intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính ngành giao thông

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Lý luận chung. Chương 2: Phân tích đặc điểm cấu trúc của diễn ngôn CVHC ngành giao thông. Chương 3: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong diễn ngôn CVHC ngành giao thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính ngành giao thông

§¹i häc quèc gia hµ néi<br /> Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n<br /> Khoa ng«n ng÷ häc<br /> <br /> -----  ----NguyÔn thÞ hiÒn<br /> <br /> §Æc ®iÓm ng«n ng÷ v¨n b¶n hµnh chÝnh<br /> sö dông trong ngµnh giao th«ng<br /> (theo quan ®iÓm ph©n tÝch diÔn ng«n)<br /> LuËn v¨n th¹c sÜ ng«n ng÷ häc<br /> M· sè: 60 22 01<br /> <br /> Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:<br /> pgs.TS. NguyÔn H÷u §¹t<br /> <br /> Hµ Néi, 2009<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Phân tích diễn ngôn hiện là một lĩnh vực đang được các nhà ngôn ngữ học<br /> trên thế giới quan tâm. Nhiều người coi đây là ngữ pháp văn bản giai đoạn 2 để<br /> phân biệt với ngữ pháp văn bản giai đoạn 1 của những năm đầu thập niên 70. Sự<br /> khác biệt của hai giai đoạn này là ở chỗ: trong khi ngữ pháp văn bản giai đoạn 1<br /> tập trung vào khái niệm liên kết về hình thức (cohesion), thì ngữ pháp văn bản<br /> giai đoạn 2 lại tập trung vào khái niệm liên kết về nội dung, tức mạch lạc<br /> (coherence) của diễn ngôn. Với những công trình mẫu mực của Leech (1974),<br /> Widdowson (1975), Brown và Yule (1983)…lý luận về phân tích diễn ngôn đã<br /> trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn của ngôn ngữ học ứng dụng.<br /> Ở Việt Nam, so với các lĩnh vực khác của ngôn ngữ học như: ngữ âm, từ<br /> vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa thì cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu<br /> về diễn ngôn còn chưa nhiều. Tuy vậy, trong những năm gần đây, lĩnh vực này<br /> đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đã thu được<br /> những kết quả ban đầu rất quan trọng. Có thể nói đây chính là hướng đi mới của<br /> ngôn ngữ học.<br /> Trong những nghiên cứu về diễn ngôn, đã có một vài công trình nghiên cứu<br /> quan tâm đến diễn ngôn văn bản hành chính bởi tính cần thiết của loại hình văn<br /> bản này trong hoạt động xã hội. Văn bản nói chung và văn bản hành chính nói<br /> riêng có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ giữa các cá<br /> nhân, các đơn vị với nhau. Có thể thấy một điều rằng, xã hội ngày càng phát triển<br /> thì vai trò của các văn bản hành chính ngày càng lớn. Các giao dịch giữa các cơ<br /> quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân đều lấy văn bản<br /> hành chính làm sợi dây liên lạc. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ<br /> chức xã hội từ lĩnh vực kinh tế đến lĩnh vực chính trị đều được điều hành thông<br /> qua các loại văn bản này. Do đó, soạn thảo và xử lý văn bản có vai trò rất quan<br /> trọng trong cuộc sống nói chung và trong mỗi ngành nghề nói riêng. Hiện nay, vai<br /> trò đó ngày càng được nâng cao hơn do nhu cầu phát triển của công tác quản lý xã<br /> <br /> hội. Điều đó càng cho thấy rằng việc rèn luyện kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản<br /> đối với người Việt nói chung đòi hỏi cần được quan tâm.<br /> Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ tập trung văn những văn bản hành<br /> chính pháp quy còn việc nghiên cứu công văn hành chính (CVHC) - một loại<br /> hình văn bản hành chính thuộc loại văn bản hành chính phi pháp quy - với tư<br /> cách là đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn vẫn chưa được quan tâm.<br /> Là một loại hình văn bản, ngôn ngữ trong CVHC có những đặc điểm của ngôn<br /> ngữ văn bản nói chung. Nhưng nó cũng có những đặc điểm khác biệt. Và việc<br /> nghiên cứu các CVHC dưới góc độ phân tích diễn ngôn còn chưa có vị trí thích<br /> đáng.<br /> Khi chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính ngành<br /> giao thông (theo quan điểm phân tích diễn ngôn) với đối tượng nghiên cứu chính<br /> là các CVHC ngành giao thông, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ lý<br /> thuyết về phân tích diễn ngôn đồng thời góp phần làm phong phú thêm phần thực<br /> hành cho công tác soạn thảo văn bản hành chính.<br /> 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Luận văn hướng vào việc khảo sát đặc trưng ngôn ngữ của các CVHC sử<br /> dụng trong ngành giao thông. Điều cần nhấn mạnh ở đây là luận văn không đi sâu<br /> vào phân tích các CVHC theo lĩnh vực quản lý hành chính mà phân tích theo địa<br /> hạt ngôn ngữ học. Nói cách khác, luận văn đặt các CVHC trên bình diện các diễn<br /> ngôn và phân tích chúng. Theo Brown & Yule (1983), thực chất của việc phân tích<br /> diễn ngôn là bao gồm việc phân tích ngữ pháp và phân tích ngữ nghĩa. Đồng thời,<br /> khi đặt quá trình phân tích đó trên cơ sở ngữ dụng, chúng tôi chú ý đến hiệu lực<br /> ngôn ngữ trong giao tiếp, gắn với vấn đề dụng học. Nói cách khác, nó liên quan<br /> đến người ban hành diễn ngôn, người tiếp nhận diễn ngôn, mục đích của diễn ngôn<br /> và những nhân tố tình huống khác. Như vậy, người tiến hành phân tích diễn ngôn<br /> phải xử lý tư liệu của mình vừa như là công cụ, vừa như là sản phẩm của một quá<br /> trình mà trong đó ngôn ngữ được sử dụng như một công cụ giao tiếp mang tính<br /> tình huống để thể hiện nghĩa và đạt được đích giao tiếp.<br /> 2.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> Tư liệu mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong luận văn này là 300<br /> công văn hành chính của các cơ quan khác nhau: Công ty cổ phần Tư vấn xây<br /> dựng giao thông 8, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án Thăng<br /> Long, Công ty cổ phần Thuỷ điện Zahưng, Sở Giao thông vận tải Điện Biên...<br /> 3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi đặt cho luận văn những nhiệm vụ<br /> sau đây:<br /> - Nghiên cứu khung lý thuyết phân tích diễn ngôn phù hợp với đối tượng<br /> nghiên cứu là các CVHC sử dụng trong ngành giao thông.<br /> - Xác định đặc điểm của CVHC trong tương quan với các thể loại văn bản<br /> hành chính pháp quy khác.<br /> - Tập trung miêu tả các phương tiện từ vựng, cú pháp được sử dụng trong<br /> các CVHC nhằm phục vụ cho mạch lạc trong diễn ngôn.<br /> - Miêu tả cấu trúc hình thức của các CVHC với tư cách là diễn ngôn hành<br /> chính phi pháp quy.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Các phương pháp nghiên<br /> cứu ngôn ngữ”, ngôn ngữ học có hai phương pháp nghiên cứu chính là phương<br /> pháp miêu tả và phương pháp so sánh. Trong luận văn này, phương pháp nghiên<br /> cứu chính mà chúng tôi đã sử dụng là phương pháp miêu tả. Cụ thể chúng tôi đã sử<br /> dụng những thủ pháp chính sau:<br /> - Thủ pháp thống kê toán học: chúng tôi đã tiến hành thống kê các<br /> CVHC nhằm phân loại chúng, thống kê các loại hành vi ngôn ngữ được sử<br /> dụng trong các CVHC mà chúng tôi thu thập được trong ngành giao thông<br /> dựa trên những tiêu chí nhận diện mà chúng tôi đã đưa ra trong phần lý luận<br /> chung<br /> <br /> - Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: dựa trên những tư liệu thống kê, chúng tôi<br /> tiến hành phân tích các CVHC đó dựa trên ngôn cảnh (một loại môi trường phi<br /> ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ được sử dụng).<br /> - Thủ pháp miêu tả chuẩn phong cách – một trong những thủ pháp xã hội<br /> học: dựa trên những tư liệu mà chúng tôi đã phân loại được, chúng tôi tiến hành<br /> miêu tả cụ thể những tư liệu đó xem chúng đã đúng với phong cách hành chính –<br /> công vụ chưa.<br /> 5. Dự kiến đóng góp<br /> Về mặt lý luận, kết quả của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề<br /> về lý luận phân tích diễn ngôn. Đó là nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ ở bình diện<br /> cấu trúc thuần tuý mà là trên bình diện giao tiếp. Hay nói cách khác, việc nghiên<br /> cứu ngôn ngữ gắn liền với việc nghiên cứu giao tiếp. Ngôn ngữ ở đây được sử<br /> dụng trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp hành chính nói riêng. Nếu như<br /> trước đây, nhiều nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu các văn bản hành chính dưới góc<br /> độ cấu trúc thì hiện nay một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu đi vào nghiên cứu các<br /> văn bản hành chính dưới góc độ giao tiếp. Và để góp phần vào kết quả nghiên cứu<br /> về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số loại CVHC được sử dụng<br /> trong một ngành cụ thể - ngành giao thông - để góp phần làm sáng rõ một số vấn<br /> đề về phân tích diễn ngôn nói chung và lý thuyết giao tiếp nói riêng.<br /> Về phương diện thực tiễn, bên cạnh việc góp phần làm sáng tỏ lý thuyết<br /> phân tích diễn ngôn, kết quả của luận văn còn làm phong phú thêm phần thực hành<br /> cho công tác soạn thảo văn bản hành chính. Thông qua việc tìm hiểu các cấu trúc<br /> điển hình và các phương tiện chức năng biểu nghĩa của các CVHC, luận văn sẽ góp<br /> phần làm sáng tỏ đặc điểm của thể loại ngôn bản này. Từ đó, có tác dụng hướng<br /> dẫn công tác soạn thảo và xử lý chúng trong hoạt động hành chính của ngành giao<br /> thông nói riêng và trong hoạt động hành chính của xã hội nói chung. Nói cách<br /> khác, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào hai phương diện: soạn thảo<br /> văn bản một cách chuẩn mực và xử lý văn bản một cách có hiệu quả.<br /> 6. Bố cục của luận văn: Luận văn có 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và<br /> phần kết luận.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2