intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM" nghiên cứu được thực hiện xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, kết quả nghiên cứu là căn cứ từ đó đề xuất các chính sách, lộ trình xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức tại ĐHYD TP.HCM trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............/.......... ....../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN KHÁNH LINH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 Người hường dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh Phản biện 1: ………………………………………………….. Phản biện 2: ………………………………………………….. Đề án được bảo vệ tại Hội đồng chấm đề án tốt nghiệp, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: ………………………………………………………… ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………. Thời gian: ……………………………………..…………………. Có thể tìm đọc đề án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia Hoặc trang web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Căn cứ lựa chọn vấn đề nghiên cứu Năm 2020, ĐHYD TP.HCM được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính năm 2020 tại Quyết định số 659/QĐ-BYT ngày 27/02/2020. ĐHYD đã trở thành cơ sở đào tạo đại học và sau đại học với cơ chế hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại ĐHYD. Theo định hướng phát triển, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là ĐHYD) sẽ phát triển thành Đại học Khoa học Sức khỏe trọng điểm, đa ngành với các chương trình đào tạo tiên tiến, hội nhập nhằm thực hiện sứ mạng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế Việt Nam. Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy và nhân sự của ĐHYD theo mô hình đại học vùng và các trường thành viên tiến tới xây dựng và phát triển thành Đại học Khoa học Sức khỏe Quốc gia đặt ra bài toán phải xây dựng được đội ngũ viên chức lãnh đạo các cấp, giảng viên, nhân viên có năng lực chuyên môn cao, chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Đề án nghiên cứu được thực hiện xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, kết quả nghiên cứu là căn cứ từ đó đề xuất các chính sách, lộ trình xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức tại ĐHYD TP.HCM trong thời gian tới. 2. Các công trình khoa học đã thực hiện liên quan đến đề án Khảo sát tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy, đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài như: Luận án tiến sĩ Lý Luật học “Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học ở Việt Nam”, do tác giả Nguyễn Thị Thu Hương thực hiện năm 2016 tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Luận án làm rõ những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về viên chức trong các trường đại học, qua đó đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về viên chức trong các trường đại học ở Việt Nam. 1
  4. Luận án tiến sĩ ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay”, do tác giả Phạm Thị Minh Thùy thực hiện năm 2020 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐH công lập. Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Pháp luật về tuyển dụng viên chức trong trường cao đẳng từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội”, do tôi Trần Thúy Hằng thực hiện năm 2019 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận văn xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức trong trường cao đẳng tại thành phố Hà Nội. Mai Thị Minh Ngọc (2020), “Một số kiến nghị về tuyển dụng viên chức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 11. Bài viết đã làm rõ thực tế tuyển dụng viên chức ở nước ta hiện nay và kiến nghị một số giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng viên chức trong tình hình mới. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Hiện nay, chưa ghi nhận được nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại các cơ sở giáo dục Đại học mô hình Viện – Trường theo cơ chế tự chủ tại Việt Nam. Vì vậy, nội dung nghiên cứu trong đề án không trùng lắp với các nghiên cứu khác đã thực hiện. Tính chất công việc của học viên đòi hỏi, đi học để áp dụng vào thực tế. Quy chế xác định mô hình tổ chức của Đại học Y Dược TP.HCM là mô hình trường 3 cấp: Trường, khoa, bộ môn. Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trong tình hình mới, Nhà trường đã trình Bộ Y tế phê duyệt và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Y Dược TP.HCM theo Quyết định số 1238/QĐ-BYT ngày 03/4/2019 của Bộ Y tế. Là người có nhiều năm công tác tại Đại học Y Dược TP.HCM, tôi nhận thấy vẫn còn một số bất cập, hạn chế trong thực hiện PL về viên chức, ví dụ như: cán bộ quản lý chưa phát huy hết được các kỹ năng quản lý đã được đào tạo, bồi dưỡng; thiếu chính sách khen thưởng đột xuất hay khen thưởng theo chuyên đề; chưa có chính sách hỗ trợ chuyển đổi chức danh nghề nghiệp cho một số trường hợp … 2
  5. Câu hỏi nghiên cứu: Để góp phần phát triển đội ngũ viên chức thuộc Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cả về chất và lượng, nhà trường cần thực hiện pháp luật về quản lý viên chức như thế nào? Lý do lựa chọn thực hiện nghiên cứu này tại Đại học Y Dược TP.HCM Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 2020 đến năm 2023” là cần thiết để đánh giá kết quả đã làm được, rút kinh nghiệm và có những đề xuất, giải pháp cho định hướng phát triển trong thời gian tới của ĐHYD TP.HCM. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM. 2. Đề xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích số liệu về đội ngũ viên chức thuộc Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 2020 đến năm 2023. Thống kê kết quả thực hiện pháp luật về quản lý viên chức thuộc Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 2020 đến năm 2023. Số liệu: tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, khen thưởng, bị kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại thi đua. Ý nghĩa thực tiễn của đề án Khả năng khái quát hoá: Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Y Dược TP.HCM, chúng tôi kỳ vọng kết quả nghiên cứu có thể khái quát cho các cơ sở giáo dục Đại học theo mô hình Viện – Trường khác tại Việt Nam. Ảnh hưởng lên xã hội: Nghiên cứu nhằm xác định mức độ hiệu quả của thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM. Nghiên cứu này có thể giúp xã hội có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động thực hiện pháp luật về quản 3
  6. lý viên chức tại các cơ sở giáo dục Đại học mô hình Viện – Trường theo cơ chế tự chủ, từ đó đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Khả năng ứng dụng: Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi hy vọng góp phần nâng cao hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM, qua đó giúp xây dựng được đội ngũ viên chức lãnh đạo các cấp, giảng viên, nhân viên có năng lực chuyên môn cao, chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Đồng thời góp phần thể hiện vai trò quan trọng việc của thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại các trường Đại học mô hình Viện – Trường theo cơ chế tự chủ, làm cơ sở để các ngành có chức năng đề ra các chính sách, quy định hợp lý góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong các cơ sở giáo dục Đại học tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại ĐHYD TP.HCM Phạm vi nghiên cứu đề án Phạm vi về không gian: ĐHYD TP.HCM, 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5 Phạm vi về thời gian Khung thời gian - Thu thập dữ liệu: 3 năm học (2020-2021, 2021-2022, 2022-2024) - Thực hiện đề án: 4 tháng Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đánh giá thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại ĐHYD Phương pháp nghiên cứu Các dữ liệu thông tin sẽ được nhập liệu thông qua file excel và phân tích số liệu, tổng hợp, so sánh, tạo bảng biểu nhằm tạo lập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá các khía cạnh thực tiễn thực hiện PL về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM, nhằm đưa ra giải pháp nâng cao việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM. 4
  7. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ ÁN 1.1 Khái niệm 1.1.1 Viên chức - Luật Viên chức 2010 đã đưa ra định nghĩa: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. - “Viên chức tại trường Đại học là một bộ phận của đội ngũ viên chức nói chung, bao gồm đội ngũ các giảng viên, nhà nghiên cứu và những người làm việc theo hợp đồng làm việc tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc của trường Đại học”. 1.1.2 Quản lý viên chức - Quản lý viên chức là sự tác động có tổ chức và bằng các công cụ quản lý khác nhau của các chủ thể có thẩm quyền đối với đội ngũ viên chức nhằm đạt được mục tiêu xây dựng và phát triển viên chức đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội. 1.1.3 Pháp luật về quản lý viên chức tại trường Đại học Pháp luật về quản lý viên chức là tổng hợp các VBQPPL điều chỉnh các nhóm hoạt động như: tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng viên chức, … trong đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.4 Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại trường Đại học “Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức là hoạt động có mục đích của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về quản lý viên chức, làm cho các quy định pháp luật vận hành trong đời sống xã hội”. 1.2 Đặc điểm của thực hiện PL về quản lý viên chức tại trường Đại học 1.2.1 Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về quản lý viên chức Pháp luật về quản lý viên chức được quy định trong nhiều VBQPPL, điều chỉnh nhiều nhóm hoạt động của viên chức đảm bảo địa vị pháp lý của viên chức, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp và thực hiện chế độ, chính sách với viên chức. 5
  8. 1.2.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại trường ĐH “Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường Đại học ở Việt Nam là hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được tiến hành theo những hình thức pháp lý nhất định, có mối liên hệ và quy định lẫn nhau trong một cơ chế phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn lịch sử, nhằm hiện thực hóa các yêu cầu, nội dung của QPPL về viên chức trong trường ĐH; bảo đảm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong trường ĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ĐH trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và xu hướng hội nhập”. 1.3 Nội dung thực hiện PL về quản lý viên chức trong trường Đại học 1.3.1 Thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức 1.3.1.1 Quy định thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức - Việc tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng viên chức theo quy định của Luật Viên chức đã thể hiện tinh thần đổi mới theo hướng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác tuyển dụng; lập kế hoạch, chỉ tiêu, nội dung, hình thức thi tuyển, Nhà nước chỉ quy định tiêu chuẩn, điều kiện chung đối với từng ngành, lĩnh vực sự nghiệp. 1.3.2 Thực hiện pháp luật về sử dụng và quản lý viên chức - Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức; thay đổi, xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian công tác đối với viên chức quản lý; giải quyết nghỉ hưu đối với viên chức. - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức; quy định tiêu chuẩn CDNN, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo CDNN và số lượng người làm việc tương ứng; tổ chức thực hiện thay đổi CDNN; tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức; giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức (NĐ- 115/2020/NĐ-CP). 6
  9. 1.3.3 Thực hiện pháp luật về quy định khen thưởng, kỷ luật viên chức - Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật; mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Các hành vi bị xử lý kỷ luật: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật. 1.3.4 Thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng - Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Văn bản điều chỉnh về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức là Nghị định 101/2017/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ. 1.3.5 Thực hiện pháp luật về đánh giá, xếp loại viên chức 1.3.5.1 Quy định thực hiện pháp luật về đánh giá, xếp loại viên chức - Căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức phải bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm (Đ2, NĐ 90/NĐ-CP). - Các tiêu chí đánh giá viên chức đã mang tính định lượng nhiều, chủ yếu đánh giá về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, mức độ thành thạo, kỹ năng xử lý công việc của viên chức như kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện các quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, các nghĩa vụ mà viên chức phải thực hiện, 1.4 Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức Ý nghĩa của công tác thực hiện pháp luật về quản lý viên chức nhằm nâng cao 7
  10. chất lượng viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay đã được Đảng và Nhà nước xác định là yếu tố then chốt. Vì vậy, thực hiện pháp luật về quản lý viên chức có vai trò sau: Nâng cao chất lượng viên chức, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức. Góp phần bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát về Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Đánh giá thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại ĐHYD Là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của Đại học Y Dược TP.HCM. Thời gian qua, Đại học Y Dược TP.HCM đã xây dựng chương trình thực hiện pháp luật về quản lý viên chức theo kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế của Đại học Y Dược TP.HCM. Đồng thời, Đại học Y Dược TP.HCM đã xây dựng và ban hành các văn bản điều chỉnh các vấn đề quan trọng đối với đội ngũ viên chức của đơn vị. Quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của viên chức; Quy chế tuyển dụng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian viên chức quản lý thuộc Trường; Quy chế Thi đua khen thưởng; ….; Đề án Vị trí việc làm, Đề án tổ chức, sắp xếp các đơn vị thuộc Trường trình Bộ Y tế phê duyệt.[29], [34], [35] 2.2.1 Thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức - Tuyển dụng để bổ sung nhân sự vào đội ngũ viên chức của Nhà trường thực hiện tuyển dụng thường xuyên trong năm khi có nhu cầu. Thông tin chi tiết xem tại website mục Tuyển dụng của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: https://ump.edu.vn/tuyen-dung. Kết quả tuyển dụng giai đoạn 2020-2023, Nhà trường tổ chức 01 đợt tuyển dụng viên chức vào tháng 02/2020 trên kế hoạch được Bộ phê duyệt vào cuối năm 2019. Kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng năm 2020 là 146 viên chức. Đội ngũ viên chức này được bổ nhiệm và xếp lương theo CDNN. 8
  11. Thư viện viên (hạng III) Bác sĩ (hạng III) Nghiên cứu viên (hạng III) Trợ giảng (hạng III) Giảng viên (hạng III) Chuyên viên 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hình 2.1. Kết quả tuyển dụng viên chức tháng 02/2020 tại ĐHYD TP.HCM 2.2.2 Thực hiện pháp luật về sử dụng và quản lý viên chức 2.2.2.1 Phân loại viên chức theo chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm Theo số liệu của phòng Tổ chức Cán bộ tháng 02/2024, phân loại viên chức của Đại học Y Dược TP.HCM theo trình độ chuyên môn (phụ lục Bảng 3.4): - GS/PGS: 112/955 (11.7% GV cơ hữu); TS (bao gồm cả BSCK2): 302/955 (31.6% GV cơ hữu); ThS (bao gồm cả BSCK1): 621/955 (65.0% GV cơ hữu). Cơ số giảng viên theo trình độ học vấn nhìn chung được duy trì ổn định. 100% có trình độ ThS trở lên, trong đó 43.3% có trình độ TS và BSCK2 trở lên. Kết quả phân loại viên chức theo trình độ chuyên môn cho thấy trình độ chuyên môn của viên chức đã đáp ứng theo nhu cầu đào tạo, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Tỷ lệ giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên là 31.6%. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên 100% đã đạt chuẩn theo yêu cầu về trình độ chuyên môn. 700 594 600 500 Axis Title 400 300 249 198 200 98 97 100 33 57 53 14 8 27 10 23 1 5 15 1 1 18 5 0 Hình 2.2. Phân loại viên chức theo trình độ chuyên môn tại ĐHYD TP.HCM 9
  12. Điều chỉnh danh mục vị trí việc làm theo Nghị quyết số 24 của Hội đồng trường: quyết định hướng dẫn về việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/02/2020, Nhà trường đã xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực theo vị trí việc làm, theo đó: [35] • Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành có 16 vị trí, cao nhất là Chủ tịch Hội đồng trường và cuối cùng Phó trưởng Bộ môn/đơn vị. • Vị trí việc làm gắn với công việc: hoạt động nghề nghiệp (có 2 vị trí là giảng viên và nghiên cứu viên); hoạt động hỗ trợ, phục vụ (có 14 vị trí gồm các phòng chức năng trong Nhà trường ) Kết quả phân loại viên chức theo chức danh nghề nghiệp cho thấy tỷ lệ viên chức chuyên môn giảng dạy là 62.5% đảm bảo cơ cấu số lượng viên chức chuyên môn theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới hệ thống tổ chức và nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập. Phân loại viên chức của Đại học Y Dược TP.HCM theo chức danh nghề nghiệp, có 398 nhân viên hành chính, phục vụ (26,4%), 955 giảng viên (63.3%), 361 giảng viên có trình độ từ tiến sỹ trở lên (24%), 29 nghiên cứu viên (1,9%), 05 nghiên cứu viên có trình độ từ tiến sỹ (0.3% ) (Bảng 3.5) 500 460 450 400 350 300 250 189 181 200 167 158 150 112 100 66 11 9 19 10 1 33 42 50 5 12 2 2 10 1 5 1 1 1 6 1 2 0 Lưu trữ viên trung… Giảng viên cao cấp… Nhân viên Giảng viên (hạng III) Giảng viên Bác sĩ (hạng III) Trợ giảng Chuyên viên Kế toán viên Trợ giảng (hạng III) Kỹ thuật viên (hạng IV) Y công Chuyên viên chính Kỹ sư (hạng III) Điều dưỡng hạng IV Kê toán viên sơ cấp Nghiên cứu viên (hạng III) Cán sự Kế toán viên trung cấp Giảng viên chính (hạng II) Nghiên cứu viên Bác sĩ chính (hạng II) Thủ quỹ Điều dưỡng trung cấp Thư viện viên (hạng IV) Lưu trữ viên (hạng III) Thư viện viên (hạng III) Hình 2.3. Phân loại viên chức theo theo chức năng nghề nghiệp (Nguồn cơ sở dữ liệu viên chức ĐHYD TP.HCM từ phòng Tổ chức cán bộ) [40] 10
  13. Kết quả Số liệu bổ nhiệm, chuyển và xếp lương chức danh nghề nghiệp năm học 2022 – 2023: Kết quả bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đối với các chức vụ quản lý thuộc Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Số lượng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại từ năm 2020 đến tháng 2023: 94 người (Trưởng, phó trưởng đơn vị) (Bảng 3.6) 2020-2021 2021-2022 2022-2023 22 19 16 15 14 12 11 10 10 3 2 2 1 0 0 BỔ NHIỆM BỔ NHIỆM LẠI ĐIỀU ĐỘNG, BỔ KÉO DÀI THỜI HẠN THÔI GIỮ CHỨC VỤ NHIỆM GIỮ CHỨC VỤ Hình 2.4. Số liệu quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ của viên chức ĐHYD TP.HCM từ năm 2020-2023 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2023) [30], [31], [32] Trong thời gian ngắn, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được một đội viên chức nhất là đội ngũ giảng viên có khả năng đáp ứng được nhu cầu chuyên môn cho từng vị trí việc làm trong Nhà trường. Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nhìn chung nhà trường đã làm tốt, đã có nhiều căn cứ, tiêu chí để xác định nhu cầu. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2020 – 2023, nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng viên chức với một số kết quả đạt được: Về đào tạo: 17 bác sỹ học chuyên khoa 1; 39 bác sỹ học chuyên khoa 2, 57 viên chức học thạc sĩ, 346 viên chức học tiến sĩ, 37 viên chức gia hạn học nghiên cứu sinh; Về bồi dưỡng: trường cử 1.319 viên chức tham gia đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị; Hoàn thành thủ tục cho 43 viên chức đi tham gia khóa bồi dưỡng tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo ở ngoài nước. 11
  14. Bảng 3.7. Số liệu viên chức của ĐHYD TP.HCM được đào tạo, bồi dưỡng (Theo báo cáo về tổ chức cán bộ tháng 9/2023) [30], [31], [32] St 2020-2021 2021-2022 2022-2023 Tổng Đào tạo t TN NN TN NN TN NN TN NN 1 Chuyên khoa 1 2 0 11 0 4 0 17 0 2 Chuyên khoa 2 12 0 21 0 6 0 39 0 3 Thạc sĩ 18 0 17 0 21 1 56 1 4 Tiến sĩ 223 4 31 5 38 8 292 17 5 Gia hạn NCS 2 13 2 9 1 10 5 32 6 Bồi dưỡng trong nước 430 652 237 1.319 0 7 Bồi dưỡng ngoài nước 2 13 28 43 2.2.3 Thực hiện pháp luật về đánh giá, xếp loại viên chức Xác định công tác đánh giá, xếp loại viên chức là hoạt động định kỳ trong công tác tổ chức cán bộ, để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và thực hiện chính sách đối với viên chức công chức. Đánh giá đúng công chức sẽ phát huy được khả năng của từng viên chức, nguồn lực đội ngũ viên chức, góp phần giữ vững đoàn kết nội bộ. Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức từ năm 2020-2023 được thể hiện qua bảng số liệu cụ thể như sau: Bảng 3.8. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức từ năm 2020-2023 Mức đánh giá, 2020-2021 2021-2022 2022-2023 xếp loại chất lượng Cá nhân Tập thể Cá nhân Tập thể Cá nhân Tập thể Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 175 189 188 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 51 38 39 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 629 661 649 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 4082 4302 4238 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2023) [30], [31], [32] Theo báo cáo thống kê kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hàng năm cho thấy tỷ lệ viên chức đạt danh hiệu lao động tiên tiến, tương ứng mức “hoàn thành tốt nhiệm vụ” đạt tỷ lệ tương đối cao, tỷ lệ đạt mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đạt trong phạm vị cho phép theo quy định là 10-20% tổng số người làm việc tại đơn vị. 12
  15. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ 4302 4238 4082 661 649 629 189 188 175 51 38 39 CÁ NHÂN TẬP THỂ CÁ NHÂN TẬP THỂ CÁ NHÂN TẬP THỂ 2020-2021 2021-2022 2022-2023 Hình 2.5. Biểu đồ số liệu viên chức ĐHYD được đánh giá, xếp loại 2.2.4 Thực hiện pháp luật về khen thưởng, kỷ luật viên chức Đại học Y Dược TP.HCM đặc biệt chú trọng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với cá nhân và các đơn vị thuộc, trực thuộc trường. Việc đánh giá được dựa trên Bộ tiêu chuẩn gồm các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch và công khai. Tháng 7 hằng năm, Nhà trường tổ chức đánh giá viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc, trực thuộc. Kết quả thi đua, khen thưởng từ năm 2020-2023 (áp dụng Quyết định số 2129/QĐ-ĐHYD ngày 09/7/2019 về Quy chế Thi đua khen thưởng của Đại học Y Dược TP.HCM thể hiện trong bảng thống kê từ nguồn Báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2023 [30], [31], [32]. (Bảng 3.9) Bảng 3.9. Kết quả thi đua, khen thưởng từ năm 2020-2023 Mức đánh giá, 2020-2021 2021-2022 2022-2023 xếp loại chất lượng Cá nhân Tập thể Cá nhân Tập thể Cá nhân Tập thể Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế 161 68 5023 116 208 61 Nhà giáo tiêu biểu trọn đời 1 1 3 Nhà giáo tiêu biểu cấp trường 1 1 1 Nhà giáo tiêu biểu cấp khoa 6 7 5 Tập thể lao động xuất sắc 175 189 188 Tập thể lao động tiên tiến 51 38 39 629/4082 661/4302 649/4238 Chiến sĩ thi đua cơ sở (15.6%) (15.3%) (15.3%) Lao động tiên tiến 4082 4302 4238 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2023) [30], [31], [32] 13
  16. Nhìn vào bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ đạt chiến sỹ thi đua cơ sở đạt trong phạm vị cho phép theo quy định là 10-20% tổng số người làm việc tại đơn vị. Đồng thời chưa ghi nhận được số liệu các danh hiệu thi đua theo chuyên đề, nhân dịp kỷ niệm hoặc khen thưởng đột xuất. 2.3 Đánh giá chung kết quả thực hiện pháp luật quản lý viên chức tại ĐHYD TP.HCM từ năm 2020 đến năm 2023 Từ dữ liệu tổng hợp, có thể thấy rằng, việc thực hiện pháp luật về viên chức tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2020 – 2023 đã được triển khai, thực hiện và đạt được những thành công, góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về viên chức Nhà trường thể hiện chủ yếu ở các mặt sau: Công tác tuyển dụng viên chức được tổ chức chặt chẽ bảo đảm dân chủ, đúng quy trình, thủ tục, từng bước nâng cao chất lượng tuyển dụng; viên chức được tuyển dụng đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, trình độ đầu vào được nâng lên đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường đã quan tâm sâu sát đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức nhất là giảng viên. Công tác thi đua, khen thưởng đã được triển khai phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của nhà trường, tạo cơ chế chính sách khen thưởng khuyến khích các tập thể, cá nhân trong các phong trào thi đua, từng bước phản ánh đúng thực chất kết quả thi đua của các đơn vị, cá nhân, bước đầu đã có tác dụng động viên, khích lệ giảng viên tích cực hơn trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc giải quyết chế độ chính sách về nghỉ hưu, thôi việc được thực hiện đúng quy định. Có thể nói công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được Nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy định phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị. Tỷ lệ viên chức đạt mức “hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên chiếm tỷ lệ cao. Kết quả đánh giá xếp loại là căn cứ liên thông để Đảng ủy xem xét đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm. Trong năm 2023, Trường đã cử 343 lượt viên chức, người lao động đi học 14
  17. tập, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Các công tác tuyển dụng, thăng hạng, bổ nhiệm, giải quyết chế độ chính sách Luôn được quan tâm, thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo quyền Lợi của viên chức, người Lao động. 2.3.1 Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được về thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như sau: Công tác tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo Trường chưa thật sự hiệu quả, không có cán bộ kế cận. Giai đoạn 2020-2022, Nhà trường khuyết Hiệu trưởng, mà chỉ có Phó Hiệu trưởng phụ trách vì không đủ tuổi theo nhiệm kỳ đã ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo và quản lý đơn vị. Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm chỉ mang tính hình thức, chưa mô tả được chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm; việc phân công, bố trí việc làm viên chức chưa thật sự hiệu quả dẫn đến mất cân đối giữa các bộ phận.Về công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của PL về viên chức; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức đôi lúc chưa thật sự thường xuyên. 2.3.2 Nguyên nhân Thứ hai, công tác chỉ đạo điều hành trong thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ở ĐHYD TP.HCM đôi lúc chưa được toàn diện, thống nhất và sâu rộng. Nhìn chung, Trường đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật về quản lý viên chức nói riêng. Tuy nhiên, Nhà trường chưa tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước về đào tạo, tài chính mà chưa chú trọng đến lĩnh vực pháp luật về quản lý viên chức. Công tác tổng kết, đánh giá qua đó xác định được thuận lợi, hiệu quả cũng như những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn đọng trong việc thực hiện pháp luật về quản viên chức chưa được quan tâm đúng mức.Qua số liệu thực trạng của năm 2020 đến năm 2023 cho thấy việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại ĐHYD TP.HCM đã đạt được những ưu điểm song cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình tổ chức thực hiện. Những khó khăn, hạn chế đó bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả cho việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại ĐHYD TP.HCM. 15
  18. 3. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Mục tiêu thực hiện Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, ĐHYD TP.HCM là một trong 14 trường đại học công lập trọng điểm của cả nước, là đơn vị đào tạo chính quy đa ngành, đa cấp có quy mô và uy tín trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. ĐHYD TP.HCM có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao trình độ đại học và sau đại học cho các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, là đầu mối hợp tác quốc tế, có nhiều đồng góp trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự phòng và khám chữa bệnh, thực hiện nhiệm vụ phục vụ cộng đồng. Năm 2020, ĐHYD TP.HCM đổi mới mô hình quản trị Đại học, từng bước xây dựng mô hình quản trị tự chủ theo Luật Giáo dục Đại học (Luật số 34/2018/QH14) hướng đến sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống ĐHYD, xây dựng cơ chế tự chủ cho các đơn vị trực thuộc để nâng cao tính hiệu quả, tính năng động, sáng tạo của các đơn vị và của cả hệ thống. Ngay sau khi có quyết định công nhận Hội đồng trường, HĐT đã ban hành các quy chế để định hướng quản trị nhà trường đúng quy định: Quy chế tổ chức và hoạt động; Quy chế tài chính; Quy chế dân chủ cơ sở. Hoàn thiện đề án điều chỉnh tên cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Nghị định số 99/2019/NĐ-CP củaa Chính phủ quy định chi tiết và hưóng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học làm cơ sở hoàn thiện Đề án Đại học Y Dược TPHCM gồm ít nhất 03 trường (Y, Dược, Điều dưỡng - KTYH). Trên cơ sở đó thực hiện thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc đơn vị ngoài các tổ chức trong cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức hoạt động của đơn vị theo hướng đảm bảo tinh gọn, hiệu quà, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và đúng với trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. 16
  19. 3.2 Định hướng phát triển Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 2025 - 2030 Tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý viên chức, người lao động Xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự của Nhà trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên tục cho viên chức, người lao động; chăm lo đời sống tinh thần, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đội ngũ VC-NLĐ. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định pháp luật Sử dụng các nguồn thu hợp pháp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Nhà trường theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa và chi cho các hoạt động chuyên môn theo quy định pháp luật. Xây dựng, quản lý và sử dụng dữ liệu về đội ngũ viên chức, người lao động Các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của Nhà trường, về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của Nhà trường. Khám chữa bệnh cho người dân theo Luật khám bệnh, chữa bệnh Góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo thực hành, NCKH và chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện các chương trình, dự án về chăm sóc sức khỏe nhân dân theo phân công, phân cấp của Bộ Y tế hoặc các bộ, ngành khác theo quy định của pháp luật. Sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tầm nhìn: Phát triển thành đại học khoa học sức khỏe hàng đầu Việt Nam, ngang tầm các đại học trong khu vực. Giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp - Chất lượng Năng động - Sáng tạo Định hướng cải tiến chất lượng chương trình đào tạo, bao gồm: thành lập ủy ban lượng giá chương trình, triển khai tập huấn các chuyên gia lượng giá, BCN các bộ môn và toàn thể giảng viên vể nguyên tắc, các phương pháp lượng giá và xác định 17
  20. chuẩn đậu. Thực hiện điều chỉnh thòi khóa biểu đào tạo, giảm thời lượng một số học phân, tăng thời gian nghỉ giữa các đợt thực tập cho sinh viên. Khoa Y triển khai hoạt động tổ quản lý và giám sát thực hành lâm sàng. Hội thảo tập trung rà soát, đánh giá những cải tiến đã thực hiện sau kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA, từ đó đã thống nhất cao sẽ tiến tới thực hiện kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn của Liên đoàn Giáo dục Y khoa thế giổi (WFME) và cải tiến chất lượng công tác khảo thí Khoa Y. Đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao chất lượng quản trị đại học. 3.3 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức theo định hướng phát triển Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 2025 - 2030 3.3.1 Giải pháp thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xác định số lượng vị trí việc làm, số lượng viên chức và quản lý viên chức để phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập. Thống nhất quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, đồng thời đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý viên chức. Về nâng bậc lương, được quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc thực hiện về tuyển dụng viên chức: bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, đúng pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh, có tính đến đối tượng ưu tiên theo quy định; Bảo đảm tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. Hàng năm, trước ngày 15/12, các đơn vị tiến hành tổng hợp vị trí, số lượng, chức danh cần tuyển dụng của đơn vị trong năm liền kề kế tiếp và gửi về phòng Tổ chức cán bộ để tổng hợp trình Ban Giám hiệu, Ban thường vụ Đảng ủy Trường cho ý kiến trước khi trình Hội đồng trường phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng viên chức, người lao động trong năm để làm căn cứ tuyển dụng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2