Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình<br />
phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam<br />
Lê Thị Trúc Quỳnh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Lê Văn Cảm<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
Abstract. Khái niệm, đặc điểm, lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam<br />
quy định về hình phạt trục xuất. Làm rõ thực trạng tình hình tội phạm là người nước<br />
ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Nghiên cứu những quy định cụ thể về hình phạt trục<br />
xuất trong Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam; qua đó rút ra những hạn chế, tồn<br />
tại của hình phạt này trong luật thực định Việt Nam; những phương hướng khắc<br />
phục. Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về hình phạt trục xuất<br />
trong những năm gần đây; đồng thời phân tích làm rõ những hạn chế, tồn tại trong<br />
việc áp dụng và những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó. Đề xuất những<br />
định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hình phạt trục xuất trong Bộ luật<br />
hình sự Việt Nam hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt này trong<br />
thực tiễn.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Tội phạm quốc tế; Trục xuất<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong giai đoạn mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay, đặc biệt là đối với Việt Nam, kể từ sau<br />
khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đã mở<br />
ra nhiều cơ hội giao lưu và hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển xã hội.<br />
Các cá nhân, tổ chức nước ngoài vào Việt Nam với mục đích làm ăn, du lịch và kinh doanh<br />
ngày càng nhiều, thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài và nguồn lao động chất<br />
lượng cao. Với chính sách thông thoáng, quy định về thủ tục nhập cảnh đơn giản và dễ dàng<br />
nên số lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về thành phần,<br />
với nhiều mục đích khác nhau (hàng năm, có từ 4 - 5 triệu lượt người nước ngoài nhập cảnh<br />
Việt Nam; riêng năm 2009 có khoảng 3,5 triệu người). Hiện cả nước có khoảng 75.000 người<br />
nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Với số lượng lớn người nước<br />
ngoài như vậy hiện diện toàn đất nước, việc nảy sinh những hành vi vi phạm pháp luật cũng<br />
như việc kiểm soát các hành vi trái pháp luật của người nước ngoài ngày càng trở nên phức tạp<br />
và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm trong việc phát<br />
hiện và xử lý tội phạm.<br />
Đây là một vấn đề mang màu sắc ngoại giao nên cách thức xử lý tội phạm là người nước<br />
ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm. Đòi hỏi đặt ra là trong hệ thống<br />
<br />
hình phạt trong Bộ luật hình sự nước ta phải có hình phạt đặc thù để áp dụng đối với đối<br />
tượng là người nước ngoài.<br />
Hình phạt trục xuất được ghi nhận với tư cách vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ<br />
sung trong Bộ luật hình sự năm 1999 là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án có thể lựa chọn<br />
và áp dụng linh hoạt đối với đối tượng đặc biệt là người nước ngoài phạm tội với mục đích<br />
không chỉ nhằm trừng trị mà còn có ý nghĩa ngăn ngừa khả năng phạm tội trên lãnh thổ Việt<br />
Nam. Đồng thời thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đáp ứng yêu<br />
cầu bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức và công dân,<br />
cũng như ổn định, giữ vững và phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong<br />
khu vực và trên thế giới.<br />
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và nhạy cảm của việc xử lý các trường hợp người nước<br />
ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này thông<br />
qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc<br />
theo thông lệ quốc tế nên hình phạt trục xuất được quy định trong luật hình sự vừa phải đảm<br />
bảo tính nghiêm khắc nhưng cũng vừa phải linh hoạt trong xử lý để bảo đảm chủ quyền, an<br />
ninh quốc gia.<br />
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị<br />
quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư<br />
pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/04/2005 của Bộ Chính trị về<br />
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến<br />
năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách<br />
tư pháp đến năm 2020, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện<br />
hành về hình phạt trục xuất và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra<br />
những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó không<br />
chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn và pháp lý quan trọng.<br />
Là một hình phạt mới được áp dụng sau khi Bộ luật hình sự 1999 ra đời, là giải pháp hữu<br />
hiệu thay thế cho các chế tài hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Sau một thời gian áp<br />
dụng và thi hành, các quy định về hình phạt trục xuất cũng đã thể hiện được một số điểm tích<br />
cực cũng như bộc lộ những mặt thiếu sót. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi xin<br />
phép được đưa ra những kiến thức chuyên ngành về hình phạt trục xuất, những mặt mạnh,<br />
mặt yếu của nó, thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất cũng như đề xuất những giải pháp hoàn<br />
thiện pháp luật về hình phạt trục xuất. Đề tài của tôi có tên gọi: "Một số vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam".<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
Hình phạt trục xuất là một chế định mới được ghi nhận trong Bộ luật hình sự Việt Nam<br />
năm 1999. Trong thực tiễn nghiên cứu pháp luật, cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu<br />
vấn đề này.<br />
Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các đề tài của các tác giả Nguyễn Sơn, Các hình phạt<br />
chính trong luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 2003; tác giả Trịnh<br />
Quốc Toản, Các hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội, 2010.<br />
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện ở Viện Nhà nước và pháp luật (Viện Khoa học Xã hội<br />
Việt Nam) có các đề tài của các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Hệ thống hình phạt trong luật hình<br />
sự Việt Nam, Hà Nội, 1996; Đặng Đức Thạo, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự nước<br />
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; v.v...<br />
Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình: GS.TSKH. Lê Văn Cảm,<br />
Chương thứ bảy - Hình phạt và biện pháp tư pháp, Sách chuyên khảo Sau đại học: Những<br />
vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,<br />
2005; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công<br />
an nhân dân, Hà Nội, 2001; Viện Nhà nước và Pháp luật, Những vấn đề lý luận của việc đổi<br />
<br />
mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994; Viện<br />
Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc<br />
gia, Hà Nội, 1995; TS. Đặng Quang Phương (Chủ nhiệm đề tài), Cơ sở lý luận và thực tiễn<br />
nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp và các hình phạt không phải là tù và tử hình,<br />
Hà Nội, 1996; v.v...<br />
Ngoài ra, có một số bài viết, nghiên cứu của các tác giả khác, điển hình như bài viết "Một số<br />
ý kiến về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự năm 1999" của TS. Trịnh Tiến Việt và ThS.<br />
Nguyễn Cửu Đức Bình đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2003; bài viết "Hình phạt trục<br />
xuất đối với người nước ngoài theo pháp luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề thực tiễn", của<br />
Trịnh Tiến Việt và Nguyễn Khắc Hải - Các báo cáo hội thảo khoa học lần thứ IX (Hiệp hội khoa<br />
học-kỹ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga), Mátxcơva, 2007, tr. 91-97.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên<br />
cứu, chúng ta có thể thấy là các vấn đề liên quan đến trục xuất mới chỉ được đề cập dưới cấp<br />
độ các bài viết, các nghiên cứu tổng hợp chứ chưa được xem xét dưới góc độ một công trình<br />
nghiên cứu độc lập. Trong thực tế xét xử, các vụ án liên quan đến trục xuất người nước ngoài ra<br />
khỏi lãnh thổ Việt Nam là rất ít so với các hình phạt khác. Một phần là do tính chất nhạy cảm của<br />
vấn đề, mặt khác do đây là một hình phạt tương đối mới, chỉ được quy định từ sau Bộ luật hình<br />
sự năm 1999, trước đây chỉ được xem là một biện pháp hành chính nên trong công tác xét xử<br />
cũng còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Bởi vậy, khi chọn đề tài này, tác giả nhận thấy đây là một vấn đề rất mới mẻ và nếu thành<br />
công, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học luật gia, cán bộ thực tiễn, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự<br />
cũng như phục vụ cho công tác lập pháp, công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn áp dụng<br />
pháp luật hình sự liên quan đến hình phạt trục xuất.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu tội phạm là người nước ngoài vi phạm<br />
pháp luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận về hình phạt trục xuất, những vấn đề pháp lý<br />
liên quan, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.<br />
Đồng thời phân tích những ưu điểm, nhược điểm của hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình<br />
sự, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề ra phương án hoàn thiện pháp luật hình sự<br />
liên quan đến vấn đề trục xuất trong luật hình sự Việt Nam.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Trên cơ sở những mục đích trên, luận văn này có nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
- Khái niệm, đặc điểm, lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam quy định về<br />
hình phạt trục xuất;<br />
- Làm rõ thực trạng tình hình tội phạm là người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam;<br />
- Nghiên cứu những quy định cụ thể về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự hiện hành<br />
của Việt Nam; qua đó rút ra những hạn chế, tồn tại của hình phạt này trong luật thực định Việt<br />
Nam; những phương hướng khắc phục;<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về hình phạt trục xuất trong<br />
những năm gần đây; đồng thời phân tích làm rõ những hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng và<br />
những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó;<br />
- Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hình phạt trục xuất<br />
trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt này<br />
trong thực tiễn;<br />
4. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề<br />
Nghiên cứu tình hình tội phạm liên quan đến trục xuất trong những năm gần đây. Những<br />
số liệu nghiên cứu là căn cứ có giá trị nhất định để xác định về tội phạm là người nước ngoài<br />
trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm<br />
<br />
này cũng như các biện pháp để hình phạt này phát huy được ý nghĩa lý luận của nó trong thực<br />
tiễn.<br />
Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, Luận văn sử dụng tổng hợp các phương<br />
pháp như: phương pháp tổng hợp, so sánh; phương pháp thống kê tội phạm học; phương pháp<br />
điều tra xã hội; phương pháp dự báo khoa học…để thực hiện nghiên cứu đề tài này.<br />
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Lần đầu tiên nhà làm luật nước ta đã ghi nhận một quy phạm riêng biệt đề cập đến định<br />
nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt trục xuất. Việc Bộ luật hình sự năm 1999 quy định bổ<br />
sung hình phạt trục xuất và đưa ra khái niệm hình phạt này có ý nghĩa lý luận - thực tiễn rất<br />
quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, cũng như thực tiễn<br />
áp dụng hình phạt đối với người phạm tội của Tòa án nói chung, đặc biệt trong công tác đấu<br />
tranh phòng và chống người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam trước tình hình phát<br />
triển của xã hội với xu thế hội nhập và mở cửa, giao lưu và hợp tác quốc tế.<br />
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ - tác giả đã làm rõ một số<br />
vấn đề lý luận chung về hình phạt và hình phạt trục xuất; phân biệt các hình phạt trục xuất<br />
với chế tài hành chính; phân tích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các hình<br />
phạt trục xuất và thực tiễn áp dụng hình phạt này tại Việt Nam thông qua việc phân tích số<br />
liệu 10 năm gần đây trên địa bàn cả nước. Trên cơ sở này, đề xuất một số phương hướng và<br />
những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng một số quy định tương ứng về hình phạt trục<br />
xuất ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng trong thực tiễn.<br />
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn<br />
Đối với sự thành bại của bất kỳ một luận văn nào, điều quan trọng là thể hiện được những<br />
đóng góp của luận văn đối với việc tìm hiểu bản chất vấn đề của đề tài mà tác giả theo đuổi<br />
cũng như tính mới của nó đối với những công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà<br />
nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý<br />
luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật<br />
học về hình phạt trục xuất, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực<br />
tiễn liên quan tới hình phạt trục xuất trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới cơ bản<br />
của luận văn là:<br />
- Tổng hợp các quan điểm khoa học trong và ngoài nước về hình phạt, hình phạt trục xuất<br />
để xây dựng nên khái niệm hình phạt trục xuất, đảm bảo tính chính xác, khoa học, chỉ ra các<br />
đặc điểm cơ bản của hình phạt trục xuất, phân biệt hình phạt trục xuất với biện pháp trục xuất<br />
theo luật hành chính;<br />
- Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển của<br />
các quy phạm của hình phạt trục xuất trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay;<br />
- Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến người nước<br />
ngoài phạm tội và tình hình áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp; những tồn tại,<br />
hạn chế của thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất cũng như những<br />
nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó;<br />
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các định hướng<br />
và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt này trong<br />
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.<br />
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ<br />
các nhà lập pháp mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các<br />
nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các<br />
cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những<br />
kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện<br />
kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách<br />
quan, có căn cứ và đúng pháp luật.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
<br />
Ngoài phần mở bài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm<br />
3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt trục xuất trong luật hình sự Việt Nam.<br />
Chương 2: Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt trục xuất và thực<br />
tiễn áp dụng.<br />
Chương 3: Một số phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả các quy định của pháp<br />
luật hình sự về hình phạt trục xuất.<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT<br />
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hình phạt trục xuất trong luật hình sự<br />
Việt Nam<br />
1.1.1. Khái niệm hình phạt trục xuất<br />
Hình phạt trục xuất là một trong các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà<br />
nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, được Tòa án áp dụng đối với người nước ngoài<br />
phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bị buộc phải rời Việt<br />
Nam trong thời gian nhất định. Hình phạt trục xuất được áp dụng với tư cách vừa là hình<br />
phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh<br />
phòng, chống tội phạm nước ngoài, đặc biệt là tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia;<br />
bảo vệ trật tự xã hội và độc lập, chủ quyền dân tộc.<br />
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hình phạt trục xuất<br />
Với tính chất vừa là hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự năm<br />
1999, hình phạt trục xuất mang những đặc điểm chung của hình phạt như sau:<br />
- Là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất so với tất cả các biện pháp cưỡng<br />
chế về hình sự khác của Nhà nước mà việc áp dụng nó đối với người bị kết án sẽ đưa đến hậu<br />
quả pháp lý là người đó bị coi là có án tích.<br />
- Chỉ có thể xuất hiện khi có sự kiện phạm tội<br />
- Phải và chỉ do một cơ quan tư pháp hình sự duy nhất có thẩm quyền xét xử vụ án hình<br />
sự - tòa án - áp dụng và chỉ đối với người bị kết án nói riêng trong bản án kết tội có hiệu lực<br />
pháp luật.<br />
- Việc giải quyết vụ án phải thông qua các giai đoạn tố tụng hình sự được quy định rất<br />
chặt chẽ, nghiêm ngặt.<br />
- Nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do của người bị kết án<br />
- Là sự thống nhất giữa cưỡng chế và thuyết phục, giữa trừng trị và giáo dục<br />
- Mang tính chất cá nhân, tức là chỉ được áp dụng đối với riêng bản thân người bị kết án<br />
mà thôi<br />
Trục xuất, bên cạnh những đặc điểm chung của hình phạt trong hệ thống pháp luật hình sự<br />
Việt Nam, còn mang những đặc điểm riêng biệt, tiêu biểu như:<br />
- Trục xuất là hình phạt mới - chỉ được quy định cụ thể trong hệ thống hình phạt của Bộ<br />
luật hình sự năm 1999.<br />
Việc quy định hình phạt trục xuất trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999<br />
đã làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, là cơ sở pháp lý để Tòa án có thể lựa chọn và áp<br />
dụng đối với người nước ngoài phạm tội với mục đích không chỉ trừng trị mà còn có tác dụng<br />
ngăn ngừa một cách triệt để khả năng phạm tội mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt<br />
Nam.<br />
- Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã<br />
hội chủ nghĩa Việt Nam.<br />
Đối tượng bị áp dụng hình phạt này là người nước ngoài. Khi niệm người nước ngoài đã<br />
được xác định trong Luật quốc tịch Việt Nam, trong pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú<br />
<br />