intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật quản lý về hộ tịch - từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Cơ sở lý luận của pháp luật quản lý về hộ tịch; Thực trạng thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật quản lý về hộ tịch - từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HẠNH PHÁP LUẬT QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH - TỪ THỰC TIỄN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60380102 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2016
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn: TS NGUYỄN MINH SẢN Phản biện 1: …………………………………………………. Phản biện 2: …………………………………………………. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng…..nhà …..Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi…..h……phút ngày…. tháng ….. năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại hầu hết các nước, các sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được đăng ký và được quản lý chặt chẽ. Ở Việt Nam, quản lý hộ khẩu, hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Với những giá trị tiềm tàng như vậy, công tác quản lý hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nó trong tiến trình phát triển của xã hội. Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về quản lý hộ tịch bước đầu tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này. Đặc biệt ngày 20/11/2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật hộ tịch. Luật hộ tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử pháp luật quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta đã có những bước phát triển ổn định, đạt được những kết quả quan trọng. Công tác xây dựng thể chế được tăng cường; việc phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch ngày càng được coi trọng. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch cũng từng bước được đơn giản hóa, ngày càng tạo thuận lợi cho người dân...Với những kết quả đã đạt được, công tác hộ tịch ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với quản lý nhà nước và xã hội, góp phần bảo đảm ngày một tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được quản lý hộ tịch còn có nhiều hạn chế như: thủ tục quản lý hộ tịch chưa khoa học, chưa phù hợp thực tế, trình độ, năng lực của đội ngũ công chức làm công tác quản lý hộ tịch; việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hộ tịch chưa được quan tâm đúng mức…. Những hạn chế này đã làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ chính các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch. Là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, trong những năm qua, quận Hai Bà Trưng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận.Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền quản lý về hộ tịch ở quận Hai Bà Trưng từng bước được thực hiện nghiêm túc đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, 1
  4. thực trạng quản lý hộ tịch ở quận Hai Bà Trưng cho thấy những bất cập của quản lý hộ tịch về hành lang pháp lý. Với thực trạng đó và những đòi hỏi của tình hình mới, để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về hộ tịch, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật quản lý về hộ tịch - từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo tạp chí đề cập đến hộ tịch và các chính sách thực hiện hộ tịch, trong thời gian qua: Bài “Cơ quan nhà nước cần tôn trọng quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của công dân”, tác giả Vũ Đình Tuấn Phương, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6 năm 2005;Bài “Kỳ vọng về một nề nếp mới trong công tác hộ tịch”, tác giả Phạm Trọng Cường, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6 năm 2006;Bài “Nâng cao năng lực đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch trong giai đoạn hiện nay”, Tác giả Trần Văn Quảng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 9 năm 2006; Số chuyên đề về “Công chứng, hộ tịch và quốc tịch”, phần 2 hộ tịch và quốc tịch, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2007;Bài “Tư pháp Hà Nội không vì khó khăn mà từ chối đăng ký khai sinh”, tác giả Đàm Thị Kim Hạnh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 3 năm 2008;Giáo trình “Quản lý hành chính-tư pháp” của Học viện hành chính, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2008 (dành cho đào tạo trung cấp hành chính); Chuyên đề “Quản lý hành chính-tư pháp” trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện Hành chính. Bài báo “Hộ tịch và pháp luật về hộ tịch” tác giả Trần Duy Rô Nin, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2008; Bài “Thực trạng đội ngũ công chức Tư pháp- Hộ tịch và yêu cầu chuẩn hóa” của tác giả Trần Thị Lệ Hoa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề pháp luật hộ tịch năm 2013; Bộ Tư pháp (2006) “Hướng dẫn nghiệp vụ Đăng ký và quản lý hộ tịch”, NXB Tư pháp, Hà Nội; Bộ Tư pháp (2007), “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch”, NXB Tư pháp, Hà Nội; Sách chuyên khảo “Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch” của tác giả Phạm Trọng Cường, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007; Số chuyên đề “Công chứng, hộ tịch và quốc tịch”, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2007; Bộ Tư pháp (2010) “Tài liệu Hướng dẫn nghiệp vụ Tư pháp xã, phường, thị trấn”, NXB Tư pháp; Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở tỉnh Hòa Bình – Thực trạng và giải pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình, tác giả Trần Việt Hưng chủ nhiệm đề tài, Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, 2010. 2
  5. Các công trình khoa học nói trên đã đề cập từng khía cạnh của quản lý về hộ tịch. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về pháp luật quản lý về hộ tịch - từ thực tiễn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận, lịch sử pháp luật quản lý về hộ tịch, thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian được giới hạn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; Về mặt thời gian được giới hạn từ năm 2010 đến nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ lý luận về quản lý hộ tịch, pháp luật quản lý về hộ tịch, thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Từ đó đánh giá thực trạng pháp luật quản lý về hộ tịch cũng như thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong thời gian qua, những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch nói chung, những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nói riêng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong thời gian tới. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận của pháp luật quản lý về hộ tịch thông qua việc xác định các khái niệm có liên quan như: khái niệm hộ tịch; khái niệm quản lý hộ tịch; khái niệm pháp luật quản lý về hộ tịch; xác định đặc điểm, nội dung, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch. Thứ hai, phân tích thực trạng thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Thứ ba, đề xuất phương hướng, hệ thống giải pháp đủ cơ sở khoa học để bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm trong học thuyết Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành chính nhà nước; các quan 3
  6. điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý hộ tịch, xây dựng pháp luật quản lý hộ tịch. Các phương pháp được tác giả sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh... 6. Đóng góp của Luận văn Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật về hộ tịch; đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong thời gian qua, từ đó nêu lên những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm cơ sở để các cấp chính quyền trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nghiên cứu, vận dụng vào thực tế quản lý hộ tịch. Luận văn cũng có thể là tài liệu nghiên cứu về quản lý hộ tịch cho các học viên, sinh viên của Học viện Hành chính Quốc Gia. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của pháp luật quản lý về hộ tịch Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội 4
  7. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH 1.1. HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH 1.1.1. Khái niệm hộ tịch “Hộ tịch” là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống xã hội, từ trước đến nay, vẫn tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “Hộ tịch”. Nghị định số 83/1998/NĐ-CP và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định hộ tịchlà những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Kế thừa khái niệm về hộ tịch trong các văn bản trước đó, Luật Hộ tịch năm 2014 ra đời quy định:“Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết”(Khoản 1 Điều 2). Từ quan niệm trên về hộ tịch, có thể thấy, hộ tịch có những đặc điểm chủ yếu sau:Thứ nhất, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người; Thứ hai, hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc không chuyển đổi cho người khác; Thứ ba,hộ tịch là những sự kiện nhân thân không lượng hoá được thành tiền. 1.1.2. Quản lý về hộ tịch Quản lý là hoạt động mang tính đặc thù của con người, là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý. Là một nội dung trong quản lý hành chính nhà nước về Hành chính –Tư pháp, quản lý về hộ tịch có thể hiểu là một hình thức hoạt động của nhà nước, do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch, góp phần vào bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội. Quản lý về hộ tịch ở nước ta có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, quản lý về hộ tịch là hoạt động mang quyền lực nhà nước. Thứ hai, quản lý về hộ tịch là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp là các công chức trong bộ máy nhà nước. Thứ ba, quản lý về hộ tịch là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. Thứ tư, quản lý về hộ tịch có tính chấp hành và điều hành. Thứ năm, quản lý về hộ tịch là hoạt động mang tính liên tục. 1.1.3. Thẩm quyền quản lý về hộ tịch Thẩm quyền quản lý về hộ tịch được quy định như sau: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch. Nội dung quảnlý nhà nước về hộ tịch bao gồm: Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành 5
  8. văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; thống kê hộ tịch và hợp tác quốc tế về hộ tịch (Điều 65). Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch và có nhiệm vụ, quyền hạn: Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đăng ký, quản lý hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch ở trong nước; ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, trích lục hộ tịch và các biểu mẫu hộ tịch khác; quy định cụ thể điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; Xây dựng và quản lý thống nhất Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; hướng dẫn, chỉ đạo địa phương trong việc quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá, thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ (Điều 66). Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác đăng ký hộ tịch tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (khoản 1 Điều 67). Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định; quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ, biểu mẫu hộ tịch; quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định ... Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này (khoản 2 Điều 67). Bộ Công an: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bảo đảm việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác hộ tịch (Điều 68). Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm tổ chức hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương; bảo đảm nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch 6
  9. theo thẩm quyền; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Tư pháp – Hộ tịch, công chức đảm nhiệm công tác Hộ tịch của Phòng Tư pháp. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch (Điều 69). Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác đăng ký hộ tịch tại cấp xã; thực hiện việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài theo phân cấp; quản lý, lưu trữ, cập nhật, khai thác Sổ, hồ sơ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền; Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định của pháp luật, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật; Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ; Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch. Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch (Điều 70). Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa bàn xã mình; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về hộ tịch, quản lý, lưu trữ, bảo quản sổ sách, hồ sơ hộ tịch, đăng ký các việc hộ tịch trong nước theo thẩm quyền; quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định... Công chức Tư pháp – Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn này (Điều 71). 1.2. PHÁP LUẬT QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH 1.2.1. Khái niệm pháp luật quản lý về hộ tịch Quản lý về hộ tịch là một trong những hoạt động của quản lý Nhà nước, thông qua việc quản lý về hộ tịch Nhà nước nắm được tình hình biến động dân cư và sự biến động của xã hội, giúp Nhà nước có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng thì pháp luật về hộ tịch bao gồm toàn bộ hệ thống quy phạm điều chỉnh các vấn đề về hộ tịch, theo đó, nguồn chủ đạo của pháp luật về hộ tịch bao gồm Luật Hộ tịch 2014, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cũng trong cách hiểu này, các quan hệ pháp luật về hộ tịch được phân thành hai nhóm cơ bản, đó là nhóm quan hệ mang tính chất dân sự và nhóm quan hệ về quản lý. Cách hiểu này đã làm nổi bật điểm đặc trưng cơ bản của sự điều chỉnh pháp luật về hộ tịch, đó là các quan hệ pháp luật về hộ tịch cùng lúc được điều chỉnh bởi hai nhóm quy phạm pháp luật cơ bản, đó là quy phạm luật dân sự và quy phạm luật hành chính. Hai nhóm quy phạm này có mối liên hệ hết sức mật thiết, trong đó, nhóm 7
  10. quy phạm về hộ tịch do luật dân sự điều chỉnh luôn đóng vai trò là tiền đề để xây dựng các quy phạm hành chính về hộ tịch. Hiểu theo nghĩa hẹp thì pháp luật về hộ tịch chỉ bao gồm các quy phạm hành chính về quản lý hộ tịch. Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch chỉ bao gồm các quan hệ mang tính chất chấp hành - điều hành phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch. Mặc dù hai quan niệm trên đây có sự khác nhau cơ bản những cần thấy rằng chúng không mâu thuẫn và loại trừ nhau. Về mặt khoa học, điều đó cho phép có thể sử dụng thuật ngữ này với sự ước định về nội hàm của nó. Trong mục đích nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi xin được hiểu thuật ngữ “pháp luật về hộ tịch” theo nghĩa hẹp. Như vậy, pháp luật quản lý về hộ tịch là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan có thẩm quyền ban hành điều chỉnh quản hệ xã hội phát sinh trong việc quản lý nhà nước về hộ tịch nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Từ khái niệm trên cho thấy, pháp luật quản lý về hộ tịch có các đặc điểm sau: Thứ nhất, pháp luật quản lý về hộ tịch điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quản lý về hộ tịch; Thứ hai, pháp luật quản lý về hộ tịch là cơ sở pháp lý trực tiếp và quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người về nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết; Thứ ba, pháp luật quản lý về hộ tịch quy định chủ thể quản lý nhà nước về hộ tịch là các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; Thứ tư, pháp luật quản lý về hộ tịch quy định trách nhiệm của công chức làm công tác hộ tịch; Thứ năm, nhà nước bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch bằng việc quy định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ đăng ký và quản lý các sự kiện hộ tịch phát sinh. 1.2.2. Đặc điểm pháp luật quản lý về hộ tịch Để công tác quản lý về hộ tịch đạt hiệu quả cần có hệ thống các quy định pháp luật tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động của các chủ thể có trách nhiệm quản lý về hộ tịch. Pháp luật quản lý về hộ tịch thể hiện vai trò của mình ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, pháp luật quản lý về hộ tịch tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho sự quản lý của Nhà nước về công tác hộ tịch. Thứ hai, pháp luật quản lý về hộ tịch bảo đảm sự thống nhất trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch; Thứ ba, pháp luật quản lý về hộ tịch bảo đảm công khai,minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch; Thứ tư, pháp luật quản lý về hộ tịch tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch; 1.2.3. Nội dung pháp luật quản lý về hộ tịch 8
  11. Nội dung pháp luật quản lý về hộ tịch là các quy định về đăng ký hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch và trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch. 1.2.3.1. Đăng ký hộ tịch Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. Bao gồm các nội dung cụ thể sau:Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch.Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhântheo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền các sự kiện. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 1.2.3.2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tài sản quốc gia, lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân, làm cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là căn cứ để cấp bản sao trích lục hộ tịch. 1.2.3.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch Việc quản lý nhà nước về hộ tịch được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước, pháp luật về hộ tịch quy định về trách nhiệm của các cơ quan đó trong việc quản lý nhà nước về hộ tịch gắn với nhiệm vụ quyền hạn riêng biệt của mỗi cơ quan. 1.2.4. Vai trò pháp luật quản lý về hộ tịch Pháp luật quản lý về hộ tịch thể hiện vai trò của mình ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, pháp luật quản lý về hộ tịch tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho sự quản lý của Nhà nước về công tác hộ tịch; Thứ hai, pháp luật quản lý về hộ tịch bảo đảm sự thống nhất trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch; Thứ ba, pháp luật quản lý về hộ tịch bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch; Thứ tư, pháp luật quản lý về hộ tịch tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch. 1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH 1.3.1. Ý thức pháp luật 9
  12. Ý thức pháp luật là “một hình thái ý thức xã hội, gồm những quan điểm, khái niệm, học thuyết pháp lý, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá của họ đối với pháp luật hiện hành, trật tự pháp luật, pháp chế, về tính công bằng, hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật trong tương lai, về hành vi hợp pháp, hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế” [12, tr382]. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc tới việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch. Yếu tố này được nhìn nhận từ phía chủ thể có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch cũng như ý thức tự giác, chủ động đăng ký hộ tịch của người dân. 1.3.2. Chất lƣợng của văn bản pháp luật quản lý về hộ tịch Chất lượng của văn bản pháp luật là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được triển khai có hiệu quả. Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật quản lý về hộ tịch đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực cho công tác đăng ký và quản lý về hộ tịch, cụ thể: Pháp luật quản lý về hộ tịch đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch; Pháp luật quản lý về hộ tịch bảo đảm sự thống nhất trong việc thực hiện các văn bản về hộ tịch; Pháp luật quản lý về hộ tịch bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch; Pháp luật quản lý về hộ tịch tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch; Pháp luật quản lý về hộ tịch góp phần định hướng lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, góp phần hội nhận quốc tế. Vì vậy, để pháp luật quản lý về hộ tịch được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn thì văn bản pháp luật quản lý về hộ tịch cần phải có chất lượng cao thể hiện ở tính đồng bộ, thống nhất trong nội dung của văn bản; không mâu thuẫn, chồng chéo, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về hộ tịch. 1.3.3. Công tác tổ chức bộ máy và công chức thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch thể hiện qua các biện pháp, chính sách mà Nhà nước ban hành để có thể đăng ký kịp thời, đầy đủ, chính xác các sự kiện hộ tịch phát sinh. 1.3.4. Kinh phí và cơ sở vật chất Thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch nói riêng đòi hỏi những điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí nhất định phục vụ triển khai tổ 10
  13. chức thực hiện từ khâu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các hoạt động phục vụ việc triển khai thực hiện pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện. Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch ở các địa phương. Tiểu kết chƣơng 1 Có thể nói, hộ tịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người. Việc quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnnhằm theo dõi thực trạng và biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số kế hoạch hóa gia đình. Để tạo cơ sơ pháp lý lâu dài, ổn định, thống nhất cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác quản lý, đăng ký hộ tịch theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới cần có hệ thống các quy định pháp luật tạo thành cơ sở pháp lý vững chắc cho quản lý về hộ tịch. Pháp luật quản lý về hộ tịch là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan có thẩm quyền ban hành điều chỉnh quản hệ xã hội phát sinh trong việc quản lý nhà nước về hộ tịch nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Với vai trò tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho sự quản lý của Nhà nước về công tác hộ tịch; bảo đảm sự thống nhất trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch; bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch. Pháp luật quản lý về hộ tịch quy định các nội dung khác nhau nhằm hiện thực hóa các quyền con người, quyền công dân. Thực tiễn hiện nay, việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như ý thức pháp luật; chất lượng của văn bản pháp luật quản lý về hộ tịch; công tác tổ chức bộ máy và công chức thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch; cơ sở vật chất. 11
  14. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀNQUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH 2.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 Ở nước ta, vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện từ rất sớm (thời nhà Trần). Trải qua các thời kỳ phong kiến, thực dân, hộ tịch luôn gắn với vấn đề quản lý con người (“đinh”) bên cạnh vấn đề quản lý đất đai (“điền”) - là hai vấn đề đã từng được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục duy trì và phát triển. Theo tinh thần Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thể lệ đăng ký hộ tịch đã được quy định trong Bộ Dân luật giản yếu được áp dụng ở Nam kỳ, Hoàng Việt hộ luật được áp dụng ở Trung kỳ và Dân luật Bắc kỳ tiếp tục được áp dụng ở Việt Nam. Điều đó cho thấy công tác hộ tịch đóng vai trò quan trọng và luôn được duy trì trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dưới thời Pháp thuộc, với bản chất thống trị và nô dịch, thực dân Pháp xây dựng hộ tịch nhằm phục vụ cho việc cai trị thuộc địa, chủ yếu đảm bảo thực hiện việc binh dịch, thuế khóa vả đặc biệt qua hộ tịch tiến hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ dân tình để trấn áp lực lượng yêu nước đấu tranh giành độc lập. Do đó, ngay từ rất sớm hộ tịch đã được xây dựng thành Luật khắp cả 3 miền: Bắc, Trung và Nam. Quá trình thực hiện các văn bản này không ngừng được củng cố, phát triển phù hợp với mục đích đăng ký và quản lý hộ tịch của chế độ. Biểu hiện bằng việc quy định các chương mục rất cụ thể bởi các bộ Dân luật Bắc kỳ, Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật và Dân Luật giản yếu Nam kỳ. 2.1.2. Giai đoạn từ nãm 1945 đến năm 1975 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, nhưng suốt một thời gian dài từ 1945 đến 1975 đất nước ngập chìm trong chiến tranh bởi hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước nên việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hộ tịch gần như không có sự chuyển biến đáng kể. Ngày 08/5/1956,Chính phủ ban hành Nghị định số764/TTg kèm theo Bản Điều lệ hộ tịch.Ngày 16/01/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/CP kèm theo Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch mới thay thế Nghị định số 764/TTg. 12
  15. 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước mặc dù Nhà nước có quan tâm đến hộ tịch nhưng những văn bản quy định về hộ tịch chủ yểu nhằm để xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức và thực hiện hộ tịch ở miền Nam. Bản Điều lệ hộ tịch năm 1961 vẫn tiếp tục được thi hành suốt một thời gian dài gần 40 năm, mãi cho đến 1998 mới ban hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP thay thế. Có thể nói giai đoạn từ sau giải phóng đến 1998, công tác hộ tịch chưa được quan tâm đúng mức. Nghị định số 83/1998/NĐ-CP mở ra một bước ngoặc mới cho việc chấn chỉnh công tác hộ tịch; bổ sung và xóa bỏ một bước các thiếu sót và bất hợp lý trên đây. Tuy nhiên, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó chưa giải quyết thông thoáng được về thủ tục, phân cấp đăng ký và quản lý, biểu mẫu hộ tịch chưa hợp lý. Nghị định số 158/2005NĐ- CP đã giải quyết cơ bản các vấn đề vướng mắc trên đây. Tuy vậy, cho đến nay chế tài hộ tịch vẫn chưa được quy định cụ thể trừ Nghị định số 87/2001/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Ngày 20 tháng 11 năm 2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hộ tịch với 7 Chương, 77 Điều, và có hiệulư kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Luật Hộ tịch là đạo luật quan trọng liên quan đến việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật hộ tịch có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, cải cách mạnh mẽ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung. Bên cạnh đó, Luật cũng đã có quy định nhằm bảo đảm chặt chẽ, phòng ngừa những sơ hở, vi phạm có thể xảy ra trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Để hiện thực hóa những quy định trong Luật Hộ tịch, ngày 15 tháng 11 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Với quy định này đã từng bước hoàn thiện về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền đăng ký hộ tịch, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Trên cơ sở Nghị định này, Bộ Tư pháp ngày 16 tháng 11 năm 2015 đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRANG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 13
  16. 2.2.1. Tổng quan về quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội Hai Bà Trưng, thường được gọi tắt là Hai Bà, là một quận của thành phố Hà Nội. Tên quận được đặt theo đền thờ Hai Bà Trưng nằm gần hồ Đồng Nhân. Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên, Tây chủ yếu giáp quận Đống Đa, một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân Nam giáp quận Hoàng Mai. Bắc giáp quận Hoàn Kiếm Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, một số tổng của huyện Thanh Trì và vùng thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân từ Ô Cầu Dền (đầu đường Trần Khát Chân) đi xuống hết Bạch Mai, tới các phường có tên Mai (Mai Động, Tương Mai nay thuộc quận Hoàng Mai). Trước 1961, cùng với Bạch Mai, Mai Động, Hoàng Mai đều thuộc quận VII. Từ 1961 là khu Hai Bà Trưng. Từ tháng 6 năm 1981 là quận Hai Bà Trưng. Hiện nay, diện tích tự nhiên của toàn quận là 10,09 km2 chiếm khoảng 0,86% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Quận có số dân là 315,9 nghìn người, mật độ dân cư là 31.308/km2. Với vị trí đặc biệt của một quận lõi của Thủ đô, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân quận Hai BàTrưng tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXIV. Kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng dịch vụ - công nghiệp; tỷ trọng dịch vụ, thương mại chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn quận giai đoạn 2011 – 2015 bình quân là 9,66%/năm; giá trị dịch vụ, thương mại là 16,67%/năm. Thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 15.400 tỷ đồng, gấp khoảng 3 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý về hộ tịch Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là giải pháp quan trọng đảm bảo cho pháp luật quản lý về hộ tịch đi vào cuộc sống.Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn quận về pháp luật và triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật quản lý về hộ tịch, hàng năm UBND Quận đều ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Phòng tư phápQuận vừa là cơ quan tham mưu UBND quận ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày04/02/2016về phổ biến giáo dục pháp luật quận Hai Bà Trưng năm 2016, vừa là cơ quan tổ chức thường xuyên các hội nghị triển khai khi có văn bản mới liên quan đến công tác hộ tịch, như Hội nghị triển khai thi hành Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. 14
  17. 2.2.3. Thực hiện pháp luật đăng ký hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Theo báo cáo tổng kết công tác tư pháp các năm từ năm 2011 đến năm 2015, kết quả thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng như sau: Năm 2011 Đăng ký khai sinh: 3268 trường hợp (nam: 1986, nữ: 1282) ; Đăng ký kết hôn: 1957 trường hợp; Đăng ký khai tử: 1058 trường hợp; Thay đổi, cải chính hộ tịch: 142 trường hợp; Cấp lại bản chính Giấy khai sinh: 950 trường hợp; Điều chỉnh hộ tịch: 15 trường hợp; Bổ sung hộ tịch: 5 trường hợp; Xác định lại dân tộc: 3 trường hợp. Năm 2012 Đăng ký khai sinh: 3987 trường hợp (nam: 2102, nữ: 1885); Đăng ký kết hôn: 2198 trường hợp; Đăng ký khai tử: 1232 trường hợp; Thay đổi, cải chính hộ tịch: 125 trường hợp; Cấp lại bản chính Giấy khai sinh: 1.150 trường hợp; Điều chỉnh hộ tịch: 12 trường hợp; Bổ sung hộ tịch: 23 trường hợp; Xác định lại dân tộc: 2 trường hợp. Năm 2013 Đăng ký khai sinh: 4563 trường hợp (nam: 2245, nữ: 2318); Đăng ký kết hôn: 2167 trường hợp; Đăng ký khai tử: 1598 trường hợp; Điều chỉnh hộ tịch: 37 Bổ sung hộ tịch: 25 Xác định lại dân tộc: 5 Chứng thực bản sao từ bản chính: 10.050trường hợp; Chứng thực chữ ký và các giao dịch khác: 2.861 trường hợp; Sao từ sổ đăng ký khai sinh: 1.488 trường hợp; Sao từ sổ đăng ký kết hôn: 323 trường hợp; Sao từ sổ đăng ký khai tử: 259 trường hợp; Cấp lại bản chính giấy khai sinh: 671 trường hợp; Thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chính hộ tịch: 124 trường hợp. 15
  18. Năm 2014 Đăng ký khai sinh: 5.235 trường hợp (nam: 2.674, nữ: 2.561) trong đó: Đăng ký đúng hạn: 4.819 trường hợp; Đăng ký quá hạn: 416 trường hợp; Đăng ký lại:173 trường hợp. Đăng ký kết hôn: 2.087 trường hợp, trong đó: Đăng ký kết hôn lần đầu: 1.842 trường hợp; Đăng ký kết hôn lần 2 trở lên: 245 trường hợp; Đăng ký lại: 5 trường hợp. Tuổi trung bình đăng ký kết hôn với nam là 27, nữ 24. Đăng ký khai tử: 1.906 trường hợp (nam: 1.107, nữ: 799), trong đó: Đăng ký đúng hạn: 1.769 trường hợp; Đăng ký quá hạn: 137 trường hợp. Đăng ký nuôi con nuôi: 03 trường hợp Điều chỉnh hộ tịch: 25 Bổ sung hộ tịch: 30 Xác định lại dân tộc: 6 Chứng thực bản sao từ bản chính: 6.841trường hợp; Chứng thực chữ ký và các giao dịch khác: 2.572 trường hợp; Sao từ sổ đăng ký khai sinh: 1.074 trường hợp; Sao từ sổ đăng ký kết hôn: 323 trường hợp; Sao từ sổ đăng ký khai tử: 206 trường hợp; Cấp lại bản chính giấy khai sinh: 656 trường hợp; Thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chính hộ tịch: 150 trường hợp. Năm 2015 Đăng ký khai sinh: 5.125 trường hợp (nam: 2.695, nữ: 2.430) trong đó: Đăng ký đúng hạn: 4.597 trường hợp; Đăng ký quá hạn: 528 trường hợp; Đăng ký lại: 213 trường hợp. Đăng ký kết hôn:1.931 trường hợp, trong đó: Đăng ký kết hôn lần đầu: 1.665 trường hợp; Đăng ký kết hôn lần 2 trở lên: 266 trường hợp; Đăng ký lại 9 trường hợp. Tuổi trung bình đăng ký kết hôn với nam là 27, nữ 24 Đăng ký khai tử: 1.836 trường hợp (nam: 1059, nữ: 777), trong đó: Đăng ký đúng hạn: 1.707 trường hợp; 16
  19. Đăng ký quá hạn: 129 trường hợp. Thay đổi, cải chính hộ tịch: 242 Điều chỉnh hộ tịch: 35 Bổ sung hộ tịch: 35 Xác định lại dân tộc: 6 Đăng ký nuôi con nuôi: 06 Sao gốc: 2.083 trường hợp; Cấp lại khai sinh : 1.939 trường hợp; Thay đổi cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: 440 trường hợp. Chứng thực bản sao: 3.636 hồ sơ Chứng thực chữ ký: 27 hồ sơ Chứng thực chữ ký người dịch: 467 hồ sơ 2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch trên địa bàn quận hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội Thanh tra, kiểm tra, giám sát là yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát sự chấp hành pháp luật quản lý về hộ tịch có tác dụng ngăn ngừa, răn đe rất lớn và có hiệu quả. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, pháp luật quản lý về hộ tịch được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng góp phần bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân; Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý về hộ tịch có hiệu quả làm cho nhận thức của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch đã được nâng lên; Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch được thực hiện thường xuyên mang lại hiệu quả cao. 2.3.2. Những hạn chế Thứ nhất, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật quản lý về hộ tịch, đó là sự tùy tiện trong việc đăng ký, cấp giấy tờ hộ tịch cho công dân, chưa đảm bảo độ chính xác khi cấp giấy tờ hộ tịch; Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật quản lý về hộ tịch đối với người dân trên địa bàn Quận còn hạn chế; Thứ ba, Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch chưa đồng bộ; Thứ tư, điều kiện thực hiện của pháp luật quản lý về hộ tịch chưa được chuẩn bị tốt nhất. 17
  20. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng không chỉ xuất phát từ các nguyên nhân khách quan mà còn bao gồm những nguyên nhân chủ quan. Thứ nhất, nguyên nhân khách quan: Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn quận vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch. Pháp luật quản lý về hộ tịchcòn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, thiếu văn bản hướng dẫn dẫn tới thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng hiệu quả chưa cao. Thứ hai, nguyên nhân chủ quan: Cơ cấu tổ chức cơ quan tham gia thực hiện quản lý hộ tịch còn bất cập; Công tác xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác hộ tịch chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch; Công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch còn chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Tiểu kết chƣơng 2 Pháp luật quản lý về hộ tịch ở Việt Nam được ra đời từ rất sớm, trải qua thời gian dài phát triển với ba giai đoạn chính pháp luật quản lý về hộ tịch đã tịnh tiến đến sự hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan. Hiến pháp năm 2013 ra đời với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác quản lý hộ tịch theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, việc ban hành Luật hộ tịch năm 2014 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của pháp luật quản lý về hộ tịch. Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội là một Quận nội thành với mật độ dân cư đông đúc nên việc quản lý về hộ tịch trên địa bàn có những đặc thù riêng. Thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp chính quyền, việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã đạt những thành tựu nhất định về công tác đăng ký hộ tịch; về tuyên truyền phổ biến pháp luật quản lý về hộ tịch; về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịchtrên địa bànquận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội vẫn còn những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục những hạn chế đó, các cơ quan có thẩm quyền cần có những giải pháp hữu hiệu để bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn quậnHai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2