ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
HOÀNG THỊ THU CHANG<br />
<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY<br />
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành : Luật hình sự<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 40<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Công trình được hoàn thành<br />
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Quốc Toản<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn<br />
tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các bảng<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY<br />
<br />
Trang<br />
<br />
1<br />
7<br />
<br />
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.2.3.<br />
1.3.<br />
1.3.1.<br />
1.3.2.<br />
1.3.3.<br />
<br />
Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự<br />
Việt Nam<br />
Khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Ý nghĩa của việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong Luật Hình sự Việt Nam<br />
Khái quát lịch sử lập pháp hình sự việt nam quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985<br />
Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm<br />
1999<br />
Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay<br />
Nghiên cứu so sánh các quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trỏng luật hình sự Việt<br />
Nam với luật hình sự một số nước<br />
Bộ luật hình sự Nhật Bản<br />
Bộ luật hình sự Canada<br />
Bộ luật hình sự của Liên bang Nga<br />
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO BỘ<br />
<br />
7<br />
7<br />
14<br />
18<br />
18<br />
20<br />
24<br />
27<br />
27<br />
30<br />
31<br />
34<br />
<br />
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH<br />
<br />
2.1.<br />
2.1.1.<br />
2.1.2.<br />
2.1.3.<br />
2.1.4.<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
2.2.3.<br />
2.2.4.<br />
2.3.<br />
2.3.1.<br />
2.3.2.<br />
2.3.3.<br />
2.3.4.<br />
<br />
Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Khách thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Mặt khách quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Chủ thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Mặt chủ quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Các trường hợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cụ thể<br />
Phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy không có các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt<br />
Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 197<br />
Bộ luật hình sự<br />
Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 197<br />
Bộ luật hình sự<br />
Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 197<br />
Bộ luật hình sự<br />
)hân biệt tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với một số tội phạm về ma túy khác trong luật<br />
hình sự Việt Nam<br />
Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc<br />
chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 Bộ luật hình sự)<br />
Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương<br />
tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196 Bộ luật hình sự)<br />
Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy<br />
(Điều 198 Bộ luật hình sự)<br />
Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái<br />
phép chất ma túy (Điều 200 Bộ luật hình sự)<br />
Chương 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ, NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA<br />
<br />
34<br />
34<br />
37<br />
50<br />
50<br />
52<br />
52<br />
53<br />
58<br />
60<br />
64<br />
66<br />
67<br />
69<br />
70<br />
73<br />
<br />
BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG<br />
<br />
3.1.<br />
3.1.1.<br />
3.1.2.<br />
3.2.<br />
3.2.1.<br />
3.2.2.<br />
3.3.<br />
3.3.1.<br />
3.3.2.<br />
3.3.3.<br />
3.3.4.<br />
<br />
Thực tiễn xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ở nước ta<br />
Đánh giá, phân tích tình hình xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong 6 năm (từ năm<br />
2005 đến năm 2010) của các Tòa án các cấp<br />
Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn xét xử và những nguyên nhân cơ bản<br />
Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Sự cần thiết và ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái<br />
phép chất ma túy<br />
Những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép<br />
chất ma túy<br />
Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng<br />
trái phép chất ma túy<br />
Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành trong tương<br />
quan với các văn bản pháp luật khác về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân<br />
Phối hợp các cơ quan, tổ chức với các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án để phòng ngừa, ngăn chặn và<br />
xét xử nghiêm minh tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy<br />
Giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm và tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ<br />
<br />
5<br />
<br />
73<br />
73<br />
78<br />
87<br />
87<br />
90<br />
93<br />
94<br />
95<br />
97<br />
98<br />
<br />
6<br />
<br />
3.3.5.<br />
3.3.6.<br />
<br />
hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử và cán bộ làm công tác đấu<br />
tranh phòng chống tội phạm ma túy<br />
Tăng cường, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp<br />
Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
7<br />
<br />
100<br />
101<br />
102<br />
107<br />
<br />
8<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, cộng đồng quốc tế đang phải đối phó với nhiều vấn đề nghiêm trọng như<br />
nạn khủng bố, nạn buôn bán trẻ em… trong đó có vấn đề ma túy. Ma túy đã trở thành thảm họa chung của nhân loại, gây<br />
tác hại nhiều mặt, làm gia tăng tội phạm, bạo lực và nhiều tệ nạn xã hội khác. Ma túy còn kéo theo việc hủy hoại sức<br />
khỏe lao động và những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đem lại<br />
hạnh phúc cho mọi người. Không những thế, ma túy còn đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá con người, tàn phá<br />
cuộc sống yên vui của nhiều gia đình, gây xói mòn đạo lý xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của một quốc gia và là<br />
tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh HIV/AIDS phát triển.<br />
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc giao lưu buôn bán quốc tế ngày càng phát<br />
triển thì tình hình mua bán, vận chuyển, tàng trữ càng khó kiểm soát hơn, tình hình nghiện hút, tiêm chích và tổ chức sử<br />
dụng trái phép chất ma túy ngày càng diễn biến phức tạp. Đối tượng phạm tội ma túy quan hệ, móc nối với người nước<br />
ngoài, buôn bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam và một số nước khác.<br />
Trước thực trạng nghiêm trọng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm ngăn chặn<br />
và đẩy lùi tệ nạn này. Một trong những biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy là việc xử lý các hành vi<br />
phạm tội về ma túy, nhất là tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Loại tội phạm này không chỉ tăng về số<br />
lượng mà cả về đối tượng phạm tội. Phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt; tính chất, mức độ<br />
nguy hiểm cho xã hội ngày càng lớn hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho tệ nạn ma túy ngày càng gia tăng và<br />
phức tạp hơn, đồng thời còn gây khó khăn thách thức đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong<br />
việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh và phòng chống tội phạm, bảo<br />
đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không<br />
làm oan người vô tội.<br />
Tuy nhiên, các quy định của luật hình sự Việt nam về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy còn chưa hoàn thiện,<br />
nhất là thiếu quy phạm định nghĩa và một số quy định liên quan các yếu tố định tội và định khung hình phạt chưa rõ ràng<br />
nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất trong việc nhận thức về dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và<br />
định tội danh đối với tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử loại tội<br />
phạm này còn nhiều nhận định khác nhau giữa những cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về việc định tội danh<br />
và định khung hình phạt hoặc không phân biệt được sự khác nhau giữa tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với một<br />
số tội phạm về ma túy khác trong Bộ luật hình sự năm 1999.<br />
Từ những lý do nêu trên, việc tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về<br />
tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ Luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu các tội phạm về ma túy nói chung bắt đầu đã được<br />
triển khai sâu rộng và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, luật gia hình sự và cán bộ thực tiễn. Đến<br />
nay, ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, đồng thời được thể hiện ở<br />
một số luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận và giáo trình như: GS.TSKH Lê Văn Cảm (2004), Sách<br />
chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung)", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;<br />
Tập thể tác giả do TSKH.PGS Lê Văn Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử còn được nghiên cứu trong một số công trình nghiên<br />
cứu của Ths. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập IV: Các tội phạm về ma túy, Nxb Thành phố Hồ Chí<br />
Minh, 2006. Bên cạnh đó, còn có các bài viết của các tác giả như TS. Nguyễn Tuyết Mai, Một số đặc điểm cần chú ý về nhân<br />
thân của người phạm tội về ma túy ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 11/2006; Hoàng Ngọc Bích, Ma túy - con đường hình<br />
thành và phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/1999; Phạm Gia Khiêm, Ma túy đã tiếp thêm nhiên liệu cho một<br />
nền kinh tế phi pháp và ảnh hưởng đến an ninh xã hội, Tạp chí Phòng chống ma túy, số 10/2000... Bên cạnh đó, còn phải kể<br />
đến một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ Luật học chuyên ngành Tư pháp hình sự và một số báo pháp lý hình sự có liên quan<br />
đến các tội phạm về ma túy.<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />