intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương, được trình bày như sau: Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả; Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội; Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRƢỜNG SƠN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2016
  2. Luận văn đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: …………………………………………………. Phản biện 2: …………………………………………………. Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng …..nhà ….. Hội trƣờng bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi …..h ……phút ngày …. tháng ….. năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, một trong những vấn đề đáng quan tâm là sự gia tăng nạn sản xuất, buôn bán hàng giả. Những hoạt động này không những ảnh hƣởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của ngƣời tiêu dùng, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế mà còn làm ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc, của toàn xã hội, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của Việt Nam, uy tín chính trị của Đảng và Nhà nƣớc và làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Trƣớc nguy cơ gây hại của nạn hàng giả, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nƣớc. Để quản lý vấn đề này, nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tuy vậy, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống hàng giả và gian lận thƣơng mại thời gian qua cho thấy rằng, quy định pháp luật về phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về hàng giả còn nhiều khiếm khuyết, kẽ hở, gây khó khăn cho việc phát hiện, chứng minh vi phạm, thủ tục xử phạt còn phức tạp, thiếu cơ chế đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, nên hiệu quả răn đe thấp, công tác đấu tranh phòng chống hàng giả đạt kết quả không tƣơng xứng với kỳ vọng và thực tiễn đòi hỏi. Để tìm hiểu một cách có hệ thống từ phƣơng diện lý luận đến thực tiễn về công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ luật Hiến pháp và luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan tới đề tài luận văn, có nhiều công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau đã đƣợc công bố, có thể kể tới nhƣ: - Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (1980), Xử phạt vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số 85 98 008), Hà Nội; - TS. Vũ Thƣ (1996), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Chuyên đề hội thảo khoa học về giao thông, Hà Nội; Liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập tới ở nhiều góc độ, ví dụ: Đề tài khoa học Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam năm 2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án Phó tiến sĩ luật học Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam năm 1996 của Lê Xuân Thảo; Luận án tiến sĩ 1
  4. Luật học: Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp phòng, chống năm 2001 của Trần Ngọc Việt; Luận văn thạc sĩ Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay năm 1998 của Đỗ Thị Lan. Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Mạnh Cƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua khảo sát, có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Do vậy, từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề hàng giả, buôn bán hàng giả, trách nhiệm hành chính, xử lý vi phạm hành chính, trên cơ sở thực tiễn công tác, tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trên một địa bàn cụ thể là quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định đó trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, pháp lý về hàng giả, buôn bán hàng giả; - Hệ thống hóa quy định pháp luật hiện hành về xử lý lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả; - Phân tích và đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thời gian qua; - Xác lập nội dung các quan điểm, giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả và thực tiễn áp dụng các quy định đó trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm của cơ quan quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội, cụ thể là Đội quản lý thị trƣờng số 2 – Chi cục Quản lý thị trƣờng, thuộc Sở Công thƣơng Thành phố Hà Nội. 2
  5. Luận văn nghiên cứu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; giai đoạn 2010-2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn đƣợc nghiên cứu trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào nghiên cứu vấn đề khoa học xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống trong nghiên cứu khoa học xã hội là: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp quan sát thực tiễn (qua quá trình công tác) với khát quát hóa. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng giả. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giảng dạy, sinh viên trong các trƣờng đại học luật, đại học hành chính hoặc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời quan tâm, nghiên cứu về xử phạt hành chính về hàng giả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng, gồm: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả Chƣơng 2: Thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội. 3
  6. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1. QUAN NIỆM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1.1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính 1.1.1.1. Vi phạm hành chính Dƣới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật đƣợc cấu thành bởi các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 đã đƣa ra định nghĩa pháp lý về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định [38]: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 1.1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính đƣa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt hành chính, theo đó, Xử phạt vi phạm hành chính là việc ngƣời có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét tổng thể các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lý luận về nhà nƣớc và pháp luật, thì có thể đƣa ra khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính nhƣ sau: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ. 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả Vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong phòng chống hàng giả mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 4
  7. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) về buôn bán hàng giả theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ. 1.1.3. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả Ở phương diện thứ nhất, là các quy định pháp luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có các đặc điểm sau: Thứ nhất, quy định pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả đƣợc xây dựng thành một hệ thống, chủ yếu do Chính phủ ban hành (dạng Nghị định), và Bộ ban hành (dƣới dạng Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định). Trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay ở nƣớc ta, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề chung nhất về xử lý vi phạm hành chính nhƣ: các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nguyên tắc, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính,.... Thứ hai, hệ thống quy phạm về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả luôn đƣợc hoàn thiện để đáp ứng với điều kiện mới. Đây cũng là quy luật tất yếu của pháp luật. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở tầm các Nghị định theo hƣớng mở rộng phạm vi thẩm quyền xử phạt, hay nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm. Ở phương diện thứ hai, là hoạt động áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm hành chính về buôn bán hàng giả đối với chủ thể vi phạm. Thứ nhất, hoạt động này là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, do các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện để tổ chức thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả trong đời sống. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nƣớc tổ chức thực hiện là Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ xử phạt còn đƣợc giao trực tiếp cho các cơ quan chức năng nhƣ quản lý thị trƣờng, thanh tra ngành công thƣơng,... Thứ hai, hoạt động xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng các nguồn lực của nhà nƣớc, từ quyền năng đƣợc phân giao, nhân tài vật lực, phƣơng tiện, con ngƣời, tài chính,.... Thứ ba, hoạt động xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả phải tuân theo những nguyên tắc và thủ tục đƣợc quy định (thủ tục hành chính về xử phạt hành chính về hàng giả). 5
  8. 1.2. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNG GIẢ 1.2.1. Khái quát sự phát triển của điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả Dƣới góc độ pháp lý, vấn đề hàng giả lần đầu tiên đƣợc đề cập kể từ khi đất nƣớc đƣợc thống nhất là trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu lậu cơ, buôn bán, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 [46] . Bộ luật Hình sự đầu tiên của nƣớc Việt Nam thống nhất đƣợc ban hành vào năm 1985 [28] quy định Tội làm hàng giả, Tội buôn bán hàng giả tại Điều 176, thuộc nhóm Tội kinh tế. Mặc dù có quy định chi tiết hơn, có chế tài nghiêm khắc hơn Điều 5 của Pháp lệnh năm 1982, Điều 176 của Bộ luật hình sự năm 1985 không đƣa ra định nghĩa về hàng giả. Văn bản pháp quy đầu tiên đƣa ra định nghĩa về hàng giả là Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trƣởng quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả. Điều 3 của Nghị định quy định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”. Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 10/1/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Cũng trong năm đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 185/2013/NĐ- CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng để thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP. Một trong những quan điểm quan trọng xuyên suốt Nghị định 185/2013/NĐ-CP là các quy định trong Nghị định đều nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng; góp phần đảm bảo ổn định thị trƣờng, phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nâng cao ý thức pháp luật của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, hiện nay, văn bản trực tiếp quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất và buôn bán hàng giả là Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). 1.2.2. Đối tƣợng bị xử phạt Theo quy định hiện hành, các đối trƣợng thuộc diện bị xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả gồm: “1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam. 6
  9. 2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, làm muối và những ngƣời bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lƣu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này gồm cả tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên; văn phòng đại diện, chi nhánh của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam.” (Điều 2 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2014). 1.2.3. Hành vi vi phạm - Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng: quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. - Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. - Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả: quy định tại điểm h khoản 8 Điều 3 Nghị định 185. - Hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ: Hành vi buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ và biện pháp xử lý đƣợc quy định theo các văn bản về sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nghị định 185 chỉ quy định viện dẫn. 1.2.4 Các hình thức xử phạt và biện pháp khác phục hậu quả - Các hình thức phạt chính + Hình thức cảnh cáo: Hình thức cảnh cáo là hình thức xử phạt chính trong xử phạt hành chính. Theo quy định tại Nghị định số 185, hình thức này không đƣợc áp dụng cho các hành vi buôn bán hàng giả: không có giá trị sử dụng, công dụng, mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem, nhãn, bao bì giả. Theo Nghị định 99/2013/NĐ- CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. + Hình thức phạt tiền: Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt quy định tại Nghị định 185 là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trƣờng hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. - Hình thức phạt bổ sung + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm: chỉ đƣợc áp dụng đối với loại tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành 7
  10. chính và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). + Tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả + Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, vật phẩm quy định tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà việc buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tiêu hủy không ảnh hƣởng đến môi sinh, môi trƣờng, sức khoẻ con ngƣời, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội; + Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm quy định tại Điều 35 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trƣờng hợp loại bỏ đƣợc yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tố vi phạm không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo; + Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phƣơng tiện đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp quy định tại Điều 32 Luật Xử lý vi phạm hành chính khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có khả năng thực hiện đƣợc các biện pháp này; + Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đƣợc áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại các Điều 33, 35 và 36 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã tiêu thụ, đã bán còn đang lƣu thông trên thị trƣờng [23]; + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tạiĐiều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc áp dụng đối với ngƣời vi phạm có thu lợi bất hợp pháp. + Các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định 185. 1.2.5. Thẩm quyền xử phạt Vấn đề thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành đã đƣợc xác định tại Nghị định số 185, nhƣng theo hƣớng viện dẫn tới Luật XLVPHC năm 2012, thì đến lần sửa đổi năm 2014, Nghị định 185 đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền của những ngƣời thuộc các lực lƣợng chức năng nêu trên, bằng cách sửa đổi Điều 103, bổ sung thêm các điều là: Điều 103a (Những ngƣời có thẩm quyền của cơ quan Công an nhân dân), Điều 103b (Những ngƣời có thẩm quyền của cơ quan Hải quan), Điều 103c (Những ngƣời có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng), Điều 103d (Những ngƣời có thẩm quyền của Cảnh sát biển) và Điều 103đ (Những ngƣời có thẩm quyền của Thanh). Các quy định này đã quy định rõ về thẩm quyền, tạo thuận lợi cho việc phát hiện nhanh và xử lý kịp thời vi phạm, không bị chồng chéo, hoặc bỏ lọt vi phạm. 8
  11. 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.3.1. Kinh nghiệm của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng ở Thái Bình Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Thái Bình là: Quán triệt tầm quan trọng của Ban Chỉ đạo 127 ( nay là Ban chỉ đạo 389), tầm quan trọng của Cơ quan thƣờng trực Ban Chỉ đạo 127 là Cơ quan Quản lý thị trƣờng; tăng cƣờng phối hợp liên ngành; tập trung kiểm tra những lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm; chủ động kiểm tra, kiểm soát chống vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thƣơng mại; tăng cƣờng kiểm tra trên khâu lƣu thông tại các tuyến đƣờng bộ, đƣờng biển và thị trƣờng nội địa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; tập trung vào các đƣờng dây, ổ nhóm, đối tƣợng có quy mô hoạt động lớn ở các địa bàn trọng điểm [50]. 1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh là: các lực lƣợng chức năng đã tập trung, tăng cƣờng các hoạt động phối hợp liên ngành, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định kiểm dịch, thú y... [51]. 1.3.3. Kinh nghiệm của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào Cai Kinh nghiệm của ngành Quản lý thị trƣờng tỉnh Lào Cai là: đoàn kết nội bộ, đổi mới điều hành, nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Quản lý thị trƣờng, gắn với việc phối hợp liên ngành, tăng cƣờng tuần tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh vi phạm. Tiểu kết Chƣơng 1 Buôn bán hàng giả là hiện tƣợng tất yếu của xã hội, nhƣng ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, buôn bán và tiêu dùng hàng thật. Pháp luật nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc khác sử dụng biện pháp xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả để phòng chống vấn nạn này. Tuy nhiên, việc thực hiện truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những hành vi vi phạm của lực lƣợng chức năng là vấn đề nan giải, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, sự tham gia giúp sức của ngƣời dân, xã hội trong việc bài trừ hàng giả, tố giác hành vi bán hàng giả là rất quan trọng, phù hợp với xu hƣớng phát triển của xã hội tiêu dùng hiện đại. 9
  12. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ TÌNH HÌNH BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2.1.1. Vị trí địa lý, dân cƣ Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội, phía tây giáp quận Đống Đa, phía tây bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía nam giáp quận Hai Bà Trƣng. Dọc từ phía bắc xuống phía nam là sông Hồng, bên kia sông (phía Đông) là huyện Gia Lâm. Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng bộ.Tổng diện tích tự nhiên quận Hoàn Kiếm là 5,28 km2 (trong đó 4,53 km2 đất dân cƣ còn lại là diện tích mặt nƣớc và sông Hồng). Dân số hiện khoảng 200.000 nhân khẩu. Mật độ dân cƣ khoảng 41.468 ngƣời/ km2 . Quận Hoàn Kiếm chia thành thành 04 khu vực, gồm: khu phố cổ, khu vực Hồ Gƣơm và vùng phụ cận, khu phố cũ, khu vực ngoài đê sông Hồng. 2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung nhiều bộ, sở, ban, ngành và các cơ quan quản lý nhà nƣớc (10 Bộ trong tổng số 17 bộ của Trung ƣơng đóng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nƣớc có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đại diện nƣớc ngoài, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tôn giáo, Hoàn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố. Với chợ Đồng Xuân - một khu thƣơng mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lƣu hàng hoá của cả khu vực phía bắc cùng với một loạt chợ lớn nhƣ: Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thƣơng mại sầm uất nhƣ Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào..., Hoàn Kiếm đã và đang trở thành trung tâm thƣơng mại lớn của Thủ đô Hà Nội. 2.1.3. Tình hình buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm Đối với lực lƣợng Quản lý thị trƣờng Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2015, Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội đã kiểm tra, xử lý nhiều vi phạm về hàng giả. Trong 6 tháng đầu năm 2016, theo Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội, các lực lƣợng chức năng thành phố đã kiểm tra 23.340 vụ, xử lý hơn 11.000 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại , khởi tố hình sự 111 vụ. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, tiền bán hàng thanh lý, tiền tiêu hủy là hơn 1.400 tỉ đồng, tăng hơn 300 tỉ, số vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại bị xử lý đã tăng hơn 2.500 vụ so với cùng kỳ năm 2015. 10
  13. Bảng thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng Thành phố Hà Nội từ năm 2010-2015 Trị giá hàng hóa vi Năm Số vụ Số tiền phạt (VNĐ) phạm (VNĐ) 2010 222 800.000.000 8.000.000.000 2011 540 3.027.509.000 1.981.463.000 2012 803 4.200.000.000 3.400.000.000 2013 866 5.300.000.000 3.517.000.000 2014 1.081 6.770.000.000 4.750.000.000 2015 1.093 8.647.000.000 9.846.000.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi cục QLTT Hà Nội – Sở Công Thương Hà Nội) 2.2. TÌNH HÌNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM GIAI ĐOẠN 2010-2016 CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀ NỘI 2.2.1. Về công tác tổ chức bộ máy, chỉ đạo, điều hành Ở thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo 389/TP đƣợc thành lập theo Quyết định số 3902/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ngày 25/7/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3985/QĐ-UBND về việc thành lập Cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo thành phố chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả, Quyết định số 3986/QĐ-BCĐ/TP về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả thành phố Hà Nội. Cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả thành phố Hà Nội (gọi tắt là Cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo 389/TP), là đơn vị dự toán cấp 3, đặt tại Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội. 2.2.2. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính Theo số liệu thống kê do Đội Quản lý thị trƣờng số 2 (cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả quận Hoàn Kiếm) thực hiện từ năm 2010 đến 2015, Đội QLTT số 2 đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn bán hàng giả, kết quả nhƣ sau: Năm Số vụ Số tiền phạt (VNĐ) Trị giá hàng hóa vi phạm (VNĐ) 2010 86 138.840.000 90.650.000 2011 73 486.050.000 183.477.000 2012 119 623.000.000 253.520.000 2013 127 722.000.000 1.050.493.000 2014 120 764.000.000 612.590.000 2015 155 1.185.500.000 1.476.941.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Đội QLTT số 2 – Chi cục QLTT Hà Nội- đơn vị quản lý địa bàn quận Hoàn Kiếm) 11
  14. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀ NỘI 2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân 2.3.1.1. Những thành tựu Theo Ban Chỉ đạo 389/TP, 9 tháng đầu năm 2014, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn thành phố giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Qua công tác kiểm tra 27.061 vụ, lực lƣợng chức năng đã phát hiện và xử lý 10.609 vụ vi phạm, đạt 90% so với cùng kỳ năm 2013; đã khởi tố hình sự 31 vụ với 34 bị can. Trong đó, hàng nhập lậu 1.538 vụ; hàng giả, kém chất lƣợng, vi phạm sở hữu trí tuệ 1.147 vụ; gian lận thƣơng mại 7.924 vụ; tổng số tiền phạt hành chính, thu ngân sách nhà nƣớc, tịch thu hàng hoá 1.292,5 tỷ đồng, đạt 110% so với cùng kỳ năm ngoái. 2.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu - Đạt đƣợc kết quả trên, trƣớc hết, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của các ngành thành viên trong Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả của thành phố, quận Hoàn Kiếm luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ và bộ, ngành liên quan. Các lực lƣợng đã thƣờng xuyên tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý những vấn đề có tính nhạy cảm, nóng mà xã hội và nhân dân quan tâm nhƣ gia cầm nhập lậu, mũ bảo hiểm, xe đạp điện, mặt hàng thuỷ sản không bảo đảm chất lƣợng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... - Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP cơ bản giải quyết đƣợc những bất cập mẫu thuẫn, chồng chéo với các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan; Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt quy định rõ ràng, cụ thể, phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành tạo thuận lợi cho việc áp dụng xử phạt trong thực tiễn; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm xử phạt quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng tạo cơ sở pháp lý cho các lực lƣợng chức năng thực thi công vụ; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; căn cứ định giá để xác định thẩm quyền, mức phạt rõ ràng, cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình áp dụng xử phạt. 12
  15. 2.3.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế, khó khăn - Việc phát hiện hàng giả ngày càng khó khăn do công nghệ làm hàng giả ngày càng tinh vi, hàng giả đƣợc làm giống nhƣ hàng thật, có những loại hàng hóa giả xuất hiện trên thị trƣờng mà chỉ có nhà sản xuất mới có thể nhận biết đƣợc thông qua mã số, ký hiệu trên sản phẩm của mình, vì vậy không dễ dàng gì ngƣời tiêu dùng và cơ quan quản lý phát hiện đƣợc. - Ý thức đấu tranh của một bộ phận ngƣời tiêu dùng còn chƣa cao, chỉ thấy lợi ích cá nhân trƣớc mắt mà không thấy đƣợc lợi ích tập thể lâu dài, có khi phát hiện ra những cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả nhƣng không dám đứng ra tố cáo, có thái độ bàng quang cho đó không phải việc của mình, mình biết và không tiêu dùng hàng giả là đƣợc hoặc sợ bị liên lụy bản thân. Nếu lỡ mua phải hàng giả thì giải quyết theo kiểu “ tự thỏa thuận” đƣợc thì đƣợc, không đƣợc thì thôi chứ không đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết và còn nguyên nhân nữa là ngƣời dân không biết việc đề nghị giải quyết với các cơ quan chức năng phải bắt đầu từ đâu do thủ tục rƣờm rà, phân công trách nhiệm thiếu rõ ràng. - Thủ tục hành chính để tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng giả còn phiền hà, phức tạp. - Việc trao đổi thông tin, phối hợp giữa chủ thể quyền sở hữu với các cơ quan chức năng và giữa các cơ quan chức năng với nhau còn không thƣờng xuyên và thiếu chặt chẽ. - Nhiều mặt hàng giả, hàng kém chất lƣợng chi phí giám định rất cao, khi có nghi vấn về hàng giả, lực lƣợng thực thi nhiệm vụ phải mua mẫu sản phẩm để đƣa đi giám định, nếu dấu hiệu tƣơng đối rõ ràng ( có căn cứ) mới tiến hành kiểm tra, khi đƣa đi giám định buộc lực lƣợng thực thi phải tạm ứng kinh phí giám định cho cơ quan giám định, trong trƣờng hợp không có dấu hiệu hàng giả thì rất lãng phí nguồn kinh phí nhà nƣớc, trong khi đó nguồn kinh phí này trên thực tế rất hạn hẹp nên đã có những khó khăn nhất định. - Nội dung các văn bản còn bất cập, các khái niệm về hàng giả đƣa ra chƣa có sự phân biệt rõ ràng giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định : “ Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng” thì khái niệm hàng giả bao gồm cả hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ (điểm g khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ). Trên thực tế, quy trình kiểm tra, xử lý đôí với hàng giả công dụng, chất lƣợng (nội dung) và hàng xâm phạm quyền sở hữu (hình thức) lại khác nhau. Ví dụ: đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đƣợc xếp vào nhóm hành vi xâm phạm quyền sở hữu 13
  16. công nghiệp thì phải tuân theo quy trình kiểm tra, xử lý đƣợc quy định tại chƣơng 3 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ: “ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữa trí tuệ và quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ” theo đó chủ thể quyền phải gửi “ đơn yêu cầu xử lý” khi cho rằng hàng hóa của mình đã bị đối tƣợng giả mạo nhãn hiệu kèm theo là các tài liệu chứng minh quyền sở hữu, chứng minh vi phạm và trong khi các hành vi vi phạm về hàng giả khác đƣợc quy định tại khoản 8 Điều 3 ( ngoại trừ điểm g khoản 8 Điều 3) đƣợc xử lý theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm đƣợc quy định tại điểm g khoản 8 Điều 3 ( Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ) lại áp dụng Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 28/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, nhƣ vậy là cùng nhóm hành vi vi phạm về hàng giả đƣợc quy định trong cùng một văn bản (Nghị định 185/2013/NĐ-CP) lại đƣợc áp dụng để xử lý tại hai văn bản khác nhau dẫn đến sự rắc rối cho việc áp dụng văn bản xử lý. Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “ Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đƣợc phép của chủ sở hữu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”, việc quy định “khó phân biệt” ở đây rất mơ hồ, không rõ ràng, thế nào là khó phân biệt ?, đối với ngƣời này là khó phân biệt, đối với ngƣời khác chƣa hẳn là khó phân biệt nên rất dễ dẫn đến tranh chấp kéo dài mà ngay cả tòa án cũng khó giải quyết. Cũng tại Điều này có cụm từ quy định “mà không đƣợc phép của chủ sở hữu” cũng là một quy định rất khó cho các cơ quan chức năng khi thực thi nhiệm vụ vì không rõ số hàng hóa đang nghi ngờ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu có đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu hay không?, điều này còn phải căn cứ vào tính chủ động của chủ sở hữu trong việc thể hiện thái độ của mình bằng việc gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị xử lý hay không xử lý đối với vi phạm. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, các cơ quan chức năng phải chờ yêu cầu của chủ sở hữu về việc kiểm tra, xử lý đối tƣợng vi phạm khi “ không đƣợc cho phép”. - Chế tài xử phạt đối với hàng giả về hình thức xâm phạm quyền còn quá thấp. Theo đó, mức xử phạt tối đa chỉ ở mức 250.000.000 đồng trong trƣờng hợp hàng hoá vi phạm trên 500.000.000 đồng. Mức phạt này không tƣơng xứng với hành vi vi phạm, do đó khiến cho tác dụng của mức phạt này không thực sự giúp cho việc bảo hộ nhãn hiệu một cách hiệu quả trên thực tế. Đồng thời trong trƣờng hợp không xác định đƣợc giá trị của hàng hoá, dịch vụ vi phạm, thì mức phạt tiền chỉ có thể dao động từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Ngoài biện pháp xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền nêu trên, biện pháp xử phạt bổ sung mà các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là đình chỉ hoạt động kinh doanh 14
  17. hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 01 - 03 tháng. Mức phạt cá nhân bằng 1/2 pháp nhân dẫn đến việc pháp nhân sẽ ngay lập tức đƣa ra một cá nhân nhận lỗi để giảm mức phạt… - Việc hình sự hóa các xâm phạm về sở hữu trí tuệ, cụ thể ở đây là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn gặp không ít khó khăn dù hiện nay Bộ luật hình sự hiện hành đã có quy định về tội phạm và hình phạt đối với các hành vi xâm phạm tới các quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại ( khoản a Điều 170 và Điều 171). - Các cơ quan đƣợc giao trách nhiệm thực thi pháp luật về hàng giả vừa thiếu nhân lực vừa không đồng đều về trình độ và ít đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn, áp dụng văn bản pháp luật không đồng nhất dẫn đến hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả chƣa cao; hơn nữa việc phổ biến kiến thức để nhận biết hàng thật hàng giả lại phụ thuộc vào các chủ thể quyền ( nhãn hiệu hàng hóa) vì đây là bí mật kinh doanh mà chỉ có hãng mới có những dấu hiệu riêng để phân biệt, không dễ gì thông tin ra bên ngoài vì nếu lộ thông tin thì vấn đề trở thành “ lợi bất cập hại”, các đối tƣợng sẽ khai thác các điểm này để sản xuất hàng giả giống nhƣ hàng thật. - Hành vi vi phạm về hàng giả đƣợc quy định tản mát ở nhiều văn bản khác nhau, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý dẫn đến việc cùng một hành vi vi phạm thì mỗi nơi, mỗi ngành áp dụng một văn bản khác nhau, thiếu tính thống nhất. Hơn nữa có một thực tế là các văn bản ( thông thƣờng là các Nghị định) có những vấn đề không quy định cụ thể mà phải chờ có thông tƣ hƣớng dẫn, trong khi đó thông tƣ lại ban hành chậm, không kịp thời nên mặc dù Nghị định đã đƣợc ban hành, có hiệu lực nhƣng vẫn phải chờ thông tƣ hƣớng dẫn mới có thể thực hiện đƣợc. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn Thực tế thị trƣờng có thể thấy nguyên nhân của tình trạng hàng giả vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Thứ nhất là, hệ thống văn bản pháp luật không đồng bộ, mặc dù văn bản điều chỉnh trong lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhiều nhƣng các quy định tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau thiếu tính thống nhất, khái niệm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu không tách bạch, quy định thiếu rõ ràng. - Thứ hai là, lợi nhuận từ việc sản xuất, buôn bán hàng giả rất cao cho nên các cơ sở sản xuất, thƣơng nhân buôn bán hàng giả bất chấp việc bị xử lý vi phạm hoặc chấp nhận bị xử phạt để rồi tiếp tục vi phạm miễn là vẫn thu đƣợc lợi nhuận cao; điều này xuất phát từ chế tài đối với một số hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả còn chƣa nghiêm khắc, chƣa tƣơng xứng với hành vi vi phạm; công tác đảm bảo thực hiện xử phạt vi phạm còn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, còn nhiều trƣờng hợp ngƣời vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt nhƣng việc cƣỡng chế ít đƣợc áp dụng nên dẫn đến tình trạng “ nhờn pháp luật”. 15
  18. - Thứ ba là, sự phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm chƣa rõ ràng; mặc dù quy định cho rất nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với vi phạm về hàng giả nhƣng nhƣng không quy định rõ phạm vi, lĩnh vực nên khi vi phạm xẩy ra có tính chất nghiêm trọng, tràn lan, kéo dài không kiểm soát đƣợc thì lại không quy đƣợc trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào nên đã có nhiều trƣờng hợp đổ lỗi cho nhau. Chƣa có quy chế phối kết hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm với nhau trong việc xử lý hàng giả nên không thể có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, vẫn còn tình trạng “việc ai nấy làm”, làm việc theo kiểu “tùy nghi ứng biến”, không phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho các bên trong công tác phối kết hợp. - Thứ tư là, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện không thƣờng xuyên, lúc cao trào, khi trầm lắng nên pháp luật chƣa thực sự đi vào cuộc sống; công tác tuyên truyền vẫn còn nặng về hình thức chung chung khó hiểu, phƣơng pháp tuyên truyền không cụ thể, chƣa làm cho ngƣời tiêu dùng thấy đƣợc tác hại to lớn của hàng giả đối với bản thân ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ sự phát triển kinh tế chung của đất nƣớc. - Thứ năm là, hàng giả vẫn còn “đất” để phát triển do còn có sự “tiếp tay” của ngƣời tiêu dùng, bên cạnh những ngƣời tiêu dùng do không biết nên đã mua nhầm phải hàng giả thì vẫn có không ít ngƣời tiêu dùng biết mình đang buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng nhƣng vẫn chấp nhận tiêu dùng hàng giả bởi loại hàng hóa này có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật trong khi ngƣời dân ta còn nghèo và vẫn mang nặng tâm lý “ sính ngoại” muốn dùng hàng thƣơng hiệu nổi tiếng mà hàng giả lại đáp ứng tất cả các nhu cầu đó nhƣ: giá rẻ, mẫu mã đẹp, thƣơng hiệu nổi tiếng. - Thứ sáu là, sự phối kết hợp giữa chủ thể quyền sở hữu với các cơ quan chức năng còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên; mặc dù phát hiện trên thị trƣờng xuất hiện hàng giả của mình nhƣng khi hàng hóa bán chạy thì mặc nhiên coi đó là việc không quan trọng đến khi hàng hóa ế ẩm, mất thị trƣờng vì hàng giả mới đề nghị xử lý và một số doanh nghiệp còn e ngại, sợ thông tin về hàng hóa của mình bị làm giả sẽ ảnh hƣởng đến uy tín của hàng thật hơn nữa doanh nghiệp cũng không muốn tiết lộ bí mật về cách thức phân biệt hàng giả sẽ bị lợi dụng để làm hàng giả. - Thứ bảy là, Việt Nam là nƣớc láng giềng của Trung Quốc (đƣợc gọi là công xƣởng sản xuất hàng giả của thế giới), có chung đƣờng biên giới dài và hiểm trở do vậy việc kiểm soát hàng giả qua các đƣờng mòn, lối mở trên các tuyến biên giới là rất khó khăn, hàng giả vẫn hàng ngày thẩm lậu vào thị trƣờng nội địa, khi hàng giả vào thị trƣờng nội địa thì phát tán rất nhanh nên gây khó khăn cho các cơ quan chức năng. 16
  19. Tiểu kết Chƣơng 2 Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội là địa bàn rất phát triển các hoạt động buôn bán hàng hóa và dịch vụ, vào bậc nhất của Hà Nội. Những năm qua, ngành Quản lý thị trƣờng đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán vẫn diễn biến theo chiều hƣớng phức tạp, tinh vi. Điều này đặt ra cho các cơ quan chức năng cần có những giải pháp thích hợp để kiểm soát tình trạng buôn bán hàng giả. 17
  20. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM -THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.1. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về hàng giả phải gắn liền với việc hoàn thiện quy định và thủ tục xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc ban hành năm 2012 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh thống nhất về công tác Xử lý vi phạm hành chính ở nƣớc ta. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là các cơ quan có thẩm quyền cần ban bành những văn bản lập quy về xử lý vi phạm hành chính về hàng giả một cách khoa học, đồng bộ, sát hợp với thực tiễn, để nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý nganh chóng, chính xác, nghiêm minh vi phạm, đảm bảo trật tự sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong xã hội. 3.1.2. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về hàng giả cần bắt đầu từ khâu chủ động ứng phó với diễn biến thị trƣờng, phát hiện sớm và xử phạt nghiêm minh, kịp thời các vi phạm Để tiếp tục kiểm soát tốt tình hình thị trƣờng, từng bƣớc đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389/TP yêu cầu tiếp tục công tác điều tra cơ bản, nắm bắt thị trƣờng, phối hợp tốt với các lực lƣợng chức năng ở trung ƣơng và các tỉnh biên giới phía Bắc; tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật kinh doanh thƣơng mại cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và ngƣời tiêu dùng để nâng cao nhận thức và tuân thủ đúng quy định của pháp luật... 3.1.3. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về hàng giả phải gắn với việc nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức và ý thức pháp luật về chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của ngƣời dân Để việc xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả đảm bảo nguyên tắc pháp chế và mục đích giáo dục với ngƣời dân, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ ngƣời tiêu dùng nói riêng cần đƣợc quan tâm. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức là công tác sâu bền và mang tính tổng thể để phòng và chống những vi phạm pháp luật về hàng giả. 3.1.4. Phát huy sự tham gia của xã hội vào phát hiện, tố giác vi phạm về buôn bán hàng giả Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chất lƣợng hoạt động của công tác này ảnh hƣởng lớn đến tình trạng thực hiện pháp luật. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2