intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong việc xét xử các VAHS từ thực tiễn TAND thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật của thẩm phán trong giải quyết án hình sự tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong hoạt động giải quyết án hình sự ở nước ta hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong việc xét xử các VAHS từ thực tiễn TAND thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHÚC TRỌNG QUANG NĂNG LỰC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: TS. NGUYỄN MINH SẢN Phản biện 2: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp D nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 14h ngày 8 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) Việt Nam là con đường phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Trong NNPQ, quyền tư pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta đến năm 2020 đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW) là: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN); hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [1]. Áp dụng pháp luật (ADPL) trong hoạt động giải quyết án hình sự là hoạt động thường xuyên của Tòa án nhân dân (TAND) trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do Hiến pháp và pháp luật quy định. ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của Toà án mang những đặc điểm chung của hoạt động ADPL, bên cạnh đó, nó còn có những đặc điểm riêng. Quy trình ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của Toà án được thực hiện theo quy định của BLTTHS nhưng luật nội dung giải quyết VAHS phải là BLHS. Việc ADPL trong hoạt động của Toà án luôn là mối quan tâm của xã hội, đặc biệt là khi chúng ta đang tiến hành cải cách tư pháp nhằm thực hiện tốt nhất công cuộc đổi mới, xây dựng NNPQ Hoạt động ADPL về xét xử các VAHS của tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý, công bằng xã hội. ADPL về xét xử các VAHS của tòa án phải tuân thủ đúng các nguyên tắc cơ bản của xét xử hình sự, các nguyên tắc hiến định đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và trong BLTTHS, BLHS, đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ ở nước ta hiện nay. Để việc ADPL được thực hiện đúng và đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì vai trò của Thẩm phán, người trực tiếp 1
  4. xét xử, hay nói cách khác là năng lực ADPL của Thẩm phán trong quá trình giải quyết các VAHS đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thực tiễn về năng lực ADPL của Thẩm phán trong xét xử VAHS tại TAND thành phố hải Phòng trong thời gian qua về cơ bản đã đáp ứng được các nhiệm vụ đề ra nhưng vẫn còn một số hạn chế như: vẫn còn tình trạng có tỷ lệ các bản án bị hủy, bị cải sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, năng lực, trình độ của Thẩm phán ở một số Tòa còn những hạn chế nhất định, còn tình trạng Thẩm phán có những nhận thức không thống nhất trong giải quyết án,.... Đó là những hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử của TAND thành phố Hải Phòng nói riêng của Tòa án nói chung. Từ những phân tích và lập luận trên học viên quyết định chọn đề tài “Năng lực ADPL của Thẩm phán trong việc xét xử các VAHS từ thực tiễn TAND thành phố Hải Phòng” để làm luận văn cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đề tài vai trò tòa án, về ADPL trong quá trình xét xử của TAND. Có thể điểm qua một số công trình khoa học sau đây. Luận văn cao học của tác giả Phan Huyền Ly về đề tài “Vai trò của tòa án trong NNPQ" năm 2015 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn cao học về đề tài "Xây dựng đội ngũ Thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp – liên hệ vào thực tiền của ngành tòa án tỉnh Thái Nguyên", của tác giả Nhữ Văn Tâm năm 2006, tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn cao học về đề tài “Xây dựng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt nam hiện nay” của tác giả Vũ Thu Hiền năm 2008, tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. 2
  5. Luận văn cao học về đề tài "Xây dựng ý thức pháp luật của thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay" của tác giả Trần Thị Thanh Bình, năm 2014, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Văn Kiểm: “ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND ở tỉnh Nam Định”, năm 2013, tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sỹ của tác giả Cao Thị Nga: “Văn hóa pháp luật của Thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính” năm 2014, tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Chí, “Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội năm 2009; Bài viết của tác giả Đinh Văn Quế, “Thực tiễn ADPL hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn” vv... Đây là những công trình có chất lượng cao, là nguồn tài liệu để tác giả tham khảo cho việc thực hiện luận văn. Đồng thời tác giả còn nghiên cứu các báo cáo thực tiễn của Tòa án thành phố Hải Phòng, các bài viết, bài phát biểu của các lãnh đạo Đảng, nhà nước gần đây về cải cách tư pháp, thi hành Hiến pháp năm 2013. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Thông quan việc phân tích, đánh giá thực trạng ADPL của thẩm phán trong giải quyết án hình sự tại TAND thành phố Hải Phòng, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực ADPL của Thẩm phán trong hoạt động giải quyết án hình sự ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận của luận văn; 3
  6. - Đánh giá thực trạng năng lực ADPL của thẩm phán trong xét xử án hình sự thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng ADPL của thẩm phấn trong xét xử VAHS từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường năng lực ADPL của Thẩm phán trong xét xử các VAHS hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc ADPL hình sự và năng lực ADPL của thẩm phán trong quá trình xét xử VAHS của TAND từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tác giả giới hạn phạm vi luận văn ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá tổng quan về thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp ADPL hình sự, pháp luật tố tụng hình sự mà không đi sâu vào nghiên cứu cụ thể việc ADPL đối với các loại tội phạm cụ thể. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn ADPL trong xét xử hình sự của Thẩm phán TAND tại Thành phố Hải Phong trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017. - Phạm vi không gian: TAND ở thành phố Hải Phòng (Bao gồm: TAND thành phố và TAND các quận/huyện). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được tiếp cận trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng ta về NNPQ, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của khoa học pháp lý. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh. 4
  7. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về ADPL và năng lực ADPL của Thẩm phán trong xét xử VAHS của TAND . - Về mặt thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn cho Thẩm phán, Thư ký Tòa án, những người trực tiếp làm công tác giải quyết án hình sự tại các TAND, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự của TAND. 7. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực ADPL của thẩm phán trong xét xử các VAHS. Chương 2. Thực trạng năng lực ADPL của Thẩm phán trong xét xử các VAHS ở TAND thành phố Hải phòng Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực ADPL của Thẩm phán trong xét xử các VAHS từ thực tiễn TAND ở Hải Phòng. 5
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái quát về năng lực áp dụng pháp luật của thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự. 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán. Thẩm phán là một chức danh tư pháp, chỉ người làm việc trong Tòa án, nhân danh Nhà nước tham gia vào các hoạt động xét xử. Thẩm phán là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.Có trình độ cử nhân luật trở lên. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử; Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật; Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khái niệm Thẩm phán: Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án. 1.1.2. Khái niệm hoạt động áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự. ADPL là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật cơ bản, có tính chất đặc biệt. Sự phân định thành bốn hình thức thực hiện pháp luật cũng chỉ mang tính tương đối, trên thực tế, giữa các hình thức thực hiện pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết. ADPL về xét xử các VAHS của TAND là một trong những dạng ADPL nói chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Về thuật ngữ, trong thực tế cũng có cách sử dụng khác như ADPL hình sự về xét xử các VAHS của TAND. Tuy vậy, khi dùng khái niệm ADPL ở đây có thể còn bao hàm ý nghĩa 6
  9. rộng hơn, vì theo nguyên tắc pháp quyền, tòa án ngoài việc căn cứ vào pháp luật hình sự còn phải căn cứ vào Hiến pháp để giải quyết VAHS. Như vậy, ADPL là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù, do cơ quan nhà nước, công chức nhà nước được trao quyền tiến hành theo một thủ tục do pháp luật quy định; nhằm thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi phạm tội; khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và các nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong một quan hệ pháp luật nhất định; hoặc khi Nhà nước thấy cần phải can thiệp, cần phải tham gia để bảo đảm việc thực thi trên thực tế của các chủ thể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể rút ra khái niệm sau: Hoạt động ADPL của Thẩm phán trong xét xử VAHS là hoạt động cá biệt hóa các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của Thẩm phán – một chủ thể có vị trí trung tâm trong xét xử VAHS, được xác định từ khi thẩm phán được phân công thụ lý vụ án cho đến khi bản án hoặc quyết định giải quyết VAHS có hiệu lực pháp luật trong đó thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình để ban hành các văn bản ADPL nhằm giải quyết đúng đắn VAHS. ADPL vừa là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước hoặc công chức có thẩm quyền vừa là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Vì vậy ADPL có những đặc điểm sau: Thứ nhất, ADPL là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước: Thứ hai, ADPL là hoạt động phải tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Thứ ba, hoạt động ADPL là hoạt động điều chỉnh có tính chất cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội nhất định. Thứ tư, ADPL là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. Bởi ADPL là một hình thức quan trọng đưa các quy phạm pháp luật trên giấy vào điều chỉnh các quan hệ cụ thể của đời sống xã hội. 7
  10. 1.1.3. Khái niệm năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự. Từ những phân tích trên tác giả rút ra khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là những khả năng cần thiết đủ để thực hiện thành thạo một công việc nhất định và hoàn thành yêu cầu, nhiệm vụ của công việc đó”. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm năng lực của Thẩm phán và năng lực của Thẩm phán trong xét xử VAHS như sau: “Năng lực của Thẩm phán là những khả năng cần thiết đủ để thực hiện thành thạo và hoàn thành nhiệm vụ, chức năng xét xử”. “Năng lực của Thẩm phán trong xét xử A là nh ng hả năng c n thi t đủ để thực hiện thành thạo chức năng, nhiệm vụ xét xử nh m đưa ra được bản án hình sự c ng b ng, hách quan, đ ng quy định của pháp luật . 1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự. Để hoàn thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ, chức năng xét xử các VAHS của mình, Thẩm phán phải thực sự có năng lực. Các yếu tố cấu thành năng lực của Thẩm phán bao gồm: trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; phẩm chất đạo đức; văn hóa ứng xử; chất lượng xét xử. Cụ thể: 1.2.1. Trình độ đào tạo, điều iện về b ng cấp Trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp là yếu tố quan trọng đánh giá năng lực của Thẩm phán. Chất lượng Thẩm phán liên quan đến quá trình đào tạo đại học, nghiệp vụ xét xử và việc tự đào tạo của mỗi người... 1.2.2. Trình độ chuyên m n, nghiệp vụ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán trong xét xử VAHS ở đây đó chính là kỹ năng xét xử VAHS, bao gồm các khâu như: nghiên cứu hồ sơ vụ án; đánh giá chứng cứ qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án; tổ chức và điều khiển phiên tòa; viết bản án và trình bày bản án khi tuyên án;… 8
  11. 1.2.3. Trình độ lý luận chính trị Nghề Thẩm phán là một nghề đặc thù nên đòi hỏi người Thẩm phán phải thể hiện sự giác ngộ chính trị cao, hiểu sâu sắc các nhiệm vụ, chức trách được giao phó. Theo đó, Thẩm phán phải là người có lập trường cách mạng vững chắc, kiên định với đường lối chính sách mà Đảng đã đề ra nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử trong quá trình giải quyết các vụ án. 1.2.4. Phẩm chất đạo đức Trong hoạt động xét xử, người Thẩm phán bên cạnh việc coi trọng trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì cần phải có phẩm chất đạo đức tốt. Đạo đức vừa mang tính giai cấp, vừa đồng thời chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố dân tộc, truyền thống lịch sử, tôn giáo… 1.2.5. ăn hóa ứng xử của Thẩm phán Văn hóa ứng xử của Thẩm phán trong hoạt động xét xử là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa pháp đình (văn hóa xét xử). Văn hóa pháp đình được biểu hiện dưới hai phạm trù: Văn hóa vật thể pháp đình (cơ sở vật chất của tòa án) và văn hóa phi vật thể pháp đình (việc xử lý các mối quan hệ trong tố tụng và việc ứng xử trong phiên tòa của những người tham gia tố tụng). 1.2.6. Chất lượng xét xử của thẩm phán Một Thẩm phán được đánh giá là có năng lực trong xét xử nói chung, trong xét xử các VAHS nói riêng không những phải có đầy đủ 05 tiêu chí nêu trên mà còn thể hiện ở chất lượng xét xử vụ án của Thẩm phán đó. Bởi vì Thẩm phán có trình độ đào tạo, điều kiện về bằng cấp; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; phẩm chất đạo đức; văn hoá ứng xử nhưng chất lượng kết quả xét xử không cao (tỷ lệ án bị huỷ, bị sửa do lỗi chủ quan) thì Thẩm phán cũng không được đánh giá là có năng lực. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực áp dụng pháp luật của thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự 1.3.1. Y u tố về chất lượng chuyên m n trong thực hiện c ng vụ. 9
  12. Là công chức trong bộ máy, người được bổ nhiệm chức danh tư pháp thực hiện nhiệm vụ xét xử là đã qua “nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ có bản lĩnh” và trước hết yêu cầu phải có nhận thức sâu sắc chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn của công chức, Thẩm phán trong ngành Tòa án nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng. 1.3.2. Y u tố về inh nghiệm và tính tích cực c ng vụ của Thẩm phán. Để vận dụng nguyên tắc tranh tụng thực hiện trong tố tụng hình sự ở nước ta thực sự phát huy hiệu quả thì yêu cầu đặt ra phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có chức danh hoạt động trong lĩnh vực này của các cơ quan tiến hành tố tụng và tương ứng với đó cần có đội ngũ luật sư giỏi, có chất lượng. Nói cách khác, các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng (chủ yếu là luật sư) tại phiên tòa xét xử án hình sự phải có kỹ năng tốt để thể hiện năng lực của mình, đó là: “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó trong thực tế”. 1.3.3. Y u tố về sự đ y đủ của hệ thống pháp luậ về ình sự và Tố tụng hình st. Để bảo đảm năng lực xét xử tại phiên tòa hình sự thì cùng với yếu tố nhận thức về chính trị, tư tưởng còn phải có những quy định của pháp luật về thẩm quyền, quyền hạn, nghĩa vụ của Thẩm phán. Nói cách khác là việc thực hiện nhiệm vụ được xác định theo khuôn khổ pháp lý đối với Thẩm phán. Đây là một yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát huy năng lực của chủ thể trong cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án. 10
  13. Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát chung về Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng 2.1.1. Điều iện tự nhiên, inh t , xã hội của thành phố ải Phòng Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ 106029’ đến 107005’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thành phố còn nhiều hạn chế, yếu kém. Phát triển và quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Quản lý sử dụng đất đai còn bị buông lỏng, gây thiếu sót, khuyết điểm ở một số nơi. Hệ thống các giải pháp an sinh xã hội được quan tâm, song kết quả đạt được thiếu vững chắc. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn trọng điểm và khu vực nông thôn, nhất là khu vực phải thực hiện giải phóng mặt bằng, giao đất để triển khai các dự án còn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định. Việc giải quyết một số vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc còn chậm, kéo dài. Tệ nạn ma tuý, mại dâm, tai nạn giao thông và một số loại tội phạm hình sự còn diễn biến phức tạp; đòi hỏi sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của các cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố ải Phòng Về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ: Cơ cấu tổ chức của TAND Thành phố Hải Phòng được tổ chức theo cơ cấu của TAND tỉnh, thành phố trực 11
  14. thuộc trung ương gồm có TAND thành phố và 15 TAND quận, huyện trực thuộc. Toà án nhân dân thành phố có: Ủy ban Thẩm phán; 05 toà chuyên trách (Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Hành chính) và bộ máy giúp việc. TAND thành phố có Chánh án, 03 Phó Chánh án, các Thẩm phán trung cấp, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên và các chức danh khác. Các Toà án nhân dân cấp huyện: TAND thành phố Hải Phòng có 15 TAND huyện, quận (gọi chung là TAND cấp huyện) trực thuộc, cụ thể như sau: TAND quận Hồng Bàng; TAND quận Dương Kinh; TAND quận Đồ Sơn; TAND quận Kiến An; TAND quận Hải An; TAND quận Lê Chân; TAND quận Ngô Quyền; TAND huyện An Dương; TAND huyện An Lão; TAND huyện Bạch Long Vỹ; TAND huyện Cát Hải;TAND huyện Kiến Thụy; TAND huyện Thủy Nguyên; TAND huyện Tiên Lãng; TAND huyện Vĩnh Bảo. Về số lượng biên chế: Theo Quyết định số 109/QĐ-TCCB ngày 11/ 01/2013 của Chánh án TAND tối cao, tổng số biên chế của ngành TAND thành phố Hải Phòng gồm có 252 người, trong đó có 99 Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp 2.2. Tình hình áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân ở thành phố Hải Phòng. 2.2.1. K t quả áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán tại Tòa án nhân dân thành phố ải Phòng các năm 2013, 2014, 2015 - Về xét xử các VAHS trong những năm gần đây: Trong năm 2013 theo Báo cáo công tác ngành tòa án tại kỳ họp thứ 19 HĐND Thành phố khoá XIII ), số: 1316/BC-TA, ngày 15 tháng 11 năm 2013, toàn ngành đã giải quyết, xét xử 1328 vụ 2342 bị cáo trên tổng số thụ lý 1336 vụ 2377 bị cáo, đạt tỷ lệ 99.5% (vượt so với chỉ tiêu thi đua 4,5%, tăng 2,3% so với năm 2009). Trong đó: - Xét xử các VAHS: 12
  15. - Án hình sự sơ thẩm: Tòa án thành phố thụ lý 174 vụ/434 bị cáo, đã giải quyết xét xử 173 vụ/431 bị cáo, đạt tỉ lệ 99,4%; tòa án quận, huyện thụ lý 1214 vụ/2066 bị cáo, đã giải quyết xét xử 1198 vụ/2013 bị cáo, đạt tỉ lệ 98,7%. So với năm 2013 thụ lý tăng 52 vụ/123 bị cáo. Trong số các vụ đã giải quyết tập trung chủ yếu vào các tội: “Tàng trữ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy”: 375 vụ/479 bị cáo; “Trộm cắp tài sản”: 217vụ/376 bị cáo; “Cố ý gây thương tích”: 155 vụ/254 bị cáo; “Cướp tài sản”: 76 vụ/185 bị cáo; “Cướp giật tài sản”: 50 vụ/83 bị cáo; “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”: 72 vụ/73 bị cáo. Một số tội đáng chú ý so với năm 2013 là: Tội “Hiếp dâm trẻ em” đã giải quyết, xét xử: 04 vụ/04 bị cáo tăng 03 vụ/03 bị cáo; “Tội giết người” đã giải quyết, xét xử: 35 vụ/78 bị cáo, giảm 08 vụ/40 bị cáo; Tội “Mua bán người” đã giải quyết, xét xử: 03 vụ/09 bị cáo, giảm 05 vụ/02 bị cáo. Đã tuyên phạt: tử hình: 04 bị cáo (đều về tội “Giết người”, giảm so với năm 2013 là 01 bị cáo); tù chung thân: 16 bị cáo (giảm so với năm 2013 là 01 bị cáo); tù từ trên 20 năm đến 30 năm: 01 bị cáo; tù từ trên 15 năm đến 20 năm: 46 bị cáo; còn lại là từ từ 15 năm trở xuống và các hình phạt khác. Đã hoàn trả 23 hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Toàn ngành đã đưa ra xét xử 13 vụ án trọng điểm, 117 vụ án lưu động tại nơi xảy ra tội phạm, trong đó có 58 vụ án ma túy được tổ chức xét xử tại địa bàn phức tạp về ma túy, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đối với loại tội phạm này. - Án hình sự phúc thẩm: Tòa án thành phố thụ lý 176 vụ/233 bị cáo, đã giải quyết xét xử 175 vụ/232 bị cáo, đạt tỉ lệ 99,4%. Kết quả xét xử: Giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với 122 bị cáo, cải sửa đối với 110 bị cáo (trong số 110 bị cáo cải sửa tăng hình phạt 04 bị cáo, giảm hình phạt 50 bị cáo, chuyển từ hình phạt tù sang hình phạt cải tạo không giam giữ 08 bị cáo, còn lại là các cải sửa khác). Lý do cải sửa phần lớn do có tình tiết mới ở giai đoạn xét xử phúc thẩm như bị cáo bồi thường, khắc phục hậu quả cho người bị hại, người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt…TAND tối cao đưa ra xét xử 73 vụ/122 bị cáo; trong đó y án sơ thẩm đối với 74 bị cáo, sửa án sơ thẩm đối với 44 bị cáo, chủ yếu là giảm nhẹ hình phạt 13
  16. và chuyển từ hình phạt tù sang cho hưởng án treo do có tình tiết mới tại phiên tòa. Năm 2014, số lượng các vụ án lớn đặc biệt nghiêm trọng về tội phạm ma tuý, tham nhũng, tội phạm về kinh tế giảm đáng kể so với những năm trước. Trong năm 2015, theo Báo cáo công tác Tòa án năm 2015 và phuơng huớng, nhiệm vụ công tác 2013, trình tại kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố khóa XIV nhiệm kỳ 2014-2016, số 2809/BC-TA, ngày 16 tháng 11 năm 2015., kết quả đạt được như sau: 2.2.2. K t quả áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán tại Tòa án nhân dân thành phố ải Phòng năm 2016 Đối với hai năm 2016 và 2017, học viên sẽ đưa ra số liệu cụ thể hơn cũng như nêu ra nội dung và đường lối giải quyết một số vụ án để qua đó đánh giá năng lực xét xử án hình sự của Thẩm phán Tòa Hình sự TAND thành phố Hải Phòng. Năm 2016 Tòa Hình sự - Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng thụ lý tổng số các loại án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm 261 vụ 567 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 257 vụ 563 bị cáo, đạt tỉ lệ giải quyết 98,47% vượt chỉ tiêu thi đua đề ra 3,47 %. Số thụ lý các VAHS sơ, phúc thẩm năm 2016 giảm 22 vụ 60 bị cáo so với năm 2015. Trong đó: 2.2.3. K t quả áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán tại Tòa án nhân dân thành phố ải Phòng năm 2017 Năm 2017, Tòa Hình sự - Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng thụ lý tổng số các loại án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm 270 vụ 650 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 263 vụ 632 bị cáo, đạt tỉ lệ giải quyết 97,41% vượt chỉ tiêu thi đua đề ra 7,41 %. Số thụ lý các VAHS sơ, phúc thẩm năm 2016 tăng 09 vụ 83 bị cáo so với năm 2016. Trong đó: - Về án hình sự sơ thẩm: Đã giải quyết, xét xử 160 vụ 487 bị cáo trên tổng số thụ lý 163 vụ 500 bị cáo đạt tỉ lệ 98,16% vượt 8,16% so với chỉ tiêu thi đua đề ra. So với năm 2016, số lượng thụ lý VAHS sơ thẩm giảm 02 vụ nhưng tăng 65 bị cáo. Cụ thể kết quả xét xử án hình sự sơ thẩm năm 2016 như sau: 14
  17. 2.3. Đánh giá chung về năng lực áp dụng pháp luật của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng thời gian qua 2.3.1. Nh ng ưu điểm và nguyên nhân ề chất lượng xét xử Việc xét xử các VAHS nhìn chung đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Năm 2017, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, số lượng án thụ lý tăng nhiều so với năm 2016. Tổng số việc toàn ngành thụ lý 5140 vụ việc, đã giải quyết, xét xử được 5029 vụ việc, đạt tỉ lệ 97,84%. So với năm 2016 thụ lý tăng 688 vụ, giải quyết tăng 644 vụ nhưng với tinh thần cố gắng quyết tâm, Tòa án hai cấp đã tập trung cao cho công tác xét xử. Tỉ lệ, chất lượng giải quyết, xét xử một số loại án tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ xét xử các VAHS năm nào cũng vượt chỉ tiêu thi đua đề ra từ 3% đến 4% . Đã kịp thời đưa ra xét xử nghiêm minh Vụ án Phạm Thanh Bình và các bị cáo phạm tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin. Đã phối hợp với Công an, Viện Kiểm sát xác lập, xét xử một số VAHS trọng điểm, đưa ra xét xử lưu động nhiều vụ án tại địa bàn gây án phục vụ yêu cầu chính trị địa phương, đáp ứng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. 2.3.2. Nh ng hạn ch và nguyên nhân Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể là: * ự vi phạm về nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán vẫn còn xảy ra Ở Việt Nam Tòa án vẫn được coi như một cơ quan hành chính và Thẩm phán như công chức hành chính.Với cơ chế hiện nay hoạt động xét xử của Thẩm phán bị chi phối từ nhiều phía. Lãnh đạo Tòa án được coi là thủ trưởng của 15
  18. Thẩm phán trong nhiều mối quan hệ "ngoài tố tụng" và việc báo cáo án, thỉnh thị án, duyệt án... Vẫn là một hiện tượng khá phổ biến ở các địa phương. Thông qua cơ chế này ở nhiều địa phương Chánh án đã can thiệp sâu vào việc xét xử đối với từng vụ án cụ thể, thậm chí có trường hợp lạm dụng để chỉ đạo Thẩm phán làm trái pháp luật. * Trong hoạt động xét xử một số Thẩm phán còn bị tác động bởi các y u tố tiêu cực từ phía nh ng người tham gia tố tụng - ề các quy định của BLTT BLTTHS chưa quy định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nên các quy định của Bộ luật chưa cụ thể hoá đầy đủ tính chất tranh tụng tại phiên toà. Một số quy định của BLTTHS đặt gánh nặng trách nhiệm chứng minh tội phạm lên vai HĐXX (ví dụ khoản 2 Điều 307 quy định về trình tự xét hỏi như sau: Khi xét xử từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa…) Vì vậy, chính các chủ thể tham gia tranh tụng (Kiểm sát viên, luật sư…) cũng chưa ý thức được đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong tranh tụng. Việc xét hỏi tại phiên toà là một giai đoạn của quá trình tranh tụng tại phiên toà, cho nên cần phải để các bên tranh tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh (Viện kiểm sát, người bào chữa …) tiến hành xét hỏi là chủ yếu, còn HĐXX thực hiện việc giám sát, duy trì trình tự xét hỏi ở bất kỳ thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết vụ án chưa được các bên làm rõ trong quá trình xét hỏi. BLTTHS cần xác định rõ tại phiên toà. Vai trò của HĐXX chỉ là người trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa để ra phán quyết về vụ án, còn việc xét hỏi theo hướng buộc tội là trách nhiệm của Kiểm sát viên, việc xét hỏi gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo là trách nhiệm của người bào chữa. * Các nguyên nhân khác Bên cạnh những bất cập nêu trên, sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức của Thẩm phán cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng tới nhiệm vụ, quyền hạn Thẩm phán.Thẩm phán phải là người có 16
  19. trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác chuyên môn tuy nhiên có phần đông vẫn là tại chức vừa học vừa làm nên có những hạn chế nhất định về kiến thức pháp luật mới. Thẩm phán không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến chưa được tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ là có. 17
  20. Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC HIỆN TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở HẢI PHÒNG 3.1. Quan điểm về nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự 3.1.1. Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự để đáp ứng yêu c u xây dựng Nhà nước pháp quyền iệt Nam của Dân do Dân và vì Dân NNPQ là nhà nước có khả năng cao nhất trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người. Bảo vệ các quyền con người, bảo vệ công lý và cuộc sống bình yên cho xã hội không thể thiếu được hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có Tòa án. Bảo đảm chất lượng ADPL của Tòa án nói chung và chất lượng ADPL trong xét xử VAHS của Thẩm phán nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết trong xây dựng NNPQ, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Yêu cầu đó cũng xuất phát từ việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, một trong những tiêu chí đánh giá, nhận diện NNPQ. 3.1.2. Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự để đáp ứng yêu c u xây dựng cải cách tư pháp, bảo vệ các quyền con người, hội nhập quốc t Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tư pháp và yêu cầu cấp thiết phải cải cách tư pháp trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về cải cách tư pháp, như nghị quyết 08 NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: …Khi xét xử Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2