Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ<br />
theo Luật hình sự Việt Nam<br />
Phạm Thùy Dương<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Phân tích làm rõ khái niệm, sự cần thiết phải bảo vệ quyền bình đẳng của<br />
phụ nữ và khái quát sự phát triển các quy định pháp luật về quyền bình đẳng của phụ<br />
nữ. Phân tích làm rõ những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội xâm phạm<br />
quyền bình đẳng của phụ nữ và phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có<br />
liên quan. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao<br />
hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ.<br />
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Quyền bình đẳng; Phụ nữ<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quyền con người là một trong những giá trị nhân bản cao nhất được tất cả các quốc gia<br />
trên thế giới đều đề cao và bảo vệ. Bảo vệ con người cũng là một nhân tố quan trọng cho sự<br />
phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống<br />
pháp luật riêng cho quốc gia của mình dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội và các<br />
giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia để đảm bảo quyền con người được thực hiện một<br />
cách tốt nhất và đầy đủ nhất.<br />
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân<br />
văn hóa thế giới là người sớm quan tâm đến vai trò, vị thế của người phụ nữ, là một trong<br />
những người đi đầu, giương cao tư tưởng chống áp bức và nô dịch phụ nữ. Trong suốt quá<br />
trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập, tự do, xây dựng chế<br />
đội mới, có một tư tưởng xuyên suốt, có một điều luôn thường trực trong tâm khảm của<br />
Người là làm thế nào, làm gì để giải phóng phụ nữ nước ta, để thực hiện nam nữ bình quyền,<br />
để quyền lợi của người phụ nữ thật sự được tôn trọng, thật sự được bảo vệ. Đó là cuộc cách<br />
mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ.<br />
Xã hội càng phát triển, bình đẳng nam nữ ngày càng được bảo đảm. Đặc biệt trong đời<br />
sống pháp luật hiện nay, việc phát huy và bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ đang ngày càng<br />
được các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm và đề cao. Bộ luật hình sự 1999 đã quy định tại<br />
Điều 130 tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ; đồng thời cụ thể hóa các chế tài nhằm<br />
đảm bảo quyền con người cơ bản cho phụ nữ. Tuy nhiên, quyền bình đẳng của phụ nữ là vấn<br />
<br />
đề mà giữa pháp luật và thực tiễn còn khoảng cách rất lớn. Làm thế nào để đạt được sự bình<br />
đẳng thực sự giữa nam và nữ trong xã hội ngày nay vẫn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Ở một<br />
số nơi vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật, đối xử không bình đẳng nam nữ, tình trạng<br />
ngược đãi, hành hạ phụ nữ, tình trạng bạo lực gia đình… vẫn diễn ra với nhiều hình thức và<br />
thủ đoạn khác nhau. Pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật hình sự, đã quy định nhiều chế<br />
tài xử lý những hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ, song trên thực tế, số vụ án<br />
được xử lý bằng các biện pháp hình sự trong những năm gần đây hầu như ít được thực hiện.<br />
Việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ, các dấu<br />
hiệu pháp lý của tội phạm, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, tìm ra những nguyên nhân để<br />
đề ra những giải pháp khắc phục trong việc xử lý các hành vi phạm tội xâm phạm quyền bình<br />
đẳng của phụ nữ là việc làm cần thiết. Đó là lý do tác giả lựa chọn nội dung " Tội xâm phạm<br />
quyền bình đẳng của phụ nữ theo Luật hình sự Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn<br />
thạc sĩ.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong những năm qua ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền bình đẳng<br />
của phụ nữ trong lĩnh vực xã hội học, tội phạm học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên<br />
cứu hoàn thiện về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ với góc độ khoa học pháp lý cụ<br />
thể để từ đó đề xuất những vấn đề liên quan đến cải cách pháp lý nhằm đảm bảo các quyền<br />
bình đẳng của nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội. Tội<br />
xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ hầu hết được đề cập và phân tích trong một số công<br />
trình nghiên cứu trong đó có đề cập riêng đến "Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ"<br />
tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 1999. Như: Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm, của<br />
Thạc sĩ Phạm Văn Beo - Đại học Cần Thơ - 2008; Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ<br />
của công dân trong Luật Hình sự Cộng hòa Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển, của<br />
Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt, Trần Thị Quỳnh - Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (đăng trên<br />
Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 26, 2010... Ngoài ra, "Tội xâm phạm quyền<br />
bình đẳng của phụ nữ" còn được phân tích trong các giáo trình và sách tham khảo như: Giáo<br />
trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 của<br />
tập thể tác giả do TSKH.Lê Cảm chủ biên; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, (tập II) của tập<br />
thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, 2006...<br />
3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội xâm phạm quyền bình đẳng<br />
của phụ nữ trong luật hình sự Việt Nam. Đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau:<br />
- Phân tích làm rõ khái niệm, sự cần thiết phải bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ và khái<br />
quát sự phát triển các quy định pháp luật về quyền bình đẳng của phụ nữ.<br />
- Phân tích làm rõ những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội xâm phạm<br />
quyền bình đẳng của phụ nữ và phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan.<br />
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu<br />
tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,<br />
luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài<br />
liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn<br />
về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ trong các công trình nghiên cứu...<br />
<br />
2<br />
<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3<br />
chương với kết cấu như sau:<br />
Chương 1: Một số vấn đề chung về quyền bình đẳng và bảo vệ quyền bình đẳng của phụ<br />
nữ.<br />
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội xâm phạm quyền bình đẳng<br />
của phụ nữ và thực trạng xử lý loại tội phạm này.<br />
Chương 3: Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự và một số giải pháp nâng cao hiệu quả<br />
đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ.<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG<br />
VÀ BẢO VỆ QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ<br />
1.1. Khái niệm quyền bình đẳng của phụ nữ<br />
Quyền bình đẳng giới là quyền của nam và nữ có vị trí, vai trò xã hội ngang nhau, được<br />
hưởng lợi ích và gánh chịu nghĩa vụ xã hội như nhau. Do đó, quyền bình đẳng của phụ nữ là<br />
quyền phụ nữ có vị trí ngang bằng với nam giới, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng<br />
lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành<br />
quả của sự phát triển đó.<br />
"Bình đẳng giới" là một khái niệm được đề cập đến trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã<br />
hội. Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam<br />
và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới<br />
thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi<br />
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Xã hội chúng ta đang ngày càng hướng đến sự công<br />
bằng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như vậy, quyền bình đẳng của phụ<br />
nữ thực chất là một mặt trong công cuộc đấu tranh chung của quyền con người. Vì vậy, quyền<br />
bình đẳng của phụ nữ được xác định là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ đối<br />
với cuộc sống và sự phát triển của phụ nữ mà còn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và<br />
toàn nhân loại.<br />
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ<br />
Trong một xã hội văn minh, người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phụ nữ không<br />
chỉ giỏi trong công việc nhà mà còn tích cực tham gia và gặt hái nhiều thành công rực rỡ<br />
trong các lĩnh vực xã hội. Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp mạng lưới lãnh đạo<br />
nữ lần thứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra<br />
vào tháng 9-2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định, Ðảng, Nhà nước và<br />
nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế.<br />
Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải<br />
phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và<br />
xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và<br />
nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".<br />
Thật khó có thể kể hết những gì mà phụ nữ đóng góp cho gia đình và xã hội. Trước hết<br />
chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng<br />
to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia<br />
3<br />
<br />
đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp<br />
vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự<br />
là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những lợi ích của<br />
bản thân với ước nguyện cho con cái trưởng thành và thành công trong cuộc sống. Trong cuộc<br />
sống thường nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những người phụ nữ, những người vợ,<br />
người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã<br />
tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.<br />
Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của phụ nữ đã và đang được thực hiện trên thực tế và được<br />
Hiến pháp, pháp luật Nhà nước bảo vệ. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang làm tất cả<br />
những gì có thể làm được nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn dân chủ, nhân quyền ở Việt<br />
Nam, đồng thời góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền trên thế<br />
giới. Những năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của đất nước, các<br />
quyền cơ bản của phụ nữ cũng ngày càng được hoàn thiện cả về mặt pháp lý, nội dung và điều<br />
kiện thực hiện. Xem xét một cách tổng quát nội dung hệ thống pháp luật nước ta, có thể nói<br />
rằng, qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, căn cứ vào những điều kiện cụ thể về chính<br />
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ dân trí của nhân dân, Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn<br />
trọng những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và các công ước quốc tế về quyền<br />
con người nói chung và các quyền cơ bản của phụ nữ nói riêng.<br />
1.3. Khái quát sự phát triển các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của phụ<br />
nữ<br />
Trên thế giới, quan điểm giới có nguồn gốc từ các lý thuyết nữ quyền xuất hiện và phát<br />
triển rất sôi động ở các xã hội phương Tây, bắt đầu từ giữa thế kỷ XX. Lý thuyết nữ quyền tạo<br />
nên các phong trào xã hội mạnh mẽ, đấu tranh chống lại sự thống trị của nam giới, phê phán<br />
quyết liệt chế độ áp bức phụ nữ, đòi quyền lợi cho phụ nữ, tạo lập bình đẳng giới. Mặc dù có<br />
chung mục đích là vì sự phát triển của phụ nữ chống lại chế độ nam trị, nhưng lý thuyết nữ<br />
quyền có nhiều trường phái khác nhau; thậm chí, có những trường phái mâu thuẫn nhau gay<br />
gắt. Có thể nêu một số lý thuyết nữ quyền có ảnh hưởng mạnh đến xã hội phương Tây thời<br />
gian qua là: Nữ quyền tự do, Nữ quyền mác-xit, Nữ quyền xã hội chủ nghĩa, Nữ quyền phúc<br />
lợi, Nữ quyền triệt để, Nữ quyền hiện sinh, Nữ quyền phân tâm;... và gần đây xuất hiện một<br />
số lý thuyết nữ quyền mới, như: Nữ quyền hậu hiện đại, Nữ quyền da đen, Nữ quyền phụ nữ<br />
thế giới thứ ba...<br />
Cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bằng<br />
nhiều con đường khác nhau, quan điểm giới được nhanh chóng du nhập và truyền bá vào Việt<br />
Nam. Sự xuất hiện cách tiếp cận giới chính là bước đột phá quyết định sự phát triển mạnh mẽ<br />
và ấn tượng của khoa học nghiên cứu về phụ nữ và cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng<br />
quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực<br />
của xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới.<br />
Sau gần hai chục năm du nhập vào Việt Nam, quan điểm giới đã nhanh chóng được tiếp<br />
nhận và triển khai sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế, vấn đề giới đã<br />
trở thành mối quan tâm chung của xã hội và trở thành phong trào thực tiễn sâu rộng của phụ<br />
nữ Việt Nam. Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực trong quan hệ giới, địa vị, đời sống của<br />
người phụ nữ Việt Nam đã từng bước được nâng cao, cải thiện cùng với những thành tựu to<br />
lớn của công cuộc đổi mới nhưng sự nghiệp giải phóng phụ nữ và tạo lập bình đẳng giới ở<br />
<br />
4<br />
<br />
Việt Nam vẫn là những vấn đề bức xúc, cần nhiều nỗ lực hơn nữa của cả hai giới và của cả xã<br />
hội.<br />
Công ước CEDAW là văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người nêu ra vấn đề quyền<br />
sinh sản của phụ nữ, vấn đề văn hóa và truyền thống có ảnh hưởng đến việc hình thành vai trò<br />
về giới và vấn đề phụ nữ có quyền nhập, giữ hoặc thay đổi quốc tịch của họ và con cái nếu họ<br />
muốn. Việc thực hiện CEDAW trong 30 năm qua đã tạo ra những chuyển biến tích cực, đạt<br />
được một số thành tựu đáng kể trong nhận thức và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc cải<br />
thiện vai trò của phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh Công ước CEDAW, Cương<br />
lĩnh hành động Bắc Kinh ra đời năm 1995 đóng vai trò như một khuôn khổ định hướng cho<br />
việc đảm bảo bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ ở cả trên các lĩnh vực công và tư,<br />
với các cơ quan nhà nước và ngoài nhà nước. Có thể xem sự ra đời của Công ước CEDAW là<br />
kết quả hơn 30 năm đấu tranh của Ủy ban về địa vị phụ nữ Liên hợp quốc (CSW). Ủy ban<br />
được thành lập năm 1946 nhằm giám sát địa vị và nâng cao quyền lợi của phụ nữ. Hoạt động<br />
của Ủy ban đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở những nơi mà phụ nữ chưa được bình<br />
quyền như nam giới. Kết quả của những nỗ lực vì sự tiến bộ của phụ nữ là sự ra đời một số<br />
tuyên bố và điều ước quốc tế, trong đó CEDAW là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất về<br />
quyền bình đẳng của phụ nữ.<br />
Là sản phẩm của thời kỳ đổi mới, Hiến pháp năm 1992 đạt tới sự phát triển cao trong việc<br />
hoàn thiện các quyền xã hội cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 1992, một mặt, tiếp tục ghi<br />
nhận những quyền xã hội mà Hiến pháp năm 1980 quy định; mặt khác, sửa đổi, bổ sung nội<br />
dung các quyền đó cho phù hợp với khả năng và điều kiện của đất nước. Từ đó cũng làm xuất<br />
hiện một số quyền xã hội mới. Điều 63 quy định quyền bình đẳng nam, nữ và bổ sung:<br />
"Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ". Việc<br />
bổ sung này là cần thiết nhằm phòng ngừa và chống lại những hành vi phân biệt đối xử với<br />
phụ nữ, đánh đập, hành hạ, mua bán phụ nữ, sử dụng phụ nữ như là một công cụ để làm giầu<br />
phi pháp.<br />
Bên cạnh Điều 130 tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ, Bộ luật hình sự năm 1999<br />
còn có các điều luật khác đề cập đến vấn đề giới như: Tội mua bán phụ nữ (Điều 119); Tội<br />
phá thai trái phép (Điều 243). Quy định của Bộ luật hình sự đã chú trọng tới việc thực hiện<br />
chính sách trong việc bảo vệ và hỗ trợ người mẹ; hoặc đã thể hiện tính nhân đạo, cân nhắc tới<br />
các đặc điểm về giới tính dẫn đến hành vi phạm tội như trong điểm h, khoản 1 Điều 48; điểm<br />
b khoản 1 Điều 93; điểm d, khoản 1 Điều 104; điểm a, điểm g khoản 2 Điều 110; điểm g<br />
khoản 2 Điều 111; điểm b, khoản 2 112, điểm đ khoản 2 Điều 113…Quy định của Bộ luật<br />
hình sự đã chú ý tới đặc điểm sinh học của phụ nữ khi mang thai; thể hiện tính nhân đạo của<br />
pháp luật như trong điểm h, khoản 1 Điều 48, Điều 35, Điều 94.<br />
Chương 2<br />
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ<br />
VỀ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ<br />
VÀ THỰC TRẠNG XỬ LÝ LOẠI TỘI PHẠM NÀY<br />
2.1. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội xâm phạm quyền bình<br />
đẳng của phụ nữ<br />
2.1.1. Khái niệm tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ<br />
<br />
5<br />
<br />