Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng<br />
trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam<br />
Trần Thị Ngọc Liên<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Dũng<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Luận giải cơ sở lý luận của các quy định về phương thức giải quyết tranh<br />
chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc. Phân tích các quy định hiện hành của pháp<br />
luật về trọng tài vụ việc; đánh giá thực trạng sử dụng phương thức trọng tài vụ việc<br />
trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại tại Việt Nam từ đó chỉ ra các khó<br />
khăn, vướng mắc đang và sẽ gặp phải và các nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng<br />
trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên<br />
thế giới về việc áp dụng và điều chỉnh pháp luật phương thức giải quyết tranh chấp<br />
bằng trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng nhằm lựa chọn những kinh<br />
nghiệp hay, phù hợp cho việc áp dụng vào Việt Nam. Đưa ra những giải pháp nhằm<br />
thực tiễn hóa một cách hiệu quả các quy định của pháp luật nhằm khuyến khích các<br />
bên tranh chấp sử dụng phương thức trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng<br />
khi cần giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại.<br />
Keywords: Tranh chấp thương mại; Trọng tài; Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Có thể nói đặc trưng quan trọng, cơ bản, nổi bật nhất của kinh tế thế giới hiện nay là xu<br />
hướng toàn cầu hóa, trong đó quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế luôn được củng cố và phát triển.<br />
Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đó thì cũng phát sinh ngày càng nhiều<br />
những tranh chấp thương mại không chỉ dừng lại ở sự gia tăng về số lượng mà độ phức tạp<br />
của các tranh chấp cũng ngày một nâng cao. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trong kinh doanh<br />
thương mại… tranh chấp phát sinh luôn là hiện tượng đương nhiên, giải quyết tranh chấp là<br />
việc làm tất yếu và đang là một vấn đề được bàn đến nhiều của nền kinh tế thế giới hiện nay.<br />
Điều đó cũng giúp định hướng tư duy của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ kinh tế có<br />
phát sinh tranh chấp các phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu trong đó có trọng tài. Theo<br />
đánh giá của Tổng thư ký Tòa án trọng tài quốc tế thì trọng tài được coi là lựa chọn có nhiều<br />
ưu thế nổi bật là tính liên tục, mềm dẻo, bí mật và phán quyết trọng tài có giá trị chung<br />
thẩm…Với tính năng ưu việt của mình mà phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài<br />
được coi là lựa chọn được ưa chuộng của các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, thực<br />
trạng Việt Nam lại cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự "mặn mà" với việc đem tranh<br />
<br />
chấp của mình ra giải quyết tại trọng tài, theo thống kê có hơn 95% tranh chấp thương mại<br />
trong nước được đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng<br />
dân sự (BLTTDS). Sở dĩ có tình trạng trên thì bên cạnh nguyên nhân chủ quan từ phía các<br />
doanh nghiệp còn có nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật về trọng tài của Việt Nam,<br />
đó là hệ thống chưa thực sự tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả để doanh nghiệp<br />
trong và ngoài nước tự tin khi lựa chọn trọng tài.<br />
Sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài thương mại (TTTM) năm 2003 đã đánh dấu một bước<br />
tiến mới trong việc hình thành và hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam, đáp ứng nhu<br />
cầu lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tiễn áp<br />
dụng Pháp lệnh trong hơn 6 năm qua, tuy được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ cùng với sự<br />
xuất hiện của nhiều nhân tố mới như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới<br />
(WTO), việc ban hành Luật Thương mại năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005… nhưng một số<br />
quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ sự bất cập như thẩm quyền của trọng tài còn nhiều hạn chế,<br />
đội ngũ trọng tài viên trong nước chưa phát triển, cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài<br />
chưa hiệu quả…<br />
Xuất phát từ thực tế trên đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi các cam kết khi<br />
gia nhập WTO thì việc ban hành Luật TTTM là một tất yếu khách quan. Sự ra đời của Luật<br />
TTTM với nhiều quy định mới về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế góp phần<br />
tạo niềm tin cho các cá nhân, tổ chức khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng<br />
trọng tài. Một trong những điểm mới đáng ghi nhận là Luật TTTM chính thức quy định hai<br />
hình thức hoạt động trọng tài là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc và có các quy định nhằm<br />
hỗ trợ cho cả hai hình thức trọng tài có cơ hội phát triển ngang bằng nhau và khuyến khích<br />
các bên tranh chấp sử dụng cả hai hình thức này. Tuy nhiên để các quy định này không chỉ có<br />
hiệu lực trên giấy thì cần có sự đánh giá khách quan, chính xác những cơ sở lý luận và thực<br />
tiễn của việc ban hành các quy định về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc<br />
để thực tiễn hóa các quy định này vào đời sống kinh tế của các cá nhân, tổ chức. Với mong<br />
muốn được luận bàn chuyên sâu, góp phần hoàn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam, tác giả<br />
chọn đề tài: "Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật<br />
Việt Nam".<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Trong thực tiễn và trong khoa học pháp lý đã có một số bài viết và một số công trình nghiên<br />
cứu ở cấp độ khác nhau về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, có thể nêu một<br />
số công trình như: "Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều<br />
kiện hội nhập quốc tế", Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Đình Thơ, Trường Đại học Luật<br />
Hà Nội, 2007; "Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài", Luận văn thạc sĩ<br />
luật học của Phạm Thị Phương Thủy, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; "Những vấn đề<br />
pháp lý về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học của<br />
Trần Thị Kim Liên, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006; "Trọng tài thương mại Việt Nam trong<br />
tiến trình đổi mới", của Dương Văn Hậu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1999; và một số bài<br />
viết trên các tạp chí chuyên ngành… Tuy nhiên các công trình trên chỉ đề cập một cách khái<br />
quát về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung mà chưa có công trình<br />
nào đề cập một cách chuyên sâu về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc.<br />
Từ đó có thể khẳng định đây là công trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên<br />
cứu chuyên biệt về vấn đề này.<br />
<br />
2<br />
<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài<br />
3.1. Mục đích<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận để từ đó đề xuất<br />
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức trọng tài vụ việc vào giải quyết tranh<br />
chấp thương mại tại Việt Nam, đề xuất hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về<br />
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nghiên cứu:<br />
- Luận giải cơ sở lý luận của các quy định về phương thức giải quyết tranh chấp thương<br />
mại bằng trọng tài vụ việc.<br />
- Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật về trọng tài vụ việc; đánh giá thực trạng<br />
sử dụng phương thức trọng tài vụ việc trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại tại<br />
Việt Nam từ đó chỉ ra các khó khăn, vướng mắc đang và sẽ gặp phải và các nguyên nhân liên<br />
quan đến việc sử dụng trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp.<br />
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc áp dụng và điều chỉnh<br />
pháp luật phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung và trọng tài vụ việc nói<br />
riêng nhằm lựa chọn những kinh nghiệp hay, phù hợp cho việc áp dụng vào Việt Nam.<br />
- Đưa ra những giải pháp nhằm thực tiễn hóa một cách hiệu quả các quy định của pháp<br />
luật nhằm khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng phương thức trọng tài nói chung và trọng<br />
tài vụ việc nói riêng khi cần giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những quy định pháp luật về các phương thức giải<br />
quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, kinh nghiệm quốc tế và đi sâu nghiên cứu phương<br />
thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài<br />
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận<br />
văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử<br />
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu<br />
khác như phương pháp bình luận, diễn giải, so sánh, tổng hợp, phân tích…<br />
6. Những kết quả nghiên cứu của luận văn<br />
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp<br />
bằng trọng tài vụ việc, luận văn có những đóng góp mới sau đây:<br />
Thứ nhất: Luận văn giải quyết những vấn đề lý luận về tranh chấp trong hoạt động thương<br />
mại và các hình thức giải quyết tranh chấp, nghiên cứu một cách khái quát về phương thức<br />
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc với những phân tích về đặc điểm của trọng tài vụ<br />
việc, ưu và nhược điểm của trọng tài vụ việc và khi nào thì nên dùng trọng tài vụ việc để giải<br />
quyết tranh chấp.<br />
Thứ hai: Luận văn đã phân tích một cách sâu sắc những quy định pháp luật hiện hành về<br />
trọng tài vụ việc, bắt đầu từ việc đánh giá khái quát hiệu quả của pháp luật đối với hoạt động<br />
trọng tài và trọng tài vụ việc, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc,<br />
thẩm quyền của trọng tài vụ việc và thủ tục của trọng tài vụ việc. Bên cạnh đó, luận văn còn<br />
phân tích chi tiết thực trạng sử dụng trọng tài vụ việc trong giải quyết tranh chấp tại Việt<br />
Nam, các bất cập và các nguyên nhân cụ thể của các bất cập đó.<br />
<br />
3<br />
<br />
Thứ ba: Luận văn bước đầu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng<br />
phương thức trọng tài vụ việc nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương<br />
mại bao gồm những giải pháp về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật; các giải pháp từ phía các<br />
trọng tài viên, từ phía doanh nghiệp, từ phía tòa án và cơ quan thi hành án…<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm<br />
3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài<br />
vụ việc.<br />
Chương 2: Pháp luật và thực trạng giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài<br />
vụ việc tại Việt Nam.<br />
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trọng tài vụ việc giải quyết<br />
tranh chấp trong thương mại tại Việt Nam.<br />
Chƣơng 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƢƠNG MẠI<br />
BẰNG TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI VỤ VIỆC<br />
1.1. Tranh chấp trong thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp<br />
1.1.1. Khái niệm tranh chấp trong thương mại<br />
Tranh chấp trong thương mại, có thể được hiểu như sau:<br />
Tranh chấp trong thương mại là những bất đồng, xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ<br />
thể có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mại hoặc các hoạt động kinh tế khác mà theo<br />
quy định pháp luật là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài phán kinh tế.<br />
Nội dung khái niệm tranh chấp trong thương mại bao hàm những nội dung:<br />
Thứ nhất, là những bất đồng, xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể có liên quan đến<br />
lĩnh vực hợp đồng thương mại;<br />
Thứ hai, là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng thương mại hoặc các hoạt động<br />
kinh tế khác<br />
Thứ ba, theo quy định pháp luật những tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của<br />
cơ quan tài phán kinh tế (Tòa án hoặc trọng tài).<br />
1.1.2.<br />
Các hình thức giải quyết tranh chấp<br />
- Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, hai bên tranh chấp tự<br />
mình đàm phán, thỏa thuận về các giải pháp nhằm dàn xếp, giải quyết ổn thỏa tranh chấp phát<br />
sinh giữa họ mà không có sự can thiệp, giúp đỡ của bên thứ ba dưới bất kỳ hình thức và mức độ<br />
nào. Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và<br />
phổ biến nhất được các bên áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời<br />
sống đặc biệt là trong hoạt động thương mại.<br />
- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, hai bên tranh chấp nhờ bên thứ<br />
ba giúp đỡ để họ gặp gỡ, thảo luận và thỏa thuận về các giải pháp nhằm dàn xếp, giải quyết ổn<br />
thỏa tranh chấp phát sinh.<br />
- Xét xử của tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, một bên tranh chấp có<br />
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp mà không cần có sự đồng ý, thỏa thuận của bên<br />
<br />
4<br />
<br />
kia. Tòa án, cụ thể là thẩm phán/hội đồng xét xử, thụ lý và giải quyết tranh chấp theo đúng<br />
quy định của pháp luật, bản án do tòa án tuyên có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên<br />
tranh chấp và với mọi cá nhân, tổ chức có liên quan.<br />
- Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, bên trung gian thứ ba (trọng tài<br />
viên) do các bên lựa chọn sẽ đưa ra một quyết định sau khi hai bên tranh chấp đã có cơ hội<br />
bình đẳng để trình bày các vấn đề liên quan đến tranh chấp. Nếu quá trình trọng tài bảo đảm<br />
nguyên tắc tự nguyện, công bằng thì quyết định của trọng tài viên có hiệu lực bắt buộc thi hành<br />
đối với các bên. Khoản 1, Điều 3, Luật TTTM năm 2010 quy định: "Trọng tài thương mại là<br />
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của<br />
Luật này".<br />
1.1.3.<br />
Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại<br />
i) Đặc điểm của trọng tài thương mại<br />
Thứ nhất, tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với việc giải quyết<br />
tranh chấp.<br />
Thứ hai, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp bí mật.<br />
Thứ ba, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp liên tục.<br />
Thứ tư, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, linh hoạt cho<br />
các bên.<br />
Thứ năm, tiết kiệm thời gian<br />
Thứ sáu, duy trì được quan hệ đối tác<br />
Thứ bảy, trọng tài cho phép các bên sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia<br />
Thứ tám, tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ chức phi chính phủ,<br />
nhưng được hỗ trợ, bảo đảm về pháp lý của Tòa án.<br />
(ii) Các hình thức tổ chức trọng tài thương mại<br />
Trọng tài vụ việc<br />
Trong trọng tài vụ việc, các bên tự chịu trách nhiệm thành lập hội đồng trọng tài để giải<br />
quyết tranh chấp và phải quy định các quy tắc sẽ điều chỉnh cách thức tiến hành tố tụng trọng<br />
tài. Khi gặp khó khăn, đôi khi các bên có thể nhờ một tòa án quốc gia có thẩm quyền can<br />
thiệp. Bởi các bên tự tiến hành trọng tài vụ việc nên họ phải thỏa thuận trực tiếp vấn đề thù<br />
lao và chi phí với trọng tài viên.<br />
Trọng tài quy chế<br />
Trong trọng tài quy chế, các bên nhờ một trung tâm trọng tài hoặc một tổ chức trọng tài<br />
quy chế giám sát tố tụng theo quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức đó.<br />
iii) Tố tụng trọng tài thương mại<br />
Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc là những phương pháp khác biệt của quá trình<br />
tố tụng. Các bên trong trọng tài vụ việc thiết lập quy tắc tố tụng riêng mà họ cho là có thể<br />
phù hợp với diễn biến và sự việc của vụ tranh chấp, trong khi đó các bên trong trọng tài<br />
quy chế phải tiến hành trọng tài theo các trình tự của tổ chức trọng tài mà các bên lựa<br />
chọn.<br />
1.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc<br />
1.2.1. Trọng tài vụ việc (Trọng tài ad-hoc) là gì?<br />
"Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổ<br />
chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc<br />
của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Nói<br />
<br />
5<br />
<br />