intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn là công trình nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, góp phần nâng cao nhận thức chung về vấn đề này trong người dân cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và xử phạt vi phạm hành chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HIỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN QUANG (Ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị) Phản biện 1: PGS.TS Lê Thị Hương (Học viện Hành chính Quốc gia) Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Duy Phương (Trường ĐH Luật Huế) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 402 Nhà D - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 201 - Đường Phan Bội Châu - TP Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi 15 giờ 45 ngày 22 tháng 9 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Rừng không chỉ là được xem lá phổi xanh của trái đất, giúp điều hòa khí hậu, cân bằng hệ sinh thái môi trường, mà còn mang lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế và an ninh - quốc phòng. Thực tiễn ở nước ta những năm qua cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng buông lỏng quản lý rừng, chặt, phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, làm suy thoái, cạn kiệt tài nguyên rừng còn xảy ra khá phổ biến. Điều này đã gây ra những hậu tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái môi trường, đe dọa nghiêm trọng hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực hoạt động khác của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua nhiều chương trình, dự án, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với điều này, pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng xây dựng, hoàn thiện và bảo đảm thực thi trên thực tế trong đó có các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng đã có những đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm hành chính về quản lý rừng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy tình trạng phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng vẫn còn diễn ra với tốc độ cao gấp nhiều lần so với tốc độ tái tạo rừng. 1
  4. Do phân bố ở những khu vực có địa hình núi cao, hiểm trở, dốc đứng, giao thông không thuận lợi nên việc quản lý bảo vệ rừng ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian vừa qua, tình trạng lén lút phá rừng làm nương rẫy, khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trên địa bàn của Tỉnh vẫn xảy ra với tính chất và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Chỉ tính riêng trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 38 vụ phá rừng dù được coi là nhỏ lẻ nhưng đã làm thiệt hại 26,85 ha diện tích rừng. Do lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh lâm sản là rất lớn nên một số đối tượng xem thường pháp luật, liều lĩnh chống đối cơ quan thực thi pháp luật khi hành vi vi phạm pháp luật của họ bị phát hiện. Đặc biệt, việc các đối tượng này lợi dụng di chuyển từ vùng rừng thuộc địa phận quản lý của tỉnh này sang địa phận quản lý của tỉnh khác để trốn tránh gây ra nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ngãi trong việc xử lý vi phạm. Mặc dù các cơ quan, ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều nổ lực trong công tác bảo vệ và quản lý rừng nhưng hằng năm trên địa bàn vẫn có hàng trăm vụ vi phạm pháp luật về quản lý rừng bị XPVPHC gây khó khăn trong công tác bảo vệ rừng và phát triển xã hội. Với những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đã được công bố như: “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và 2
  5. bảo vệ tài nguyên rừng” Luận văn thạc sĩ luật học của Võ Mai Anh, năm 2007; “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong Luật Hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Hải, năm 2009; “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của Hoàng Văn Tuấn, năm 2015; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Hành chính của Ngô Văn Tuấn, năm 2016. Ngoài, liên quan đến vấn đề XPVPHC nói chung và XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng nói riêng còn có những công trình nghiên cứu khác được công bố dưới hình thức là các bài viết tạp chí như: Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, TS Trần Thị Hiền, đăng trên Tạp chí Luật học, số 11/2011; Công tác quản lý lâm sản: như đứa con bị bỏ rơi, Trần Văn Việt, đăng trên Diễn đàn lâm nghiệp, ngày 13/4/2014; Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế bền vững ở một số địa phương miền Trung, Trần Nam Thắng, đăng trên Tạp chí Môi trường, số 3/2015; Đặc san tuyên truyền pháp luật số 7/2012 của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ ngoài ra còn có một số bài viết liên quan đến quản lý rừng trên các tạp chí, các trang web, bài tham luận được trình bày trong các buổi hội thảo, tọa đàm, … Ở những khía cạnh nhất định, các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết những vấn đề khác nhau liên quan đến VPHC và XPVPHC trong quản lý rừng như các vấn đề lý luận chung về quản lý rừng, bảo vệ rừng, các khái niệm về VPHC và XPVPHC trong quản lý rừng, vai trò của XPVPHC trong bảo vệ và phát triển rừng, 3
  6. những vướng mắc, bất cập về thể chế và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, cũng như XPVPHC trong quản lý rừng. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị, làm cơ sở để học viên thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng dưới góc độ tổ chức thực hiện pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật từ thực tiễn ở địa phương của tỉnh Quảng Ngãi với nhiều đặc thù khác biệt với các địa phương khác trong cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, thực tiễn thực thi pháp luật trong lĩnh vực này ở tỉnh Quảng Ngãi; những bất cập, khó khăn, vướng mắc để từ đó tìm ra và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng. 3.2. Nhiệm vụ: Luận văn tập trung phân tích, làm rõ và giải quyết một số vấn đề: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng. - Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quản lý rừng; về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng; tình hình XPVPHC về quản lý rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong XPVPHC lĩnh vực quản lý rừng. 4
  7. - Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý rừng đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lý luận, thực tiễn về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. - Về nội dung: Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật Hiến pháp và Hành chính, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, làm cơ sở cho việc đề xuất, kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể để giải quyết các yêu cầu đề ra bao gồm: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm rõ sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và pháp luật về VPHC, XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
  8. - Luận văn là công trình nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, góp phần nâng cao nhận thức chung về vấn đề này trong người dân cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và XPVPHC. Việc phân tích thực trạng thực thi pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp kiến nghị những vấn đề có liên quan góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý và XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu; sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật của các cơ quan có liên quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: Lời mở đầu, 3 chương, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng. Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng ở tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 6
  9. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng 1.1.1. Khái niệm rừng, quản lý rừng - Tại Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 03/12/2004 định nghĩa: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”. - Quản lý rừng là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm tổ chức thực hiện trên thực tế các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng - VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng là hành vi vô ý hoặc cố ý của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC. -VPHC có 4 đặc điểm sau: + Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy định của pháp luật. + Hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện do cố ý hoặc vô ý 7
  10. hay còn gọi là tính có lỗi của VPHC. + Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm. + Pháp luật quy định hành vi đó phải bị XPVPHC. 1.1.3. Cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng 1.1.3.1. Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng - Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng chính là dấu hiệu bên ngoài của VPHC mà dấu hiệu bắt buộc phải là hành vi VPHC; nói cách khác đó là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước về quản lý rừng và đã bị pháp luật ngăn cấm, sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp hành chính. - Bao gồm các dấu hiệu: hành vi trái pháp luật, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế do hành vi đó gây ra; các yếu tố khác: thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. 1.1.3.2. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của VPHC là hành vi VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. 1.1.3.3. Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng Là các cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật hiện hành. 8
  11. 1.1.3.4. Khách thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng Khách thể VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng bao gồm: - Khách thể chung: VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (trật tự quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân). - Khách thể trực tiếp: Là hành vi vi phạm đã xâm phạm đến trật tự quản lý trong lĩnh vực quản lý rừng được pháp luật quy định và bảo vệ. 1.2. Khái niệm, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng 1.2.1.1. Xử phạt vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (Theo khoảng 2 điều 2 Luật XLVPHC năm 2012). 1.2.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng là một trong những hoạt động của XPVPHC nên việc xử phạt cũng phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về XLVPHC. Theo đó, việc XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng có các đặc điểm như: Thứ nhất là: được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân VPHC, đây là cơ sở để tiến hành XPVPHC. Thứ hai là: được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền 9
  12. theo quy định của pháp luật. Thứ ba là: được tiến hành theo nguyên tắc, thủ tục, trình tự được quy định tại các văn bản pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Thứ tư là: Kết quả hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng được thể hiện ở quyết định xử phạt trong đó ghi nhận các hình thức, mức xử phạt, biện pháp áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC. 1.2.2. Vai trò của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng - Trừng phạt các đối tượng vi phạm pháp luật.; phòng ngừa, cải tạo, răn đe tất cả các đối tượng tham gia quan hệ pháp luật quản lý rừng - Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về quản lý rừng -Đảm bảo trật tự an toàn xã hội, củng cố, phát huy tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý rừng. 1.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng - Mọi hành vi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đình chỉ ngay. - Việc XPVPHC phải do người có thẩm quyền thực hiện. - Khi quyết định XPVPHC, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng theo quy định. - Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, nghiêm cấm chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng vi phạm để xử phạt. Một hành vi 10
  13. VPHC chỉ bị xử phạt một lần, nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó. - Người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh VPHC. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC. - Tổ chức VPHC thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm. 1.3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng 1.3.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng 1.3.1.1. Thẩm quyền của Kiểm lâm 1.3.1.2. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành 1.3.1.3. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp 1.3.1.4. Thẩm quyền của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường 1.3.1.5. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính 1.3.2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng 1.3.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản 1.3.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục thông thường 1.3.3. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính - Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. - Thứ hai: Trường hợp thi hành quyết định XPVPHC có lập biên bản VPHC thì cá nhân, tổ chức bị XPVPHC phải chấp hành 11
  14. quyết định xử phạt trong thời hạn 2 ngày nếu quyết định XPVPHC được giao trực tiếp hoặc 10 ngày nếu quyết định XPVPHC được gửi qua bưu điện bằng hình thức đảm bảo, kể từ ngày nhận quyết định XPVPHC; trường hợp quyết định XPVPHC có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. 12
  15. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Rừng không chỉ được xem là lá phổi xanh của trái đất, giúp điều hòa khí hậu, cân bằng hệ sinh thái môi trường, mà còn mang lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế và an ninh - quốc phòng, chặt, phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, làm suy thoái, cạn kiệt tài nguyên rừng còn xảy ra khá phổ biến. Điều nay đã gây ra những hậu tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái môi trường, đe dọa nghiêm trọng hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực hoạt động khác của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình, dự án, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đồng thời chú trọng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hành vi trái pháp luật tác động tiêu cực đến rừng. Việc xác định rõ các khái niệm liên quan đến rừng và XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng giúp người có thẩm quyền áp dụng đúng đắn, chính xác các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trên đất nước Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng. 13
  16. Chƣơng II THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Yếu tố tự nhiên. 2.1.2. Yếu tố kinh tế, xã hội 2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng Ngãi Lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên toàn tỉnh đã lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, truy quét chống phá rừng, tăng cường công tác tuần tra, ngăn chặn vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong năm 2017, đã chỉ đạo tổ chức 818 đợt truy quét, 1.104 đợt kiểm tra, 5.214 đợt tuần tra, phát hiện 372 vụ vi phạm (giảm 60 vụ so với cùng kỳ năm 2016), đã xử lý hành chính 246 vụ, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra 09 vụ, trong đó về phá rừng theo số liệu báo cáo đã xảy ra 38 vụ phá rừng với diện tích 26,85 ha (giảm 25 vụ phá rừng so với cùng kỳ năm 2016, giảm diện tích 23,09 ha so với cùng kỳ năm 2016), về cháy rừng thì số vụ trong năm là 02 (giảm 09 vụ so với cùng kỳ năm 2016), diện tích thiệt hại là 2,0697 ha; mua bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật là 5 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 43 vụ; vi phạm quy định về khai thác lâm sản 01 vụ. 2.2.1. Hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép Trong 05 năm qua, trên địa bàn tỉnh quảng ngãi đã phát hiện 270 vụ phá rừng với mức độ, tính chất diễn biến phức tạp, trong đó đã xử lý đươc 205 vụ. 14
  17. 2.2.2. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng Trong 05 năm qua, số vụ cháy rừng là 58 vụ, đỉnh điểm là vào năm 2014 với 29 vụ xảy ra. Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp thẩm quyền, tình hình cháy rừng ở Quảng Ngãi đã giảm đáng kể, đặc biệt năm 2017, số lượng vụ cháy rừng đã giảm xuống chỉ còn 02 vụ. Năm 2013 và 2015 mỗi năm 08 vụ, năm 2016 là 11 vụ. 2.2.3. Các hành vi vi phạm khác Một số hành vi vi phạm khác như vi phạm quy định về khai thác lâm sản, vi pham quy định về sử dụng đất lâm sản và nhiều hành vi vi phạm gây tổn hại đến rừng nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng vi phạm, vô chủ xảy ra trong 05 năm qua. Hành vi vi phạm quy định về khai thác lâm sản 13 vụ (năm 2013: 04 vụ, năm 2014: 04 vụ, năm 2016: 04 vụ, năm 2017: 01 vụ, đặc biệt năm 2015 không xảy ra vụ nào), vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp 02 vụ (chỉ xảy ra trong năm 2014) và các hành vi vi phạm khác vô chủ, chưa xác định được tối tượng vi phạm 1.262 vụ, chiếm tỷ lệ rất lớn trong số vụ vi phạm phát hiện 59,30% trong 2.128 vụ tổng số vụ phát hiện được. 2.2.4. Một số nhận xét chung Trong những năm vừa qua, đươc sự quan tâm và chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền, các văn bản chỉ đạo được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, công tác bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng khai thác, chặt phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật đã từng bước được kiểm soát. 15
  18. 2.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng Ngãi trong 05 năm qua 2.3.1. Hình thức xử phạt chính Hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức cảnh cáo và phạt tiền. Trong 05 năm qua, tỉnh Quảng Ngãi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các đối tượng có hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng rừng với tổng số tiền xử phạt: 6.617.542.000 đồng. 2.3.2. Hình thức xử phạt bổ sung Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện. Cụ thể trong 05 năm qua: - Tang vật: Lâm sản gỗ các loại: 1834,583 m3 trong đó: Gỗ tròn: 528,182 m3, gỗ xẻ 1.306,401 m3. Lâm sản khác: 7065 kg than hầm; 56,51ster củi; 17 động vật rừng các loại; các cá thể thuộc loài nguy cấp quý hiếm còn sống được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi chuyển cho các trung tâm cứu hộ. - Phương tiện bị tịch thu: xe ô tô: 27 chiếc, xe máy: 300 chiếc, cộ, cưa cầm tay các loại: 95 cái. - Thu nộp ngân sách Nhà nước: 19.131.331.230 đồng trong đó tiền bán lâm sản, tang vật tịch thu: 12.513.789.230 đồng. 2.3.3. So sánh và bình luận về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng ở tỉnh Quảng Ngãi Tổng số vụ VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trong 05 năm là 343 vụ trong đó: năm 2013 là 32 vụ; năm 2014 là 88 vụ; năm 2015 là 104 vụ; năm 2016 là 78 vụ và năm 2017 là 41 vụ phân đều cho các hành vi vi phạm được gói gọn trong 05 Điều 8, 9, 10, 11, 12 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ và theo biểu đồ vi phạm có năm số vụ vi phạm và hành vi vi phạm cao đột biến như năm 2015 với 104 vụ/343 vụ chiếm 30,32% và năm rất 16
  19. thấp chỉ 32 vụ/343 vụ chiếm 9,33% và theo số liệu vi phạm về từng hành vi vi phạm thì có thể thấy VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng tập trung chủ yếu là các hành vi phá rừng với 270 vụ/343 vụ chiếm 78,72% các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, ngoài ra nạn cháy rừng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan với 58 vụ/343 vụ chiếm 16,91% và các hành vi vi phạm khác như vi phạm quy định về khai thác lâm sản với 13 vụ/343 vụ chiếm 3,79%, vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp với số vụ là 2/343 vụ chiếm 0,58%. 2.3.4. Nhận xét về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng Ngãi 2.3.4.1. Kết quả đạt được 2.3.4.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân 2.3.4.3. Khó khăn, vướng mắc - Công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ. - Nhận thức của người dân chưa cao. - Hệ thống các văn bản pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng còn nhìu bất cập. - Kinh phí, cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều, lực lượng quản lý rừng còn thiếu. - Thời tiết diễn biến phức tạp. 2.3.4.4. Bài học kinh nghiệm 17
  20. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua nghiên cứu, phân tích số liệu từ năm 2013 đến năm 2017, có thể thấy được việc XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có được những kết quả nhất định như tài nguyên rừng đã và đang được quản lý, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng được hạn chế, và có chiều hướng giảm trong những năm trở lại đây về số vụ, quy mô, tính chất và mức độ, hậu quả xảy ra ít nghiêm trọng hơn, không còn tồn tại nhiều điểm nóng so với thời gian trước đây, việc XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng được tiến hành đúng theo quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm túc, công khai, minh bạch, phạt đúng người, đúng tội, đảm bảo tính ren đe, giáo dục, ngăn ngừa hiệu quả VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng góp phần làm giảm đáng kể số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng vẫn còn nhiều hạn chế như số vụ bị XPVPHC vẫn còn rất cao, đùn đẩy trách nhiệm XPVPHC, việc đảm bảo và hiệu quả thực thi các quyết định XPVPHC còn quá thấp thêm vào đó là chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi nên dẫn đến tình trạng chay ỳ, ỷ lại ở một số cơ quan, chính quyền địa phương, thêm vào đó là tình hình thời tiết diễn biến nắng nóng, khô hạn cục bộ kéo dài tại nhiều địa phương nên vẫn có nguy cơ cháy rừng cao nhất là các huyện đồng bằng và trung du, nhiều vụ vi phạm chưa được thực thi, chấp hành xong quyết định XPVPHC, với nhiều nguyên nhân dẫn đến VPHC từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm để trong thời gian đến, việc quản lý và XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày càng hiệu quả hơn. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2