intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện luật; Thực trạng tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH TOÀN TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ “Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”, “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”, và “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ năm 1995, trên cơ sở của Điều lệ BHXH được Thủ tưởng chính phủ ban hành ngày 26/01/1995. Theo đó, hệ thống BHXH được thành lập và đi vào hoạt động từ Trung ương (TW) đến địa phương. Đến ngày 04/8/1995, BHXH tỉnh Phú Yên được hình thành và thực hiện nhiệm vụ chăm lo an sinh xã hội cho người lao động. Nhằm tăng nhanh diện bao phủ BHXH theo mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014. Tuy nhiên, tính đến năm 2015, một số doanh nghiệp, người lao động làm việc liên quan đến BHXH mới tìm hiểu và nghiên cứu, đại bộ phận người lao động thờ ơ với Luật BHXH. Minh chứng rõ nét nhất cho vấn đề này là toàn tỉnh Phú Yên có 2.626 doanh nghiệp, nhưng mới chỉ có 776 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho người lao động, chiếm tỷ lệ 29,55%, và số 1
  4. người lao động tham gia BHXH bắt buộc là 49.291 lao động, và tỷ lệ lao động tham gia BHXH chỉ đạt 16% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế Phú Yên (Báo cáo số: 94/BC-BHXH của BHXH tỉnh Phú Yên). Để đạt được mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH cho đến năm 2020, BHXH tỉnh Phú Yên cần phải có nhiều đợt tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia BHXH và đánh giá công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH sâu rộng đến từng doanh nghiệp ở khắp các huyện, thành phố thuộc tỉnh Phú Yên. Đó chính là lý do nghiên cứu “Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay” được lựa chọn để làm Luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong nhiều năm qua, có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động Bảo hiểm xã hội như hoàn thiện công tác thu BHXH, pháp luật về hoạt động BHXH, thực thi pháp luật bảo hiểm tự nguyện, còn nghiên cứu về Tổ chức thực hiện BHXH thì khá ít. Trong điều kiện nghiên cứu có giới hạn, nghiên cứu này trình bày một số nghiên cứu trước có liên quan về BHXH trong và ngoài tỉnh Phú Yên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra được những giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH 2014 trên địa bàn tỉnh PY. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích làm rõ thêm lý luận về tổ chức thực hiện luật. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH của các chủ thể trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đưa ra giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2
  5. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện Luật BHXH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến nay. Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đang hoạt động và người lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về nhà nước và pháp luật. Nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: Phương pháp quan sát, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, luận văn góp phần bổ sung làm rõ thêm các vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức thực hiện luật. Về thực tiễn, các giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để làm cơ sở cho Lãnh đạo BHXH tỉnh PY đưa ra những chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật BHXH hiệu quả hơn; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan và lợi ích của nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện luật. Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 3
  6. Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT 1.1. Khái quát chung về tổ chức thực hiện luật 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện luật 1.1.1.1. Quan niệm về tổ chức thực hiện luật Trong nghiên cứu này, tổ chức được hiểu theo hai nghĩa (i) tổ chức trên khía cạnh là các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện luật và (ii) tổ chức được hiểu là các hoạt động nhằm triển khai, thực hiện, đưa luật và cuộc sống của nhân dân. i) Tổ chức là cơ quan tổ chức thực hiện luật Hiến pháp 2013 quy định rõ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp pháp của Quốc hội, có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (Điều 96). Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc (Điều 99). ii) Tổ chức là các hoạt động tổ chức thực hiện luật Tổ chức thực hiện luật là một chuỗi hoạt động nằm trong một chính thể thống nhất, bắt đầu từ hướng dẫn thi hành luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục luật, triển khai, thực hiện, cho đến kiểm tra, giám sát, và đánh giá, tổng kết việc tổ chức thực hiện luật. Để triển khai thực hiện pháp luật, Chính phủ ban hành các Nghị định; Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành các Thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật; Chính quyền địa phương triển khai thực hiện pháp luật dựa trên các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật. 1.1.1.2. Đặc điểm tổ chức thực hiện luật Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, 4
  7. mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên có liên quan. Do đó, việc tổ chức thực hiện luật có hai đặc điểm cơ bản là (i) đặc điểm của cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện luật, (ii) đặc điểm của các hoạt động tổ chức thực hiện luật. 1.1.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức thực hiện luật 1.1.2.1. Mục đích tổ chức thực hiện luật Tổ chức triển khai thực hiện luật, các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong toàn dân. Nâng cao nhận thức của toàn dân, các cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của pháp luật, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Khắc phục các hiện trạng chưa phù hợp của xã hội, góp phần xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định và phát triển của xã hội. 1.1.2.2. Yêu cầu tổ chức thực hiện luật Việc triển khai tổ chức thực hiện luật phải được thực hiện đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục các hạn chế, thu hút sự tham gia tích cực của các thành phần có liên quan, việc triển khai thực thi pháp luật phải có sự kiểm tra, kiểm soát của các cấp các ngành có liên quan, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. 1.1.2.3. Nguyên tắc tổ chức thực hiện luật Nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng cơ bản do nhà nước xây dựng hoặc thừa nhận, là nền tảng của hệ thống pháp luật. Các nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng cơ bản chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật của nhà nước và công dân, tư tưởng xuyên suốt nội dung của hệ thống pháp luật. 1.1.3. Chủ thể tổ chức thực hiện luật 1.1.3.1. Chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện luật Pháp luật được ban hành bởi Quốc hội, còn Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thực hiện quyền hành pháp, ban hành các nghị định để hướng dẫn thi hành pháp luật; các Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành các thông tư để hướng dẫn chi tiết thi hành luật; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. 5
  8. 1.1.3.2. Chủ thể tham gia tổ chức thực hiện luật Mọi tổ chức, cá nhân đều là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Nhân dân được quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước là một trong những phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện quyền giám sát, hoặc thông qua các cơ quan đại diện của mình, thông qua các tổ chức xã hội, mà họ là thành viên. 1.1.4. Các giai đoạn tổ chức thực hiện luật 1.1.4.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hàng năm trên cơ sở đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (khoản 1, Điều 31, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 2015). Để một vấn đề, chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh trở thành Luật, thì cần phải trải qua nhiều công đoạn tổ chức thực hiện như (i) lập chương trình xây dựng luật, (ii) soạn thảo luật, (iii) thẩm tra dự án luật, (iv) Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét cho ý kiến về dự án luật, (iv) thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật, và (v) công bố luật. 1.1.4.2. Phổ biến giáo dục luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) hiểu theo nghĩa rộng là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện PBGDPL (xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL; triển khai chương trình, kế hoạch PBGDPL thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp PBGDPL; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch PBGDPL). Hiểu theo nghĩa hẹp là truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành (Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, 2012, tr. 4). 6
  9. 1.1.4.3. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật Sau khi Quốc hội ban hành luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm ban hành các Nghị định, Quyết định và Thông tư hướng dẫn thi hành luật; UBND các cấp trực tiếp tổ chức thực hiện luật. Để một bộ luật đi vào cuộc sống của người dân, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật khác nhau, như chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện luật, lập kế hoạch, phân công thực hiện và tổ chức triển khai thực hiện luật. 1.1.4.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện luật Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (khoản 1, Điều 2). Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành (khoản 1, Điều 3, Luật Thanh tra, 2010). Kiểm tra là một trong những chức năng của quy trình quản lý. Thông qua chức năng kiểm tra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động để thực hiện tốt mục tiêu đã xác định. Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu. 1.2. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện luật 1.2.1. Mức độ hoàn thiện của luật Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định (Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, tr. 199). Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác định mức độ 7
  10. hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chuẩn được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật (Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, tr. 201). Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị đã xác định rất rõ mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Vì thế, có thể xem mục tiêu của Nghị quyết số 48-NQ/TW là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của luật. 1.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó là quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới cả về kinh tế lẫn chính trị. 1.2.3. Ý thức pháp luật của các bên liên quan Ý thức pháp luật là nhân tố không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội ở tất cả các giai đoạn phát triển của nó, 8
  11. nhất là từ khi xuất hiện nhà nước pháp quyền. Ý thức pháp luật có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; đồng thời quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. (Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, tr.213). 1.2.4. Sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật Kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật là toàn bộ những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc tổ chức thực hiện luật, bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện luật là đúng mục đích và đạt được hiệu quả cao nhất có thể. 9
  12. Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Khái quát về luật bảo hiểm xã hội 2.1.1. Một số khái niệm Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào BHXH. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia tham được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 2.1.2. Những nội dung chủ yếu của Luật bảo hiểm xã hội “Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc” (trích từ Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị). Trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, với một số nội dung chủ yếu như (i) Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, (ii) Tăng mức trợ cấp ốm đau, (iii) Bổ sung nhiều chế độ thai sản, (iv) Điều chỉnh chế độ hưu trí, (v) Đảm bảo bình đẳng trong tham gia bảo hiểm xã hội, và (vi) Tổ chức thực hiện minh bạch. 10
  13. 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện Luật BHXH ở tỉnh Phú Yên 2.2.1. Chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện Luật BHXH 2.2.1.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên Ban đầu khi mới thành lập, từ 4 phòng nghiệp vụ và 6 BHXH huyện, thị xã trực thuộc với 50 cán bộ, công chức, đến nay, toàn hệ thống có 11 phòng nghiệp vụ, 9 BHXH huyện, thị xã và thành phố với hơn 200 cán bộ, công chức. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên có tất cả là 11 phòng trực thuộc, với tổng số nhân sự là 78 người, số lượng nhân sự Phòng giám định BHYT chiếm số lượng đông nhất với 14 người (với tỷ lệ 17,95%), còn phòng có số lượng nhân sự ít nhất là Phòng tổ chức cán bộ với 04 người (với tỷ lệ 5,13%). 2.2.1.2. Sở Lao động thương binh và xã hội Trong lĩnh vực BHXH, Sở LĐTB&XH có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới, chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao động; chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển; cấp sổ lao động, theo dõi việc quản lý và sử dụng sổ lao động. Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện theo thẩm quyền; Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định điều kiện tạm dừng đóng BHXH bắt buộc để UBND tỉnh xem xét, quyết định. 2.2.1.3. Ủy ban nhân dân các cấp Theo tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TW của của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, các cấp ủy đảng lãnh đạo UBND phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH tổ chức thực hiện tốt 11
  14. công tác BHXH, BHYT trên địa bàn. Tại Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện chính sách BHXH và BHYT, đã quy định chi tiết trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2.2.2. Chủ thể tham gia tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội Cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên quản lý trực tiếp các đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đối tượng tham gia BHXH gồm có người lao động và người sử dụng lao động đang làm việc trong các thành phần (i) Đơn vị hành chính nhà nước, (ii) Doanh nghiệp nhà nước, (iii) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, (iv) Hợp tác xã, và (v) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. 2.2.3. Hoạt động tổ chức thực hiện Luật BHXH ở Phú Yên 2.2.3.1. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, Tỉnh Ủy, Hội đồng nông dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, cụ thể như (i) Nghị quyết số: 61/2012/NQ- HĐND về “Nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013”, trong đó, một trong những chỉ tiêu quan trọng của năm 2013 là “70% dân cư đóng BHYT và 11% lao động đóng BHXH trên tổng số lao động đang làm việc”; (ii) Tỉnh Ủy Phú Yên ban hành Kế hoạch số: 36-KH/TU về “Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”; và (iii) UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND về “Thực hiện Kế hoạch số 36-KH/TU, ngày 06/01/2013 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”. 12
  15. 2.2.3.2. Phổ biến, giáo dục Luật bảo hiểm xã hội Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến Luật BHXH, giúp cho người lao động nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và những quy định mới về BHXH, Bảo hiểm xã hội Phú Yên đã kết hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Phú Yên để tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, cụ thể là (i) Sở Y tế, (ii) Sở Giáo dục và Đào tạo, (iii) Liên đoàn lao động tỉnh, (iv) Sở Thông tin và Truyền thông, (v) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, (vi) Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, (vii) Sở Tư pháp, (viii) Liên minh các Hợp tác xã, (ix) Hội Nông dân, (x) Hội Liên hiệp Phụ nữ, (xi) Tỉnh Đoàn Phú Yên, (xii) Hội Nhà Báo tỉnh, (xiii) Bưu điện tỉnh, (xiv) Cục thuế tỉnh, (xv) Công an tỉnh, (xvi) Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, (xvi) Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, (xvii) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, (xviii) Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, và (xix) Báo Phú Yên. 2.2.3.3. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ Để các chính sách BHXH được triển khai đồng bộ và có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cho các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện pháp luật BHXH. Tại Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 30/7/2015, UBND tỉnh Phú Yên đã giao nhiệm vụ cho 16 Sở, ban, ngành cùng phối hợp tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các hoạt động nghiệp tại cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên, hàng năm BHXH tỉnh đều xây dựng các chương trình hành động cho các phòng nghiệp vụ của BHXH tỉnh, giao chỉ tiêu thu, chi cho các phòng BHXH huyện, cụ thể như tại Quyết định số 13
  16. 166/QĐ-BHXH, ngày 10/5/2016 của Giám đốc BHXH tỉnh Phú Yên “về việc giao dự toán thu, chi năm 2016”. 2.2.3.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHXH Công tác kiểm tra, giám sát luôn được BHXH tỉnh Phú Yên chú trọng trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật BHXH, ngoài các đợt kiểm tra, giám sát chuyên ngành, BHXH tỉnh Phú Yên còn phối hợp với các sở, ban, ngành và đoàn thể của tỉnh tổ chức thực hiện nhiều đợt kiểm tra, mang lại nhiều kết quả tích cực (Báo cáo số 01/BC-BHXH, ngày 04/01/2017 của BHXH tỉnh Phú Yên). 2.3. Nhận xét về tổ chức thực hiện Luật BHXH ở Phú Yên 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Kết quả đạt được a) Công tác xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và pháp luật BHXH. b) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Bảo hiểm xã hội. c) Công tác phối hợp thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội d) Kết quả phát triển đối tượng tham gia và giải quyết chế độ BHXH Năm 2016 với tổng số đối tương tham gia BHXH bắt buộc là 53.225 người, cao hơn so với kế hoạch là 106 người và cao hơn so với thực hiện năm 2015 là 3.945 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,01%, tăng so với thực hiện năm 2014 là 5.025 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,43%. Tổng thu tiền đóng BHXH bắt buộc của năm 2016 đạt 631.418 triệu đồng , tăng so với kế hoạch là 631 triệu đồng, còn so với thực hiện năm 2015 thì năm 2016 tăng 56.379 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,80%, còn so với thực hiện năm 2014 thì năm 2016 tăng hơn 71.389 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 14
  17. tăng là 12,84%. Điều này cũng phản ánh đúng theo mức tăng của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Năm 2016, hệ thống BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ BHXH dài hạn cho 895 người, trợ cấp BHTN cho 3.161 người, trợ cấp BHXH một lần cho 3.921 người, trợ cấp ốm đau cho 7.422 người, trợ cấp thai sản cho 4.057 người, và trợ cấp nghỉ dưỡng sức – phục hồi sức khỏe cho 1.795 người. 2.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả a) Nguyên nhân chủ quan Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động thực hiện chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh; do đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. b) Nguyên nhân khách quan Từ thực tế cho thấy, đông đảo NLĐ trong DN chưa được đăng ký tham gia BHXH, hoặc đã tham gia nhưng không được DN đóng đủ tiền BHXH, tuy nhiên, NLĐ chưa thể đứng ra bảo vệ, yêu cầu người SDLĐ đăng ký tham gia BHXH. Từ khi các sở, ban, ngành và đoàn thể ở địa phương tích vực vận động, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và giám sát, kiểm tra thường xuyên đã giúp cho thành phần NLĐ này được tham gia BHXH. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Số nợ BHXH, BHTN hàng năm tuy có giảm nhưng chiếm tỷ trọng còn lớn (bình quân 3 năm: 2013, 2014, 2015 là 4,4% trên tổng số phải thu), số nợ này tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện tượng chiếm dụng quỹ, tình trạng 15
  18. nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHTN vẫn là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân chưa có hiệu quả nên làm giảm quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 21-NQ/TW vào thực tiễn cuộc sống. 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a) Nguyên nhân chủ quan Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển DN ở tỉnh còn hạn chế, manh mún, số lao động ít, tác động trực tiếp đến việc tăng số người tham gia BHXH. Tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH là do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, nhiều trường hợp phát hiện nhưng chưa xử lý kịp thời do số lượng cán bộ thanh tra ít, việc chấp hành quyết định xử phát chưa nghiêm. Bên cạnh đó, NLĐ cũng biết rõ về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH, và thật sự rằng hầu hết NLĐ đều muốn tham gia BHXH, nhưng vẫn còn rất nhiều NLĐ chưa được tham gia BHXH. Điều này xuất phát từ tâm lý ‘sợ mất việc, có việc làm là đã tốt rồi‘ của NLĐ. b) Nguyên nhân khách quan Thực trạng DN gặp khó khan, thua lỗ, phá sản tác động rất lớn đến nhu cầu lao động trong tỉnh, dẫn đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH gặp nhiều khó khăn, đồng thời, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu hồi nợ đọng BHXH, BHTN, đặc biệt là những DN đã và đang làm thủ tục phá sản DN. 16
  19. Chương 3: MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Phương hướng, mục tiêu tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên 3.1.1. Mục tiêu tổ chức thực hiện Luật BHXH ở tỉnh Phú Yên Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Do đó, công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình đưa Luật BHXH vào đời sống của NLĐ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, mang lại lợi ích cho xã hội và đất nước. Đẩy mạnh công tác tổ chức, triển khai thực hiện Luật BHXH, các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BHXH trong toàn tỉnh. Nâng cao nhận thức của NLĐ, các cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của pháp luật BHXH, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BHXH của các bên liên quan. Khắc phục các hiện trạng chưa phù hợp của NLĐ, người SDLĐ, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn tỉnh Phú Yên, góp phần xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định và phát triển của xã hội, vì lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% lực lượng lao động trong toàn tỉnh Phú Yên tham gia BHTN và 50% lực lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc. 3.1.2. Phương hướng tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên Để đảm bảo mục đích tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đưa pháp luật BHXH đi vào cuộc sống của người dân nói chung và của NLĐ nói riêng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, đòi hỏi tỉnh Phú Yên phải có phương hướng rõ ràng trong công tác tổ chức thực hiện Luật 17
  20. BHXH. Thứ nhất, tập trung thực hiện một cách đồng bộ các chỉ đạo của Trung ương như (i) Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội”, (ii) Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ về “Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội”, (iii) Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”, và (iv) Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”. Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật BHXH đến toàn dân, thu hút tất cả các đối lượng lao động thuộc các thành phần kinh tế tích cực tham gia BHXH. Thứ ba, liên tục tổ chức các đợt giám sát, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại các DN, các đơn vị BHXH trong toàn tỉnh, nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật BHXH được đồng bộ, chính xác và kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế của các đơn vị. Thứ tư, chú trọng công tác tập huấn, huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác tuyên truyền, cán bộ trực tiếp làm việc với người dân, người lao động và người SDLĐ. Thứ năm, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để giải quyết kịp thời các vấn đề của DN, tổ chức, đơn vị trong toàn tỉnh, đồng thời, giải quyết kịp thời các chính sách, chế độ BHXH cho người dân, người lao động. 3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội Nhằm đẩy mạnh hoạt động phát triển đối tương tham gia BHXH, thực hiện có hiệu quả Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 08/3/2017 về “Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0