BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
VÕ THỊ NI NA<br />
<br />
HỆ ĐỘNG LỰC HỌC DẠNG<br />
PHƯƠNG TRÌNH SAI PHÂN BẬC NHẤT<br />
<br />
Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP<br />
Mã số: 60. 46. 01.13<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
ĐÀ NẴNG - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hải Trung<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Lê Hoàng Trí<br />
<br />
Phản biện 2: GS.TS. Lê Văn Thuyết<br />
<br />
Luận văn đã bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ Phương pháp toán sơ cấp họp tại Đại học Đà<br />
Nẵng vào ngày 13 tháng 08 năm 2016.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.<br />
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong thời gian gần đây, lý thuyết điều khiển toán học là một<br />
trong những lĩnh vực toán học ứng dụng được nhiều nhà nghiên cứu<br />
rất quan tâm. Công cụ chính của lý thuyết điều khiển toán học là<br />
dùng những mô hình và các phương pháp toán học ứng dụng để giải<br />
quyết những vấn đề định tính của các hệ thống điều khiển. Rất nhiều<br />
bài toán thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế…<br />
được mô tả bởi các phương trình toán học điều khiển thuần túy và<br />
cần đến những công cụ toán học tinh vi, hiện đại để tìm lời giải.<br />
Trong thực tiễn, nhiều bài toán đề cập tới vấn đề kĩ thuật,<br />
điều khiển thường liên quan đến hệ động lực học được mô tả bởi các<br />
phương trình sai phân với thời gian liên tục hoặc rời rạc. Nội dung<br />
của nó là đưa các bài toán cần xét về việc giải phương trình sai phân<br />
hoặc hệ phương trình sai phân. Trong lý thuyết điều khiển cũng như<br />
trong nhiều vấn đề của các ngành khoa học khác, việc giải quyết các<br />
phương trình sai phân có ý nghĩa rất lớn vì các mô hình động lực sẽ<br />
dẫn đến phương trình sai phân của một hay nhiều hàm số. Thông<br />
thường nếu gọi các biến độc lập là n và các hàm số là y1 , y 2 ,..., y k<br />
thì thông qua việc giải các phương trình sai phân thu được ta sẽ tìm<br />
ra các quan hệ y1 (n), y2 (n),..., yk (n) từ đó tìm ra các tính chất của hệ<br />
động lực được khảo sát.<br />
<br />
2<br />
Vì vậy, để tìm hiểu ứng dụng của toán học, cụ thể là ứng<br />
dụng của phương trình sai phân trong việc mô tả, biểu diễn và nghiên<br />
cứu hệ động lực học và được sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn nên<br />
tôi chọn đề tài « Hệ động lực học dạng phương trình sai phân bậc<br />
nhất » làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Mục tiêu của đề tài là dựa vào phương trình sai phân bậc nhất<br />
phân tích một cách toàn diện và đầy đủ về sự ổn định của các hệ<br />
động lực học phổ biến như: logistic, lều,... Ngoài ra, các nguyên lý cơ<br />
bản của sự phân nhánh và lý thuyết ổn định cũng được đề cập và<br />
nghiên cứu trong đề tài.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu các mô hình động lực học dạng phương trình sai<br />
phân bậc nhất.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu về các mô hình động lực học được mô tả bởi<br />
phương trình sai phân bậc nhất một biến, giải số phương trình sai<br />
phân, tiêu chuẩn tiệm cận, phương trình logistic và phân nhánh…<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong luận văn, các phương pháp sử dụng nằm trong các lĩnh<br />
vực sau đây: Toán học giải tích, Giải tích hàm, Lý thuyết phương<br />
trình vi phân, Lý thuyết sai phân…<br />
5. Đóng góp của đề tài<br />
Đề tài có ý nghĩa về mặt lý thuyết, có thể sử dụng như là tài<br />
<br />
3<br />
liệu tham khảo dành cho học sinh, sinh viên và giáo viên giảng dạy<br />
quan tâm đến động lực học và phương trình sai phân bậc nhất…<br />
6. Cấu trúc của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm<br />
hai chương.<br />
Mở đầu<br />
Giới thiệu cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài, mục<br />
đích của đề tài, nội dung và một số vấn đề khác theo quy định.<br />
Chương 1. Sơ lược về phương trình sai phân<br />
Chương 1 trình bày các khái niệm cơ bản về phương trình sai<br />
phân, sai phân hữu hạn của hàm số một biến thực, phương trình sai<br />
phân bậc nhất.<br />
Chương 2. Hệ động lực học dạng phương trình sai phân bậc<br />
nhất<br />
Trong chương 2, luận văn giới thiệu về điểm cân bằng trong<br />
hệ động lực học, sơ đồ bước cầu thang, sơ đồ mạng nhện cũng như<br />
nghiệm số của phương trình sai phân. Ngoài ra, tiêu chuẩn tiệm cận<br />
gần đúng của điểm cân bằng, các định nghĩa về điểm định kì và chu<br />
trình, lưu vực hấp dẫn và sự ổn định toàn cục cũng được khái quát<br />
trong chương 2.<br />
Kết luận<br />
Nêu tóm tắt những kết quả mà luận văn đạt được.<br />
<br />