intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở làng nghề - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng việc THPL về BVMT làng nghề từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đưa ra những quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về BVMT làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội nói riêng và các làng nghề trên cả nước nói chung trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở làng nghề - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……….. …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ THỊ THỦY THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG NGHỀ - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Anh Đào Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Trọng Hách, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi 8 giờ 00 phút, ngày 12 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Làng nghề là bức tranh văn hóa của mỗi vùng đất, là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, các làng nghề phát triển ngày càng đa dạng, với sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, doanh thu ngày càng lớn… lại đang lâm vào tình trạng ô nhiễm khó kiểm soát, đó là ỗ nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, chất thải, hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá quy chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, các kết quả nghiên cứu trên thực tế cho thấy, tuổi thọ của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi so với tuổi thọ trung bình của cả nước. Một trong những lý do dẫn tới hiện trạng ONMT ở các làng nghề và tình hình vi phạm pháp luật về BVMT làng nghề đó là những bất cập trong THPL về BVMT làng nghề. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để đảm bảo sự phát triển bền vững, nhưng thực tế hiện nay tình trạng ô nhiễm vẫn tồn tại và chưa được cải thiện triệt để. Thanh Oai là vùng đất có nhiều làng nghề phát triển đa dạng, với nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc, việc THPL về BVMT làng nghề trên phạm vi cả nước nói chung và cụ thể tại huyện Thanh Oai nói riêng bộc lộ nhiều hạn chế bất cập trên các phương diện về: Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, năng lực quản lý của đội ngũ tham mưu, giúp việc, việc đầu tư cho phát triển làng nghề, chế tài xử lý vi phạm về BVMT làng nghề, sự tham gia của cộng đồng, các cơ sở sản xuất làng nghề xem nhẹ công tác an toàn vệ sinh lao động và THPL về BVMT làng nghề…. Những tồn tại, hạn chế gây khó khăn cho việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả THPL về BVMT làng nghề, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân do tình trạng ONMT làng nghề gây ra. Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở làng nghề - từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà 1
  4. Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính với mong muốn từ việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, trên cơ sở đó có đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm THPL về BVMT làng nghề nói chung và huyện Thanh Oai nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề nghiên cứu thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau trong các hội thảo, luận văn, luận án, các bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí… Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng các chính sách và giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề nông thôn Việt Nam”, “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của tác giả Đặng Kim Chi; “Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề Việt Nam” của tác giả Lê Thị Kim Nguyệt, “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng Việt Nam” của Nguyễn Trần Điện … Nhìn chung, các công trình trên có đối tượng nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, đây là những tài liệu tham khảo có giá trị, làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở làng nghề – từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”. Từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận văn kế thừa một số nội dung nghiên cứu về: Các vấn đề lý luận về làng nghề, bảo vệ môi trường làng nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề bởi đây là những thông tin tham khảo quý giá để tác giả luận văn xây dựng cơ sở lý luận và quan điểm THPL về bảo vệ môi trường làng nghề từ thực tiễn huyện Thanh Oai; kế thừa các kết quả nghiên cứu về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội các tỉnh phía bắc ảnh hưởng đến quá trình THPL về BVMT làng nghề, từ đó tác giả đánh giá thực trạng THPL ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; kế thừa các kết quả nghiên cứu về giải pháp BVMT làng nghề, phát triển bền vững các làng nghề 2
  5. bởi các kết quả này là cơ sở để tác giả luận văn tham khảo, đưa ra các giải pháp phù hợp để bảo đảm THPL về BVMT làng nghề ở Việt Nam nói chung và ở huyện Thanh Oai nói riêng. Với phương diện là một đề tài độc lập, đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn tình hình thực hiện pháp luật về BVMT trên địa bàn một huyện cụ thể tại thành phố Hà Nội, để tổng kết, đánh giá ưu điểm, hạn chế, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Chỉ ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL về bảo vệ môi trường làng nghề từ thực tiễn huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội. - Nhiệm vụ: Một là, làm rõ cơ sở lý luận việc THPL về BVMT làng nghề như khái niệm làng nghề, bảo vệ môi trường làng nghề, pháp luật, THPL về bảo vệ môi trường làng nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến THPL về BVMT làng nghề. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng việc THPL về BVMT làng nghề từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Ba là, đưa ra những quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về BVMT làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội nói riêng và các làng nghề trên cả nước nói chung trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. 3
  6. - Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2018 (với mốc Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015). Không gian: Tại địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Nội dung: Việc tổ chức các quy định pháp luật về BVMT làng nghề trong thực tiễn. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề, thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử… để áp dụng nghiên cứu trong từng chương. Ở chương 1, luận văn sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, so sánh, đánh giá và làm rõ cơ sở lý luận của luận văn như khái niệm, đặc điểm, các yếu tổ ảnh hưởng đến THPL về BVMT làng nghề; nội dung THPL về BVMT làng nghề. Trong chương 2, luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích - tổng hợp, quy nạp để đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. 4
  7. Trong chương 3, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, logic để phân tích đưa ra quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về BVMT làng nghề nói chung và ở huyện Thanh Oai nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận THPL về BVMT làng nghề. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cho cơ quan quản lý, hoạch định chính sách trong thực tiễn nhằm bảo đảm THPL về bảo vệ môi trường ở làng nghề cả nước nói chung và công tác THPL về BVMT làng nghề ở huyện Thanh Oai trong thời gian tới. Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý ở các cơ sở đào tạo. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở làng nghề. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở làng nghề tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở làng nghề từ thực tiễn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. 5
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG NGHỀ 1.1. Khái quát chung về bảo vệ môi trƣờng làng nghề và pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề 1.1.1. Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề 1.1.1.1. Làng nghề và môi trường làng nghề Làng nghề ở nước ta hình thành từ rất lâu đời, là một nét đặc trưng của người Việt ở các vùng nông thôn. Xuất phát từ việc tận dụng thời gian nông nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp để phục vụ nhu cầu đời sống. Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương. Môi trường làng nghề là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật trong các làng nghề. 1.1.1.2. Bảo vệ môi trường làng nghề và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường làng nghề Bảo vệ môi trường làng nghề là những hoạt động giữ cho môi trường làng nghề trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường làng nghề, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển của làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động sản xuất làng nghề ngày càng đẩy mạnh. Các loại hình sản xuất thủ công mỹ nghệ, cơ khí, sơn mài có tiềm năng lớn do 6
  9. nhu cầu xuất khẩu và du lịch. Dự báo trong những năm tới, thành phần chất thải phát sinh từ các làng nghề ngày càng tăng, có những thay đổi nhất định. Nếu tình trạng xử lý chất thải tại các làng nghề không được tốt thì chất lượng chất thải ngày càng tăng, tình trạng ONMT ngày càng phức tạp, vấn đề ô nhiễm đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên khó kiểm soát, khó khắc phục. 1.1.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề Pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề đó là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước xây dựng, ban hành, hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước, các cơ quan quản lý các cấp về BVMT làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, cá nhân sản xuất nhằm đảm bảo cho các chủ thể pháp luật phát huy quyền và thực hiện nghĩa vụ về BVMT ở các làng nghề. Pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề có những đặc điểm cơ bản đó là: Thứ nhất, phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, đa dạng, phức tạp, trên nhiều lĩnh vực: Quan hệ xã hội phát sinh trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ, giữ gìn quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các làng nghề, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề, các quan hệ xã hội vấn đề hợp tác quốc tế về bảo vệ MTLN. Thứ hai, chứa đựng các QPPL thuộc nhiều ngành luật khác nhau như Luật hiến pháp, luật BVMT, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật đất đai, Luật hình sự… Thứ ba, có hình thức thể hiện phong phú gồm các văn bản luật, văn bản dưới luật do nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành: Ví dự như Luật bảo vệ Môi trường năm 2014, Nghị định hướng dẫn luật BVMT, Thông tư…. 1.1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề Nhóm thứ nhất, các quy định pháp luật về chủ thể bảo vệ môi trường làng nghề. 7
  10. Nhóm thứ hai, các quy định pháp luật về hình thức, phương pháp BVMT làng nghề Nhóm thứ ba, nhóm các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề Thứ nhất, bảo vệ nguồn nước trong môi trường làng nghề Thứ hai, bảo vệ không khí trong môi trường làng nghề Thứ ba, xử lý các chất thải trong môi trường làng nghề Thứ tư, bảo vệ đất đai và tài nguyên đất trong môi trường làng nghề Thứ năm, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử trong môi trường làng nghề 1.2. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề 1.2.1.1. Khái niệm THPL về BVMT làng nghề là hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về BVMT làng nghề đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về BVMT ở các làng nghề, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường làng nghề trong lành, đảm bảo phát triển bền vững các làng nghề. 1.2.1.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề Thứ nhất, thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật Thứ hai, thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề là hoạt động đưa các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế 8
  11. 1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề 1.2.2.1. Chủ thể thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề 1.2.2.2. Các lĩnh vực thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề 1.2.2.3. Các hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề Thứ nhất, tuân thủ pháp luật về BVMT làng nghề Thứ hai, thi hành pháp luật về BVMT làng nghề Thứ ba, sử dụng pháp luật về BVMT làng nghề Thứ tư, áp dụng pháp luật về BVMT làng nghề 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề 1.3.1. Yếu tố nhận thức của người dân 1.3.2. Chất lượng của hệ thống pháp luật 1.3.3. Vai trò của các cơ quan quản lý 1.3.4. Sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức 1.3.5. Văn hóa làng xã 9
  12. Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm chung về địa lý, kinh tế - xã hội ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thanh Oai là một huyện thuộc Hà Tây cũ, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khóa XII ngày 29/5/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội. Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, diện tích tự nhiên của huyện là 129,6 km². Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở Phương Trung (Làng Chuông). Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ. Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Công giáo. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện, thúc đẩy giao lưu, buôn bán trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng tác động đến sinh thái, tâm lý và lối sống người dân thay đổi, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội Tình hình kinh tế huyện Thanh Oai tiếp tục đà tăng trưởng và chuyển dịch của nền kinh tế huyện từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 15.745 tỷ đồng, đạt 102,1% kế hoạch (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 40.8 triệu đồng/người/năm.Thu ngân sách đạt 619 tỷ đồng, đạt 186% so với kế hoạch thành phố giao; đảm bảo chi thường xuyên, chi thực hiện các nhiệm vụ chính trị. 10
  13. Sự chuyển dịch của nền kinh tế huyện từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ cho thấy sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện đến việc phát triển kinh tế trong đó có các làng nghề. Đồng thời tình hình chính trị, an ninh, an sinh xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống, người dân yên tâm, hăng hái lao động sản xuất, phát huy tính chủ động, sáng tạo, hướng tới xây dựng huyện Thanh Oai ngày càng giàu đẹp, văn minh. Tuy nhiên là huyện thuần nông, so với các huyện ngoại thành, sự phát triển kinh tế còn chậm, ý thức người dân chưa cao tác động đến vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề, các dự án về môi trường làng nghề còn mang tính trông chờ nguồn vốn đầu tư từ cấp trên. 2.1.3. Tình hình phát triển làng nghề ở huyện Thanh Oai Hiện nay, huyện Thanh Oai có tổng 20 xã và 1 thị trấn (thị trấn Kim Bài), Huyện được chia thành 118 làng, trong đó, 103 làng có nghề và 51 làng được chính thức công nhận với khoảng 11000 hộ sản xuất, kinh doanh trong làng nghề, thu hút hơn 25000 lao động, thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng, cụ thể có 24 làng nghề sản xuất mây tre đan, 04 làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, 08 làng nghề chế biến thực phẩm, 05 làng nghề sản xuất cơ khí, 05 làng nghề thêu, dệt, may, 05 làng nghề khâu bóng đá. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó thì tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn huyện diễn ra nghiêm trọng, gây bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân địa phương. Nhìn chung, ở huyện Thanh Oai, các làng nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời, nhiều làng nghề mới xuất hiện do sự mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu thị trường. Sự tăng lên về số lượng và chất lượng các làng nghề cho thấy tốc độ phát triển kinh tế tại huyện, sự thay đổi bộ mặt nông dân nông thôn. Song song với sự phát triển đó thì tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang diễn ra nghiêm trọng, nhiều ý kiến từ nhân dân do quá trình thực thi pháp luật của các chủ thể chưa đảm bảo, người dân chưa thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm của bản thân. 11
  14. 2.2. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề tại huyện Thanh Oai 2.2.1. Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề 2.2.1.1. Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước về môi trường Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, đo đạc, bản đồ. Thực hiện Quyết định số 5444/QĐ- UBND ngày 21/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc bổ sung lao động hợp đồng làm công tác quản lý môi trường tại các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội, từ năm 2009, UBND huyện đã cơ bản bố trí mỗi xã, thị trấn 01 lao động hợp đồng làm công tác quản lý môi trường tại xã, thị trấn. Tại mỗi thôn, xóm của các xã, thị trấn luôn có sự phối hợp, hợp tác giữa các hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm thêm sạch, đẹp, văn minh. 2.2.1.2. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo cấp trên, UBND huyện ban hành các quy định khung đối với công tác bảo vệ môi trường làng nghề cụ thể: Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 12/10/2017 về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thanh Oai giai đoạn 2017-2020. Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, các văn bản chỉ đạo giai đoạn 2016-2020, cụ thể nhất là chương trình 02/CT-TU của Thành ủy Hà Nội, 12
  15. chương trình 07/CT-HU của Huyện ủy Thanh Oai về “phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”. Để các xã về đích được Nông thôn mới thì phải hoàn thành chỉ tiêu thực hiện 19/19 tiêu chí, trong đó có tiêu chí số 18 về môi trường. Đối với các làng nghề để đạt tiêu chí này thì phải lập phương án bảo vệ môi trường làng nghề. Năm 2017, 2018 UBND huyện Thanh Oai ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 02 xã với 06 làng nghề xây dựng phương án bảo vệ môi trường trong 17 làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nguồn nước thải là làng nghề cơ kim khí xã Thanh Thùy, bún bánh Thanh Lương xã Bích Hòa. 2.2.1.3. Công tác tổ chức thực hiện, kiểm soát ô nhiễm môi trường trên các lĩnh vực Kiểm soát nguồn nước, không khí, tiếng ồn Xử lý chất thải rắn Xử lý nước thải Về bảo vệ môi trường đất Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, DTLS 2.2.1.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Hàng năm, UBND huyện, UBND các xã thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tuyên truyền trực quan, lưu động như băng zôn, khẩu hiệu, qua hệ thống truyền thanh, mời báo cáo viên Sở Tư pháp tuyên truyền kiến thức pháp luật về đất đai…., tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái đất”, “Ngày Nước thế giới”, “Ngày Môi trường thế giới”, “Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”… Tổ chức các chiến dịch thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, trường học, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương để giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường làng nghề trên các lĩnh vực. Huy động toàn dân làm vệ sinh đường làng, ngõ, xóm, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa gắn với các phong trào bảo vệ nguồn nước, đất, không khí. 13
  16. 2.2.1.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, UBND xã phối hợp tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trong đó có kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề. 2.2.1.6. Bố trí kinh phí thực hiện Hàng năm, UBND huyện Thanh Oai lập kế hoạch quan tâm, bố trí kinh phí chi cho sự nghiệp vệ sinh và môi trường, trong đó có bảo vệ môi trường làng nghề. Các xã, thị trấn thực hiện theo hướng dẫn thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, các xã, thị trấn chủ động cân đối, bố trí chi cho hoạt động môi trường, nâng cao hiệu quả công tác BVMT làng nghề. Nhìn chung, nguồn kinh phí phân bổ cho sự nghiệp môi trường cơ bản tăng theo từng năm, do một số vấn đề cấp bách về môi trường, trong đó nguồn kinh phí được tập trung ưu tiên cho công tác thu gom, xử lý chất thải, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. 2.2.2. Thực thi pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làng nghề 2.2.2.1. Bảo vệ môi trường nước Các làng nghề huyện Thanh Oai cũng như các làng nghề khác trên cả nước được hình thành nhiều ở các khu vực sông, sông Nhuệ, sông Đáy là hai con sông lớn, có nhánh chảy qua các làng nghề của huyện. Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất, một số tổ chức, cá nhân trong làng nghề có ý thức trong việc không lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc bờ tiếp giáp mặt nước sông, hồ, ao, kênh, mương, rạch, hạn chế việc san lấp hồ, ao trong khu dân cư. Một số cơ sở tại làng nghề sử dụng hóa chất độc hại đã chủ động có biện pháp đảm bảo không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc 14
  17. hại vào nguồn nước ngầm dưới đất. Xây dựng kho chứa hóa chất đảm bảo an toàn kỹ thuật, tiến hành biện pháp ngăn hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất theo đúng định. 2.2.2.2. Bảo vệ môi trường không khí và tiếng ồn Bụi và tiếng ồn độ rung là hiện tượng thường xảy ra ở các làng nghề gia công cơ khí, thủ công mỹ nghệ, dệt may như xã Thanh Thùy, làng điêu khắc Dự Dụ -Thanh Thùy, Lồng Chim - Vác, Tượng - Võ Lăng, nón - làng Chuông, dệt khăn - Thanh Cao…. Các làng nghề chế biến lương thực như giò chả Ước lễ, bún bánh Bích Hòa, miến, tương Cự Đà - Cự Khê phát sinh lượng không khí ra môi trường. Một số hộ sản xuất trong các làng nghề tại huyện chấp hành đúng các quy định của pháp luật thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, xử lý khí thải đảm bảo chất lượng môi trường không khí theo quy định và không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh, có phát tán bụi, khí thải thực hiện kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đảm bảo quy chuẩn khí thải môi trường, nhiều chủ cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao thực hiện ký cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định. 2.2.2.3. Xử lý chất thải trong môi trường làng nghề Theo báo cáo của UBND huyên Thanh Oai: Lượng rác thải sinh hoạt trong khu dân cư ước tính khoảng 86 tấn/ngày (0,45 kg/người/ngày). Lượng rác thải từ hoạt động của chợ, rác từ các cơ sở sản xuất kinh doanh và rác vãng lai, khoảng 6 tấn/ngày. Tổng lượng rác thải phát sinh trong ngày ước tính khoảng 90 tấn/ngày. Các hộ sản xuất tại các làng nghề, đặc biệt là các hộ sản xuất tại các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao tham dự tập huấn về bảo vệ môi trường, các hội thảo, hội nghị do UBND huyện tổ chức và thực hiện mô hình 3T: Tiết giảm - Tái chế - Tái sử dụng rác thải tại chính cơ sở sản xuất của mình. 15
  18. 2.2.2.4. Bảo vệ đất đai và tài nguyên đất trong môi trường làng nghề Bảo vệ môi trường đất là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất. Nhận thức được điều đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất trong các làng nghề chú trọng việc bảo vệ môi trường đất, sử dụng đất đúng mục đích. Đối với các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và tài nguyên đất thực hiện các biện pháp kiểm soát ONMT đất: Nhiều hộ sản xuất chấp hành các quy định về xử lý chất thải, không vứt rác bừa bãi, thực hiện phân loại rác, thu gom kịp thời, hạn chế rác thải nguy hại xuống môi trường đất, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa các vi phạm về đất đai như việc lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Để nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành, người dân tại các làng nghề tham gia tích cực các buổi phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng do xã, huyện tổ chức, đóng góp ý kiến vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi được thông báo. 2.2.2.5. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Tại các làng nghề trên địa bàn huyện, đều có di tích lịch sử được công nhận, xếp hạng và đều nằm trong các khu dân cư làng nghề. Khi các chủ cơ sở thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, chất thải đặc biệt là rác thải sinh hoạt thì cũng là góp phần cho việc bảo vệ cảnh quản thiên nhiên, di tích lịch sử của chính làng nghề đó. Chủ trương xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp trong cả nước, người dân hiểu được vai trò chủ thể của mình, trong những năm qua nhiều tổ chức, cá nhân sống tại các làng nghề trên địa bàn Huyện đã đóng góp bằng tiền, hiện vật để bảo tồn, duy trì các di tích lịch sử văn hóa, giữ gìn nét đẹp truyền thống quê hương, đóng góp tiền của, ngày công vào việc xây dựng các công trình công cộng như đường làng ngõ xóm, giao thông nội đồng, nhà văn hóa, khu thể thao, trường học… bộ mặt nông thôn đổi mới, nhiều khởi sắc. 2.3. Đánh giá kết quả và hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề tại huyện Thanh Oai 16
  19. 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân UBND huyện đã bố trí 01 chuyên viên phụ trách về bảo vệ môi trường làng nghề, mỗi xã thị trấn đều có cán bộ môi trường tham mưu, giúp việc, theo dõi tất cả các hoạt động về lĩnh vực môi trường trên địa bàn thuộc quyền quản lý. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo trên địa bàn huyện Thanh Oai từng bước được chú trọng, các văn bản quản lý về bảo vệ môi trường làng nghề được ban hành hoặc lồng ghép với các nội dung khác về công tác bảo vệ môi trường. Nội dung công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các lĩnh vực được thực hiện một cách đồng bộ: Đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên đặc biệt là xử lý chất thải làng nghề được quan tâm. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường được tăng lên qua từng năm, cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn cho công tác bảo vệ môi trường trong đó có môi trường làng nghề. Những kết quả trên xuất phát từ các nguyên nhân sau: Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân và các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong công tác phát triển, bảo vệ môi trường làng nghề ngày càng cao. Hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ngày càng được hoàn thiện hơn tạo cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Sự phát triển kinh tế, xã hội ngày càng cao, trình độ dân trí người dân được nâng lên rõ rệt tác động đến quá trình thưc hiện pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình THPL, xử lý vi phạm kịp thời, nâng cao hiệu quả THPL. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Hệ thống quản lý môi trường chưa được hoàn thiện: Hệ thống quản lý môi trường do vẫn trong giai đoạn kiện toàn tổ chức nên còn yếu về chất lượng, chưa đầu tư thỏa đáng để đảm nhận các nhiệm vụ được giao. Biên chế công 17
  20. chức làm môi trường ở huyện Thanh Oai còn rất thiếu, lực lượng chuyên trách về môi trường còn rất mỏng, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quy hoạch làng nghề còn hạn chế: Tại khu quy hoạch tập trung gặp khó khăn về chiến lược phát triển, cơ sở hạ tầng mới chỉ dừng lại ở việc cấp điện, hệ thống giao thông nội bộ đơn giản, không có tổ thu gom, hầu hết không có quy định về BVMT, không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa có hệ thống quản lý môi trường chung. Hoạt động quan trắc và kiểm soát nguồn thải chưa đáp ứng được yêu cầu: Cho đến nay, huyện Thanh Oai chưa có mạng lưới trạm đo đạc, kiểm soát tài nguyên - môi trường. Mặc dù, đã có một số cơ quan và một số công trình nghiên cứu về môi trường của các khu, cụm sản xuất công nghiệp, các làng nghề trên địa bàn huyện, song các tài liệu còn rời rạc, thiếu đồng bộ, thiếu sự thống nhất cần thiết. Công tác quan trắc môi trường thực hiện theo mạng lưới điểm quan trắc môi trường mới chỉ đạt tần suất 1 lần/năm. Do vậy, các kết quả quan trắc, giám sát chưa phản ánh hết được thực trạng cũng như diễn biến môi trường trong đó có môi trường làng nghề trên địa huyện. Tồn tại hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân sau: Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn chưa đầy đủ, chưa cụ thể hóa; chức năng, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề của các bộ, ngành và địa phương chưa rõ ràng và còn chồng chéo. Thứ hai, do đặc thù của hoạt động sản xuất làng nghề. Thứ ba, cấp ủy Đảng, chính quyền một số cơ sở có làng nghề chưa thật sự quan tâm quản lý công tác bảo vệ môi trường. Thứ tư, công tác xã hội hóa, đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề chưa được chú trọng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2