ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
LÊ THU HƯƠNG<br />
Nguyên tắc công bằng<br />
trong thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
Ngành: Luật học<br />
Chuyên ngành: Luật kinh tế<br />
Mã số: 60 38 01 07<br />
<br />
Hà Nội, 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
Công trình được hoàn thành<br />
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyến<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
<br />
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là sự cần thiết khách<br />
quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước là một tổ chức chính trị,<br />
đại diện quyền lợi cho giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai<br />
trị xã hội. Để có nguồn lực vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của<br />
mình, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để huy động một bộ phận của cải xã hội,<br />
trong đó có biện pháp huy động, tập trung của cải có tính bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã<br />
hội được gọi là thuế.<br />
Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ đó đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển<br />
lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện. Xã hội ngày càng phát triển thì<br />
vai trò của thuế ngày càng một nâng cao và đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp<br />
luật về thuế phù hợp với sự phát triển của đất nước. Pháp luật của nước ta ban hành rất nhiều sắc<br />
thuế với chức năng nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu tôi chỉ xin đề cập đến<br />
Thuế thu nhập cá nhân, một loại thuế chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước hiện<br />
nay.<br />
Trên thế giới, luật thuế thu nhập cá nhân đã có lịch sử hàng trăm năm và đã trở thành loại<br />
thuế phổ biến trên Thế giới. Ở nước ta, thuế thu nhập cá nhân được ban hành lần đầu tiên vào ngày<br />
27/12/1990, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/1991 với tên gọi “Thuế thu nhập đối với người có thu<br />
nhập cao” dưới hình thức pháp lệnh. Từ đó đến nay đã qua có rất nhiều lần sửa đổi bổ sung, cụ thể<br />
hóa Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị đã thông qua<br />
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn II (2006-2010). Chính phủ đã ban hành Quyết định số<br />
201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai<br />
đoạn II. Sau hơn ba năm chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 20/11/2007 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội Nước<br />
Cộng hoà XHCH Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và Luật có<br />
hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 với chức năng đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo chi<br />
tiêu của Nhà nước, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, góp phần<br />
hạn chế khoảng cách về thu nhập trong xã hội và khuyến khích mọi cá nhân lao động, sản xuất kinh<br />
doanh, gia tăng thu nhập để làm giàu chính đáng. Để phù hợp hơn với các biến đổi trong thời kì<br />
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cũng như những yêu cầu, đòi hỏi của đất nước,<br />
Luật thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 và mới đây nhất Luật thuế thu<br />
nhập cá nhân được sửa đổi thay thế cho luật sửa đổi bổ sung năm 2012 là luật sửa đổi các luật về<br />
thuế năm 2014, chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2015.<br />
Từ sau đổi mới, không thể phủ nhận được những thành tựu phát triển đất nước theo định<br />
hướng cơ chế thị trường mà Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ. Văn kiện của Đại hội IX đã khẳng định<br />
<br />
3<br />
<br />
rõ "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh<br />
tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể<br />
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Tuy nhiên thẳng thắn trong<br />
nhìn nhận các mặt của đời sống xã hội hiện nay, một trong những khuyết tật của nền kinh tế thị<br />
trường là sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc tạo ra hai cực đối lập rất cao trong xã hội. Tình hình trên<br />
không những liên quan đến vấn đề đạo đức, công bằng xã hội mà còn tạo nên sự đối lập về quyền<br />
lợi và của cải của các tầng lớp dân cư, làm mất đi ý nghĩa cao đẹp của sự phát triển kinh tế xã<br />
hội.Vì những lý do trên, bất kỳ quốc gia nào cũng phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập<br />
của các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống pháp luật thuế nhằm điều tiết bớt thu nhập của các chủ<br />
thể này vào tay nhà nước để thực hiện các chính sách xã hội và thuế thu nhập cá nhân được coi là<br />
thứ thuế công bằng nhất trong phân phối thu nhập.<br />
Nhìn nhận vai trò của pháp luật thuế thu nhập trong đó đặc biệt là pháp luật thuế thu nhập<br />
đối với người có thu nhập cao trong thời gian qua, chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp tích<br />
cực của công cụ tài chính này trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện công<br />
bằng xã hội và điều tiết có hiệu quả nền kinh tế, đưa kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, đúng<br />
định hướng. Các đợt sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã<br />
đáp ứng một phần yêu cầu trước mắt về giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế như cấu trúc<br />
bậc thuế, thuế suất, phân loại thu nhập thường xuyên và không thường xuyên. Nguyên tắc công<br />
bằng trong thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam đã được đặt ra và ở một tầm nào<br />
đó đã được ưu tiên và bổ sung hoàn chỉnh hơn trong các quy định của phát luật về thuế thu nhập cá<br />
nhân. Các lần sửa đổi bổ sung luật thuế thu nhập cá nhân, gần đây nhất là Luật thuế sửa đổi năm<br />
2014 có hiệu lực thi hành chính thức vào 01/01/2015 đã thể hiện được nguyên tắc công bằng trong<br />
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên vấn<br />
đề đảm bảo tính công bằng, hiệu quả mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa được giải quyết<br />
một cách căn bản, thích đáng như một yêu cầu cơ bản, mang tính dài hạn xuyên suốt.<br />
Nhận thức được nhu cầu cấp thiết đó, Tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nguyên tắc công<br />
bằng trong thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”. Dưới góc độ một đề tài<br />
nghiên cứu khoa học rõ ràng đề tài có ý nghĩa cấp bách thể hiện trên năm phương diện chính sau<br />
đây:<br />
Một là, về phương diện chính trị, xã hội - việc nghiên cứu đề tài này để quán triệt các yêu<br />
cầu của Đảng, Nhà nước ta về cải cách hệ thống thuế, đúng như Chiến lược cải cách hệ thống thuế<br />
giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định 732/QĐ-TTg<br />
ngày 17/5/2011 đã khẳng định phải: “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất,<br />
công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức<br />
<br />
4<br />
<br />
động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ<br />
quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam<br />
hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản,<br />
dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình<br />
thủ tục hành chính (TTHC) về thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân<br />
lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự<br />
động hoá cao.”<br />
Hai là, về phương diện lập pháp - để cung cấp những luận cứ khoa học cần thiết cho việc<br />
hoàn thiện hơn Luật thuế Việt Nam hiện hành. Thuế TNCN là một trong những lĩnh vực quan trọng<br />
của ngành thuế, nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo cho các hoạt động<br />
chi tiêu của Nhà nước. Luật thuế TNCN không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu, đòi<br />
hỏi trong việc bảo vệ các quyền con người và sự phát triển bền vững của đất nước trong tình hình<br />
mới. Việc nghiên cứu đề tài nguyên tắc công bằng trong thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở<br />
Việt Nam rõ ràng là rất cần thiết.<br />
Ba là, về phương diện thực tiễn - để chủ động phòng, chống hiện tượng tiêu cực vẫn còn<br />
xảy ra trong hoạt động thuế những năm vừa qua. Từ thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống các<br />
hành vi sai phạm trong lĩnh vực thuế, có thể thấy rằng thành tích của các cơ quan thuế Việt Nam là<br />
rất lớn, không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh thành tích đó, những sai lầm, thiếu sót, thậm chí<br />
nhũng nhiễu, tiêu cực vẫn còn tồn tại gây bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân.... Do đó, để<br />
hạn chế, loại trừ hiện tượng này, việc nâng cao nhận thức về quyền con người, nguyên tắc công<br />
bằng cho mọi người dân, đặc biệt là cho các cán bộ thuế giao dịch trực tiếp là cần thiết.<br />
Bốn là, về phương diện khoa học - để góp phần phát triển lý luận về nguyên tắc công bằng<br />
trong việc thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam nói chung và nguyên tắc công bằng<br />
trong lĩnh vực thuế nói riêng nhằm đảm bảo hơn nữa các quyền của con người ở nước ta, việc<br />
nghiên cứu đề tài đã nêu là có tính thời sự và cấp bách hiện nay.<br />
Năm là, về phương diện quốc tế - việc triển khai đề tài này không những góp phần làm sáng<br />
tỏ những tư tưởng tiến bộ và cao quý về đảm bảo nguyên tắc công bằng – một trong các nguyên tắc<br />
quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người đã được thể hiện trong các Công ước quốc tế<br />
của Liên Hợp quốc về quyền con người như: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR)<br />
năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các<br />
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) năm 1966; v.v..., mà còn góp phần tôn trọng, bảo vệ và<br />
có cơ chế bảo đảm hơn nữa các quyền cơ bản của con người này. Việc nghiên cứu hoàn thiện pháp<br />
luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng là thật sự cần thiết.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
<br />
5<br />
<br />