ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
NGUYỄN NHƯ THẮNG<br />
<br />
KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM<br />
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành: Luật hình sự<br />
Mã số: 60 38 40<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành<br />
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ<br />
<br />
Phản biện 1: ......................................................................<br />
Phản biện 2: ......................................................................<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br />
họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các chữ viết tắt<br />
Danh mục các bảng<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ<br />
GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM ..................................................... 8<br />
1.1. Khái niệm kháng nghị tố tụng và kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm ....................................................................................... 8<br />
1.1.1. Khái niệm kháng nghị tố tụng ............................................................. 11<br />
1.1.2. Khái niệm kháng nghị giám đốc thẩm ................................................ 12<br />
1.1.3. Khái niệm kháng nghị tái thẩm ........................................................... 13<br />
1.2. Đặc điểm của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .................... 14<br />
1.3. Mục đích, ý nghĩa của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ..... 20<br />
1.3.1. Mục đích của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .......................... 20<br />
3.1.2. Ý nghĩa của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ............................. 21<br />
1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật TTHS<br />
Việt Nam về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ năm<br />
1945 đến nay ........................................................................................ 22<br />
1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi<br />
ban hành BLTTHS Việt Nam năm 1988............................................ 22<br />
1.4.2. Quy định của BLTTHS Việt Nam năm 1988 và năm 2003 về<br />
kháng nghị giám đốc thẩm .................................................................. 24<br />
1.4.3. Quy định của BLTTHS Việt Nam năm 1988 và năm 2003 về<br />
kháng nghị tái thẩm ............................................................................. 28<br />
1.5. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong luật TTHS một<br />
số nước trên thế giới ........................................................................... 30<br />
1.5.1. BLTTHS Liên bang Nga ..................................................................... 30<br />
1.5.2. Luật TTHS nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ........................... 34<br />
1.5.3. BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức ................................................... 36<br />
Kết luận chương 1.......................................................................................... 41<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM,<br />
TÁI THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS NĂM 2003<br />
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ............................................................. 42<br />
2.1. Thực trạng pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .... 42<br />
1<br />
<br />
2.1.1. Kháng nghị giám đốc thẩm .................................................................. 42<br />
2.1.2. Kháng nghị tái thẩm ............................................................................. 68<br />
2.2. Thực tiễn thực thi kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ............ 79<br />
2.2.1. Kết quả đạt được trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .......... 79<br />
2.2.2. Một số tồn tại trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm................ 82<br />
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên ................................................... 86<br />
Kết luận chương 2.......................................................................................... 90<br />
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP<br />
DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VIỆT NAM VỀ<br />
KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI THẨM ................... 92<br />
3.1. Sự cần thiết, định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật<br />
về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .......................................... 92<br />
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm ....................................................................................... 92<br />
3.1.2. Định hướng, nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về kháng nghị<br />
giám đốc thẩm, tái thẩm ....................................................................... 93<br />
3.2. Hoàn thiện các quy định của BLTTHS Việt Nam về kháng<br />
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ........................................................... 95<br />
3.3. Các giải pháp khác ........................................................................... 100<br />
3.3.1. Tăng cường kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án các cấp ........... 100<br />
3.3.2. Tăng cường giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm ..................... 101<br />
3.3.3. Tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền kháng nghị<br />
giám đốc thẩm ..................................................................................... 102<br />
3.3.4. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao trình độ chuyên<br />
môn, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm<br />
công tác kháng nghị giám đốc thẩm ................................................. 103<br />
3.3.5. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt<br />
là giữa Tòa án với VKS trong công tác kháng nghị giám đốc<br />
thẩm...................................................................................................... 104<br />
3.3.6. Nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân ................................ 104<br />
Kết luận chương 3........................................................................................ 105<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................... 106<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 108<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm là một hoạt động để kiểm tra<br />
lại tính hợp pháp, tính đúng đắn của bản án hoặc quyết định của Tòa án đã<br />
có HLPL. Từ đó, Tòa án cấp trên kịp thời sửa chữa, khắc phục những vi<br />
phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án và hướng dẫn áp dụng<br />
thống nhất pháp luật. Vì thế, có thể nói kháng nghị giám đốc thẩm, tái<br />
thẩm trong TTHS có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo<br />
cho việc giải quyết vụ án được đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên,<br />
công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong những năm qua vẫn<br />
còn nhiều hạn chế như: chất lượng kháng nghị chưa cao, một số bản kháng<br />
nghị không nêu được căn cứ kháng nghị nên phải rút kháng nghị hoặc<br />
không được chấp nhận; việc kiểm tra bản án, quyết định đã có HLPL, cũng<br />
như việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm chưa triệt để nên số lượng<br />
vụ án có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn quá ít… Nguyên nhân<br />
của tình trạng trên một phần là do quy định của BLTTHS liên quan đến<br />
công tác này chưa thật sự phù hợp, chưa cụ thể, nên trong quá trình áp<br />
dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.<br />
Vì thế, việc nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận về kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng<br />
và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề ra những giải pháp nhằm<br />
tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về kháng nghị giám<br />
đốc thẩm, tái thẩm, là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu các quy định của BLTTHS về<br />
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã được sự quan tâm của nhiều nhà<br />
nghiên cứu lý luận, nhà khoa học pháp lý, luật gia và cán bộ thực tiễn. Đã có<br />
nhiều công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kháng nghị<br />
giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, có một số công trình nghiên cứu chuyên<br />
sâu về thủ tục giám đốc thẩm như: đề tài khoa học cấp Bộ của TANDTC,<br />
“Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự”, do<br />
Ths. Đinh Văn Quế chủ biên [37]; luận án Tiến sĩ của tác giả Phan Thị<br />
Thanh Mai, “Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” [30]... Một số<br />
công trình chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp, có liên quan một phần đến quy<br />
định về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã được công bố trên các tạp<br />
chí, báo chuyên ngành như: Vũ Gia Lâm, “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục<br />
tái thẩm trong BLTTHS năm 2003” [26]; Lê Kim Quế, “Một số vấn đề về<br />
giám đốc thẩm hình sự” [40]; Nguyễn Văn Trượng, “Thực trạng thi hành<br />
3<br />
<br />