Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt<br />
Nam<br />
Phạm Tuấn Anh<br />
<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương<br />
Năm bảo vệ: 2009<br />
Abstract: Trình bày khái quát về góp vốn thành lập công ty: Khái niệm và bản chất pháp lý của<br />
góp vốn thành lập công ty; Hệ quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty; Hình thức và thủ<br />
tục góp vốn; Các hình thức của vốn góp; Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Nghiên cứu thực<br />
trạng Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty, những khiếm khuyết còn<br />
tồn tại và nguyên nhân của nó. Đưa ra những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt<br />
Nam về góp vốn thành lập công ty<br />
Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Công ty; Vốn kinh doanh<br />
Content:<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Sự phát triển của khu vực kinh tư nhân và việc cải cách khu vực kinh tế nhà nước đã thúc<br />
đẩy mạnh mẽ việc thành lập công ty ở Việt Nam. Thành lập công ty với sự đảm bảo an toàn pháp<br />
lý cao đặc biệt là về vốn góp là mục tiêu quan trọng của pháp luật về doanh nghiệp.<br />
Tuy nhiên, góp vốn thành lập công ty là một vấn đề mang tính hai mặt. Một mặt, quy<br />
định của pháp luật phải đảm bảo an toàn vốn góp của người tham gia góp vốn thành lập công ty.<br />
Mặt khác, quy định của pháp luật phải đảm bảo lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch với<br />
công ty, đảm bảo lợi ích của công ty với tư cách là một chủ thể độc lập sau khi được thành lập.<br />
<br />
Thành lập công ty, trong đó một việc không thể thiếu là góp vốn có ảnh hưởng lớn tới<br />
không chỉ quyền lợi của các thành viên trong công ty mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của công<br />
ty sau này. Mặc dù hiện nay pháp luật cho phép sự thoả thuận của các thành viên trong việc thoả<br />
thận góp vốn, xác định vốn góp. Tuy nhiên pháp luận cần có những dự liệu, những quy định để<br />
tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các bên. Ngoài ra<br />
vấn đề góp vốn trong trường hợp các công ty thực tế. Pháp luật cũng cần có các quy định để giải<br />
quyết trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên.<br />
Vì thế khía cạnh pháp lý của vấn đề góp vốn thành lập công ty đang là một vấn đề thực<br />
tiễn đặt ra, đặc biệt là chúng ta đang cố gắng tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập với<br />
mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài.<br />
Tác giả chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu vì những lý do sau đây:<br />
1. Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của<br />
pháp luật về góp vốn thành lập công ty.<br />
Nội dung mà tác giả hướng tới nghiên cứu bao gồm: các vấn đề lý luận về góp vốn thành<br />
lập công ty, các hình thức của vốn góp, thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn<br />
thành lập công ty, những hạn chế và phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam<br />
về góp vốn thành lập công ty.<br />
Hiện nay, thực tiễn về việc góp vốn thành lập công ty diễn ra rất phong phú và đang<br />
dạng. Có những trường hợp đang diễn ra trên thực tế mà pháp luật chưa dự liệu trước được.<br />
Trước những đòi hỏi của thực tiễn phải cố gắng trước hết hoàn thiện các quy định pháp luật để<br />
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia thành lập công ty, cũng như những<br />
ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của công ty sau này, trong đó có cả vấn đề giải quyết về<br />
vấn đề tài sản khi giải thể, phá sản công ty. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào việc thực<br />
hiện mục tiêu trên.<br />
2. Hiện nay, việc áp dụng các hình thức vốn góp thành lập công ty theo quy định của<br />
pháp luật Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hình thức của tài sản. Việc nghiên cứu các hạn chế<br />
trong quy định về hình thức vốn góp thành lập công ty một cách thấu đáo sẽ giúp khắc phục các<br />
<br />
hạn chế và đem lại hiệu quả thiết thực đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm<br />
giúp cho việc thành lập công ty được thuận lợi, thúc đẩy hoạt động kinh doanh.<br />
3. Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về các hình thức vốn góp thành<br />
lập công ty, việc góp vốn thành lập công ty trên thực tế và so sánh với quy định của pháp luật<br />
một số nước, sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt<br />
Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để không những có thể áp dụng được đối với việc góp<br />
vốn thành lập công ty trong nước mà còn áp dụng đối với việc góp vốn thành lập các doanh<br />
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động đầu tư, bảo vệ được một cách hợp pháp<br />
quyền lợi của các bên trong thành lập công ty.<br />
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận về góp vốn<br />
thành lập công ty. Từ các quy định của pháp luật đến những vấn đề thực tế đang diễn ra và tham<br />
khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra<br />
những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng diễn ra trên thực tế về góp vốn<br />
thành lập công ty. Qua đó nêu lên những kiến nghị để hoàn thiện các quy định về góp vốn thành<br />
lập công ty.<br />
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NÀY Ở VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA<br />
LÝ LUẬN CỦA ĐỀ<br />
Hiện này ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của<br />
vấn đề góp vốn thành lập công ty, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ<br />
thống và đầy đủ về vấn đề: góp vốn thành lập công ty. Trong xu thế phát triển của khu vực kinh<br />
tế tư nhân hiện nay, có nhiều vấn đề đặt ra trong việc góp vốn thành lập công ty, nó đòi hỏi sự<br />
hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho những người đầu<br />
tư thành lập công ty. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho<br />
việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty. Tác giả hy vọng rằng<br />
với sự đầu tư thích đáng, việc nghiên cứu sẽ đạt kết quả tốt.<br />
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tác giả sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện<br />
chứng, phương pháp duy vật lịch sử, kết hợp với nhiều phương pháp cụ thể: phương pháp phân<br />
tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống.<br />
<br />
Với các lý do trên, luận văn bao gồm các nội dung cơ bản sau:<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TIẾNG VIỆT<br />
Văn bản pháp luật trong nước<br />
1- Bộ luật Dân sự 2005.<br />
2- Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1932.<br />
3- Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936 (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật).<br />
4- Bộ luật Dân sự 1972 của Việt Nam cộng hòa.<br />
5- Bộ luật Thương mại 1972 của Việt Nam cộng hòa.<br />
6- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm<br />
2000).<br />
7- Luật Công ty 1990.<br />
8- Luật Doanh nghiệp 2005.<br />
9- Luật Đầu tư 2005.<br />
10- Luật Đất đai 2003.<br />
11- Luật Sở hữu trí tuệ 200.<br />
12- Luật Thương mại 2005.<br />
<br />
13- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký<br />
kinh doanh.<br />
14- Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định<br />
việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn<br />
đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.<br />
15- Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức,<br />
quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập,<br />
công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật<br />
Doanh nghiệp.<br />
16- Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn<br />
chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.<br />
17- Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 07 năm 2008<br />
giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ<br />
quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp<br />
thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.<br />
Sách, báo, tạp chí, luận án trong nước<br />
18- Phạm Tuấn Anh (2004), Thành lập và phát triển doanh nghiệp, Nxb Thanh Niên, Hà<br />
Nội.<br />
19- Lê Thị Châu (1997). Quyền sở hữu tài sản của công ty, Nxb Lao động, Hà Nội.<br />
20- Ngô Huy Cương (2004), Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ luật<br />
học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.<br />
21- Hà Hùng Cường (2002), “Thực trạng pháp luật kinh tế và định hướng hoàn thiện”,<br />
Kỷ yếu hội thảo: Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tài chính và ngân sách,<br />
Quốc hội khóa X, ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Hà Nội, tr. 27-53.<br />
22- Học viện Tư pháp (2005), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
<br />