TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ<br />
**********<br />
<br />
NGUYỄN DUY QUỲNH<br />
<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN TRONG<br />
ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN<br />
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
Chuyên ngành: Chính trị học<br />
Mã số: 60.31.20<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Vĩnh<br />
<br />
Hà Nội – 2009<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ...................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN<br />
DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP<br />
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............. 10<br />
1.1. Quan niệm chung về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa………………. .. 10<br />
<br />
2.1. Quan niệm chung về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân………………….Error! Bo<br />
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ MỐI QUAN<br />
<br />
HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookm<br />
2.1. Những điểm mạnh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ở Việt Nam<br />
<br />
hiện nay …………………………………………………………………………..Error! Boo<br />
2.2. Những hạn chế về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ở Việt Nam hiện<br />
<br />
nay ……………………………………………………………………………….Error! Bo<br />
2.3. Những vấn đề đặt ra về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ở Việt Nam<br />
<br />
hiện nay …………………………………………………………………………..Error! Boo<br />
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG<br />
CƢỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN<br />
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN<br />
<br />
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not define<br />
3.1. Phương hướng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong điều<br />
<br />
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay…….Error! Bo<br />
3.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân<br />
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam<br />
<br />
hiện nay …………………………………………………………………………..Error! Boo<br />
KẾT LUẬN .................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 12<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Gần 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân<br />
dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước,<br />
xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ<br />
Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), tiến hành công<br />
cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo còn đường xã hội chủ nghĩa.<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phấn đấu hy sinh<br />
vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, ngoài ra không có lợi ích nào khác. Mối<br />
quan hệ giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ đặc biệt, không thể tách rời.<br />
Đây là một trong những quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam.<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề phải xây dựng một Đảng sao cho<br />
gắn bó máu thịt với nhân dân. Nếu khi nào đảng viên cộng sản, nhất là những<br />
người giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng và chính quyền xa rời quần chúng,<br />
không sống với cuộc sống của nhân dân thì khi ấy Đảng sẽ đứng trước một nguy<br />
cơ là mất ngay những điều kiện sống của chính bản thân mình. Điều ấy đã được<br />
minh chứng qua sự tan rã của các Đảng Cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu kéo<br />
theo sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Bởi thế, muốn gắn bó máu thịt với<br />
nhân dân, đòi hỏi Đảng phải thường xuyên nỗ lực, tự đổi mới và chỉnh đốn, tự<br />
phê bình và phê bình, nghĩa là bản thân Đảng phải có đủ lương tri và trí tuệ<br />
những điều kiện để nhân dân tin yêu và kính trọng. Theo Hồ Chí Minh, mối<br />
quan hệ giữa Đảng với nhân dân được hình thành và phát triển cùng với quá<br />
trình cách mạng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, Đảng chỉ là<br />
người hướng dẫn, tổ chức và lãnh đạo mọi hoạt động của phong trào cách mạng.<br />
Người còn nhắc nhở chúng ta phải hiểu sâu sắc ý nghĩa, vai trò của nhân dân<br />
trong mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.<br />
2<br />
<br />
Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc, do nhu cầu phải lãnh đạo<br />
kịp thời cho kháng chiến, các chủ trương chính sách của Đảng được nhân dân<br />
thực hiện trực tiếp. Sau khi hòa bình lập lại trên cả nước, những chủ trương của<br />
Đảng về cơ bản đã dần được thể chế hóa thành pháp luật, người dân thực hiện<br />
các chủ trương của Đảng thông qua các chính sách pháp luật của Nhà nước. Đến<br />
thời kỳ chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới, việc thể chế hóa chủ trương của<br />
Đảng bằng pháp luật được thể hiện ngày càng đậm nét hơn, đặc biệt kể từ đầu<br />
những năm 90 của thế kỷ XX khi Đảng ta chủ trương xây dựng nhà nước pháp<br />
quyền xã hội chủ nghĩa thì vai trò của pháp luật ngày càng được coi trọng.<br />
Trong hơn 23 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Ðảng, toàn dân,<br />
công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.<br />
Ðến nay, mặc dù còn không ít khó khăn, hạn chế, đất nước ta đã có sự thay đổi<br />
cơ bản và toàn diện. Kinh tế có sự tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa đang được đẩy mạnh. Ðời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được<br />
cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng<br />
cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ<br />
vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Một trong<br />
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những thành quả to lớn đó là Đảng tin<br />
dân, dân tin Đảng. Nhiều cán bộ, đảng viên, nhiều tổ chức đảng đã phát huy và<br />
thực hiện tốt đường lối quần chúng của Đảng nên ở những nơi đó mối quan hệ<br />
giữa Đảng với nhân dân ngày càng gắn bó chặt chẽ.<br />
Trong những năm qua, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ<br />
nghĩa ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Luật pháp đang dần<br />
dần giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhân dân thực hiện chủ trương<br />
của Đảng thông qua việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà nước<br />
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay vẫn đang bộc lộ những khó<br />
khăn nhất định. Tình trạng mất dân chủ còn tồn tại, việc thực thi luật pháp ở nơi<br />
này, nơi khác vẫn chưa nghiêm. Một số cán bộ đã lợi dụng chức quyền, nhân<br />
3<br />
<br />
danh Đảng, luật pháp để làm điều sai trái đã gây bất bình trong nhân dân. Kỷ<br />
cương phép nước đôi lúc bị coi nhẹ. Chức năng của Đảng và Nhà nước đôi lúc<br />
chưa được xác định rõ, nhiệm vụ còn chồng chéo. Tình trạng dân khiếu kiện<br />
“biểu tình”, chống lại chính quyền, cán bộ, đảng viên ở một số nơi trong thời<br />
gian qua là tiếng chuông cảnh tỉnh về nguy cơ Đảng và chính quyền nơi đó đã<br />
mất chỗ dựa ở dân, cũng như dân ở nơi đó không còn tin vào những con người<br />
nhân danh đại diện cho Đảng. Thực tế đó nếu không được khắc phục kịp thời thì<br />
hậu quả khôn lường. Bởi vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo rằng,<br />
một Đảng, một dân tộc và mỗi cá nhân ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn<br />
lớn, nhưng không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến<br />
và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.<br />
Thực trạng đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tiếp tục tăng cường và củng cố<br />
mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.<br />
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng nhanh<br />
chóng và sâu rộng thì mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân càng được coi trọng,<br />
càng cần phải được củng cố và tăng cường hơn bao giờ hết. Đảng phải ra sức<br />
chăm lo đến lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động,<br />
sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới, với tình<br />
hình thế giới đang diễn ra phức tạp trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.<br />
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Những ý<br />
kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc<br />
hình thành đường lối đổi mới của Ðảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực<br />
tiễn phong phú của nhân dân, thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố<br />
mới, từng bước tìm ra quy luật các mặt của cuộc sống để đi lên.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, góp phần<br />
tìm ra những giải pháp để tăng cường mối quan hệ, gắn bó mật thiết giữa Đảng<br />
với nhân dân trong điều kiện nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước<br />
pháp quyền có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, vừa cấp thiết trước mắt,<br />
vừa cơ bản lâu dài. Với tất cả những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Mối quan<br />
4<br />
<br />