BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
--------/------------/----HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
TẠ QUỐC LONG<br />
<br />
CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT<br />
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính<br />
Mã số: 60 38 01 02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP<br />
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
HÀ NỘI – 2016<br />
<br />
Luận văn đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU<br />
<br />
Phản biện 1: ………………………………………………….<br />
Phản biện 2: ………………………………………………….<br />
<br />
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng …..nhà ….. Hội trƣờng bảo vệ Luận văn Thạc sĩ<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi …..h ……phút ngày …. tháng ….. năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hiến pháp, đạo luật gốc, sự thỏa thuận và thỏa hiệp giữa các tầng lớp nhân<br />
dân trong xã hội là một Đạo luật mà trong đó chứa đựng tính nhân văn, dân chủ và<br />
nhân quyền. Hiến pháp quy định các nguyên tắc cơ bản về nhà nƣớc và pháp luật,<br />
các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. Căn cứ vào Hiến pháp,các quy phạm<br />
pháp luật và các chính sách để quản lý xã hội đƣợc ban hành nhằm đáp ứng nguyện<br />
vọng của nhân dân. Tuy nhiên, Hiến pháp cũng mang tính nhạy cảm và mong<br />
manh nếu có những thế lực vô tình hay hữu ý xâm phạm đến sự thiêng liêng của nó<br />
thì Hiến pháp cũng dễ trở thành công cụ để một nhóm ngƣời nô dịch số đông còn<br />
lại để phục vụ những mƣu đồ riêng của mình.<br />
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp<br />
bằng pháp luật ở Việt nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và<br />
Luật Hành chính.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Trong những năm qua, tùy từng thời điểm vấn đề pháp luật về bảo vệ Hiến<br />
pháp ở Việt Nam đƣợc đƣa ra thảo luận và nghiên cứu với mức độ tích cực khác<br />
nhau thu hút sự chú ý của xã hội và giới luật học. Dƣới góc độ lý luận, từ năm 1991 đã<br />
có nhiều bài viết của các học giả tâm huyết thể hiện các quan điểm lý luận về cơ chế bảo<br />
hiến cho Việt Nam.<br />
Vấn đề nghiên cứu pháp luật về bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà<br />
khoa học pháp lý xem xét và nghiên cứu nhƣng tính thời sự và các vấn đề thực tiễn cần<br />
giải quyết vẫn tiếp tục đƣợc đặt ra. Việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bảo<br />
vệ Hiến pháp ở nƣớc ta trong Luận văn thạc sĩ vẫn là điều cần thiết. Vì thế đề tài này<br />
dƣới góc độ nghiên cứu khoa học vẫn đảm bảo tính mới, tính cấp thiết.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu cơ bản về cơ chế bảo hiến bằng pháp<br />
luật trên thế giới thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những khái niệm,<br />
vai trò của bảo hiến đối với mỗi quốc gia, làm rõ các yếu tố tác động đến sự lựa<br />
chọn xây dựng mô hình bảo hiến ở mỗi nƣớc. Đồng thời nghiên cứu xác định<br />
những ƣu điểm và hạn chế của pháp luật bảo hiến hiện tại, xem xét nền tảng để<br />
hoàn thiện pháp luật về bảo hiến ở Việt Nam. Để hoàn thành mục đích trên, luận<br />
văn cần thực hiện những nhiệm vụ:<br />
<br />
1<br />
<br />