intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

17
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ công trực tuyến. Trên cơ sở đó, phân tích và làm rõ thực tiễn dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk nhằm tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Y HOÀNG ANH AYUN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : TS. Hoàng Thị Giang Phản biện 1:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Phản biện 2:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 02 - Đường Trương Quang Tuân - TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những bước đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực sẽ tạo cơ hội kết nối cho mọi người, thúc đẩy người dân tham gia các hoạt động kết nối với cơ quan nhà nước dựa trên nền tảng kỹ thuật số và công nghệ mới. Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia. Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Trong quá trình chuyển từ nền hành chính truyền thống sang quản lý công mới, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tạo môi trường thuận lợi cho công dân, tổ chức tham gia giao dịch điện tử và được xem là một trong những chìa khóa của việc xây dựng Chính phủ điện tử ở mỗi quốc gia. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức cá nhân trên môi trường mạng. Với việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến, người dân và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian và chi phí đi lại vì họ có thể nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng thông qua những thiết bị được kết nối với Internet ngay ở nhà hoặc tại văn phòng. Việc gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet; đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền, hách dịch; tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk số lượng người dân và doanh nghiệp có nhu cầu giao tiếp với các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng lớn. Thủ tục hành chính các cấp có số lượng và giao dịch càng tăng, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Từ năm 2018 trên địa bàn huyện đã có 17/17 xã, thị trấn được đầu tư hệ thống “Một của điện tử”. Tuy nhiên, trên thực tế DVCTT vẫn còn nhiều bất cập và tổn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT vào quá trình giải quyết TTHC phục vụ tổ chức, cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước, cần được khắc phục để tận dụng và nâng cao khả năng sử dụng DVCTT của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cư M’gar. Hiện nay việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến được UBND huyện Cư M’gar đặc biệt quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện cải cách hành chính. Với những lợi ích do dịch vụ công trực tuyến mang lại, không những tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp mà còn giảm giấy tờ công việc lên cơ quan nhà nước: Người dân khi 1
  4. đăng ký nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến, sẽ giảm việc đi lại, hạn chế đến cơ quan nhà nước để nộp, nhận hồ sơ. Bên cạnh việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến tăng tính năng minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, hạn chế việc nhũng nhiễu, ngâm hồ sơ của cán bộ, công chức. Ở bất cứ nơi đâu có điện thoại thông minh, máy vi tính, có kết nối internet, người dân có thể tra cứu trình trạng giải quyết hồ sơ của các cơ quan nhà nước, hồ sơ đang nằm ở bộ phận, cơ quan nào, kết quả giải quyết ra sao. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của DVCTT đối với sự phát triển hiện nay, tác giả với tư cách là học viên được đào tạo ở bậc học cao học ngành Quản lý công của Học viện Hành chính Quốc gia, nhận thấy những mặt tích cực của DVCTT đối với quá trình thực thi công vụ của công chức và cũng nhận diện được những biểu hiện chưa tích cực, cần tiếp tục hoàn thiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nói chung, cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện nói riêng, nên tác giả chọn vấn đề: “Chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Dịch vụ công, DVCTT có vai trò quan trọng trong việc tác động đến hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình CCHC, xây dựng Chính phủ điện tử. Cho đến nay, các nội dung về DVC, DVCTT nói chung là đối tượng thu hút được sự quan tâm và khai thác sâu trong nhiều nghiên cứu có tính học thuật và ứng dụng. Có thể kể đến các công trình sau: Đào Hưng (2017), Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Bùi Hoàng Minh (2013), Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Bên cạnh đó, còn một số công trình có liên quan như: Đỗ Việt Toàn (2013), Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính về hải quan tại cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Trần Đức Thiện (2014), Phát triển dịch vụ công điện tử cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đề cập đến những lĩnh vực hoạt động cụ thể, mang tính định hướng, khái quát chung hoặc chuyên về góc độ kỹ thuật. Tiếp thu những kết quả đó, luận văn của tác giả chủ yếu nghiên cứu về phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 2
  5. Qua khảo cứu các công trình trên, các công trình có góc độ nghiên cứu khác nhau và hiện chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện về DVCTT trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố sẽ là tư liệu để tác giả tiếp tục kế thừa và nghiên cứu một cách toàn diện về DVCTT trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về DVCTT. Trên cơ sở đó, phân tích và làm rõ thực tiễn DVCTT trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng DVCTT trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk nhằm tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện; Thứ hai, phân tích thực trạng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar; Thứ ba, đánh giá, tìm ra nguyên nhân của những mặt đạt được, tồn tại, hạn chế trong hoạt động cung cấp dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar; Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar. - Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar hiện nay. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar trong giai đoạn 2018 – 6/2022. - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Huyện Cư M'gar có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Quảng Phú (huyện lỵ), Ea Pốk và 15 xã: Cư Dliê M'nông, Cư M'gar, Cư Suê, Cuôr Đăng, Ea Drơng, Ea H'đing, Ea Kiết, Ea Kpam, Ea Kuếh, Ea M'Droh, Ea M'nang, Ea Tar, Ea Tul, Quảng Hiệp, Quảng Tiến. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về xây dựng Chính phủ điện tử. 3
  6. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp hệ thống; Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hệ thống hóa vấn đề lý luận về DVCTT trên địa bàn cấp huyện nói chung, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của Luận văn đem lại giá trị khoa học đối với việc nghiên cứu nâng cao chất lượng DVCTT trên địa bàn cấp huyện trong giai đoạn hiện nay Về mặt thực tiễn: Tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cũng như nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc cho cán bộ, công chức, viên chức góp phần hướng đến xây dựng thành công Chính phủ điện tử. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, kết cấu của Luận văn có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về dịch vụ công trực tuyến cấp huyện Chương 2. Thực tiễn dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3. Giải pháp nâng cao dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 4
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về chất lượng Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn. Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thường là: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp. 1.1.2. Khái niệm dịch vụ công 1.1.2.1. Khái niệm Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện. 1.1.2.2. Đặc điểm Thứ nhất, dịch vụ công là hoạt động thực thi pháp luật. Pháp luật hiện hành quy định những quy trình thủ tục trong hầu hết các quan hệ xã hội hiện nay. Thứ hai, không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hiện nay, có nhiều dịch vụ công sau khi thực hiện các cá nhân, tổ chức có yêu cầu phải trả các lệ phí hoặc phí. Thứ ba, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Các dịch vụ công hiện nay đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Trừ một số trường hợp cụ thể được cơ quan nhà nước ủy quyền cho các tổ chức cá nhân khác thực hiện để giảm tải gánh nặng cho bộ máy nhà nước. 1.1.2.3. Phân loại dịch vụ công - Dịch vụ hành chính công: Đây là những dịch vụ phục vụ cho mọi người dân, nhà nước phục vụ các quyền của người dân, có trách nhiệm cung cấp các giấy tờ hành chính, tư pháp như: giấy chứng nhận nhân thân, giấy phép các loại… theo quy định của pháp luật. - Dịch vụ sự nghiệp công: đây là loại dịch vụ cung cấp các hàng hóa dịch vụ về giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa và tinh thần...do các tổ chức sự nghiệp cung ứng, không thu tiền hoặc có thu một phần nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận. - Dịch vụ công ích: là hoạt động cung cấp các hàng hóa dịch vụ có tính chất kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho sinh hoạt của người dân, nó gắn liền với việc cung ứng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản. 1.1.3. Khái niệm dịch vụ công trực tuyến 5
  8. * Chính phủ điện tử: Có thể hiểu Chính phủ điện tử là chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông. * Dịch vụ công trực tuyến: Theo Nghị định 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/6/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của CQNN trên môi trường mạng thì DVCTT được chia làm 02 mức độ như sau [5]: - Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về TTHC, việc thực hiện và giải quyết TTHC, việc thực hiện và giải quyết TTHC đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích. - Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP. So với việc thực hiện Dịch vụ hành chính công truyền thống việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến có những lợi ích sau: - Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính triển khai Chính phủ điện tử. Điều đó không những tạo điều kiện cho nhân dân và doanh nghiệp mà còn giảm áp lực giấy tờ công việc lên các cơ quan quản lý nhà nước. - Công dân khi đăng ký dịch vụ công trực tuyến sẽ giảm thời gian gửi/ nhận hồ sơ, giảm thời gian đi lại cho người sử dụng. - Tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp thông tin về trạng thái hiện tại của quy trình là hoàn toàn có thể. - Hiệu quả kinh tế cho cả người sử dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ, do đó có thể tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công.... 1.1.4. Khái niệm chất lượng dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 1.1.4.1. Khái niệm Dịch vụ công trực tuyến cấp huyện là những dịch vụ hành chính công cấp huyện được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực tuyến cấp huyện cũng có bốn mức cung cấp như các loại dịch vụ công trực tuyến khác. 1.1.4.2. Vai trò dịch vụ công trực tuyến cấp huyện Thứ nhất, giảm chi phí, thời gian đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân. Thứ hai, tránh được những tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền, hách dịch. 6
  9. Thứ ba, tăng tính công khai minh bạch của thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính. 1.2. Nội dung dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 1.2.1. Xây dựng pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện Để bắt đầu tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến việc đầu tiên là tạo hành lang pháp lý, ban hành các quy định, các quy tắc thực hiện trong đó điều quan trọng là lập ra kế hoạch, lộ trình thực hiện. Tạo lập hành lang pháp lý là nhiệm vụ mang tính bắt buộc đối với cơ quan quản lý cấp cao nhất là chính phủ, sau đó sẽ được triển khai thực hiện thông nhất và cụ thể về từng tỉnh thành. 1.2.2. Xác định các dịch vụ công có thể cung cấp trực tuyến - Mức độ cung cấp trực tuyến các dịch vụ công: Dịch vụ công có thể cung cấp trực tuyến ở mức độ toàn trình và từng phần. - Mức độ thường xuyên sử dụng các dịch vụ công: Thực tế cho thấy có rất nhiều thủ tục hành chính với số lượng hồ sơ ít, thậm chí không phát sinh hồ sơ trong một năm. - Nguồn lực và tính hiệu quả: Nguồn lực về tài chính luôn là yếu tố mà các nhà lãnh đạo phải cân nhắc kỹ trong quá trình lựa chọn các dịch vụ công để cung cấp trực tuyến. 1.2.3. Quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến Quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến được xây dựng ngay sau khi lựa chọn được các dịch vụ công phù hợp có thể cung cấp trực tuyến. Như vậy, các quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến chính là thời gian hồ sơ thủ tục hành chính được lưu chuyển từ lúc người dùng nộp hồ sơ, qua thời gian xử lý của các bộ phận, được phê duyệt và quay trở lại người sử dụng dưới dạng kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc thư phản hồi. 1.2.4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.2.4.1. Nguồn nhân lực - Chất lượng đội ngũ công chức trực tiếp giải quyết thủ TTHC: được xem là lực lượng am hiểu về quá trình giải quyết thủ tục hành chính: các khâu, các bước trong quy trình. 1.2.4.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ thông tin là những yếu tố về kỹ thuật. Bao gồm: máy móc, đường truyền dữ liệu, hệ thống phần mềm… nhằm đảm bảo cho quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến được liên tục, thông suốt, ổn định và tạo sự thuận lợi cho các đối tượng sử dụng. 1.2.4.3. Chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính cấp huyện Công tác rà soát và hoàn thiện Bộ thủ tục hành chính cấp huyện phải được diễn ra thường xuyên và liên tục, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo bộ thủ tục hành chính cấp huyện phù hợp với các quy định hiện hành cũng như những đặc thù tại địa phương và sẽ được áp dụng thống nhất tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. 7
  10. 1.2.5. Giới thiệu, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp Việc tuyên truyền được thực hiện qua nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin như: báo nói, báo đài, pano, mạng xã hội, truyền hình, tuyên truyền trực tiếp… và cần có sự tham gia nhiệt tình của các cơ quan thông tin đại chúng. Hoạt động tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Đảm bảo thông tin đến được với phần lớn người dân và doanh nghiệp tại địa phương. 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến Thứ nhất, người dân và doanh nghiệp trong quá trình sử dụng dịch vụ công trực tuyến gặp những khó khăn, bất tiện, phiền hà, phản ảnh lại với cơ quan nơi cung cấp dịch vụ.. Thứ hai, công chức trong quá trình hướng dẫn, giải quyết hồ sơ trên hệ thống phát hiện những thiếu sót cần chủ động đề xuất phương án sửa đổi, điều chính. 1.3. Hệ thống bộ chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ công trực tuyến 1.3.1. Nhóm chỉ số về công khai, minh bạch 1.3.2. Nhóm chỉ số về tiến bộ, kết quả giải quyết 1.3.3. Nhóm chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.3.4. Nhóm chỉ số về số hóa hồ sơ 1.3.5. Nhóm chỉ số về mức độ hài lòng 1.4. Các nhân tố tác động đến dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 1.4.1. Hạ tầng công nghệ thông tin 1.4.1.1. Hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng. Hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu: Được xem là bộ phận có vai trò như kho lưu trữ các dữ liệu, phần mềm thường là những máy tính với dung lượng lớn, có tốc độ xử lý cao. 1.4.1.2. Hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu là hệ thống tập hợp rất nhiều thông tin, tại liệu, hồ sơ được phân loại theo từng nội dung, lĩnh vực được lưu trữ dưới dạng số hóa trong hạ tầng thông tin tích hợp dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của nhiều người hay chạy nhiều chương trình ứng dụng cùng một lúc. 1.4.2. Môi trường pháp lý, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin Để hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng các dịch công trực tuyến diễn ra đúng trình tự quy định thì cần có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, các chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Đây là một hệ thống văn bản từ trung ương đến địa phương nhầm định hướng, hướng dẫn cho các bộ ngành, địa phương triển khai và thực hiện. 1.4.3. Trình độ tin học của công chức 8
  11. - Công chức lãnh đạo, quản lý: Cần có kỹ năng tin học cơ bản, nắm được cách thức vận hành, theo dõi các phần mềm liên quan đến quá trình giải quyết thủ tục hành chính. - Công chức trực tiếp tác nghiệp: Đây là lực lượng yêu cầu có trình độ tin học thành thạo. Nắm rõ và sử dụng thuần thục các phần mền liên quan đến quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC trực tuyến. 1.4.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội 1.4.4.1. Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật: Áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ nhờ đó mà rất nhiều mặt của đời sống xã hội có sự thay đổi theo hướng tích cực trong đó các cơ quan hành chính nhà nước cũng không nằm ngoài xu hướng này. 1.4.4.2. Thói quen của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các giao dịch trực tuyến: Quá trình thích nghi và tiếp cận của người dân và doanh nghiệp chưa cao, việc cung cấp dịch công trực tuyến phát xuất phát từ các cơ quan hành chính nhà nước, tiếp đến là mức độ sử dụng thường xuyên của người dân và doanh nghiệp, đây là hai yếu tố đi liền với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau. 1.5. Kinh nghiệm dịch vụ công trực tuyến một số địa phương trong nước và giá trị tham khảo cho huyện Cư M’gar 1.4.1. Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ công của thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ Ngoài việc trực tiếp tiếp nhận hồ sơ TTHC, các cán bộ, công chức của xã tích cực giới thiệu về dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn, hỗ trợ người dân tạo tài khoản trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh và các bước thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, đẩy mạnh truyên truyền về dịch vụ công trực tuyến đến 100% khu dân cư và người dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức, như: Thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở đến các khu dân cư; lồng ghép ở các hội nghị UBND thị trấn, sinh hoạt Chi bộ và ở hội nghị các khu dân cư để đông đảo người dân tiếp cận được thông tin, từng bước hình thành "công dân điện tử”. Để vận hành đồng bộ chính quyền điện tử từ cấp huyện đến cấp xã, điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Từ việc gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số đến quản lý, điều hành công việc trên môi trường mạng; sử dụng dịch vụ công trực tuyến… đều được UBND thị xã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và đưa vào đánh giá xếp loại các cơ quan, đơn vị hằng năm [47]. 1.4.2. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến tại quận Long Biên, Hà Nội Quận đã có nhiều mô hình mới sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTT mức độ 3, mức độ 4 như: phổ biến các DVCTT đang triển khai thông qua các cuộc họp, các hoạt động của tổ dân phố, khu dân cư, thông qua các buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương. Tuyên truyền thông 9
  12. qua các bảng quảng cáo lắp đặt trong thang máy tại các tòa nhà chung cư cao tầng cũng như cử cán bộ, thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ trực tiếp cho người dân sử dụng DVCTT. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, quận đã tiếp tục rà soát TTHC, xây dựng quy trình nội bộ đối với 100% các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của quận, phường; bảo đảm rõ thời gian, rõ các bước thực hiện, được cập nhật trên hệ thống phần mềm “một cửa” gắn với trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan. Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thân thiện, gần dân” với bộ tiêu chí bảo đảm công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC được thực hiện chính xác, công khai, minh bạch [48] Hội Phụ nữ quận Long Biên cũng đã tổ chức hội thi tuyên truyền DVCTT mức độ 3 và 4. Thông qua hội thi nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân về cách thức sử dụng DVCTT của thành phố, các dịch vụ thực hiện qua DVCTT, mức độ sử dụng, lệ phí, phí, thời hạn giải quyết, hồ sơ giải quyết… 1.5.3. Bài học rút ra cho huyện Cư M’gar Thứ nhất, lãnh đạo huyện phải có quyết tâm và tạo được sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và được sự đồng thuận của người dân, tổ chức, doanh nghiệp thì việc chuyển đổi mô hình xử lý, giải quyết công việc từ lề lối làm việc cũ sang quy chuẩn làm việc mới như cung cấp DVCTT hiện nay sẽ đạt được kết quả đề ra. Thứ hai, để triển khai đồng bộ hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến có hiệu quả phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã để tập trung và thống nhất việc giải quyết thủ tục hành chính. Thứ ba, phát triển hạ tầng CNTT-TT cần hiện đại. Đầu tư trang thiết bị ban đầu như: máy tính, máy quét để hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến. UBND huyện đầu tư xây dựng 100% Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, cơ bản các xã được trang bị đầy đủ các thiết bị như máy quét, máy tính hỗ trợ công dân nộp hồ sơ trực tuyến. Bốn là, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân; sự vào cuộc, tham gia của các cấp, các ngành, đặc biệt là Đoàn thanh niên các cấp phải thực sự tích cực, chủ động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến. Năm là, tập trung đào tạo, tập huấn và phát triển nhân lực không chỉ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật vận hành, quản trị các hệ thống thông tin, các công chức trực tiếp phục vụ người dân tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại mà còn cả người dân, doanh nghiệp. 10
  13. Sáu là, công tác kiểm tra, giám sát được duy trì từ Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể cũng như kiểm tra công vụ của các sở, ngành, đơn vị nhằm nhắc nhở, uốn nắn cũng như xử lý vi phạm trong đội ngữ cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 11
  14. Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về huyện Cư M’gar, Tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Cư M'gar là một huyện của tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp huyện Krông Búk, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn, phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Bắc giáp huyện Ea HLeo. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Cư M'gar là tên theo tiếng Êđê là cách gọi của bà con với ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, màu mỡ, có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh. 2.1.3. Về kinh tế - xã hội Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, đúng hướng, trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm gần 39,3% (giảm gần 11,5%); công nghiệp - xây dựng gần 21,8% (tăng hơn 3%); thương mại - dịch vụ hơn 38,9% (tăng gần 8,2%). Nông nghiệp phát triển theo hướng chất lượng cao, bền vững gắn với thị trường. 2.1.4. Về văn hóa Hiện tại, huyện đã xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở gồm 16 nhà văn hóa xã, 178/189 thôn, buôn, tổ dân phố có hội trường, nhà sinh hoạt cộng đồng và 53 bến nước. Toàn huyện có 47/70 thôn, buôn đồng bào DTTS có cồng chiêng, 560 nghệ nhân biết sử dụng cồng chiêng, 25 đội chiêng trẻ, 267 bộ chiêng. 2.1.5. Về đơn vị hành chính Huyện Cư M’gar có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 02 thị trấn, 15 xã: thị trấn Quảng Phú, thị trấn Ea Pôk, xã Cuôr Đăng, Ea Drơng, Cư Suê, Ea Mnang, Quảng Tiến, Cư M’gar, Ea Mdroh, Quảng Hiệp, Ea Kpam, Ea Tul, Cư Dliê Mnông, Ea Hđing, Ea Tar, Ea Kiết, Ea Kuêh. 2.3. Thực trạng tổ chức dịch vụ công trực tuyến tại huyện Cư M’gar 2.3.1. Ban hành các chính sách và lập kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 2.3.1.1. Ban hành các chính sách về phát triển dịch vụ công trực tuyến - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến theo Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 11/08/2017 của UBND tỉnh và Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh; 12
  15. - Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai CCHC theo Quyết định số 40/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 về ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị Nhà nước về thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; - Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện đồng bộ ở cấp huyện và 17/17 xã, thị trấn theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. - Thực hiện Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND, ngày 03/6/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế công bố, công khai TTHC trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cũng như theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC, Văn phòng đã niêm yết công khai tại trụ sở Bộ phận Một cửa theo đúng quy định. - Thực hiện Công văn số 3820/UBND-KGVX ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai thực hiện các đề xuất, kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Báo cáo số 27/BC-BTTTTT ngày 29/4/2021 về bổ sung bộ tiêu chí đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/Chính phủ điện tử. 2.3.1.2. Lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến Triển khai thực hiện Công văn số 775/VPCP-KSTT ngày 04/12/2019 của Văn phòng Chính phủ về danh mục văn bản điện tử không kèm bản giấy; triển khai rà soát đăng ký chứng thư số cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; Tổ chức tập huấn chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức cấp xã năm 2020. Báo cáo thông tin liên quan đến cơ sở dữ liệu tuyến đường để phục vụ triển khai chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020; Báo cáo đánh giá, tổng kết thi hành Luật giao dịch điện tử đến năm 2020; góp ý đối với dự thảo các Thông tư huớng dẫn chi tiết Nghị định 73/2019/NÐ-CP về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nuớc; góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tuớng phê duyệt Ðề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng giai đoạn 2021-2025; dự thảo Quyết dịnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của các cơ quan Ðảng, Nhà nuớc trên địa bàn tỉnh Ðắk Lắk. 2.3.2. Xác định các dịch vụ công có thể cung cấp trực tuyến Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 11/01/2021 về việc Ban hành Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2021, Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 14/01/2021 về việc ban hành Kế hoạch rà soát đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn huyện năm 2021. Theo đó, đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc rà soát, đánh giá TTHC theo danh mục được ban hành trong Kế hoạch; xác định rõ nhiệm vụ kiểm soát chặt các quy định TTHC, chủ động ra soát TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình, kịp thời tham mưu UBND huyện văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời (nếu có). 13
  16. 2.3.3. Các điều kiện cần thiết để thực hiện dịch vụ công trực tuyến 2.3.3.1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Trong những năm qua, UBND huyện đã và đang tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện. Góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức cấp xã. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do Trung tâm tổ chức cũng nhận được sự phản hồi tích cực và đánh giá cao của các cơ quan, đơn vị cử cán bộ theo học. 2.3.3.2. Về hạ tầng công nghệ thông tin và chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính cấp huyện: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện đã trang bị máy vi tính cho CBCCVC để thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết các máy tính đề có cấu hình tương đối, được cài đặt hệ điều hành Windows XP, Win 7, 10, Winvista và có đủ năng lực đê vận hành các phần mềm quản lý và kết nối mạng internet đạt 100%. 2.3.4. Giới thiệu dịch vụ công đến với công dân và các doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến Việc thông tin, tuyên truyền cũng chưa đủ, chưa có cơ chế khuyến khích người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các nền tảng số. Hạ tầng số dù được cải thiện, nhưng tốc độ mạng băng rộng cố định, di động vẫn ở mức trung bình khá, chưa tạo đột phá để phục vụ chuyển đối số quốc gia. Nhiều cơ sở dữ liệu chậm triển khai, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu hạn chế, vướng mắc, chưa hiệu quả… đã cản trở việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân. 2.3.5. Quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến Quy trình của hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến sẽ tương đồng với quy trình của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, cụ thể gồm 4 bước: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ: Đối với người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của huyện. CBCC tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện sẽ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của các hồ sơ. Khi hồ sơ đảm bảo đầy đủ và hợp lệ CBCC bộ phận một cửa của huyện sẽ thao tác trên hệ thống xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ, hẹn thời gian trả kết quả cho cá nhân và tổ chức. Bước 2: Chuyển hồ sơ: Sau khi hồ sơ được tiếp nhận theo quy định CBCC Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ chuyển hồ sơ cho các cơ quan chuyên môn của cấp huyện, để giải quyết và thao tác trên hệ thống xác nhận đã chuyển hồ sơ. Bước 3: Giải quyết hồ sơ: Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, CBCC cơ quan chuyên môn cấp huyện sẽ giải quyết hồ sơ theo quy định và trả kết quả giải quyết chậm nhất vào ngày hẹn trả kết quả cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp. 14
  17. Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ nhận kết quả giải quyết từ phòng chuyên môn và gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến cho cá nhân và tổ chức, đồng thời xác nhận trên hệ thống hồ sơ đã hoàn thành. 2.3.6. Theo dõi, kiểm tra và kiểm soát các vấn đề phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ công trực tuyến Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên qua hệ thống iGate; thành lập Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính nhà nước và công tác văn thư lưu trữ đối với 04 cơ quan chuyên môn (Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Lao động - TBXH; Phòng Kinh tế - Hạ tầng) và 07 xã, thị trấn (Thị trấn Quảng phú, xã Quảng Tiến, xã Ea Kuêh, xã Ea M’nang, xã Cư Suê, xã Cư Dliê M’nông, xã Ea Tar), sau khi kiểm tra thực tế, Đoàn đã ra thông báo kết luận kiểm tra, đồng thời yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo khắc phục các nội dung kiểm tra về Ủy ban nhân dân huyện để theo dõi và chỉ đạo. 2.4. Đánh giá về chất lượng dịch vụ công trực tuyến tại huyện Cư M’gar thời gian qua 2.4.1. Những kết quả đạt được Trước những khó khăn, những năm qua, lãnh đạo huyện đã có sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn huyện thông qua nhiều văn bản và các giải pháp khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính được chỉ đạo thực hiện trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 cũng như kế hoạch cải cách hành chính hàng năm. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cùng với tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã triển khai tích cực và đạt được những kết quả đáng kể. Thực hiện cài đặt hệ thống một cửa điện tử để triển khai đồng bộ tại các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện và xã, thị trấn; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các cơ quan, đơn vị; cập nhật toàn bộ thủ tục hành chính đưa lên hệ thống một cửa điện tử để công khai đến tổ chức, nhân dân, doanh nghiệp... Hiện nay, tổng các dịch vụ công trực tuyến của các phòng ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và xã, thị trấn gồm 294 bộ thủ tục, trong đó: 92 bộ thủ tục mức độ 2 (31,72%). 97 bộ thủ tục mức độ 3 (32,99%). 105 bộ thủ tục mức độ 4 (35,71%). - Năm 2017, có 2274 hồ sơ được nhập vào hệ thống một cửa điện tử, trong đó số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 2274 hồ sơ; mức độ 3: 0 hồ sơ (có 0 hồ sơ nhận trực tuyến) và mức độ 4: 0 hồ sơ (có 0 hồ sơ nhận trực tuyến). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn: 99,5%. Số lượng hồ sơ thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích là: 0 hồ sơ. - Năm 2018, có 27602 hồ sơ được nhập vào hệ thống một cửa điện tử, trong đó số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 24689 hồ sơ; mức độ 3: 2844 hồ sơ và mức độ 4: 69 hồ sơ (có 0 hồ sơ nhận trực 15
  18. tuyến). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn: 99,5%. Số lượng hồ sơ thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích là: 9 hồ sơ. - Năm 2019, có 23691 hồ sơ được nhập vào hệ thống một cửa điện tử, trong đó số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 15286 hồ sơ; mức độ 3: 8185 hồ sơ và mức độ 4: 220 hồ sơ (có 0 hồ sơ nhận trực tuyến). - Năm 2020, có 48141 hồ sơ được nhập vào hệ thống một cửa điện tử, trong đó số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 28888 hồ sơ; mức độ 3: 16280 hồ sơ và mức độ 4: 2955 hồ sơ (có 1 hồ sơ nhận trực tuyến). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn: 99,5%. - Năm 2021, có 61547 hồ sơ được nhập vào hệ thống một cửa điện tử, trong đó số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 43239 hồ sơ; mức độ 3: 1383 hồ sơ và mức độ 4: 7921 hồ sơ (có 37 hồ sơ nhận trực tuyến). - Năm 2022, tính đến ngày 6/10/2022 có 62053 hồ sơ được nhập vào hệ thống một cửa điện tử, trong đó số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 49992 hồ sơ; mức độ 3: 4860 hồ sơ và mức độ 4: 7197 hồ sơ (có 140 hồ sơ nhận trực tuyến). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn: 99,5%. 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công trực tuyến vẫn còn gặp một số tồn tại, vướng mắc như: Cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC chưa thường xuyên được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính cũng như nghiệp vụ rà soát thủ tục hành chính. Một số xã, thị trấn thực hiện việc niêm yết công khai các TTHC cho công dân biết chưa đầy đủ, chưa khoa học, chủ yếu là niêm yết các khoản thu phí và lệ phí; không mở sổ theo dõi việc tiếp nhận và trả hồ sơ theo quy định, vẫn còn trường hợp nhận hồ sơ tại cơ quan chuyên môn. Việc thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại huyện còn lúng túng. Người dân, doanh nghiệp chưa quan tâm thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, đa số hồ sơ được tiếp nhận ở mức độ 2; hồ sơ, thủ tục được tiếp nhận và giải quyết ở mức độ 3, mức độ 4 còn rất ít. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được người dân thực hiện TTHC trên môi trường điện tử còn rất thấp, không đạt tỷ lệ theo yêu cầu. Việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích đã được triển khai nhưng kết quả đạt thấp, tâm lý của người dân muốn chắc chắn nên chỉ nộp hồ sơ và nhận trực tiếp. 2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế Nguyên nhân chủ yếu là do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có quan tâm nhưng có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, chưa chủ động trong công tác vận động, tuyên truyền và hướng dẫn người 16
  19. dân, doanh nghiệp; thiếu kiên quyết trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trực tiếp vận hành, thực hiện dịch vụ công trực tuyến; chưa thật sự đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Người dân trên địa bàn huyện chủ yếu sinh sống khu vực nông thôn, miền núi chưa hình thành thói quen giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, chưa tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin nên thường lựa chọn cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa các cấp. Bên cạnh đó, việc mở tài khoản qua dịch vụ công yêu cầu phải có số điện thoại chính chủ, trong khi nhiều người dân sử dụng số điện thoại không chính chủ hoặc thông tin của nhà mạng không khớp với dữ liệu quốc gia dân cư khiến việc cấp tài khoản trên Cổng dịch vụ công gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền chưa tốt, thói quen sử dụng hồ sơ giấy, đến nộp hồ sơ trực tiếp của người dân vẫn phổ biến; người sử dụng còn e ngại vấn đề bảo mật thông tin; nhiều TTHC chưa đơn giản, tinh gọn. Quan trọng hơn, vẫn còn nhiều người dân chưa từng tiếp xúc công nghệ thông tin; khả năng sử dụng, cập nhật internet còn thấp; chưa kể, hệ thống mạng đôi khi trục trặc. 17
  20. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR – ĐẮK LẮK 3.1. Phương hướng nâng cao dịch vụ công trực tuyến tại huyện Cư M’gar Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC trên các phương tiện thông tin đại chúng, để nâng cao nhận thức trong cán bộ công chức, viên chức và sự phối hợp của nhân dân trong việc phối hợp thực hiện TTHC theo phương châm được phục vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phổ cập, sử dụng dịch vụ hành chính công và tăng cường trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính; cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác thông tin về các TTHC trên cổng/trang thông tin điện tử và trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và thường xuyên dưới nhiều hình thức cho tổ chức, cá nhân lựa chọn trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; cũng như việc nộp hồ sơ trực tuyến toàn trình. Rà soát, đánh giá DVCTT mức độ 3, mức độ 4 của các cơ quan đơn vị bảo đảm được vận hành ổn định, đúng quy trình và quy định của thủ tục hành chính. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC thuộc phạm vi phụ trách, xem đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong toàn bộ hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước ở huyện và ở xã, thị trấn. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến tại huyện Cư M’gar 3.2.1. Nâng cao trình độ tin học, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến 3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Ủy ban nhân dân huyện chủ động phát huy nội lực của huyện cũng như các đơn vị trên địa bàn cùng nhau phối hợp trong việc tham gia đầu tư trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Thường xuyên thông tin tuyên truyền, mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý từ đó giúp nâng cao nhận thức, trình độ ứng dụng CNTT trong hoạt động hành chính. Thường xuyên nâng cấp, bảo trì, bổ sung hệ thống máy tính, nhằm bảo đảm an toàn an ninh mạng ở các cấp. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2