intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đánh giá thực trạng giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 qua đó phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN VŨ THẮNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 02 NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Giảng viên hướng dẫn Luận văn: TS. Chu Thị Khánh Ly Phản biện 1: ........................................................................... ....................................................................... Phản biện 2: ........................................................................... ....................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng ……, Khu…… - Hội trường bảo vệ Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Học viên Hành chính Quốc gia. Số: 10 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh Thời gian: Vào hồi …... giờ…….. tháng …… năm 2023. Có thể tìm hiểu khóa luận tại Thư viện hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng là một trong những nội dung quan trọng việc quản lý hành chính nhà nước. Nhận thức vai trò đó, Đảng, Nhà nước luôn chú trọng, nhấn mạnh trong công tác của mình. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự ra đời của chuyển đổi số, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đòi hỏi nền hành chính nhà nước phải đó tập trung vào cải cách TTHC nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân, tổ chức công dân ngày một tốt hơn. Ở Việt Nam, công cuộc CCHC đã được thực hiện từ khá sớm và được đánh dấu rõ rệt bằng chương trình Tổng thể CCHC giai đoạn từ 2000 – 2020. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông cho ra đời trung tâm phục vụ hành chính công, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp tỉnh, cấp huyện với nhiều phương thức hoạt động mới mẻ, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến tích cực trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Việc giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa phương ngày càng nâng lên trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu… Tiếp theo, Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 07 năm 2021 về ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 xác định CCHC là một trong những đột phá phát triển đất nước. Trong đó xác định mục tiêu cải cách TTHC là tối ưu tối đa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; phát huy việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
  4. 2 trong giải quyết TTHC. Quan tâm đẩy mạnh việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, từng bước tiến tới cung ứng dịch vụ công không phân biệt địa giới hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nhân dân. Trong CCHC, hoạt động giải quyết TTHC trở thành một trong những nội dung quan trọng và được các cơ quan hành chính các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Giải quyết TTHC là tổng thể các bước được thực hiện xuyên suốt từ khi TTHC ra đời nhằm đảm bảo tính khả thi, đáp ứng các nguyên tắc đã quy định từ đó đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân. Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ- UBND ngày 07 tháng 04 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Ban hành kế hoạch thực hiện chương trình CCHC và giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC giai đoạn 2020 – 2025 xác định CCHC là mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025. Quyết định xác định nhiệm vụ và giải pháp trong công tác cải cách TTHC là tăng cường trách nhiệm người đứng đầu gắn kết quả thực hiện với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường thực hiện TTHC trên không gian mạng; công bố TTHC và quy trình nội bộ giải quyết TTHC của các cấp. Quận Tân Bình là địa phương có những kết quả nổi bật trong công tác CCHC nói chung và giải quyết TTHC nói riêng. Trong những năm gần đây, quận đã có nhiều mô hình, sáng kiến để nâng cao chất lượng giải quyết TTHC chú trọng đến việc cắt giảm thời gian giải quyết, cắt giảm các khâu thực hiện không cần thiết mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý. Theo báo cáo số 467/BC-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thì số
  5. 3 lượng TTHC được tiếp nhận tại Ủy ban nhân dân quận là 200 thủ tục; số lượng các cơ quan chuyên môn trực tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa là 10 đơn vị; kết quả tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại Ủy ban nhân dân quận đạt tỉ lệ 100%, không có hồ sơ trễ hạn. Tuy nhiên, việc giải quyết TTHC tại đây vẫn còn hạn chế do nhiều yếu tố tác động. Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, sự ra đời của chính phủ số sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực thông thạo, có năng lực đáp ứng với sự thay đổi và đòi hỏi sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện. Hiện nay, các TTHC vẫn còn nhiều thủ tục dàn trải nên đòi hỏi việc kết nối, liên thông hồ sơ cần chặt chẽ và thống nhất. CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng là công việc mang tính lâu dài, có tính thống nhất từ cấp Trung ương đến địa phương. Xuất phát từ những nội dung nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp dựa trên những định hướng nhằm nâng cao chất lượng giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình hiện nay và thời gian tới. Mong muốn rằng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp không những cho việc giải quyết TTHC tại quận Tân Bình nói riêng mà còn ứng dụng rộng rãi các lĩnh vực khác và trên các địa phương khác nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cải cách thủ tục TTHC nói chung và giải quyết TTHC nói riêng là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, cho đến nay các nội dung này đã được rất nhiều các học giả trong nước quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu một số công trình nghiên cứu sau đây:
  6. 4 - Một số công trình nghiên cứu là giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, tiêu biểu: Trần Minh Hương (2022) “Giáo trình Luật hành chính”, Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (1996) “Một số vấn đề về cải cách TTHC” Nxb Chính trị Quốc gia. Nguyễn Văn Thâm (2004) “Giáo trình TTHC”, Học viện Hành chính Quốc gia, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị La, Hoàng Thị Hoài Hương (2016), TTHC và cải cách TTHC trong bối cảnh hội nhập quốc tế, NXB ĐHQG, HN. - Một số công trình nghiên cứu là bài báo, tạp chí, tiêu biểu: Nguyễn Hoàng Anh (2022), “Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Quản lý nhà nước. Đặng Thị Thùy Dương, Hoàng Phú Hưng (2022), “Đẩy mạnh CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Công thương. Bài viết “Phát triển chính phủ điện tử đến chính phủ số nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Chu Thị Khánh Ly, Trần Thị Hương Huế đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản trị quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số - Chính sách chính phủ số: Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo trong quản trị số ở Việt Nam”), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông năm 2022. Bài viết “Opportunities and challenges of developing E- Government in Ho Chi Minh city, Proceedings of International conference: Governace In Digital transformation, (Cơ hội và thách thức phát triển Chính phủ điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu
  7. 5 hội thảo quốc tế: Quản trị trong chuyển đổi số” của tác giả Đặng Thị Thu Phương, Chu Thị Khánh Ly, NXB Chính Quốc gia, năm 2022. Dương Thị Tươi (2023), “Pháp luật về nền hành chính số ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí điện tử Lý luận Chính trị. - Một số công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ, tiêu biểu: Hoàng Thị Lan Anh (2019), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia. Đỗ Bá Bằng (2017), “Giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia. Nguyễn Thị Thanh Hà (2020), “Thực hiện pháp luật trong giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân phường, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc Gia. Nhìn chung các công trình đang tập trung giải quyết về công tác CCHC, kiểm soát TTHC, thực hiện TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC. Nhưng hiện nay chưa có đề tài nào liên quan đến hoạt động giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình trên sẽ là nền tảng tham khảo trong quá trình thực hiện khóa luận này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TTHC và giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, luận văn tiến hành đánh
  8. 6 giá thực trạng hoạt động giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TTHC và giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Đánh giá thực trạng giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 qua đó phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu các thủ tục trên 04 lĩnh vực là: lĩnh vực cấp phép xây dựng, lĩnh vực đất đai, lĩnh vực thành lập và hoạt động hộ kinh doanh, lĩnh vực cấp giấy An toàn vệ sinh thực phẩm. 4.2.2. Phạm vi về không gian Luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 4.2.3. Phạm vi về thời gian
  9. 7 Luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh gia đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu sẵn có Phương pháp này dựa trên cơ sở các tài liệu có sẵn, tác giả luận văn thực hiện tổng hợp, đối chiếu, phân tích, so sánh, đánh giá... qua đó giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn. Các nguồn tài liệu gồm: các công trình, đề tài, luận văn, luận án, sách, giáo trình; văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của nhà nước từ trung ương đến địa phương; Những tài liệu từ các báo cáo của các cơ quan chuyên môn giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình. 5.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra Thông qua khảo sát bằng phiếu khảo sát (100 phiếu) đối với cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình và các tổ chức, cá nhân đến giao dịch hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình (100 phiếu), lấy thông tin qua bảng câu hỏi, tổng hợp và đánh giá thông tin, từ đó có thể rút ra kết luận phục vụ cho yêu cầu của đề tài. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Thông qua việc trao đổi, đối thoại với cán bộ, công chức và tổ chức, người dân để khai thác thêm thông tin chi tiết, cụ thể để phục vụ cho nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
  10. 8 Thông qua việc điều tra sâu trong một khoảng thời gian dài, từ đó thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp như quan sát cá nhân, phỏng vấn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TTHC và giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. 6.2. Về thực tiễn Luận văn cung cấp thực trạng giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, làm rõ những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những bất cập hạn chế trong giải quyết TTHC chính tại Ủy ban nhân dân quận. Luận văn cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân Tân Bình, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục biểu đồ, danh mục sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Trong đó phần nội dung gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chương 2. Thực trạng giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
  11. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Thủ tục hành chính 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính TTHC là trình tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân. 1.1.2. Đặc điểm thủ tục hành chính (1) TTHC được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật TTHC – là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. (2) TTHC là các quy trình tiếp nhận, xử lý, trả kết quả mà hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải thực hiện. (3) TTHC rất đa dạng và phức tạp. Đầu tiên là do tính chất bao quát, thường xuyên sửa đổi, bổ sung của các văn bản quy phạm pháp luật mà việc nghiên cứu, ban hành các TTHC cũng đa dạng theo. (4) TTHC có tính linh hoạt hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật. 1.1.3. Phân loại thủ tục hành chính Một là; căn cứ theo mục đích của thủ tục, TTHC được chia thành thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục giải quyết các công việc cụ thể. Hai là, dựa vào tính chất công việc được tiến hành, TTHC được chia thành hai loại: TTHC nội bộ và TTHC liên hệ. 1.2. Giải quyết thủ tục hành chính 1.2.1. Khái niệm giải quyết thủ tục hành chính
  12. 10 Thuật ngữ giải quyết TTHC có thể hiểu là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, làm rõ bản chất, nội dung các vấn đề, vụ việc hành chính theo đúng trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy định và đưa ra các kết luận hoặc quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp. 1.2.2. Đặc điểm của giải quyết thủ tục hành chính Một là, giải quyết TTHC là việc tiến hành những hoạt động, những công việc nhất định do pháp luật quy định để làm rõ bản chất, nội dung của vấn đề, vụ việc, trên cơ sở đó cơ quan, người có thẩm quyền đưa ra các kết luận giải quyết một cách hợp pháp và hiệu quả. Hai là, chủ thể giải quyết TTHC là các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, được pháp luật quy định. Ba là, khách thể trong giải quyết TTHC được hiểu là các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Bốn là, giải quyết TTHC phải được công khai, minh bạch. 1.2.3. Nguyên tắc trong giải quyết thủ tục hành chính Một là, lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền. Hai là, việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất. Ba là, giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Bốn là, quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Năm là, không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật. Sáu là, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết TTHC theo quy định của pháp
  13. 11 luật. Bảy là, đảm bảo các thực hiện đúng quy định pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế có liên quan trong giải quyết TTHC mà nước Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. 1.3. Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.3.1. Khái quát chung về Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.3.1.1. Khái niệm Ủy ban nhân dân cấp huyện Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở huyện, chịu trách nhiệm trước Nhân dân trên địa bàn huyện, Hội đồng nhân dân cấp huyện và cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh. 1.3.1.2. Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp huyện Vị trí của Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở đơn vị huyện. Khi thực hiện chức năng chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan cấp trên là đang điều hành công việc quản lý tại huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện có vai trò thực thi Hiến pháp và pháp luật tại đơn vị huyện, triển khai thực hiện các nội dung mà nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan hành chính cấp trên giao cho. 1.3.2. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện Thẩm quyền giải quyết TTHC của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện: giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức
  14. 12 ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ giải quyết TTHC chuyên môn. 1.3.3. Đặc điểm giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (1) Chủ thể giải quyết TTHC là các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, được pháp luật quy định. (2) Khách thể trong giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện được hiểu là các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện. (3) Phạm vi giải quyết TTHC tại UBND cấp huyện là hồ sơ tất cả các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của UBND cấp huyện. (4) Hoạt động tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thực hiện thông qua Bộ phận Một cửa được đặt tại trụ sở UBND cấp huyện. (5) TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện và các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, tổ chức. 1.4. Nội dung giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp huyện 1.4.1. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp huyện Theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 4 năm 2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC thì quy trình giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: Bước 1: Hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ, bước 2: Tiếp nhận hồ sơ; bước 3: Phân công thụ lý hồ sơ; bước 4: Thẩm định, kiểm tra, đề xuất kết quả giải quyết
  15. 13 TTHC; bước 5: Xem xét, trình ký; bước 6: Ký duyệt; Bước 7: Phát hành văn thư; bước 8: Trả kết quả, lưu hồ sơ, thống kê và theo dõi. 1.4.2. Các lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.4.1.1. Lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng Vẫn còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng chưa quy định cụ thể và đảm bảo với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. 1.4.1.2. Lĩnh vực đất đai TTHC trên lĩnh vực đất đai rất phức tạp và đa dạng, gồm rất nhiều các thủ tục trên lĩnh vực đất đai, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan quản lý để cho ra kết quả nên thời hạn giải quyết TTHC về lĩnh vực đất đai là tương đối dài. 1.4.1.3. Lĩnh vực Thành lập và hoạt động của Hộ kinh doanh Quy trình và hồ sơ để đăng ký kinh doanh cho Hộ kinh doanh khá đơn giản và nhanh chóng. Điều này mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cá nhân Hộ kinh doanh, giúp cho hoạt động quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn.. 1.4.1.4. Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Quy trình cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được giải quyết trong thời gian dài và đòi hỏi nhiều hồ sơ chuyên ngành khác nhau tùy vào từng loại ngành thực phẩm kinh doanh. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng giải quyết TTHC tại UBND cấp huyện 1.5.1. Thể chế về thủ tục hành chính Thể chế về TTHC là hệ thống các văn bản quy định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, vừa là cơ sở pháp lý cho cơ quan hành chính các cấp triển khai thực hiện vừa là biện pháp chế tài đối với chính đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
  16. 14 1.5.2. Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại UBND cấp huyện Việc tổ chức chức Bộ phận Một cửa tại cấp huyện thì do UBND cấp huyện quyết định thành lập và trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện. 1.5.3. Năng lực của công chức Năng lực thực thi công vụ của công chức là việc vận dụng tất cả các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm và thái độ của công chức trong việc thực hiện công việc được giao trong môi trường, điều kiện xác định. 1.5.4. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn Để hoạt động này được chặt chẽ, UBND cấp huyện phải thiết lập và hoàn thiện quy chế phối hợp, trong đó xác định rõ nhiệm vụ gắn với trách nhiệm của các bên liên quan trong giải quyết TTHC. 1.5.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật Ủy ban nhân dân cấp huyện cần đảm bảo trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật và các thiết bị chuyên dụng, đáp ứng nhu cầu giải quyết TTHC mức độ 3,4 và phần mềm điện tử theo quy định. 1.5.6. Chế độ kiểm tra, giám sát Để thực hiện tốt công tác giám sát thì cần sự tham gia về phía người dân, doanh nghiệp thông qua đại diện của các hội đoàn thể, thông qua đại biểu HĐND các cấp. 1.5.7. Việc thực hiện Chính quyền số: Cá nhân, tổ chức có nhiều sự lựa chọn trong thực hiện các thủ tục với nhà nước như kênh trực tiếp tại Bộ phận Một cửa đặt tại trụ sở các đơn vị hành chính các cấp, qua dịch vụ bưu điện, qua cổng thông tin các cấp bộ, ngành và đang tiến đến là cổng thông tin quốc gia, giải quyết các TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
  17. 15 Chương 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TTHC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát chung về UBND quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội quận Tân Bình Quận Tân Bình thuộc khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh với phía Đông giáp Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 10; phía Bắc giáp Quận 12, Quận Gò Vấp; phía Tây giáp Quận Tân Phú; phía Nam giáp Quận 11. Quận có diện tích mới nhất là 22,38 km2, trong đó có sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2, dân số quận còn trên 430.559 ngàn người, gồm 15 đơn vị hành chính cấp phường. 2.1.2. Tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức UBND Tân Bình được tổ chức thành 12 phòng chuyên môn và mỗi phòng đều có chức năng thực hiện TTHC. 2.1.2.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân quận Tân Bình hoạt động theo Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và sửa đổi bổ sung năm 2019 và Nghị quyết 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2.3. Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại UBND quận Năm 2022, UBND quận đã ban hành Quyết định số 1274/QĐ- UBND ngày 27 tháng 4 năm 2022 về Ban hành Quy chế hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc quận Tân Bình.
  18. 16 2.1.3. Đặc điểm đội ngũ công chức Ủy ban nhân dân quận Tân Bình Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận có 199 cán bộ, công chức với trình độ chuyên môn như sau: 17 thạc sĩ, 179 đại học, 03 cao đẳng và 0 trung cấp. Qua số liệu thấy rằng tỉ lệ công chức có trình độ đào tạo từ đại học trở lên là rất cao tương ứng 98,49% là có bằng Đại học, tỉ lệ có bằng thạc sĩ là 8,54%. 2.2. Thực trạng giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Tổ chức khảo sát 2.2.1.1. Nội dung khảo sát Mức độ tuân thủ các quy trình giải quyết TTHC của cán bộ, công chức; mức độ tuân thủ các nguyên tắc giải quyết TTHC; việc công khai, niêm yết TTHC; mức độ phù hợp về chi phí giải quyết TTHC; trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức; mức độ hài lòng về hoạt động giải quyết TTHC - Thang đo sử dụng trong bảng hỏi ở các mức độ: + Rất không đáp ứng, không đáp ứng, đáp ứng 1 phần, đáp ứng, rất đáp ứng - Cách tính toán kết quả: Tính tỷ lệ %. 2.2.1.2. Đặc điểm đối tượng khảo sát a. Đặc điểm đối tượng khảo sát là cán bộ, công chức Về giới tính gồm 41 nam, 59 nữ; về độ tuổi: 11 từ 18 – 25 tuổi. 82 từ 26 – 40 tuổi, 17 từ 41 – 60 tuổi; về trình độ chuyên môn gồm: 3 cao đẳng, 84 đại học, 13 sau đại học; về thâm niên công tác: 25 từ 1 – 5 năm. 35 từ 5 -10 năm, 25 từ 10 – 15 năm. 15 trên 15 năm. b. Đặc điểm đối tượng khảo sát là người dân Vê giới tính: 42 nam, 58 nữ; về độ tuổi: 21 từ 18 – 25 tuổi,
  19. 17 44 từ 26 – 40 tuổi, 35 từ 41 – 60 tuổi. 2.2.2. Công tác chỉ đạo, điều hành 2.2.2.1. Xây dựng và ban hành văn bản về giải quyết TTHC: Hằng năm, UBND quận xây dựng, ban hành và tổ chức hội nghị quán triệt về công tác CCHC đầy đủ các văn bản. 2.2.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất đáp ứng theo quy định của Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị. 2.2.3. Thực hiện quy trình giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình. Hoạt động phối hợp giữa các cán bộ, công chức chuyên môn còn thiếu chủ động trong giải quyết TTHC; mang tâm lý e dè, sợ sai. Về phía người dân, cho rằng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND quận Tân Bình chưa phát huy hết hiệu quả so với quy định và mong muốn của cá nhân, tổ chức. 2.2.4 Các lĩnh vực giải quyết TTHC của một số lĩnh vực cụ thể tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình 2.2.4.1. Lĩnh vực cấp phép xây dựng Việc giải quyết hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính công ích đã tạo thuận lợi cho người dân nhưng vẫn còn tâm lý e ngại, sợ mất giấy tờ gốc khi sử dụng dịch vụ nên hiệu quả chưa cao. 2.2.4.2. Lĩnh vực đất đai Số lượng hồ sơ trong lĩnh vực đất đai như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại quận Tân Bình luôn ở mức rất lớn, chiếm lệ cao trong tổng hồ sơ giải quyết TTHC của đơn vị. 2.2.4.3. Lĩnh vực Thành lập và hoạt động của Hộ kinh doanh
  20. 18 Việc giải quyết TTHC trên lĩnh vực thành lập và hoạt động hộ kinh doanh tại UBND quận Tân Bình trong thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. 2.2.4.4. Lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm TTHC trên lĩnh vực an toàn vệ sinh tại UBND quận Tân Bình trong thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những kết quả đạt được (1) Về thể chế giải quyết TTHC: UBND quận đã kịp thời cập nhật, ban hành, triển khai thực hiện các quy định mới về giải quyết TTHC tại đơn vị. (2) Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC mang lại hiệu quả nhất định. (3) Hoạt động truyền thông về TTHC, hoạt động truyền thông được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. (4) Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có những chuyển biến tích cực, ngày càng được nâng cao. (5) Chế độ kiểm tra, giám sát: UBND quận đã tạo điều kiện thuận lợi để phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường sự giám sát thông qua khảo sát, đánh giá về mức độ hài lòng trong giải quyết TTHC đạt ở mức rất hài lòng cao. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế (1) Thể chế về giải quyết TTHC tại Ủy ban nhân dân quận vẫn chưa thống nhất, do tính thay đổi thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật từ cấp trên. (2) Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tồn tại một số bất cập trong quá trình triển khai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2