intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex

Chia sẻ: Vũ Văn Hải | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý luận về tạo động lực cho cán bộ giảng dạy, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, từ đó tìm ra các hạn chế, đề xuất giải pháp cho công tác quản lý nâng cao chất lượng cũng như duy trì đội ngũ giảng viên đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của Trường giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Đề tài:<br /> <br /> Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng dạy tại<br /> Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh<br /> Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Hằng Nga<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Trọng Phúc<br /> <br /> Khóa: 2011 - 2013<br /> <br /> Nội dung tóm tắt<br /> 1. Lý do chọn đề tài:<br /> Trong giai đoạn hiện nay, phát triển lao động lành nghề là một vấn đề quan trọng. Để<br /> đào tạo được lực lượng lao động động đáp ứng được nhu cầu tại các doanh nghiêp, các<br /> trường nghề cần có được đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ, có sự gắn bó và cống<br /> hiến lâu dài với sự nghiệp đào tạo nghề. Tuy nhiên việc tạo động lực cho giảng viên tại các<br /> trường Nghề hiện nay còn chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó.<br /> Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex là trường đào tạo Nghề đã có bề<br /> dày phát triển hơn 40 năm. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tạo động lực cho đội ngũ<br /> cán bộ giảng dạy tại Trường. Từ kết quả hoạt động một số năm gần đây và nhiệm vụ trong<br /> thời gian tới, đòi hỏi tìm kiếm các giải pháp nhằm duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên<br /> có trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm và tâm huyết với nghề. Đó là lý do tác giả chọn<br /> đề tài “Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng dạy tại Trường Cao đẳng<br /> Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:<br /> a. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động,<br /> phân tích và đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho<br /> cán bộ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, từ đó tìm ra các<br /> hạn chế, đề xuất giải pháp cho công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên đóng<br /> góp hiệu quả cho sự phát triển của Trường giai đoạn tới với mục đích:<br /> - Hệ thống hóa lý luận về tạo động lực cho người lao động.<br /> - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ gảng dạy tại<br /> Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.<br /> - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng dạy Trường<br /> Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.<br /> b. Đối tượng nghiên cứu: Công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng dạy tại<br /> Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.<br /> c. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế nên<br /> luận văn chỉ nghiên cứu sâu thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ giảng dạy tại Trường<br /> Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex từ đó đưa ra các đánh giá về công tác này và đề<br /> xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực cho cán bộ giảng dạy tại Trường.<br /> 3. Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br /> a. Nội dung chính của luận văn:<br /> - Luận giải cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động (trong đó bao<br /> gồm: khái niệm, nội dung, các học thuyết về tạo động lực làm việc cho người lao động,<br /> <br /> các phương hướng tạo động lực cho người lao động)<br /> - Vận dụng cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm<br /> việc cho cán bộ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, từ đó<br /> thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác này tại Trường.<br /> - Từ kết quả phân tích và đánh giá trên luận văn đưa ra 05 giải pháp nhằm tạo động lực làm<br /> việc cho cán bộ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex bao gồm:<br /> + Xây dựng hệ thống chuẩn mực để đánh giá giảng viên.<br /> + Đánh giá tình hình thực hiện công việc của giảng viên.<br /> + Bố trí sắp xếp giảng viên đúng người đúng việc.<br /> + Tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại và phát triển nhân sự.<br /> + Điều tiết chế độ đãi ngộ, chi trả lương, thưởng, thu nhập tăng thêm.<br /> b. Những đóng góp mới của tác giả:<br /> - Phân tích và đánh giá được thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ giảng dạy<br /> tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex<br /> - Đưa ra được các giải pháp khả thi, phù hợp với tình hình thực tế tại Trường nhằm<br /> tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại<br /> Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu.<br /> - Phương pháp phân tích, tổng hợp và chứng thực.<br /> - Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu thống kê, báo cáo của Trường và kết<br /> quả điều tra khảo sát thực tế thông qua phiếu câu hỏi.<br /> - Đối tượng điều tra là cán bộ giảng dạy hiện đang công tác tại Trường.<br /> 5. Kết luận<br /> Tạo động lực làm việc là nhân tố vô cùng quan trọng trong công tác quản lý hiệu quả<br /> làm việc. Đối với Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex công tác tạo động<br /> lực thúc đẩy làm việc cho giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự tồn tại<br /> và phát triển của Trường.<br /> Qua việc phân tích thực tiễn về công tác tạo động lực cho cán bộ giảng dạy tại<br /> Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex trong thời gian qua, tác giả thấy rằng<br /> công tác này cần những giải pháp cụ thể, mang tính đồng bộ. Trên cơ sở phân tích các mặt<br /> hạn chế còn tồn tại và các nguyên nhân, đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tạo<br /> động lực cho cán bộ giảng viên, nâng cao hiệu quả công tác. Các giải pháp này có tính khả<br /> thi, phù hợp với điều kiện của Trường và đảm bảo thực hiện các mục tiêu ngắn hạn cũng<br /> như lâu dài của sự nghiệp phát triển nhà trường.<br /> Hà Nội, ngày tháng<br /> năm 2013<br /> Người hướng dẫn<br /> Học viên<br /> <br /> PGS.TS. Trần Trọng Phúc<br /> <br /> Nguyễn Thị Hằng Nga<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2