầu tư xây dựng 461 công trình, tổng nguồn vốn 1.610,648 tỷ đồng. Về văn hóa - xã hội: Hàng năm số hộ gia đình văn hóa đạt trên 90%; thôn, buôn, TDP văn hóa trên 85%; cơ quan, đơn vị văn hóa trên 95%; 8/8 xã đạt chuẩn văn hóa và 11/13 phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt từ 98 - 99,5%; 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn theo quy định. Trên địa bàn Thành phố có một số bệnh viện lớn như: bệnh viện Vùng Tây nguyên, bệnh viện đa khoa Thành phố, các bệnh viện tư nhân,...Trạm y tế xã, phường đều đạt chuẩn theo quy định. Chính sách đối với người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 được Thành phố quan tâm; chính sách đối với đồng bào DTTS được giải quyết kịp thời. Về quốc phòng – an ninh: Xây dựng, kiện toàn tổ chức, biên chế lực lượng vũ trang Thành phố đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng lực lượng bộ đội thường trực, dân quân tự vệ đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; xây dựng lực lượng dự bị động viên đủ 100% đầu mối, quân số sắp xếp đạt tỷ lệ 98% và sắp xếp phương tiện kỹ thuật đạt 100%; công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự được triển khai chặt chẽ, đủ chỉ tiêu và có chất lượng. Hàng năm tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ phường, xã và đơn vị tự vệ theo quy định. 2.2. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân 2.2.1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk * Nhiệm kì 2016 - 2021: HĐND Thành phố nhiệm kì 2016 - 2021 có 39 vị đại biểu, được chia thành 07 Tổ đại biểu HĐND, mỗi Tổ từ 5 – 8 thành viên. Thường trực HĐND Thành phố khóa XI, có 06 thành viên: Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và 03 Phó trưởng các Ban của HĐND. Nhân sự trong nhiệm kì có sự thay đổi. Đến năm 2020 Thường trực HĐND Thành phố còn 04 đồng chí (khuyết Chủ tịch). HĐND Thành phố có 03 Ban: Ban KT – XH, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc. * Nhiệm kì 2021 - 2026: HĐND Thành phố nhiệm kì 2021 - 2026 có 35 vị đại biểu được chia thành 06 Tổ đại biểu HĐND, mỗi Tổ từ 5 – 8 thành viên. Thường trực HĐND Thành phố khóa XII, có 04 thành viên: Chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 02 Phó ban chuyên trách. Như vậy số
- 11 lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ít hơn so với nhiệm kì 2016 - 2021 (số đại biểu HĐND Thành phố cũng giảm hơn so với nhiệm kì trước). Có 02 Ban: Ban KT-XH, Ban Pháp chế. Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) Tổng số đại biểu Cơ cấu đại biểu HĐND Đầu Bãi Cho Từ Bầu Cuối Nữ Dân Tôn Ngoài Tự Tái NK nhiệm thôi trần bổ NK tộc giáo Đảng ứng cử (2016) nhiệm sung (2021) cử vụ 39 0 01 0 0 38 11 05 01 02 0 16 (bầu khuyết 01 đb) "Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Buôn Ma Thuột" Bảng 2.4. Số lượng và cơ cấu đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026) Tổng số đại biểu Cơ cấu đại biểu HĐND Đầu Bãi Cho Từ Bầu Hiện Nữ Dân Tôn Ngoài Tự Tái NK nhiệm thôi trần bổ nay tộc giáo Đảng ứng cử (2021) nhiệm sung (năm cử vụ 2022) 35 0 0 0 0 35 12 09 01 02 0 14 "Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Buôn Ma Thuột" Bảng 2.5. Cơ cấu trình độ đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) - Về trình độ chuyên môn - Về trình độ chính trị Bảng 2.6. Cơ cấu trình độ đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026)
- 12 - Về trình độ chuyên môn - Về trình độ chính trị Bảng 2.7. Cơ cấu độ tuổi đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2016 - 2021) Bảng 2.8. Cơ cấu độ tuổi đại biểu HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nhiệm kì 2021 - 2026)
- 13 2.2.2. Kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2018 - 2022 2.2.2.1. Công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp của Hội đồng nhân dân Nhiệm kì 2016 - 2021 (từ 2016 đến hết năm 2020), HĐND Thành phố tổ chức 14 kì họp (trong đó 10 kì họp thường lệ, 04 kì họp bất thường). Nhiệm kì 2021 – 2026, từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2022, HĐND Thành phố tổ chức 07 kì họp (05 kì họp thường lệ, 02 kì họp chuyên đề). Số lượng đại biểu HĐND tham gia các kỳ họp đạt khá cao (khoảng 96,7%/tổng số đại biểu). Về công tác chuẩn bị nội dung các kỳ họp: Trước mỗi kì họp khoảng 01 tháng, Thường trực HĐND Thành phố tích cực chỉ đạo, tổ chức cuộc họp liên tịch với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các Ban HĐND và các ngành liên quan để thống nhất nội dung, chương trình, thời gian kỳ họp. Thường trực HĐND, UBND Thành phố báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Thành uỷ trước khi trình HĐND Thành phố quyết định. Việc điều hành kỳ họp được sắp xếp khoa học, được cụ thể hóa bằng chương trình điều hành kỳ họp theo hướng giảm thời gian đọc văn bản, tăng thời gian thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn. 2.2.2.2. Quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND Thành phố đã ban hành 103 nghị quyết các loại. Trong đó từ năm 2018 đến hết nhiệm kì (tháng 4/2021), HĐND Thành phố ban hành 46 nghị quyết. Nhiệm kì 2021 – 2026 (từ tháng 7/2021 đến 12/2022), HĐND Thành phố ban hành 51 nghị quyết. 2.2.2.3. Công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Nhiệm kì 2016 - 2021, Thường trực HĐND Thành phố phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN Thành phố tổ chức 252 cuộc TXCT, số lượng cử tri tham dự trung bình 250 cử tri/cuộc. Từ đầu nhiệm kì 2021 – 2026 đến 6/2022, tổ chức 04 cuộc TXCT, có 112 lượt ý kiến với 92 ý kiến kiến nghị. 2.2.2.4. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Thường trực HĐND Thành phố, công tác tham mưu giúp việc của Văn phòng HĐND – UBND Thành phố về lĩnh vực đơn thư đã được chú trọng, từng bước đổi mới và đạt kết quả rõ nét. Hầu hết các đơn thư đủ điều kiện thụ lý đều được Văn phòng tham mưu chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Đối với một số vụ việc phức tạp kéo dài, Thường trực HĐND Thành phố đã chỉ đạo Ban Pháp chế tổ chức giám sát công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. 2.2.2.5. Về mối quan hệ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố với các cơ quan, đơn vị liên quan Thành ủy, trực tiếp là Ban thường vụ, Thường trực Thành ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của HĐND Thành phố thông qua Quy chế làm việc, các cuộc hội họp. Theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, trước khi kì họp khai mạc khoảng 15 - 20 ngày, Thường trực HĐND Thành phố phải trình Ban thường vụ Thành ủy xem xét cho ý kiến về nội dung, chương trình kì họp HĐND và các nội dung liên quan khác thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Thành uỷ. Thường trực HĐND và UBND Thành phố luôn duy trì mối quan hệ phối hợp trong việc hiện nhiệm vụ; các nghị quyết của HĐND được UBND xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hoá để lãnh đạo, chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND xã, phường thực hiện. Thường trực HĐND Thành phố duy trì mối quan hệ phối hợp với Ủy ban MTTQ Thành phố, các tổ chức thành viên của MTTQ, nhất là trong hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri,… 2.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Các yếu tố tác động bên ngoài 2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí của Thành phố Thành phố Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Đắk Lắk, mà còn là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của vùng và cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Buôn Ma Thuột có nhiều loại trái cây, khoai sắn, rau củ, đặc biệt là cà phê Buôn Ma Thuột. Là địa phương dẫn đầu cả nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn