intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

108
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang. Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Trách nhiệm hình sự qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa bắt người phạm tội quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã cũng như các trường hợp bắt người khác trong Trách nhiệm hình sự và đưa ra đánh giá có cần thiết phải tách riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta trong thời gian qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả<br /> tang trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam<br /> Nguyễn Thị Huân<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS. Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản<br /> Năm bảo vệ: 2013<br /> Abstract. Nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm,<br /> yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang. Phân tích<br /> thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm<br /> tội quả tang trong Trách nhiệm hình sự qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa bắt<br /> người phạm tội quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy<br /> nã cũng như các trường hợp bắt người khác trong Trách nhiệm hình sự và đưa ra đánh giá<br /> có cần thiết phải tách riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế<br /> của công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở đó<br /> tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp<br /> nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới.<br /> Keywords. Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Người phạm tội<br /> <br /> Content.<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (TTHS), các biện pháp<br /> ngăn chặn (BPNC) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, vì nó giúp cơ quan tiến hành tố tụng<br /> có điều kiện thuận lợi để giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng đúng đắn, chính xác các<br /> BPNC đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của hoạt động TTHS để<br /> phát hiện nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp thời nghiêm minh đối với người phạm tội,<br /> không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Trong những BPNC thì biện pháp<br /> bắt người chiếm vị trí quan trọng nhất và được áp dụng thường xuyên để đấu tranh và<br /> phòng chống tội phạm. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị xã hội, bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hưởng<br /> trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của<br /> Đảng, pháp luật của Nhà nước.<br /> <br /> Qua thực tiễn 9 năm thực hiện Bộ luật TTHS 2003 thì những quy định về BPNC,<br /> trong đó có việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội, cho thấy có nhiều vấn đề còn bất<br /> cập, đặc biệt là những quy định về việc áp dụng BPNC bắt người trong trường hợp phạm<br /> tội quả tang. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau<br /> cũng làm phát sinh các vi phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng biện pháp bắt<br /> người phạm tội quả tang. Hiện nay, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta<br /> quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã<br /> hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã<br /> hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn công cuộc cải<br /> cách tư pháp, ngày 02-01-2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TƯ về một số<br /> nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ<br /> ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các nghị quyết trên đã<br /> chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của TTHS cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện để thể<br /> chế hóa vào quy định của Bộ luật TTHS, tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng công tác<br /> điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự.<br /> Việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn những vấn đề lý luận đối với quy định của pháp<br /> luật về BPNC bắt người nói chung và quy định BPNC bắt người phạm tội quả tang nói<br /> riêng nhằm đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, xác định những nguyên nhân tồn tại để<br /> đưa ra các kiến nghị giải pháp hoàn thiện về pháp luật và thực tiễn áp dụng có ý nghĩa lý<br /> luận và thực tiễn quan trọng mang tính cấp thiết. Trong phạm vi tìm hiểu, nghiên cứu<br /> chúng tôi xin trình bày đề tài: “Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong<br /> luật Tố Tụng hình sự Việt Nam”.<br /> 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác<br /> bắt người đang phạm tội quả tang, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu<br /> quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới.<br /> Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:<br /> - Nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu,<br /> nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang;<br /> - Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các BPNC bắt người phạm<br /> <br /> tội quả tang trong TTHS qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa bắt người phạm tội<br /> quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã cũng như<br /> các trường hợp bắt người khác trong TTHS và đưa ra đánh giá có cần thiết phải tách<br /> riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của công tác bắt người<br /> phạm tội quả tang ở nước ta trong thời gian qua;<br /> - Trên cơ sở đó tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất một số<br /> kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong<br /> thời gian tới.<br /> 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm những nội dung sau: Những vấn đề lý<br /> luận về BPNC bắt người, bắt người phạm tội quả tang theo pháp luật TTHS Việt Nam; cơ<br /> sở pháp lý quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật<br /> TTHS; thực trạng áp dụng những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang<br /> trong thời gian qua và một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác áp dụng<br /> BPNC bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới.<br /> Phạm vi nghiên cứu: dựa trên nguồn văn bản pháp luật về TTHS và các văn bản pháp<br /> luật khác từ những năm 1957 đến nay; dựa trên các báo cáo tổng kết về công tác bắt, tạm<br /> giam, tạm giữ của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao từ năm 2008 đến 2012; báo<br /> cáo hoạt động trong công tác bắt giữ người phạm tội của Bộ công an, Bộ Quốc Phòng<br /> trong năm 2010 và 2011; một số vụ bắt phạm tội quả tang và xét xử trong những năm gần<br /> đây.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và các quy định của pháp luật của Nhà nước về đấu<br /> tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, luận văn cũng dựa trên các phương pháp nghiên cứu<br /> chuyên ngành Luật hình sự, TTHS và các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: sử dụng<br /> phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê và<br /> phương pháp lịch sử.<br /> 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br /> Đề tài phân tích những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và những đánh giá<br /> <br /> thực tiễn của công tác bắt người phạm tội quả tang để đưa ra những dự báo về tình hình<br /> bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp<br /> nâng cao hiệu quả cho công tác bắt người phạm tội quả tang, phục vụ tốt hơn cho công<br /> cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Luận văn góp phần làm phong phú và từng bước<br /> hoàn thiện lý luận chuyên ngành, cung cấp các luận cứ để cán bộ thực tế tham khảo và<br /> vận dụng vào thực tiễn công tác bắt người phạm tội quả tang. Với ý nghĩa như vậy, luận<br /> văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo khi học tập, nghiên cứu về chuyên ngành<br /> luật hình sự, TTHS cho các cơ sở đào tạo của ngành công an và cơ sở đào tạo khác.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương,<br /> cụ thể như sau:<br /> Chương 1: Một số vấn đề chung về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong Luật<br /> tố tụng hình sự Việt Nam<br /> Chương 2: Những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật tố<br /> tụng hình sự năm 2003 và thực tiễn áp dụng<br /> Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố<br /> tụng hình sự về biện pháp bắt người phạm tội quả tang và nâng cao hiệu quả áp dụng.<br /> References.<br /> I. Văn bản pháp luật, sách, luận án, báo cáo, tạp chí:<br /> 1.<br /> <br /> Ban Bí thư Trung ương Đảng (1993), Kết luận số 212/BBT ngày 25/5/1993 của Ban<br /> Bí thư Trung ương Đảng.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Ban Nội chính trung ương (2001), Hướng dẫn số 05-HD/NCTW ngày 15/01/2001 của<br /> Ban Nội chính Trung ương về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xử lý tội phạm<br /> theo tinh thần chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về việc bắt giữ các<br /> đối tượng đặc biệt.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi,<br /> trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng<br /> Viện Kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng<br /> và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Bộ Công an (1992), Công văn số 318/CV-BNV (V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Công<br /> <br /> an trong về việc báo cáo xin ý kiến trước khi bắt, giam giữ một số đối tượng đặc<br /> biệt.<br /> 5.<br /> <br /> Bộ Công an (1998), Chỉ thị số 11/1998-CT về tăng cường chỉ đạo công tác bắt, tạm<br /> giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù trong tình hình mới.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Bộ Công an (2002), Kế hoạch 866/BCA (ĐA-3) ngày 15/6/2002 của Ban Chủ nhiệm<br /> Đề án 3 Bộ Công an đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm<br /> hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế ở khu vực biên giới, vùng biển - đảo.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Bộ Công an (2007), Quyết định số 1044/QĐ - BCA (C11) ngày 05/9/2007 về phân<br /> công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra của cơ quan Cảnh<br /> sát điều tra Công an các cấp.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Bộ Công an -Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1963), Thông tư liên Bộ Công an Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 427/TT-LB ngày 28/6/1963 quy định tạm thời một<br /> số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công<br /> an.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, tr.66, Hà Nội.<br /> <br /> 10. Nguyễn Mai Bộ (1997), Những biện pháp trong tố tụng hình sự, Nhà xuất bản chính<br /> trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> 11. Nguyễn Mai Bộ (2004), Biện pháp ngăn chặn, khám xét và kê biên tài sản trong bộ<br /> luật TTHS, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.<br /> 12. Nguyễn Mai Bộ (2006), “Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối<br /> với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí tòa án nhân dân tháng 3 năm 2006,<br /> Hà Nội.<br /> 13. Lê Cảm (2010), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng<br /> Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nhà xuất bản Đại<br /> học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> 14. Hoàng Xuân Chiến (2010), “Bộ đội Biên phòng phối hợp với Công an đấu tranh<br /> phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới”, Báo quân đội nhân dân ngày<br /> 7/8/2010, Hà Nội.<br /> 15. Chính phủ (2008), Nghị quyết 09/2008/NQ-CP về nhiệm vụ phòng chống tội phạm<br /> trong tình hình mới.<br /> 16. Chủ tịch nước (1946), Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về việc tổ chức các Toà án.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0