ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
NGUYỄN VĂN TÌNH<br />
<br />
CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA<br />
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
<br />
Chuyên ngành : Luật Hình sự<br />
Mã số<br />
: 60.38.40<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Đệ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2007<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
TRANG PHỤ BÌA<br />
Lời cam đoan<br />
MỤC LỤC<br />
Danh mục những từ viết tắt trong luận văn<br />
MỞ ĐẦU<br />
Chương1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT<br />
ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
1.1<br />
Khái niệm Cơ quan Cảnh sát điều tra<br />
1.1.1<br />
Vị trí Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự<br />
Điều<br />
1.1.2<br />
kiệ Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong<br />
tố tụng hình sự<br />
hhhh<br />
1.2<br />
Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan<br />
Cảnh sát điều tra ở nước ta<br />
hhhhhhHành<br />
1.3 v Tổ chức và hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra theo<br />
pháp luật tố tụng hình sự hiện hành<br />
Tổ<br />
1.3.1<br />
chức Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra theo pháp luật tố<br />
tụng hiện hành<br />
1.3.2<br />
Hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra theo quy định<br />
của pháp luật tố tụng hình sự<br />
1.4<br />
Một số quy định của pháp luật tố tụng nước ngoài về Cơ<br />
quan điều tra<br />
Chương2 THỰC TIỄN VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA<br />
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
2.1<br />
Thực trạng tổ chức bộ máy và cán bộ điều tra của Cơ quan<br />
Cảnh sát điều tra<br />
2.2<br />
Thực trạng hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra<br />
2.2.1<br />
Kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trên toàn quốc<br />
<br />
1<br />
6<br />
6<br />
6<br />
10<br />
14<br />
17<br />
17<br />
19<br />
31<br />
39<br />
39<br />
43<br />
43<br />
<br />
Thực trạng áp dụng một số hoạt động tố tụng của Cơ quan<br />
Cảnh sát điều tra trong giải quyết vụ án hình sự<br />
2.3<br />
Một số nhận xét về thực trạng tổ chức và hoạt động của<br />
Cơ quan Cảnh sát điều tra<br />
2.3.1<br />
Về quy định của pháp luật tố tụng hình sự<br />
2.3.2<br />
Về tổ chức bộ máy Cơ quan Cảnh sát điều tra<br />
2.3.3<br />
Về đội ngũ điều tra viên<br />
2.3.4<br />
Về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với<br />
các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ<br />
án hình sự<br />
Chương3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU<br />
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU<br />
TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
3.1<br />
Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của Cơ quan Cảnh sát<br />
điều tra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay<br />
3.2<br />
Một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao<br />
3.2.1<br />
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt<br />
động của Cơ quan Cảnh sát điều tra<br />
3.2.2<br />
Nâng cao chất lượng điều tra viên<br />
3.2.3<br />
Nâng cao hiệu quả quan hệ phối kết hợp giữa Cơ quan<br />
Cảnh sát điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng hình<br />
sự trong quá trình điều tra vụ án hình sự<br />
3.2.4<br />
Xử lý nghiêm minh đối với những người có liên quan<br />
việc vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của<br />
Cơ quan Cảnh sát điều tra<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
2.2.2<br />
<br />
49<br />
62<br />
62<br />
66<br />
68<br />
70<br />
<br />
74<br />
<br />
74<br />
77<br />
77<br />
83<br />
85<br />
<br />
87<br />
<br />
89<br />
93<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu<br />
khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn<br />
của luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và<br />
trung thực. Những kết luận khoa học của luận<br />
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ<br />
công trình nào.<br />
<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
Nguyễn Văn Tình<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Giải quyết vụ án hình sự là quá trình áp dụng pháp luật rất phức tạp,<br />
tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, trong đó các cơ quan và người có<br />
thẩm quyền phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để làm rõ tội phạm, người<br />
phạm tội và những vấn đề khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án<br />
hình sự. Quá trình này đòi hỏi phải phát hiện, điều tra xử lý tội phạm và người<br />
phạm tội được chính xác, nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm<br />
oan người vô tội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá<br />
nhân.<br />
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động của Cơ quan điều<br />
tra có một vị trí hết sức quan trọng. Kết quả của hoạt động điều tra là cơ sở để<br />
truy tố và xét xử vụ án hình sự, có ý nghĩa quyết định đến sự thành, bại đối<br />
với cả tiến trình tố tụng hình sự.<br />
Từ khi Nhà nước ta ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và<br />
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989, Cơ quan điều tra ở nước ta đã<br />
được tổ chức thành hệ thống ổn định hơn và hoạt động có hiệu quả trong đấu<br />
tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm<br />
trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm<br />
vụ của mình, việc triển khai tổ chức và hoạt động của các Cơ quan điều tra đã<br />
bộc lộ nhiều vướng mắc, như: cơ sở pháp lý cho việc thực hiện thẩm quyền<br />
điều tra chưa hoàn thiện, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của điều tra viên còn<br />
hạn chế…, nên hiệu quả hoạt động chưa cao; có trường hợp bỏ lọt tội phạm,<br />
làm oan người vô tội v.v... làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt<br />
động điều tra, xử lý tội phạm. Đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra - Cơ quan<br />
điều tra có bộ máy lớn nhất, được tổ chức từ Bộ Công an đến Công an cấp<br />
huyện, có thẩm quyền điều tra gần 90% số tội danh quy định trong Bộ luật<br />
<br />