Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của<br />
Bộ Luật Hình sự trong pháp luật hình sự<br />
Việt Nam<br />
Nguyễn Xuân Lượt<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Lê Văn Cảm<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract. Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của chế định này<br />
trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định hiệu lực của Bộ<br />
luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam với chế định hiệu lực của Bộ luật hình<br />
sự trong pháp luật hình sự của một số nước khác trên thế giới, làm sáng tỏ bản chất<br />
pháp lý của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam.<br />
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật của chế định hiệu<br />
lực của Bộ luật hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta. Trên cơ sở<br />
phân tích những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp dụng pháp<br />
luật hình sự liên quan đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự, đề xuất những giải<br />
pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất.<br />
Keywords. Luật học; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn xây<br />
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là quá trình nhất thể hóa hội nhập<br />
pháp luật đã và đang thực sự diễn ra trên nhiều lĩnh vực, có tác động sâu sắc đến sự phát triển<br />
của đất nước ta hiện nay. Trong đó, vấn đề hoàn thiện chính sách pháp luật trong đó có chính<br />
sách pháp luật hình sự là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.<br />
Điều đó được phản ánh trong các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam,<br />
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội trong các kỳ Đại hội<br />
vừa qua. Nhằm cụ thể hóa một số chủ chương của Đảng, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày<br />
02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính Trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ<br />
rõ: ”hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự phù hợp với mục<br />
tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện<br />
chính sách hình sự” [19] với quan điểm “phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những<br />
thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc<br />
những kinh nghiệm của ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập<br />
quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai” [19].<br />
<br />
Với chủ chương cải cách tư pháp trên, việc nghiên cứu chế định hiệu lực của Bộ luật<br />
hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện trên các bình<br />
diện chủ yếu dưới đây:<br />
- Về mặt lý luận, luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập riêng đến việc<br />
phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo<br />
pháp luật hình sự Việt Nam với những đóng góp về mặt khoa học pháp lý, làm sáng tỏ bản<br />
chất pháp lý của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam.<br />
- Về mặt lập pháp, các kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ hỗ trợ, bổ sung cho các cơ<br />
quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật.<br />
- Về mặt thực tiễn, kết quả của việc nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà làm luật, các<br />
nhà lý luận, các thẩm phán và những chủ thể hoạt động thực tiễn pháp lý khác những giải<br />
pháp để giải quyết các vấn đề xã hội được đặt ra trong đời sống xã hội.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Việc chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam đã có nhiều tài liệu đề cập đến<br />
như giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Khoa luật - Đại Học Quốc gia Hà Nội,<br />
Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2003; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Đại<br />
Học Luật Hà Nội, Nxb Công An Nhân Dân, Hà nội, 2006; Lê Văn Cảm: Những vấn đề cơ<br />
bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2005;<br />
Đinh Văn Quế: Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Hình Sự (Phần chung), Nxb Thành Phố Hồ<br />
Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006…<br />
Những công trình này đã phần nào đề cập đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự.<br />
Tuy nhiên, các công trình này vẫn chưa nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên biệt chế<br />
định này. Vì vậy, việc nghiên cứu chế định này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như<br />
về thực tiễn áp dụng, nhằm đưa ra một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ và chuyên biệt nhất<br />
chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam. Tác giả chọn đề tài “Một số vấn đề cơ bản<br />
về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn<br />
tốt nghiệp cũng nhằm mục đích đó.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Mục đích: Mục đích của luận văn đó là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý<br />
luận những nội dung cơ bản của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự<br />
Việt Nam, xác định những bất cập trong thực tiễn để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn<br />
thiện chế định trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội<br />
phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.<br />
- Nhiệm vụ: Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những<br />
nhiệm vụ sau:<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong<br />
pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ và các qui định về chế định hiệu lực của Bộ luật<br />
hình sự ở một số nước trên thế giới.<br />
Đồng thời, luận văn còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình<br />
sự Việt Nam về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự.<br />
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của Nhà nước ta<br />
về Nhà nước pháp quyền và hoạt động tư pháp, các học thuyết chính trị pháp lý trên thế giới.<br />
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật<br />
lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch<br />
sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh luật học. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả<br />
còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực tư pháp hình sự liên<br />
quan đến đề tài.<br />
<br />
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.<br />
Luận văn là công trình lần đầu tiên nghiên cứu đi sâu vào phân tích một cách toàn<br />
diện, đầy đủ và có hệ thống chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự qua các thời kỳ.<br />
Đồng thời luận văn cũng tiếp thu có chọn lọc những qui định tiến bộ của pháp luật<br />
một số nước trên thế giới phù hợp với pháp luật nước ta để từ đó tìm ra những giải pháp<br />
nhằm góp phần hoàn thiện, hệ thống các qui phạm pháp luật về chế định hiệu lực của Bộ luật<br />
hình sự Việt Nam.<br />
Điều này được thể hiện qua các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chế định hiệu lực<br />
của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay được tác giả trình bày trong<br />
luận văn.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn này bao gồm<br />
3 chương với kết cấu như sau:<br />
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu lực của đạo luật hình sự<br />
Chương 2: Các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam có liên quan đến chế định hiệu<br />
lực của đạo luật hình sự và thực tiễn áp dụng<br />
Chương 3: Vấn đề hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam liên quan<br />
đến chế định hiệu lực của đạo luật hình sự<br />
CHƢƠNG 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ<br />
1.1. Khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự và các đặc điểm cơ bản của nó<br />
1.1.1. Khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự<br />
Theo lý luận chung về pháp luật thì “đạo luật hình sự có thể là Bộ luật hình sự hoặc một đạo<br />
luật hình sự đơn hành qui định trách nhiệm hình sự đối với một hoặc một số tội phạm nhất<br />
định. Bộ luật hình sự được hiểu là Đạo luật hình sự hoàn chỉnh nhất tập hợp đầy đủ các qui<br />
phạm pháp luật hình sự”[8, tr. 84].<br />
Theo chúng tôi: Hiệu lực của đạo luật hình sự là sự biểu hiện năng lượng pháp lý của<br />
một hoặc nhiều qui phạm cụ thể được qui định cụ thể trong Bộ luật hình sự đối với tội phạm<br />
xảy ra trong thực tế trên một lãnh thổ nào đó và trong một khoảng thời gian nào đó.<br />
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản về hiệu lực của đạo luật hình sự<br />
Từ khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự nêu trên cho thấy, các đặc điểm chính của<br />
nó là:<br />
Thứ nhất, hiệu lực của đạo luật hình sự biểu hiện năng lượng pháp lý của một hoặc<br />
nhiều quy phạm pháp luật cụ thể.<br />
Thứ hai, một hoặc nhiều quy phạm cụ thể được quy định tại một hoặc nhiều điều<br />
(khoản) tương ứng của pháp luật hình sự thực định.<br />
Thứ ba, có hành vi xảy ra trong thực tế được coi là tội phạm theo qui định của Bộ luật<br />
hình sự.<br />
Thứ tư, quy định trong đạo luật hình sự được áp dụng đối với tội phạm thực hiện trên<br />
một lãnh thổ nào đó.<br />
Thứ năm, quy định trong đạo luật hình sự được áp dụng trong thời gian mà thời hiệu<br />
để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự chủ thể của tội phạm theo<br />
luật định vẫn còn.<br />
1.2. Nội hàm khoa học của phạm trù “hiệu lực hồi tố” của đạo luật hình sự<br />
1.2.1. Khái niệm “hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự”<br />
Hiệu lực hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Hiệu<br />
lực hồi tố là “hiệu lực trở về trước của một văn bản quy phạm pháp luật trước cả ngày văn<br />
bản đó được ban hành, tức là các quy định của văn bản pháp luật đó được áp dụng với cả<br />
<br />
những hành vi, sự kiện đã xảy ra trước ngày văn bản quy phạm pháp luật đó được ban hành”<br />
[38].<br />
Từ những nhận định trên, theo chúng tôi hiệu lực hồi tố của đạo luật hình được hiểu<br />
là: hiệu lực của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự đối với hành vi được pháp luật<br />
hình sự quy định là tội phạm đã thực hiện trước khi quy phạm pháp luật hình sự đó có hiệu<br />
lực thi hành.<br />
1.2.2. Bản chất xã hội - pháp lý của vấn đề “hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự”<br />
Một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có hiệu lực từ bao giờ, từ mốc thời<br />
gian nào là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Qua cách thức xác định mốc thời gian, tức là<br />
từ thời điểm một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bắt đầu có hiệu lực, nhất là các<br />
văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp liên quan, có quan hệ đến các quyền tự do, dân chủ của<br />
công dân, có thể hình dung ra bản chất nhân dân, thuộc tính dân chủ của một hệ thống pháp<br />
luật, cũng là của một chế độ chính trị, nhà nước.<br />
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không thừa nhận nguyên tắc hồi tố. Đây là<br />
nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong luật hình sự quốc tế.<br />
Tuy vậy, trong lịch sử luật hình sự Việt Nam, cũng như một số vấn đề áp dụng pháp<br />
luật, chúng ta cho phép vận dụng nguyên tắc này.<br />
Như vậy có thể thấy, pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không thừa nhận nguyên<br />
tắc hồi tố mà chỉ cho phép vận dụng nguyên tắc này trong một số trường hợp cụ thể theo<br />
hướng có lợi cho người phạm tội.<br />
1.2.3. Hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian<br />
Hiệu lực của đạo luật hình sự theo thời gian được hiểu là “thời điểm áp dụng một<br />
hoặc nhiều qui phạm (chế định) cụ thể của luật hình sự đối với hành vi phạm tội tương ứng<br />
được thực hiện bởi chủ thể nhất định trong một thời gian nào đó” [16, tr. 222].<br />
Việc qui định hiệu lực về thời gian của đạo luật hình sự dựa vào hai nguyên tắc cơ<br />
bản đó là:<br />
Một là, nguyên tắc chung được thừa nhận trong luật hình sự của các nước là luật hình<br />
sự được áp dụng là luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện tội phạm. Điều này<br />
được thể hiện trong khoản 1 điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999.<br />
Hai là, nguyên tắc không có hiệu lực hồi tố thể hiện ở chỗ đạo luật hình sự không có<br />
hiệu lực đối với những hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi đạo luật đó được ban<br />
hành, mà chỉ có hiệu lực ở khoảng thời gian từ thời điểm đạo luật đó có hiệu lực thi hành cho<br />
đến thời điểm đạo luật đó mất hiệu lực.<br />
1.2.4. Hiệu lực của đạo luật hình sự về không gian<br />
Hiệu lực của đạo luật hình sự theo không gian là “thời điểm áp dụng một hoặc nhiều<br />
qui phạm (chế định) cụ thể của luật hình sự đối với hành vi phạm tội tương ứng được thực<br />
hiện bởi một chủ thể nhất định trên một lãnh thổ nào đó” [16, tr. 218-219].<br />
1.2.5. Hiệu lực của đạo luật hình sự về lãnh thổ<br />
Lãnh thổ là dấu hiệu cấu thành đầu tiên, cơ bản nhất hình thành quốc gia. Lãnh thổ<br />
quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình. Trên phạm vi<br />
lãnh thổ, quốc gia thực hiện các quyền năng của mình.<br />
1.3. Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự trong pháp luật hình sự một số nƣớc<br />
trên thế giới<br />
1.3.1. Trong pháp luật hình sự Nhật Bản<br />
• Khái niệm hiệu lực của Bộ luật hình sự<br />
Qua nghiên cứu Bộ luật hình sự Nhật Bản, có thể thấy trong Bộ luật hình sự khái<br />
niệm hiệu lực của Bộ luật hình sự chỉ được thể hiện trong một số điều tại quyển I, chương I<br />
với khái niệm về chế định Phạm vi áp dụng (“Chapter I. Scope of Application”) của Bộ luật<br />
hình sự Nhật Bản<br />
• Đặc điểm về căn cứ pháp lý để xác định hiệu lực của Bộ luật hình sự Nhật Bản<br />
<br />
Trong pháp luật hình sự Nhật Bản khi đề cập đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình<br />
sự được hiểu là nói đến chế định phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự.<br />
Nội dung của những vấn đề kể trên về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự đó là:<br />
* Hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian:<br />
Hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian trong pháp luật hình sự Nhật Bản được<br />
hiểu đó là sự hạn chế về thời gian của Bộ luật hình sự.<br />
* Hiệu lực của Bộ luật hình sự về không gian<br />
Chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Nhật Bản về không<br />
gian được hiểu là giới hạn hiệu lực của đạo luật về lãnh thổ và nó được qui định từ điều 1 đến<br />
điều 4 trong Bộ luật hình sự Nhật Bản. Chế định này được xây dựng dựa trên nguyên tắc lãnh<br />
thổ là chủ yếu.<br />
* Hiệu lực của Bộ luật hình sự Nhật Bản đối với bản án của Tòa án nước ngoài:<br />
Theo qui định tại điều 5 Bộ luật hình sự Nhật Bản thì đối với người phạm tội đã bị xét<br />
xử về tội phạm đó ở nước ngoài thì người đó cũng không tránh khỏi bị xét xử thêm hình phạt<br />
ở Nhật Bản đối với hành vi đó. Tuy nhiên, những bản án đối với người phạm tội bị tòa án<br />
nước ngoài tuyên có hiệu lực hoàn toàn hoặc một phần về mức hình phạt thì khi tòa án Nhật<br />
Bản xét xử đối với trường hợp này phải giảm hoặc tha.<br />
* Hiệu lực của Bộ luật hình sự Nhật Bản đối với những quan hệ pháp luật khác:<br />
Vấn đề này được qui định tại điều 8 Bộ luật hình sự Nhật Bản. Theo qui định đó thì<br />
các qui định chung của Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng được áp dụng đối với những tội phạm<br />
mà hình phạt đối với chúng được qui định tại các luật và pháp lệnh khác, trừ trường hợp các<br />
văn bản luật và pháp lệnh đó có qui định khác.<br />
1.3.2. Trong pháp luật hình sự Thụy Điển<br />
Qua nghiên cứu pháp luật hình sự Thụy Điển, các qui định về chế định hiệu lực của<br />
Bộ luật hình sự có một số điểm mới, tiến bộ mà chúng ta cần học tập đó là:<br />
Thứ nhất, trong hầu hết các qui định về phạm vi áp dụng Bộ luật hình sự đều có qui<br />
định việc áp dụng Bộ luật hình sự Thụy Điển được thực hiện tại Tòa án Thụy Điển.<br />
Thứ hai, về phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự theo không gian.<br />
1.3.3. Trong pháp luật hình sự Trung Quốc<br />
Nội dung cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự<br />
Trung Quốc cũng được biểu hiện qua khái niệm về phạm vi áp dụng của Bộ luật hình sự được<br />
qui định trong “Chương I - Nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản, và Phạm vi áp dụng của Luật hình<br />
sự”, Phần I – Những qui định chung, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung<br />
Quốc.<br />
CHƢƠNG 2<br />
CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ<br />
ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG<br />
2.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến pháp điển hóa lần thứ<br />
nhất (1945-1985)<br />
Pháp luật hình sự Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước năm 1975<br />
cũng không đề cập nhiều đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, cũng có một<br />
số qui định liên quan đến phạm vi đối tượng áp dụng các Sắc lệnh hình sự; việc áp dụng ở<br />
những năm đầu giai đoạn này song song các văn bản luật hình sự cũ kèm theo các điều kiện<br />
để áp dụng và các văn bản luật hình sự mới nhằm duy trì ổn định trật tự xã hội, trong lúc<br />
chưa xây dựng các văn bản mới .<br />
2.2. Trong Bộ luật hình sự năm 1985<br />
2.2.1. Các quy phạm pháp luật về hiệu lực của đạo luật hình sự trong Bộ luật hình<br />
sự năm 1985<br />
<br />