Các tội phạm môi trường theo Luật hình sự<br />
Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn<br />
thành phố Hà Nội<br />
Ngô Ngọc Diễm<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Lê Văn Cảm<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Luật hình sự; Tố tụng hình sự; Tội phạm; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Bảo vệ môi trường là một điều kiện để phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước đã quan<br />
tâm chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tiếp<br />
tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, kiện toàn bộ máy<br />
tổ chức các cơ quan chuyên trách về môi trường trong cả nước. Tích cực xử lý hành chính, xử<br />
lý hình sự để đưa ra xét xử các vụ án về môi trường đối với các nhóm hành vi xâm hại môi<br />
trường, đồng thời thực hiện các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh tội<br />
phạm về môi trường mới [41].<br />
Bên cạnh những thành tựu đạt được, một số hạn chế, tồn tại trong việc thực thi pháp<br />
luật về bảo vệ môi trường còn thể hiện như: Kết quả bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm<br />
đối với một số khu vực trọng điểm còn hạn chế; Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm<br />
trọng còn chậm; chất lượng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường<br />
còn thấp; hiệu quả ngăn chặn tình trạng phá rừng, cháy rừng chưa cao; tình hình vi phạm<br />
pháp luật và tội phạm về môi trường còn diễn ra phức tạp, phổ biến trên hầu hết các lĩnh vực<br />
kinh tế, xã hội, nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường sinh<br />
thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất<br />
nước.<br />
Đặc biệt, tình trạng môi trường trong mấy năm gần đây vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc,<br />
nguyên nhân chính là do sự phát triển thiếu bền vững. Theo báo cáo tổng kết của Cục Cảnh<br />
sát phòng, chống tội phạm về môi trường, từ năm 2008 đến năm 2013, lực lượng Cảnh sát<br />
phòng, chống tội phạm về môi trường trên cả nước đã phát hiện và xử lý như sau: Năm 2008,<br />
lực lượng Cảnh sát môi trường trên toàn quốc đã phát hiện 998 vụ, 1424 tổ chức và cá nhân<br />
có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng; chuyển cơ quan điều tra<br />
thụ lý 18 vụ, 30 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự. Phối hợp xử phạt vi phạm hành<br />
chính và truy thu phí môi trường trên 135 tỷ đồng; Năm 2009 phát hiện 4545 vụ, 1300 tổ<br />
chức, 3128 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; chuyển cơ quan điều tra<br />
khởi tố 76 vụ, 109 bị can. Xử lý vi phạm hành chính: 3401 vụ, đối với 1057 tổ chức, 1919 cá<br />
nhân, phạt tiền (trực tiếp và phối hợp với các ngành chức năng) 28.755 triệu đồng; Năm<br />
2010, phát hiện 5773 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ 1955 doanh nghiệp,<br />
3711 cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường; Cơ quan điều tra khởi tố/đề nghị khởi tố 88<br />
<br />
vụ, 106 đối tượng. Công an các cấp xử lý hành chính 2288 vụ, đối với 956 tổ chức, 1345 cá<br />
nhân, phạt 25,88 tỷ đồng. Chuyển cơ quan chức năng khác xử phạt 2483 vụ, đối với 482 tổ<br />
chức, 1971 cá nhân, phạt 29,9 tỷ đồng; Năm 2011, phát hiện 7.868 vụ vi phạm pháp luật về<br />
bảo vệ môi trường, làm rõ 3.355 tổ chức, 4.784 cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường; Cơ<br />
quan điều tra các cấp khởi tố 113 vụ, 145 đối tượng. Xử phạt vi phạm hành chính 3.254 vụ,<br />
1.554 tổ chức, 1.671 cá nhân; phạt tiền 58,011 tỷ đồng. Chuyển cơ quan khác xử lý vi phạm<br />
hành chính 3.837 vụ, 1.321 tổ chức, 2.795 cá nhân, xử phạt vi phạm hành chính trên 50 tỷ<br />
đồng; Năm 2012, phát hiện 9986 vụ, đối với 2530 tổ chức, 7882 cá nhân vi phạm pháp luật<br />
và tội phạm về môi trường. Công an các cấp đã khởi tố 284 vụ, 423 đối tượng. Xử phạt vi<br />
phạm hành chính 7747 vụ, phạt 131,215 tỷ đồng; Năm 2013 phát hiện 10792 vụ, đối với<br />
10877 đối tượng vi phạm pháp luật; chuyển cơ quan điều tra các cấp khởi tố/xem xét khởi tố<br />
255 vụ, 369 đối tượng. Xử phạt vi phạm hành chính số tiền 105,3 tỷ đồng [5]. Như vậy, qua<br />
số liệu thống kê cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật môi trường trên thực tế diễn ra rất<br />
phức tạp, với số lượng phát hiện rất lớn. Tuy nhiên, số vụ án chuyển cho cơ quan điều tra<br />
khởi tố lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Hầu hết các vụ việc mới chỉ dừng lại ở các biện pháp xử lý<br />
phạm hành chính. Qua hơn mười năm thực hiện Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 với 10 tội<br />
danh, chúng ta mới chỉ đưa ra xét xử được một số tội danh như: tội hủy hoại rừng; tội vi<br />
phạm các quy định về bảo vệ rừng; tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã<br />
quý hiếm... Thực tiễn cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tập trung ở một số<br />
nguyên nhân như: Các thủ đoạn phạm tội của các đối tượng diễn ra ngày càng tinh vi và phức<br />
tạp. Việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường ngày một khó khăn<br />
hơn, thủ đoạn của loại tội phạm này ngày một tinh vi hơn. Việc xử lý vi phạm pháp luật về<br />
môi trường chưa có sự đồng đều, thống nhất và chưa thực sự nghiêm minh, có nguyên nhân<br />
là do quan điểm xử lý giữa các địa phương, một số bộ, ngành chưa thống nhất. Hệ thống văn<br />
bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng<br />
bộ, chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng “lách<br />
luật”. Lực lượng Cảnh sát môi trường mới thành lập mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh<br />
nghiệm còn có phần hạn chế [21].<br />
Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Luật<br />
sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 có hiệu lực thi<br />
hành từ ngày 01/01/2010 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 đã<br />
có những sửa đổi, bổ sung tạo cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống loại tội<br />
phạm này. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu pháp lý, khi tìm hiểu về những quy định của<br />
pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, chúng ta thấy rằng BLHS quy định về nhóm tội<br />
phạm này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Có những quy định không mang tính thực tế, đặc biệt<br />
có những quy định không thể áp dụng ngay cả khi hành vi vi phạm đó nguy hại đến mức phải<br />
truy cứu TNHS (trách nhiệm hình sự) như: Bất cập trong quy định của BLHS về chủ thể của<br />
tội phạm môi trường; quy định điều kiện truy cứu TNHS đối với các tội phạm về môi trường;<br />
sự chưa thống nhất, đầy đủ giữa quy định của BLHS với các văn bản pháp luật khác; v.v...<br />
Do đó, xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, chúng tôi đã quyết định<br />
nghiên cứu đề tài “Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn<br />
xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh công cuộc công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập sâu rộng và toàn diện với quốc tế nhằm thúc<br />
đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được như thu hút đầu tư nước<br />
ngoài, chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách<br />
thức cho công tác bảo vệ môi trường do tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng<br />
gia tăng. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường đang có những diễn biến<br />
phức tạp và ngày càng nghiên trọng trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trong đó, tập<br />
trung tại các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, làng nghề, quản lý chất thải<br />
nguy hại, khai thác tài nguyên khoáng sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng sinh học, quản<br />
<br />
lý môi trường đô thị. Phương thức thủ đoạn của tội phạm môi trường cũng ngày càng tinh vi<br />
nhằm che giấu và đối phó với các cơ quan chức năng.<br />
Tình hình nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp<br />
luật về môi trường trong thời gian qua có thể phân chia thành các nội dung chủ yếu như sau:<br />
* Dưới góc độ đề tài nghiên cứu có một số công trình như: 1) Đề tài nghiên cứu<br />
khoa học cấp Nhà nước năm 2004: “Tội phạm về môi trường - Giải pháp phòng, chống”<br />
của GS. TS. Nguyễn Duy Hùng - Học viện Cảnh sát nhân dân; 2) Đề tài nghiên cứu khoa<br />
học cấp Nhà nước năm 2006: “Những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và giải pháp<br />
phòng, chống” của GS.TS. Nguyễn Duy Hùng, Học viện Cảnh sát nhân dân làm chủ nhiệm;<br />
3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2006 “Tội phạm về môi trường - Một số vấn đề<br />
lý luận và thực tiễn” do PGS. TS. Phạm Văn Lợi làm chủ nhiệm, Bộ Tư pháp; v.v...<br />
* Dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo có một số công trình như: 1) “Tội phạm<br />
về môi trường - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” do PGS. TS Phạm Văn Lợi chủ biên,<br />
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2007; 2) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong<br />
pháp luật hình sự” do PGS.TS Trịnh Quốc Toản biên soạn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội<br />
năm 2011; 3) Các Chương “Các tội phạm về môi trường” trong những Giáo trình luật hình<br />
sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2007 và của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; 4) Bình luận<br />
khoa học BLHS, Phần các tội phạm, Tập 5, Nxb Thành phố Hồ Chi Minh năm 2002; v.v...<br />
* Ngoài ra, còn có các bài viết đăng tải trên các tạp chí như: 1) “Lực lượng Công an<br />
nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường” của Trung<br />
tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an tháng 6 năm<br />
2007); 2) “Công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế<br />
quốc tế” của TS. Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (7/2007); 3)<br />
“Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế<br />
và phát triển kinh tế” của Trung tướng Lê Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát<br />
tháng 7/2007; v.v...<br />
Bên cạnh đó, còn nhiều công trình, báo cáo về vấn đề tội phạm và vi phạm pháp luật<br />
về môi trường được đăng tải khác như: 1) “Vấn đề tội phạm hóa một số hành vi xâm hại<br />
môi trường trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành” của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Tạp<br />
chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2001; 2) “Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay<br />
không?” của PGS.TS. Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học, số 6/1999; 3) “Những cơ sở lý<br />
luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường trong BLHS năm 1999”,<br />
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 2002; 4) “Tội phạm môi trường trong pháp luật<br />
hình sự của một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí Môi trường, số 8 năm 2009; 5) “Nhận thức<br />
chung đối với tội phạm vê môi trường và một số vấn đề liên quan”, Tạp chí Khoa học pháp<br />
lý, số 4 năm 2001 của TS. Trần Lê Hồng; v.v...<br />
Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có<br />
liên quan, các tác giả mới giới thiệu, phân tích, đánh giá ở một số khía cạnh, một số lĩnh vực<br />
về pháp luật bảo vệ môi trường chứ không đề cập tổng quan về thực trạng xét xử các tội<br />
phạm môi trường, cũng như chưa đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.<br />
Do vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề này nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và<br />
thực tiễn xét xử cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường trong thời gian<br />
tới. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt<br />
Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội” càng trở nên cấp bách đáp ứng<br />
được tính lý luận và thực tiễn.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích của luận văn là nghiên cứu hệ thống hóa một số nhận thức chung về tội<br />
phạm môi trường; nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng BLHS năm 1999 qua công tác xét<br />
xử các tội phạm về môi trường, qua đó xác định những ưu điểm, tồn tại, thiếu sót và nguyên<br />
nhân của những quy phạm pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường trong BLHS năm<br />
<br />
1999, sửa đổi, bổ sung 2009 từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện, tăng khả<br />
năng áp dụng trên thực tiễn.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để đạt được những mục đích trên, cần phải giải quyết những nhiệm vụ chính sau<br />
đây:<br />
1) Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường giai đoạn 2008<br />
- 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội;<br />
2) Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi<br />
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân cơ bản;<br />
3) Phân tích pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm<br />
về môi trường, trong đó chỉ ra khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội<br />
phạm này trong luật hình sự Việt Nam;<br />
4) Chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn<br />
thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường;<br />
5) Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm<br />
về môi trường, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của<br />
BLHS nước ta về các tội phạm về môi trường.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội phạm về môi<br />
trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội phạm về môi trường theo<br />
luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn<br />
2008 - 2013, từ đó chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi<br />
trường và hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường, kiến nghị hoàn<br />
thiện, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS<br />
nước ta về các tội phạm này.<br />
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
5.1. Cơ sở lý luận<br />
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư<br />
pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm.<br />
5.2. Các phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học luật hình sự<br />
như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, điều tra… để tổng hợp<br />
các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong<br />
luận văn này.<br />
6. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn<br />
Luận văn là công trình khoa học ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu về đề<br />
tài này và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó, những điểm mới về mặt<br />
khoa học của đề tài bao gồm:<br />
1) Đánh giá bức tranh tình hình vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường trên<br />
địa bàn thành phố Hà Nội;<br />
2) Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi<br />
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân cơ bản;<br />
3) Phân tích pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm<br />
về môi trường, trong đó chỉ ra khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội<br />
phạm về môi trường;<br />
4) Chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn<br />
thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường;<br />
5) Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm<br />
<br />
về môi trường, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của<br />
BLHS Việt Nam về các tội phạm này.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận<br />
văn bao gồm ba chương và 9 mục có kết cấu như sau:<br />
Chương 1: Tình hình vi phạm pháp luật và thực tiễn xét xử tội phạm về môi trường<br />
trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
Chương 2: Pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm<br />
về môi trường.<br />
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định<br />
của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về môi trường.<br />
<br />
References<br />
Tài liệu tiếng Việt<br />
1.<br />
Bình An, Thi hành Bộ luật Hình sự: Bất lực với tội phạm môi trường?, Trang thông tin<br />
của Bộ Tư pháp, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID.<br />
2.<br />
Dương Thanh An (2008), "Các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường theo BLHS<br />
năm 1999", Nhà nước và pháp luật, (5), tr. 52-55.<br />
3.<br />
Vũ Hải Anh (2013), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của một số nước<br />
trên thế giới, Báo cáo Hội thảo khoa học, Khoa pháp luật hình sự, Đại học Luật Hà Nội.<br />
4.<br />
Báo cáo tổng kết công tác xét xử các tội phạm về môi trường của Tòa án nhân dân<br />
thành phố Hà Nội (2012).<br />
5.<br />
Báo cáo tổng kết phòng, chống tội phạm về môi trường của Cục cảnh sát phòng, chống<br />
tội phạm về môi trường - Bộ Công an (2012).<br />
6.<br />
Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLTBCA-BTNMT ngày 6/02 hướng dẫn quan hệ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm<br />
pháp luật về bảo vệ môi trường, Hà Nội.<br />
7.<br />
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quyết định số 26/2008/QĐ-BTNMT 31/12 của Bộ<br />
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường, Hà<br />
Nội.<br />
8.<br />
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra,<br />
kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường từ năm 2004 đến năm 2009, Hà Nội.<br />
9.<br />
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11 về quy<br />
định tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, Hà Nội.<br />
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10 quy<br />
định chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Hà Nội.<br />
11. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Thông tư liên<br />
tịch số 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành<br />
một số tội phạm về môi trường, Hà Nội.<br />
12. Lê Văn Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn Nhà nước<br />
pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
13. Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),<br />
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
14. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học<br />
luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
15. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
16. Chính phủ (2005), Nghị định 34/NĐ-CP ngày 17/3 về xử phạt các vi phạm hành chính<br />
trong lĩnh vực tài nguyên nước, Hà Nội.<br />
17. Chính phủ (2007), Nghị định 159/NĐ-CP ngày 30/10 về xử phạt các vi phạm hành<br />
chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, Hà Nội.<br />
<br />