intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

92
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở khoa học về TTHC, cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp, phân tích, đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết<br /> phải tiến hành CCHC, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục<br /> tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta đã tiến hành CCHC từng bước thận trọng và<br /> đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. CCHC ở Việt Nam được triển khai trên<br /> nhiều nội dung: Cải cách thể chế HCNN, cải cách thủ tục HCNN, cải cách tổ chức bộ<br /> máy HCNN, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, cải cách tài chính công<br /> và hiện đại hóa nền HCNN, trong đó cải cách TTHC được coi là một nội dung quan<br /> quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách HCNN.<br /> Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự đòi hỏi của quá trình phát<br /> triển kinh tế - xã hội tại địa phương, Thành phố Hà Nội nói chung và Ủy ban nhân<br /> dân thị xã Sơn Tây nói riêng đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện. Đó là<br /> Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 04/6/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về<br /> phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND thị xã Sơn Tây,<br /> Thành phố Hà Nội; Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của UBND thị xã<br /> Sơn tây về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết<br /> quả theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND thị xã Sơ Tây. Thực hiện kế hoạch<br /> kiểm soát thủ tục hành chính UBND Thành phố Hà Nội năm 2014 ban hành tại Quyết<br /> định số 140/QĐ-UBND ngày 21/01/2014.<br /> Để tạo cơ sở pháp lý cho Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện các<br /> TTHC trong lĩnh vực tư pháp theo cơ chế “một cửa”, UBND Thành phố Hà Nội đã<br /> ban hành Quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 01/10/2012 về việc công bố TTHC<br /> mới ban hành/TTHC được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế TTHC bị hủy bỏ hoặc bãi<br /> bỏ trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân<br /> dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Quyết định số 5117/QĐUBND ngày 08/12/2015 về việc công bố các TTHC trong lĩnh vực tư pháp thuộc<br /> thẩm quyền giải quyết của UBND cấp sở, huyện, UBND cấp xã trên địa bàn Thành<br /> phố Hà Nội.<br /> 1<br /> <br /> Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành,<br /> cụ thể: Công văn số 12/UBND ngày 9/01/2014 giao nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành<br /> chính cho Phòng Tư pháp; Công văn số 177/UBND-TP ngày 14/4/2014 chỉ đạo thực<br /> hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày<br /> 21/11/2014 của UBND thị xã tổ chức đối thoại với người dân về giải quyết các thủ<br /> tục hành chính.<br /> Có thể nhận thấy, cơ chế “một cửa liên thông” là giải pháp thay đổi hữu hiệu<br /> về phương thức làm việc của cơ quan HCNN ở địa phương các cấp, tạo chuyển biến<br /> cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan HCNN với tổ chức, công dân, đơn giản hóa các<br /> TTHC, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân.<br /> Thông qua việc chỉ đạo, điều hành thực hiện cải cách TTHC trong lĩnh vực tư<br /> pháp theo cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND thị xã Sơn Tây đã nâng cao chất<br /> lượng phục vụ nhân dân, giảm bớt thời gian, công sức của người dân khi đến giải<br /> quyết các loại hồ sơ, TTHC tại UBND thị xã. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực<br /> hiện các TTHC vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do hạn chế về cơ sở vật chất, về trình<br /> độ, năng lực của đội ngũ CBCCVC tại Bộ phận “một cửa liên thông” và tính liên<br /> thông trong giải quyết các TTHC khiến hiệu quả vẫn chưa đạt kết quả như mong<br /> muốn. Đối với việc giải quyết các TTHC theo cơ chế liên thông có thể thấy sự “liên<br /> thông” trong xử lý các công việc cho người dân và tổ chức còn chậm, người dân và tổ<br /> chức vẫn phải đến nhiều nơi để giải quyết các TTHC. Thực hiện liên thông giữa các<br /> cấp hành chính còn khó khăn, liên thông giữa các phòng ban chuyên môn chưa hiệu<br /> quả, chưa có quy định cụ thể về mối liên hệ giữa các bộ phận có liên quan.<br /> Vì vậy, nghiên cứu và phân tích thực trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực tư<br /> pháp tại UBND thị xã Sơn Tây, nhận xét, đánh giá đúng tình hình, tìm ra những hạn<br /> chế, vướng mắc, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp<br /> nhằm nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại UBND thị xã<br /> trong những năm tới là một vấn đề cần thiết.<br /> Với lý do trên, học viên đã chọn nghiên cứu đề tài: “Cải cách thủ tục hành<br /> chính trong lĩnh vực tư pháp tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà<br /> Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý công của mình.<br /> 2<br /> <br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br /> Trong những năm qua, để tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong điều<br /> kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta<br /> chủ trương CCHC một cách mạnh mẽ và toàn diện. CCHC nhằm góp phần xây dựng<br /> bộ máy HCNN chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hoạt động có hiệu<br /> lực, hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thể<br /> chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức tốt việc<br /> điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát<br /> triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ<br /> đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là việc làm không đơn<br /> giản, đòi hỏi trong quá trình CCHC phải tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác mục<br /> tiêu, tập trung giải quyết đồng bộ các nội dung cải cách tạo sự chuyển biến vững chắc<br /> cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu. CCHC nói chung, cải cách TTHC nói riêng đã thu<br /> hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý nghiên cứu cải cách dưới nhiều<br /> góc độ tiếp cận khác nhau. Đến nay đã có nhiều cuốn sách chuyên khảo, bài báo, luận<br /> văn và các công trình khoa học của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề CCHC, cải cách<br /> TTHC theo cơ chế một cửa. Một số hướng nghiên cứu nổi bật bao gồm:<br /> Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn cải cách hành chính và những giải pháp về<br /> đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam có công trình nghiên cứu, bài viết của các<br /> tác giả như: “Cải cách hành chính địa phương – Lý thuyết và thực tiễn”, của các tác<br /> giả; Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Trị; “Các giải pháp thúc đẩy cải cách<br /> hành chính ở Việt Nam”, của tác giải Nguyễn Ngọc Hiến; “Cải cách hành chính nhà<br /> nước – Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” của tác giả Thang Văn Phúc; “Đánh giá<br /> kết quả cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở<br /> nước ta” của tác giả Đào Trí Úc; “Cải cách hành chính – Những vấn đề cần biết” của<br /> tác giả Điệp Văn Sơn.<br /> Trong các công trình nghiên cứu, các bài viết trên, các tác giả đã tập trung đi sâu<br /> phân tích, đánh giá CCHC ở Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trong<br /> nghiên cứu của mình, các tác giả Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Trị đã<br /> tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của cải cách hành chính và sự cần<br /> 3<br /> <br /> thiết phải cải cách hành chính. Tác giả Nguyễn Ngọc Hiến, Thang Văn Phúc, Đào Trí<br /> Úc thì tập trung tìm hiểu thực trạng về cải cách hành chính ở Việt Nam và đưa ra<br /> những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta.<br /> Những phân tích về thực trạng và các giải pháp CCHC ở Việt Nam mà các tác<br /> giả đã đề cập trong các công trình nghiên cứu trên đã giúp tác giả có cái nhìn bao<br /> quát, đầy đủ hơn về CCHC và cải cách TTHC ở Việt Nam.<br /> Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính có các công trình nghiên cứu, bài<br /> viết của các tác giả sau: “Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính” của tác giả Mai<br /> Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn; “Thủ tục hành chính: Lý luận và thực tiễn” của tác giả<br /> Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn; “Công tác cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Lai<br /> Châu”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2015 của tác giả Nguyễn Anh Huấn.<br /> Ở các bài viết trên các tác giả đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cải cách<br /> TTHC, những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân của<br /> những tồn tại nói trên, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp để đẩy mạnh cải<br /> cách TTHC trong thời gian tới. Các tác giả Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn đi sâu<br /> nghiên cứu lý luận về cải cách TTHC để vận dụng vào thực tiễn và chỉ ra được những<br /> bất cập, tồn tại cần phải khắc phục trong cải cách TTHC ở Việt Nam hiện nay.<br /> Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có các công<br /> trình nghiên cứu của các tác giả: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa"<br /> tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sỹ lý<br /> luận lịch sử nhà nước và pháp luật năm 2014 của tác giả Lương Thị Phương Thúy;<br /> “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Uỷ ban nhân nhân huyện thuộc<br /> tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Thị<br /> Thanh; “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế<br /> một cửa tại Sở Tài nguyên Môi trường và nhà đất Hà Nội”, đề tài nghiên cứu khoa<br /> học cấp cơ sở của tác giả Trịnh Thị Mai; Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Đức<br /> Vượng năm 2007 với đề tài “Nâng cao hiệu lực của cơ chế “một cửa” trong công tác<br /> quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”…<br /> Ngoài những công trình nghiên cứu khoa học nói trên, tác giả còn thấy có một<br /> số đề tài nghiên cứu có liên quan đến mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” cấp<br /> 4<br /> <br /> huyện như nghiên cứu của Vụ Cải cách hành chính và Dự án cải cách hành chính UNDP về Bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” cấp<br /> huyện (2010); Đề án “Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”<br /> trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” (năm 2012) của tác giả Trần Hoàng Phong - Phó chánh<br /> Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng.<br /> Ngoài ra một số tác giả đã viết các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí<br /> chuyên ngành và báo điện tử như:<br /> - Lê Chi Mai (2005), Từ mô hình “một cửa - một giải pháp để cải cách dịch vụ<br /> hành chính công, Thông tin khoa học hành chính số 3/2005<br /> - Trần Công Dũng (2010), Vách ngăn hay ngăn cách nơi giao dịch "một cửa",<br /> Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6;<br /> - Tạ Thị Hải Yến (2012), Hoàn thiện Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên<br /> thông đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, Báo điện tử www.thutuchanhchinh.vn<br /> Trong các đề tài nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đã phân tích và hệ thống<br /> hóa những vấn đề lý luận của cải cách TTHC, phân tích, đánh giá thực trạng cải cách<br /> TTHC theo cơ chế “một cửa” tại các đơn vị, địa phương cụ thể và đề xuất các giải<br /> pháp nhằm hoàn thiện, đẩy mạnh cải cách TTHC theo cơ chế một cửa tại các địa<br /> phương, đơn vị nói trên.<br /> Trong các bài viết và các công trình nghiên cứu trên các tác giả đã đề cập đến<br /> các vấn đề thực hiện cải CCHC, cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa ở nhiều<br /> góc độ. Các công trình nghiên cứu trên đã giúp tác giả rất nhiều trong quá trình<br /> nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về CCHC và cải cách TTHC ở<br /> nước ta. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về cải cách<br /> TTHC trong lĩnh vực tư pháp tại ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, nơi có những đặc<br /> điểm riêng biệt. Trong cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, vấn đề đảm bảo hiệu lực<br /> thực hiện các văn bản quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên là cơ sở, nền tảng để<br /> việc áp dụng cơ chế một cửa hiệu quả trong thực tế.<br /> Nhìn chung, các công trình, các đề tài khoa học trên mới chỉ nghiên cứu các<br /> nội dung CCHC, cải cách TTHC nói chung hoặc cải cách TTHC theo cơ chế một cửa,<br /> một cửa liên thông của một địa phương cụ thể. Chưa có công trình nghiên cứu<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2