Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt<br />
Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc<br />
Ninh giai đoạn 2000-2010<br />
Nguyễn Thị Thu Thảo<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Abstract. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận để đánh giá một cách<br />
khách quan trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh<br />
Bắc Ninh từ năm 2000 đến năm 2010. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử sơ<br />
thẩm các vụ án hình sự về ma tuý của Toà án nhân dân, tình hình tội phạm ma tuý và thực tiễn xét<br />
xử sơ thẩm án ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế,<br />
nguyên nhân tồn tại và những vướng mắc trong quá trình xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma<br />
tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu lên những kiến<br />
nghị và đề xuất một số giải pháp chủ yếu làm cơ sở để hoàn thiện về mặt lý luận; góp phần nâng<br />
cao chất lượng, hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh<br />
Bắc Ninh.<br />
Keywords. Tội phạm ma túy; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ma túy ngày nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu và là mối lo ngại chung của các quốc gia<br />
trên khắp các châu lục. Tệ nạn ma túy trở thành một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối gây hậu quả nhiều<br />
mặt cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ma túy đã trở thành hiểm họa của toàn nhân loại, không<br />
một quốc gia, một dân tộc nào thoát khỏi ảnh hưởng của những hậu quả tai hại do tệ nạn ma túy gây ra.<br />
Tệ nạn ma túy là nguồn phát sinh nhiều loại tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên<br />
quốc gia và các tệ nạn xã hội. Lạm dụng ma túy làm tiêu phí một khoản tiền to lớn của mỗi gia đình và<br />
toàn xã hội. Nghiện ma túy còn là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây lây nhiễm căn bệnh thế kỷ<br />
HIV/AIDS. Các vấn đề ma túy, tội phạm, HIV/AIDS, môi trường và nạn đói nghèo có mối liên hệ mật<br />
thiết, gây tác hại nặng nề đối với nền kinh tế - xã hội của quốc gia và biết bao đau thương đến các gia<br />
đình [7]; [8]; [9]; [53].<br />
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang<br />
tiếp tục coi trọng và tập trung đầu tư cho nhiệm vụ phòng, chống ma túy. Trong những năm qua,<br />
bằng nội lực của mình và với sự giúp đỡ, phối hợp của cộng đồng quốc tế, Đảng và Nhà nước đã<br />
chủ động triển khai đồng bộ và toàn diện nhiều chủ trương, biện pháp rất tích cực nhằm đấu tranh<br />
phòng, chống ma túy và đạt được nhiều kết quả quan trọng.<br />
<br />
Trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy thì hoạt động xét xử của ngành<br />
Tòa án nhân dân đối với các tội phạm về ma túy là vô cùng quan trọng. Xét xử là chức năng cơ bản<br />
của Tòa án nhân dân nước ta, điều này đã được ghi nhận trong điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa<br />
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Hoạt động xét xử nói chung, xét xử án hình sự trong đó có<br />
xét xử các tội phạm về ma túy nói riêng là hoạt động áp dụng pháp luật để ra các bản án, các quyết<br />
định thể hiện tính nghiêm minh và sự công bằng của pháp luật. Do vậy, tăng cường công tác xét xử<br />
các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về ma túy nói riêng vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm,<br />
vừa là đạo đức của cán bộ, công chức ngành Tòa án, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu<br />
lực, hiệu quả của hoạt động xét xử.<br />
Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm<br />
của công tác tư pháp trong thời gian tới. Đến ngày 02/06/2005, Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết số<br />
49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết xác định cải cách tư pháp mà<br />
trọng tâm là hoạt động xét xử, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện chủ trương<br />
này, trong những năm qua hoạt động xét xử của của ngành Tòa án đã đạt được những kết quả tích<br />
cực. Chính sách, pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự đã từng bước được định hình và hoàn thiện,<br />
tạo điều kiện cho các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng có được môi trường pháp lý thuận lợi để<br />
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,<br />
bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức và công<br />
dân [16]; [17].<br />
Mặc dù tỉnh Bắc Ninh chưa phải là địa bàn trọng điểm về tội phạm ma túy, nhưng với đặc<br />
điểm là tỉnh đồng bằng, giao thông thuận lợi, có đường thủy, đường sắt, đường bộ nối liền với các<br />
tỉnh, thành phố khác, giáp danh các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hà Nội,<br />
có nhiều làng nghề phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, thu<br />
hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Điều này, đã tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội thâm nhập<br />
và phát triển, trong đó nổi cộm là tệ nạn ma túy. Tệ nạn ma túy không chỉ diễn ra ở các khu vực<br />
thành phố, thị xã mà đã lan về cả những vùng quê yên tĩnh. Nguy hại hơn, ma túy còn len lỏi vào cả<br />
học đường đầu độc thế hệ trẻ, gây ra nhiều hậu quả to lớn cho mỗi con người, mỗi gia đình và toàn<br />
xã hội. Đứng trước thực trạng đó, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã xét xử nhiều vụ án về<br />
ma túy, đưa ra xét xử lưu động về các tội phạm ma tuý tại nhiều địa bàn trong tỉnh nhằm tuyên<br />
truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma túy và răn đe các đối tượng có biểu hiện vi<br />
phạm. Nhưng cho đến nay, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp.<br />
Đòi hỏi các Cơ quan, người tiến hành tố tụng cần có những biện pháp quyết liệt và nỗ lực hơn nữa<br />
trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy.<br />
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về ma túy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáp ứng<br />
yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. Tuy vậy, việc xét xử để ra các bản án, quyết<br />
đinh của Tòa án các cấp ở tỉnh Bắc Ninh còn có những sai sót nhất định, dẫn đến việc cấp Tòa án có<br />
thẩm quyền hủy, sửa tuy không nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín của ngành, tác động tiêu cực<br />
đến lòng tin của nhân dân vào công lý, ảnh hưởng đến việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói<br />
chung và tội phạm về ma túy nói riêng.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Các tội phạm về ma túy trong luật<br />
hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010” để làm<br />
luận văn thạc sỹ luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
Xét xử án hình sự, dân sự của Tòa án nhân dân là vấn đề được một số nhà khoa học quan<br />
tâm nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị được công bố. Tuy nhiên xét xử các<br />
vụ án hình sự về ma túy chưa được quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số công trình có giá trị liên<br />
quan trực tiếp đến đề tài luận văn như sau:<br />
Dưới góc độ Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gồm có: Luận án tiến sĩ của Phạm Minh<br />
<br />
Tuyên: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong Luật hình sự Việt Nam”, bảo vệ<br />
năm 2006; Luận văn thạc sỹ của Bùi Mạnh Cường: “Áp dụng pháp luật trong giai đoạn điều tra,<br />
truy tố các vụ án ma túy ở Việt Nam” tại, bảo vệ năm 2006; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Dư:<br />
“Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”,<br />
năm 2007; Luận văn thạc sĩ của Phạm Hồng Trang: "Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án ma<br />
tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Nghệ An", năm 2010.<br />
Dưới góc độ đề tài nghiên cứu khoa học gồm có: Đề tài nghiên cứu khoa học của Tòa án<br />
nhân dân tỉnh Bắc Ninh: “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các<br />
tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” do TS Nguyễn Minh Tuyên - Phó Chánh tòa án<br />
nhân dân tỉnh Bắc Ninh, đề tài nghiệm thu năm 2009; Đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều tra, đánh<br />
giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tệ nạn và tội phạm về ma tuý trên địa<br />
bàn tỉnh Bắc Giang” do Nguyễn Việt Hùng - Kiểm sát viên - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc<br />
Giang làm Chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu tháng 6/2007.<br />
Dưới góc độ bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành: Bài viết của tác giả Lưu Tiến<br />
Dũng: “Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 05/2005;<br />
Bài viết của tác giả Chu Thị Trang Vân: “Vai trò sáng tạo của Toà án trong thực tiễn áp dụng pháp<br />
luật hình sự”, Tạp chí Lập pháp số 27 tháng 09/2007.<br />
Các công trình và bài viết trên đã nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ<br />
án hình sự nói chung; trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong luật hình sự nói<br />
riêng. Đây là các tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên trong quá trình viết luận văn. Tuy nhiên,<br />
các tác giả chưa đi sâu vào tình hình xét xử về những vụ án về ma túy. Việc nghiên cứu hoạt động<br />
xét xử các vụ án về ma túy tại tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh còn phụ thuộc vào các hoàn cảnh lịch<br />
sử, kinh tế - xã hội cụ thể. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu vấn đề xét xử các vụ án<br />
hình sự về ma túy trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở tỉnh Bắc Ninh.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn xét xử<br />
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 -2013. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện<br />
pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử các về ma túy<br />
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:<br />
- Nghiên cứu Một số vấn đề chung về cá tội phạm về ma túy theo luật hình sự Việt Nam<br />
dưới góc độ lý luận Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật. Luận văn nêu lên những đặc điểm, phân<br />
tích thực trạng thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc<br />
Ninh từ năm 2009 đến năm 2013 và các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu<br />
quả xét xử các tội phạm về ma túy trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài<br />
Trong phạm vi là một luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành luật Hình sự và tố tụng<br />
hình sự, luận văn này chỉ tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự<br />
về ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn khái quát những vấn đề chung của quy trình xét xử<br />
sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy từ việc nghiên cứu các tình tiết cụ thể của vụ án đến việc chọn<br />
quy phạm pháp luật và ban hành các bản án, quyết định tại phiên tòa xét xử công khai, dựa trên<br />
thực tiễn xét xử các vụ án về ma túy trong 5 năm gần đây. Theo nội dung của đề tài nghiên cứu<br />
trong giai đoạn 2000-2010, nhưng để đáp ứng tính sát thực của đề tài, được sự đồng ý, cho phép<br />
của Giảng viên hướng dẫn, học viên mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài đến năm 2013.<br />
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ<br />
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp<br />
chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là quan điểm chỉ<br />
đạo của Đảng về cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49- NQ/TW<br />
<br />
của Bộ chính trị.<br />
Các phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là: Phân tích, tổng hợp lịch<br />
sử, so sánh, thống kê và sử dụng tài liệu thứ cấp.<br />
6. Những đóng góp khoa học của luận văn<br />
- Hình thành cơ sở lý luận về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy, đáp ứng đòi hỏi<br />
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là đóng góp nhằm nâng cao nhận thức lý<br />
luận cho việc thực hiện chức năng xét xử nói chung, xét xử án hình sự trong đó có các vụ án về ma<br />
túy nói riêng của Tòa án nhân dân.<br />
- Tổng kết thực tiễn rút ra những nhận định, đánh giá có ý nghĩa góp phần nâng cao chất<br />
lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại ngành Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh.<br />
- Đề xuất được một hệ thống các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ<br />
án về ma túy trên địa tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền.<br />
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho những<br />
người trực tiếp làm công tác xét xử án hình sự. Đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác xét<br />
xử án hình sự của các cấp Tòa án ở tỉnh Bắc Ninh.<br />
Đồng thời, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập<br />
trong các trường Đại học chuyên luật hoặc các cơ sở đào tạo không chuyên luật.<br />
8. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội phạm về ma túy theo Luật hình sự Việt Nam<br />
Chương 2: Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân tỉnh<br />
Bắc Ninh<br />
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả xét xử các tội<br />
phạm về ma túy<br />
<br />
References<br />
1.<br />
Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) (1998), Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân<br />
tối cao, Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày /1/1998 và Thông tư liên tịch số 02/TTLT ngày<br />
5/8/1998 hướng dẫn áp dụng Chương VII A quy định các Tội phạm về ma tuý, Hà Nội.<br />
2.<br />
Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp (2007),<br />
Thông tư số 17/ 2007/TTLN ngày 24/12/2007 quy định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy<br />
định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.<br />
3.<br />
Dương Thanh Biểu (1999), Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác kiểm sát điều tra<br />
các tội phạm về ma túy, Chuyên đề khoa học.<br />
4.<br />
Lê Cảm (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
5.<br />
Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập<br />
thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
6.<br />
Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung).( Sách<br />
chuyên khảo sau đại học). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
7.<br />
Chính phủ (2001), Nghị định số 67/2001/NĐ-CP quy định về việc ban hành Danh mục các<br />
chất ma tuý và tiền chất, Hà Nội.<br />
8.<br />
Chính phủ (2003), Nghị định số 133/2003/NĐ-CP quy định bổ sung vào Danh mục các chất<br />
ma tuý và tiền chất, ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2003, Hà<br />
Nội.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
19.<br />
20.<br />
21.<br />
22.<br />
23.<br />
24.<br />
<br />
25.<br />
26.<br />
<br />
27.<br />
28.<br />
<br />
Chính phủ (2003), Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 quy định về kiểm soát nhập<br />
khẩu, xuất khẩu chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2007), Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 quy định sửa tên, bổ<br />
sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc Danh mục chất ma tuý và tiền chất ban hanh kèm<br />
Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2009), Nghị định số 45/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 quy định về việc hướng dẫn<br />
nhập khẩu mẫu, lấy mẫu, quản lí, sử dụng mẫu các chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện,<br />
thuốc hướng thân về mục đích quốc phòng, an ninh, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2011), Nghị định số 17/2011/NĐ-CP ngày 22/2/2011 quy định về bổ sung, sửa<br />
tên chất, tên khoa học đối với một số chất thuộc Danh mục các chất ma tuý và tiền 22 chất<br />
ma tuý, ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 và Nghị định số<br />
163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007, Hà Nội.<br />
Cục Thống kê Bắc Ninh (2009), Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2008, Nxb Thống kê, Hà<br />
Nội.<br />
Nguyễn Mạnh Cường (2007), Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án ma túy theo<br />
yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học.<br />
Phạm Đình Cửu (2010), “Các chất ma túy và một số giải pháp phòng chống”, Tạp chí Phòng<br />
chống ma túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại<br />
dâm, (5).<br />
Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính<br />
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br />
Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về<br />
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến<br />
năm 2020, Hà Nội.<br />
Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về<br />
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br />
Trần Văn Đượm (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm, Tập I,<br />
Chương VIII), Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.<br />
Nguyễn Phong Hòa (1998), Các tội phạm về ma túy đặc điểm hình sự; dấu hiệu pháp lý; các<br />
biện pháp phát hiện và đấu tranh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
Trần Minh Hưởng (2009), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm<br />
2009 (Tập I), Nxb Lao động, Hà Nội.<br />
Đỗ Văn Kha ( 2010), “Bàn về công tác phối hợp trong việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ<br />
án ma túy”, Tạp chí Kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (18).<br />
Đỗ Văn Kha (2010), “Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm<br />
sát điều tra các tội phạm về ma túy”, Tạp chí Kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (11).<br />
Nguyễn Kiên (2010), “Một số vấn đề cần tập trung thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công<br />
tác phòng, chống ma túy vùng Tây Bắc và các tỉnh, thành phố liên quan”, Tạp chí Phòng<br />
chống ma túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại<br />
dâm, (7).<br />
Uông Chu Lưu (chủ biên) (2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (phần<br />
các tội phạm), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
Bùi Phương Lân (2009), “Hoàn thiện một số quy định trong quản lý tiền chất phục vụ cho<br />
công tác đấu tranh phòng chống ma túy trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Phòng chống ma<br />
túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, (2).<br />
Trần Văn Luyện (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm,<br />
Chương XVIII), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt (sách chuyên khảo – in lần<br />
<br />