intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và thông qua số liệu xem xét về thực trạng chất lượng của công chức cấp xã, từ đó Luận văn đưa ra những quan điểm và đề xuất giải pháp có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRIỆU THỊ HIỀN CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA Ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại : HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Xuân Khánh Phản biện 1: TS. Nguyễn Đức Thắng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 4B, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn Thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia. Số:77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận: Đống Đa - Thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ 00 ngày04 tháng 7 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính quyền cấp xã có vị trí rất quan trọng trong bộ máy chính quyền của nước ta và được ghi cụ thể trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.Chính quyền cấp xã có chức năng bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước; quyết định của chính quyền cấp trên, quyết định cải thiện đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng của địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, không ngừng cải thiện và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã và làm tròn nghĩa vụ của địa phương và Nhà nước. Nhiệm vụ và chức năng của Chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương. Sự vững mạnh của Chính quyền cấp xã trong giai đoạn hiện nay là nền tảng vững mạnh cho hệ thống chính quyền trong cả nước. Trong thời kỳ đất nước ta xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhất là thời kỳ toàn thế giới đang bị ảnh hưởng cực kỳ lới vì Đại dịch covid -19 thì chính quyền cấp xã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì lực lượng công chức cấp xã là lực lượng nòng cốt và đi đầu trong điều hành, chỉ đạo bộ máy chính quyền cấp xã. Chính vì lẽ đó công chức cấp xã là một trong những nhân tố quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong sự thành, bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước,đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả đất nước, mọi người dân cùng nhau chống dịch đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 với khẩu hiệu mỗi người dân là một chiến sĩ và mỗi xã phường là một pháo đài tất cả mọi người đều phải kiên cường chống dịch.
  4. 2 Mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta thành công đó là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, quốc phòng - an ninh được vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phấn đầu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Công chức cấp xã là lực lượng làm việc của cấp chính quyền Nhà nước thứ tư tiếp xúc với nhân dân hàng ngày, luôn là lực lượng trực tiếp tiếp nhận giải quyết các thủ tục hành chính của Công dân. Là lực lượng tuyên truyền, giải đáp, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, trực tiếp lắng nghe và giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những ý kiến nguyện vọng của nhân dân. Chính vì vậy chất lượng hoạt động của công chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sức mạnh của hệ thống chính trị cấp cơ sở, tác động to lớn đến đường lối cách mạng và sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước. Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là huyện Miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa đang trong thời kỳ xây dựng huyện trở thành đô thị của 11 huyện Miền núi tỉnh Thanh Hóa. Các xã đang chung tay xây dựng Nông thôn mới, phấn đầu đến năm 2025 trở thành huyện Nông thôn mới của tỉnh. Từ năm 2011đến nay thực hiện quyết định số 789/2010/QĐ-UBND, ngày 11/3/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện thu hút người có trình độ Đại học về công tác tại Ủy ban nhân dân cấp xã, chất lượng công chức cấp xã được nâng lên rõ rệt, nhưng trên thực tế chưa đạt được chất lượng như mong muốn, năng lực quản lý Nhà nước của công chức còn thấp đặc biệt là năng lực công chức cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện, chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, một số công chức chức cấp xã còn có biểu hiện ỷ lại kém năng động và sáng tạo, bè phái, quan liêu, sách nhiễu với nhân dân làm giảm uy tín của cán bộ, công chức đối với nhân dân.
  5. 3 Qua nghiên cứu thực trạng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ngọc Lặc để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến tích cực đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Ngọc Lặc, đưa huyện Nhà trở thành đô thị Miền Tây của tỉnh Thanh Hóa. Với những lý do trên bản thân Em đã lựa chọn đề tài “chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến công chức cấp xã ở nhà nước ta như: “Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức” đề tài cấp bộ do Ban tổ chức cán bộ Chính phủ thực hiện năm 1998..; “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, đề tài cấp Nhà nước KHXH. nằm trong chương trình KHXH.05 do GS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm. Trong đó có đề tài “ Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả của nhiều công trình của các tác giả đi trước. Từ đó đã đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức trong đó có công chức xã nhằm đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng nghiên cứu về đề tài công chức Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ có Báo cáo tổng hợp đề tài: “Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp”. Đề tài này đã tập trung nghiên cứu về hiệu lực quản lý hành chính nhà nước trong đó đã đặt công chức trong mối quan hệ với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản
  6. 4 lý nhà nước đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước” của tác giả Nguyễn Bắc Son đã phân tích đánh giá công chức Việt Nam, phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng thời kỳ CNH- HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu như: - Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX (Nguyễn Thế Vịnh, Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ -2007); Nghiên cứu xây dựng chính sách đối với đội ngũ chính quyền cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trần Hữu Thắng, 2002). - Giáo trình quản trị nhân lực, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2004 (Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân). - Quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính Nhà nước năm 2005 Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. - Tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan nhà nước năm 2010, Tạp chí Tổ chức Nhà nước tháng 3/2010 Nguyễn Hữu Hải. - Một số giải pháp nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước năm 2010, Học viện chính trị, hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tỉnh Hải Dương năm 2007, luận án tiến sĩ khoa học kinh tế (Nguyễn Kim Diện). - Hoàn thiện pháp luật về dịch trong lĩnh vực vụ công hành chính Việt Nam hiện nay 2012, Luận án tiến sĩ Luật học (Nguyễn Ngọc Bích) - Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn các xã, thị trấn huyện Đăkrông luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế (Lê Quang Thạch). - Chất lượng công chức xã tại huyện Phú Xuyên, Thành Phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ quản lý công (Lê Thị Lan). Một số tài liệu trên là những tư liệu đáng quý để tác giả có thể học hỏi, tham khảo và kế thừa nghiên cứu đề tài của mình. Những tư liệu trên mới chỉ
  7. 5 đề cập đến chất lượng công chức cấp xã ở những địa phương khác như một tỉnh hay một khu vực mà chưa có ở địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy nghiên cứu đề tài này tác giả mong muốn đóng góp vào cơ sở thực tiễn và lý luận của chất lượng công chức xã, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích của Luận văn: Trên cơ sở hệ thống hóa và thông qua số liệu xem xét về thực trạng chất lượng của công chức cấp xã, từ đó Luận văn đưa ra những quan điểm và đề xuất giải pháp có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. - Nhiệm vụ của Luận văn Phân tích cơ sở lý luận về chất lượng của công chức cấp xã. Khảo sát, đánh giá chất lượng công chức cấp xã tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công chức cấp xã ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu:Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng công chức câp xã từ năm 2018 đến năm 2022 tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước ta. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng các phương pháp cụ thể khác như: phân
  8. 6 tích đó là phân tích, tổng hợp các số liệu về công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ngọc Lặc mà tác giả thu thập được, so sánh số liệu công chức xã qua các năm để thấy được sự biến động của công chức cấp xã huyện Ngọc Lặc; phương pháp điều tra xã hội học đó là sử dụng các phiếu điều tra, các bảng hỏi để điều tra các đối tượng là công dân, là cán bộ lãnh đạo quản lý và một số phương pháp khác. 6. Những đóng góp mới của luận văn Góp phần hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ công chức chính quyền xã. Đánh giá đúng thực trạng chất lượng công chức chính quyền xã tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới. Đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng công chức chính quyền xã tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và trong cả nước nói chung. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Làm rõ được một số cơ sở lý luận về chất lượng công chức ở các xã và đóng góp cho cơ sở lý luận về chất lượng công chức nói chung. Phân tích, đánh giá công chức cấp xã góp phần nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu của Luận văn là Tài liệu tham khảo có giá trị trong tổng kết thực tiễn về công chức cấp xã. 8. Kết cấu của Luận văn. Ngoài phần mở đầu, Kết Luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về chất lượng công chức cấp xã.
  9. 7 Chương 2. Thực trạng chất lượng công chức cấp xã huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3. Các giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
  10. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1.Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã 1.1.1. Khái niệm công chức và công chức cấp xã * Khái niệm công chức Điều 4, Khoản 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, xác định: “Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, thuộc đơn vị Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Luật số 52/2019/QH14, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức quy định. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 4 như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
  11. 9 phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ công chức, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới như Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định công chức là "Công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. * Khái niệm công chức xã - Khái niệm công chức cấp xã Khái niệm công chức xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ, công chức 2008 như sau: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. - Cơ cấu công chức cấp xã Theo Khoản 3, Điều 61 của Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13, điều 1, Luật sửa đổi năm 2019 công chức cấp xã có các chức danh sau đây: a) Trưởng Công an xã nếu xãđó chưa có công an chính quy; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng - thống kê; d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); đ) Tài chính - kế toán; e) Tư pháp - hộ tịch; f)Văn hóa - xã hội.
  12. 10 Như vậy theo phân tích ở trên, nếu cấp xã chưa có công an chính quy thì sẽ có 7 chức danh công chức cấp xã, nếu cấp xã đó đã bố trí công an chính quy thì công chức cấp xã sẽ có 6 chức danh. Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý. 1.1.2. Đặc điểm của Công chức cấp xã Công chức xã là những người gần dân và tiếp xúc trực tiếp với nhân dân do đó họ có những đặc điểm riêng biệt thể hiện: - Một là:Công chức xã được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. - Hai là: Công chức xã là một bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị ở cơ sở. - Ba là: Công chức xã có trình độ, năng lực không đồng đều, mặt bằng chung còn khá thấp. - Bốn là: Tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa trong hoạt động thực thi công vụ của công chức chưa cao. - Năm là: Công chức xã là lực lượng mang tính “động”, thường xuyên có sự thay đổi. - Sáu là: Công chức xã phải đảm nhiệm một khối lượng công việc lớn, phạm vi rộng và phải kiêm nhiệm nhiều việc. - Bảy là: Công chức xã là những người trực tiếp thực hiện và đảm bảo cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 1.1.3. Nhiệm vụ của công chức cấp xã Nhiệm vụ của công chức cấp xã được quy định tại Mục 2, Chương I Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ; Điều 2, chương 1 Thông tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 06/11/2019 thông tư hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
  13. 11 * Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã * Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự * Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê * Nhiệm vụ của công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) * Nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán * Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch * Nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội 1.2. Chất lƣợng, các tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức cấp xã 1.2.1. Chất lƣợng công chức cấp xã Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu, chất lượng công chức xã là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng công chức cấp xã, thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác, chất lượng và hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công của mỗi công chức cũng như cơ cấu hợp lý về độ tuổi, về ngạch, bậc và số lượng đội ngũ công chức bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức cấp xã Một là: Tiêu chí về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác Hai là:Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Ba là: Tiêu chí về uy tín trong công tác Bốn là: Tiêu chí về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao Năm là: Tiêu chí về năng lực tổ chức, quản lý 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng công chức cấp xã 1.3.1.Các nhân tố khách quan 1.3.2. Các nhân tố chủ quan
  14. 12 Tiểu kết Chƣơng 1 Đội ngũ công chức xã có vị trí, vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. Sau hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ công chức các cấp, đặc biệt là đội ngũ công chức xã ở nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt về mọi mặt về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là sự năng động, nắm bắt, hòa nhập với công việc, thích ứng dần với cơ chế mới. Song, so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đối với sự nghiệp CNH- HĐH và xây dựng nông thôn mới thì đội ngũ công chức ở xã còn nhiều hẫng hụt, bất cập, phải phấn đấu rất nhiều do vậy nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã là một nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
  15. 13 Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA. 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và KTXH huyện Ngọc Lặc 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Ngọc Lặc Ngọc Lặc là huyện Miền Núi, nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá trên trục Quốc lộ 45, cách thành phố Thanh Hoá 56 km. - Diện tích: Diện tích tự nhiên là 490,98 km² (Dữ liệu CC Thống kê năm 2021). Phía Bắc giáp huyện Bá Thước và một phần huyện Lang Chánh; Phía Nam giáp huyện Thọ Xuân; Phía Đông giáp huyện Cẩm Thủy; Phía Tây giáp huyện Thường Xuân và Lang Chánh; 2.1.2.Điều kiện về kinh tê - xã hội. * Về kinh tế. Tình hình kinh tế xã hội của huyện cơ bản ổn định và có bước phát triển. Tổng giá trị sản xuất uớc đạt 9.994,4 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) uớc đạt 19,8%. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng (công nghiệp tăng, nông nghiệp giảm, dịch vụ giảm), cụ thế: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,6%, giảm 3,3% so với CK; công nghiệp - xây dụng chiếm 35,7%, tăng 8% so với CK; các ngành dịch vụ chiếm 39,7%, giảm 4,7% so với CK. Tổng giá trị xuất khẩu 58,98 triệu USD, bằng 107,2% KH, tăng 46% (18,6 triệu USD) so với CK. Tổng vốn đầu tu phát triển toàn xã hội 4.500 tỷ đồng, bằng 100% KH, tăng 325,4% (3.442,1 tỷ đồng) so với CK. Thu nhập bình quân nguời/năm uớc đạt 46,3 triệu đồng, bằng 100% KH, tăng 7,1 triệu đồng so với CK. 2.1.3. Ảnh hƣởng của tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội đến công chức, chất lƣợng công chức xã
  16. 14 2.3.1. Những tác động tích cực 2.3.2. Những tác động tiêu cực 2.3. Thực trạng số lƣợng và cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã (từ năm 2017 đến năm 2021) Nhìn chung, đa số công chức cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng CNXH, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở. Có thể nói, đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn 2017-2021 đã từng bước được phát triển, chuẩn hóa về số lượng và chất lượng 2.3.1. Thực trạng Số lƣợng đội ngũ công chức cấp xã huyện Ngọc Lặc Số lượng công chức chuyên môn cấp xã theo vị trí công tác từ năm 2017- 2021 thể hiện tại bảng 2.1. Qua Bảng 2.1 ta thấy, toàn huyện đến năm 2021 có 186 công chức cấp xã, số lượngcông chức cấp xã giai đoạn 2017 - 2021 có xu hướng giảm từ 241 xuống còn 186. Riêng đối với nghành công an Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóađã ban hành quyếtđịnh số 4366/QĐ-UBND, ngày 25/10/2019 về phê duyệt đềán đưa công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là công an xã chính quy) tới tháng 9 năm 2020 trên địa bàn huyện Ngọc Lặcđã sắp xếp được toàn bộ công an chính quy về công tác tại 21 xã, thịtrấn. Đối với ngành Quân sự thuộc lĩnh vực nghành chuyên môn riêng nên việc sắp xếp và tuyển dụng cũng gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy mà hầu như tất cả các chức danh trên đều thiếu qua các năm. Đối với công chức chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác cũng đều giảm so với đầu giai đoạn Công chức Văn Phòng thống kê giảm nhiều nhất từ 52 người năm 2017 xuống còn 28 người năm 2021. Công chức địa chính Nông
  17. 15 nghiệp và xây dựng cơ bản ổn định qua các năm từ 37 người lên 42 người số lượng đạt đủ vào năm 2021. Công chức Tài chính kế toán cũng giảm nhiều từ 40 người xuống còn 31 người, số lượng vẫn còn thừa so với quy định. Công chức Tư pháp - hộ tịch cũng giảm từ 31 người xuống còn 27 người đủ số lượng theo quy định. Công chức văn hóa - xã hội giảm từ 43 người xuống còn 39 người, đủ số lượng theo quy định. 2.3.2. Số lƣợng và cơ cấu công chức xã theo giới tính - Số lượng và cơ cấu công chức chuyên môn theo giới tính. Qua bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ công chức chuyên môn nam cao hơn nữ; cụ thể có 130 công chức nam, chiếm tỷ lệ 60,75 %; công chức nữ có 73 người chiếm tỷ lệ 39,25% trong tổng số công chức hiện có. Chức danh có sự tham gia của nữ giới cao nhất là tư pháp - hộ tịch chiếm 63 %, bên cạnh đó một số chức danh do có sự đặc thù nên chỉ có nam giới đảm nhận như chức danhQuân sự, hoặc chức danh đòi hỏi việcđi lại thựcđịa nhiều nên nam giới cũng chiếm số lượng lớn. Do đó, đây là một tỷ lệ hợp lý đảm bảo hài hòa cho giới tính cũng như công việc chuyên môn cho từng đối tượng cụ thể. 2.3.3.Số lƣợng và cơ cấu công chức chuyên môn theo độ tuổi Qua Bảng 2.3 ta thấy, đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện độ tuổi 31
  18. 16 môn đại học năm 2017 là 136, năm 2021 là 153 so sánh số liệu trên ta thấy trình độ chuyên môn của Công chức được nâng lên. Số lượng công chức có trình độ cao đẳng năm 2017 tăng so với năm 2021 là giảm 7 người, số lượng cán bộ trình độ trung cấp giảm mạnh qua các năm khi mà số lượng công chức có trình độ trung cấp năm 2017 là 63 thì đến năm 2021 chỉ còn là 12. Không có công chức chuyên môn có trình độ sơ cấp. Đặc biệt đã có 01 công chức địa chính – xây dựng có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ. Đến năm 2024 công chức cấp xã toàn huyện đều có trình độĐại học. 2.4.2.Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Về trình độ lý luận chính trị Qua số liệu Bảng 2.5 ta thấy, tỷ lệ công chức có trình độ lý luận đạt chuẩn (từ sơ cấp trở lên) từ năm 2017 đến năm 2021 chiếm khoảng 82,79% tổng số công chức xã. Giá trị tuyệt đối tăng 8 cán bộ công chức đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị. Số lượng tăng thêm này còn ít so với tỉ lệ gần 20% tổng số công chức chưa đạt chuẩn về lý luận chính trị. Đối tượng chủ yếu được cử đi đào tạo là những người công chức quan trọng, nằm trong quy hoạch trở thành cán bộ chủ chốt ở địa phương như Chỉ huy trưởng quân sự, công chức chính - kế toán, công chức văn phòng - thống kê,.... Trong thời gian tới ngoài những người này cần phải có thêm các vị trí công chức xã khác tham gia học tập, cố gắng đạt chuẩn về lý luận chính trị từ sơ cấp để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao trong thời gian tới. Từ đó xây dựng đội ngũ công chức xã có năng lực, được đào tạo đạt chuẩn, đảm bảo kế cận trong thời gian tới. Tỷ lệ công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước vẫn còn thấp, trong 5 năm từ năm 2017 đến năm 2021 tỷ lệ này dao động từ 61,82% đến73,76%, số lượng cán bộ công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước trong giai đoạn này là 149 công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước. Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước rất quan trọng đối với đội
  19. 17 ngũ công chức, bởi vì sau khi được tuyển dụng vào công chức thì công chức phải trải qua lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước để làm quen với công việc sẽ đảm nhiệm trong cơ quan nhà nước ở địa phương, đồng thời tích lũy các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính. -Về đạo đức lối sống Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là một trong những lực lượng nòng cốt của chính quyền cấp xã. Vì vậy, yêu cầu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt. Điều này được thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nhiệt tình với công việc, tận tụy với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật công tác tốt. Người cán bộ cần phải trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm. 2.4.3.Về chất lƣợng và hiệu quả thực hiện công việc đƣợc giao Qua bảng 2.7 ta thấy kết quả phân loại, đánh giá của các xã đội ngũ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021 là 39 chếm 19,33% tăng so với năm 2019 là 4,48% người, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 132 người chiếm 65,36 %, giảm so với năm 2019 là 4,18%, hoàn thành nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực giảm từ 25 người chiếm 12,37%, giảm so với năm 2019 là 0,43% ; không hoàn thành nhiệm vụ 6 người, chiếm 2,97%, tăng so với năm 2019 là 0,16 %. Số công chức cấp xã đề nghị Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen năm 2020 là 08 người, năm 2021 là 09 người. Nhìn chung qua các năm theo bảng 2.7 thì mức độ hoàn thành, xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Công chức cấp xã huyện Ngọc Lặc đều tăng cao điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của công chức ngày càng được nâng cao rõ rệt, nhận thức về trách nhiệm thực thi công vụ ngày càng tốt hơn. 2.4.4.Về uy tín trong công tác và năng lực tổ chức quản lý Uy tín trong công tác và năng lực tổ chức quản lý công việc của đội ngũ công chức cấp xã được đánh giá trong bảng số liệu 2.8 dưới đây:
  20. 18 - Về uy tín trong công tác: Trong tổng 100 phiếu thì có 30 phiếu lựa chọn phươngán rất tốt, 25 phiếu lựa chọn phương án tốt, 22 phiếu lựa chọnphương án khá. Số phiếu lựa chọn phương án trung bình và yếu là 23 phiếu tương ứng với tỷ lệ là 23%. Tỷ lệ này khá cao, cho thấy thái độ trách nhiệm, uy tín trong công việc của đội ngũ công chức cấp xã còn chưa cao. Điều này cho thấy một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ công chức cấp xã trong công việc chưa lấy được lòng tin của dân, uy tín trong công tác còn thấp. Cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao uy tín trong công việc của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện. - Về năng lực tổ chức, quản lý công việc Bảng số liệu trên cho thấy, số phiếu lựa chọn phương án rất tốt là 26 phiếu tương ứng với tỷ lệ 26%. Có 33 phiếu lựa chọn phương án tốt và 28 phiếu lựa chọn phương án khá. Điều này cho thấy công chức cấp xã có khả năng tổ chức quản lý công việc được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, vẫn có 9 phiếu lựa chọn phương án trung bình và 4 phiếu chọn yếu. Điều này phản ánh vẫn còn một số công chức xã tổ chức chưa tốt, quản lý công việc chưa khoa học, hiệu quả công việc chưa cao. 2.5. Đánh giá chung công chức cấp xã huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 2.5.1.Ƣu điểm 2.5.2.Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2