intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài luận văn "Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang" được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử; Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và người làm việc cho nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VĂN LÝ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2017
  2. Công trình nghiên cứu tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Kim Sơn Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Thủy Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Ngọc Lan Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia . Địa điểm: Phòng họp 211, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 10 - Đường 3/2 - Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 15 giờ 00, ngày 18 tháng 7 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Công chức cấp xã gồm 07 chức danh: Chỉ huy trưởng Quân sự; Trưởng Công an; Văn phòng – Thống kê; Tư pháp – Hộ tịch; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và môi trường (đối với xã); Văn hóa – Xã hội. Trong đó, công chức Văn phòng – Thống kê có vị trí quan trọng trong đội ngũ công chức cấp xã. Công chức VPTK đảm nhiệm, nhiệm vụ: Văn phòng HĐND & UBND, văn thư lưu trữ, thủ quỹ, thống kê, công tác thi đua khen thưởng, công tác nội vụ. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, đòi hỏi công chức VPTK phải có đủ năng lực theo quy định mới giúp hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã có hiệu lực, hiệu quả Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – thống kê cấp xã ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang là nhiệm vụ cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động hành chính, đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông mới, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đ p. Đáp ứng những tiêu chuẩn chức danh mới đối với công chức cấp xã trong giai đoạn tới. Nhiệm vụ được giao cho công chức VPTK nói chung rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, năng lực của đội ngũ công chức VPTK cả huyện còn nhiều bất cập. Đề tài luận văn “Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện Hòn Đất , tỉnh Kiên Giang”, nhằm góp phần hoàn thiên, nâng cao năng lực của công chức VPTK huyện Hòn đất để đáp ứng đòi hỏi của địa phương. 1
  4. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến năng lực công chức. Mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận theo những hướng khác nhau. Và đề cập nhiều về năng lực công chức nói chung. Chưa có công trình nào, kể cả của Tỉnh Kiên giang, nghiên cứu công chức VPTK cấp huyện của tỉnh Kiên Giang. Trong khi đó, công chức cấp xã nói chung và công chức VPTK cấp xã của tỉnh là chủ đề quan tâm của cả Bộ Nội vụ cũng như Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận chung về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, cũng như thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên giang, phải đưa ra được những đề xuất có thể nâng cao năng lực thực thi công việc của công chức cấp xã huyện Hòn Đất phù hợp với điều kiện của huyện Hòn Đất. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã. Thứ hai, khảo sát thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất , tỉnh Kiên Giang. Thứ ba, căn cứ kết quả khảo sát, tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát. Qua đó, làm rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân của điểm mạnh, điểm hạn chế đó trong năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang trong những năm qua. 2
  5. Thứ tư, trên cơ sở nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên giang. Phạm vi về thời gian: Thời gian 05 năm từ tháng 01/2011 đến ngày 31/12/2015 và dự kiến đề xuất giai đoạn 2016-2021 (theo nhiệm kỳ của chính quyền địa phương). Phạm vi khách thể: công chức Văn phòng – Thống kê của huyện Hòn Đất 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật trong vấn đề năng lực thực thi công vụ của công chức 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện bởi các phương pháp như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập. 3
  6. Về phương pháp điều tra xã hội học. Tác giả thực hiện điều tra xã hội học thông qua điều tra chọn mẫu bằngcách phát phiếu bảng hỏi với 3 mẫu phiếu: Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê các số liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần chính của luận văn khoa học được kết cấu thành 3 chương, trong đó: Chương 1. Lý luận chung về năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã. Chương 2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất , tỉnh Kiên Giang. Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 4
  7. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ 1.1. Công chức cấp xã và công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã 1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã và công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã Nhiều cách quy định về cụm từ công chức. Theo pháp luật hiện hành, Luật cán bộ, công chức quy định “... Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” Theo nghị định của Chính phủ, quy định công chức cấp xã gồm các chức danh sau: Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là một trong những chức danh chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý và sử dụng, có đặc điểm riêng và được hiểu như sau: Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là những công dân được tuyển dụng vào làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều hành các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện đúng các nhiệm vụ theo pháp luật quy định. 1.1.2. Đặc điểmcông chứcVăn phòng – Thống kê cấp xã - Công chức VPTK hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. - Công chức VPTK chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của nhiều cơ quan chuyên môn cấp huyện. - Công chức VPTK thực ra là hai nhóm công việc khá độc lập: 5
  8. văn phòng và thống kê. - Công chức Văn phòng – Thống kê thường xuyên có sự thay đổi hơn so với công chức khác ở xã. - Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã thuộc bộ phận gắn chặt với hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là đầu mối của nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn 1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã Có mối quan hệ rộng - Mối quan hệ đối với Ủy ban cấp xã; - Mối quan hệ với Hội đồng nhân dâncấp xã - Mối quan hệ với các công chức khác thuộc Ủy ban nhân dân; - Mối quan hệ với các trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản - Mối quan hệ với các tổ chức quần chúngvà nhân dân - Mối quan hệ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã 1.2.1. Quan niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ 1.2.1.1. Quan niệm về năng lực cá nhân Cần phân biệt năng lực cá nhân nói chung và năng lực có hay không có của họ đáp ứng yêu cầu thực thi công việc hay không. 6
  9. Năng lực cá nhân (không gắn với công việc cụ thể) được mô tả ở Sơ đồ 1.1. 1.2.1.2. Yêu cầu đòi hỏi cần có để đảm nhận công việc cụ thể Yêu cầu đòi hỏi cần có để làm được một công việc cụ thể thường được mô tả trong bản mô tả công việc Sơ đồ 1.2. Mỗi một loại công việc có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau về năng lực – gọi chung là năng lực thực thi công việc 7
  10. 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa năng lực cá nhân (để nhận việc) và yêu cầu đòi hỏi đối với công việc Để xác định năng lực thực thi công việc được giao phải kết hợp được hai yếu tố: Một là, yêu cầu, đòi hỏi đối với công việc được giao trên ba khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và cách thức ứng xử. Hai là,sự phù hợp năng lực cá nhân với yêu cầu, đòi hỏi để thực thi công việc cụ thể được giao. Khi đó người đó có đủ năng lực thực thi công việc. Nhà quản lý khi phân công, bố trí công việc luôn phải quan tâm chú ý về năng lực thực thi công việc để bố trí đúng người đúng việc. Đây cũng chính là cơ sở để khảo sát, đánh giá liệu một cá nhân (công chức Văn phòng -Thống kê) có đủ năng lực đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu đối với công việc được giao (năng lực thực thi công việc). Việc quản lý nhân sự và phân công bố trí công việc là hướng đến đạt được mục tiêu như mô tả ở Sơ đồ 1.3. 8
  11. Trên cơ sở định nghĩa trên, đề tài luận văn định nghĩa năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã như sau: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là khả năng sử dụng tổng hợp các yếu tố như: Kiến thức, kỹ năng và cách ứng xử, giao tiếp, quan hệ với các bên có liên quan để làm công việc được giao, xử lý tình huống và để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 1.2.2. Nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã theo quy định của pháp luật Theo quy định của pháp luật, công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Với 13 nhóm nhiệm vụ trên, đòi hỏi công chức VPTK phải có năng lực khác toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Do đó, khi ban hành chương trình bồi dưỡng cũng chứa đựng nhiều nội dung mà các công chức cấp xã khác không phải học. 1.2.3. Yêu cầu, đòi hỏi hay Tiêu chuẩn, đối với công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã theo quy định của pháp luật. 1.2.3.1.Yêu cầu -Tiêu chuẩn chung 1.2.3.2.Tiêu chuẩn cụ thể 1.2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã - Tiêu chí 1: Kiến thức của công chức Văn phòng – Thống kê - Tiêu chí 2: Kỹ năng nghề nghiệp của công chức Văn phòng – Thống kê. 9
  12. - Tiêu chí 3: Thái độ làm việc của công chức Văn phòng – Thống kê. - Tiêu chí 4: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của công chức Văn phòng – Thống kê. - Tiêu chí 5: Mức độ hài lòng của dân với dịch vụ mà công chức nói chung và công chức văn phòng – thống kê cung cấp. Để đánh giá đúng cấpđộ năng lực của công chức nói chung và công chức văn phòng – thống kê cấp xã, tác giả sử dụng phương pháp khai thác số liệu thống kê; điều tra xã hội học thông qua ý kiến của cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn huyện Hòn Đất. 1.2.5. Đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn quy định 1.2.5.1. Kiến thức của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã cần phải có để có thể hoàn thành công việc được giao. - Về trình độ văn hóa; - Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; - Về trình độ lý luận chính trị; - Về trình độ quản lý hành chính nhà nước; - Về trình độ tin học văn phòng. 1.2.5.2. Kỹ năng nghề nghiệp; Từ quy định chung về chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã nói chung và công chức VPTK nói riêng, một số nhóm kỹ năng sau đòi hỏi phải có: 1) Kỹ năng lập kế hoạch công tác; 2) Kỹ năng phối hợp trong công tác; 3) Kỹ năng soạn thảo văn bản; 4) Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; 5) Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin; 6) Kỹ năng phân tích và giải quyết công việc; 10
  13. 7) Kỹ năng đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao; 8) Kỹ năng ứng dụng tin học. 1.2.5.3. Thái độ của công chức Văn phòng – thống cấp xã trong thực thi công vụ. 1.2.6. Đánh giá năng lực công chức văn phòng – thống kê cấp xã nói riêng và công chức nói chung thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; - Không hoàn thành nhiệm vụ. 1.2.7. Đánh giá năng lực thông qua ý kiến về mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ mà công chức văn phòng – thống kê cấp xã cung cấp. Đây sẽ là cách đánh giá quan trọng cần phải chú ý. Và cách đánh giá này sẽ khắc phục hai phương pháp đánh giá trên khi chủ yếu từ bên trong nội bộ cơ quan nhà nước đánh giá “lẫn nhau, dĩ hòa vi quý”. Tóm lại: để đánh giá toàn diện liệu một công chức làm việc cho nhà nước nói chung và công chức VPTK có hay không có năng lực, cần tổng hợp cả ba hình thức đánh giá với ba nhóm tiêu chí trên có thể kết luận. Nếu cả ba nhóm tiêu chí đó đạt theo tiêu chuẩn quy định, mới kết luận công chức VPTK cấp xã nói riêng và công chức nói chung có năng lực. 11
  14. Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG THỐNG KÊ CẤP XÃ Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình huyện Hòn đất, tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số. 2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên. 2.1.1.2.Dân số. 2.1.2 Kinh tế - xã hội. 2.1.3.Đơn vị hành chính cấp xã Toàn huyện Hòn Đất có 14 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 2 nhóm: Xã 12 đơn vị; Thị trấn: 2 đơn vị. Văn bản pháp luật nhà nước không phân biệt công chức VPTK thuộc xã hay thị trấn, khác với nhóm công chức địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường. 2.2. Đánh giá thực trạng năng lực công chức văn phòng – thống kê cấp xã huyện Hòn Đất theo tiêu chí do pháp luật quy định 2.2.1.Tổng quan về công chức văn phòng – thống kê cấp xã Huyện Hòn đất Số lượng: Công chức văn phòng– thống kê: 38 người. Bình quân mỗi đơn vị hành chính cấp xã của huyện có 2,7 người. Nếu so sánh chung với cả tỉnh Kiên giang và cả nước, Hòn Đất có số lượng bình quân công chức VPTK cao hơn nhiều so với bình quân của Kiên giang cũng như bình quân cả nước. Phân tích số liệu thống kê về trình độ văn hóa, chuyên môn của công chức VPTK huyện Hòn Đất cho thấy Trình độ văn hóa: 100% trung học phổ thông; 12
  15. Trình độ chuyên môn: 100% có trình độ trung cấp trở lên; Trình độ lý luận: Không quy định; Trình độ tin học: 84% đạt mức quy định (chứng chỉ A trở lên) Theo tiêu chí lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước: theo số liệu thống kê, không có thống kê tham gia bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước (bảng 2.2.) Trình độ tin học được coi như tiêu chí bắt buộc với tiêu chuẩn trình độ A trở lên Từ kết quả thống kê của cơ quan quản lý công chức cấp xã của Huyện Hòn Đất, căn cứ vào quy định của văn bản pháp luật nhà nước về tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã nói chung, công chức cấp xã nói chung và công chức VPTK Huyện Hòn đất đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định 2.2.2. Đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chứcVăn phòng – Thống kê cấp xã qua khảo sát 2.2.2.1. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã qua kết quả thực thi nhiệm vụ từ cán bộ cấp xã và từ người dân Qua kết quả phân tích trình độ chuyên môn của công chức VPTK cấp xã dựa trên số liệu tổng hợp hàng năm của Phòng Nội vụ Huyện Hòn Đất là rất tích cực. Để có sự nhìn nhận khách quan hơn về trình độ chuyên môn của công chức VPTK cấp xã có đáp ứng yêu cầu công việc hay không, tác giả tiến hành khảo sát sự đánh giá của các chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã và người dân. Cả dân và cán bộ cấp xã đều có ý kiến về mức độ đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao của công chức văn phòng – thống kê. Tỷ lệ khá cao: trên 70%; Trong khi đó tỷ lệ có ý kiến không đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ 13
  16. thấp: tỷ lệ 10%. 2.2.2.2. Kết quả khảo sát về đáp ứng thực thi công vụ từ ý kiến của công chức và công chức văn phòng – thống kê Phiếu khảo sát được phát cho công chức cấp xã và công chức văn phòng – thống kê cũng được hỏi týõng tự nhý ðối với ngýời dân và cán bộ cấp xã. Từ kết quả cho thấy bản thân công chức cấp xã trả lời khiêm tốn hơn về hoàn thành tốt nhiệm vụ (65%), nhưng lại không ai tự đánh giá là không đáp ứng được đòi hỏi của công việc được giao. Có thể nhận thấy, cán bộ cấp xã và dân có thể chủ quan hơn khi đánh giá đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao của công chức văn phòng – thống kê cấp xã của huyện Hòn Đất. Nhưng cũng mạnh dạn cho ý kiến nhận xét đánh giá về mức độ không đáp ứng (10%). Trong khi tự chủ quan đánh giá, công chức cấp xã (bao gồm cả công chức văn phòng – thống kê cấp xã) không cho ý kiến về không đáp ứng nhiệm vụ được giao. 2.2.2.3. Đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng cụ thể của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã do bản thân công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã tự đánh giá. Từ kết quả chỉ ra rằng, công chức văn phòng – thống kê cấp xã mức độ tự tin về thành thạo các nhóm kỹ năng trên hạn chế. Nhóm tin học được đánh giá là thành thạo cao nhất. Đây cũng có thể là vì công chức văn phòng – thống kê cấp xã thường xuyên phải sử dụng công cụ tin học để làm việc. 2.2.2.4. Kết quả khảo sát thực trạng thái độ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trong thực thi công vụ. Từ khảo sát ý kiến đánh giá của Lãnh đạo Đảng ủy, UBND cấp xã và cơ quan ở huyện và người dân về thái độ phục vụ của công 14
  17. chức Văn phòng – Thống kê cấp xã, kết quả khảo sát cho thấy: - Nhóm cán bộ xã có ý kiến tích cực đối với hành vi, thái độ của công chức văn phòng – thống kê cấp xã. Không có cán bộ cấp xã nào cho ý kiến về sự không chấp nhận được về hành vi, thái độ của công chức văn phòng – thống kê. Mức độ đánh giá tốt rất cao (71%); - Người dân có ý kiến khác với cán bộ cấp xã khi đánh giá thái độ, hành vi của công chức văn phòng – thống kê. Có đến 14,5% người không chấp nhận thái độ làm việc của công chức văn phòng – thống kê. Mức độ đánh giá tốt tỷ lệ thấp hơn so với cán bộ cấp xã. 2.3. Nhận xét, đánh giá tổng hợp về năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, Kiên Giang giai đoạn 2011-2016 2.3.1. Những điểm mạnh. Một là, cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã cho thấy có sự kế thừa giữa các thế hệ và đã được trẻ hóa, nhất là tỷ lệ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trong độ tuổi từ 45 trở xuống chiếm tỷ lệ gần 100%. Hai là, 100%công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệplà từ trung cấp trở lên, đặc biệt trong đó có tới 22 người có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 58%; Phần lớp công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã đáp ứng yêu cầu về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị và trình độ tin học. Ba là, phần lớp công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã khẳng định họ thành thạo các kỹ năng trong thực thi công vụ. Bốn là, công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã có tinh thần trách nhiệm cao và thái độ phục vụ tận tình, chu đáo. Năm là, trong các năm (2011 đến 2016)hầu hết công chức Văn phòng – Thống kê đều được đánh giá là hoàn thành tốt và hoàn thành 15
  18. xuất sắc nhiệm vụ Không có công chức văn phòng – thống kê nào bị xếp hạng không hoàn thành nhiệm vụ; 2.3.2. Những điểm hạn chế. Một là, việc bố trí số lượng công chức Văn phòng – Thống kê chưa đảm bảo theo đúng số biên chế được giao; trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và việc vận dụng kiến thức được đào tạo trong thực thi công vụ còn nhiều hạn chế. Hai là, kỹ năngtrong việc thực thi công vụ chưa được thực hiện thành thạo, chưa tương xứng với kiến thức và chuyên môn được đào tạo. Ba là, về ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng còn nhiều hạn chế. Bốn là, đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở huyện Hòn đất còn trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác văn phòng – thống kê . Năm là, thái độ trong thực thi công vụ và cách ứng xử, giao tiếp còn nhiều hạn chế. Sáu là, kết quả đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ hằng năm còn mang tính chủ quan, cảm tính, chạy theo chỉ tiêu đề ra và chưa có các tiêu chí đánh giá, xếp loại rõ ràng, cụ thể. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, việc quy định ngành, chuyên ngành để tuyển dụng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã chưa hợp lý; việc hoàn thiện các tiêu chuẩn công chức sau tuyển dụng chưa được thực hiện kịp thờivà việc bố trí, sắp xếp nhân sự làm công chức Văn phòng – Thống kê chưa căn cứ vào nhu cầu công việc, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. 16
  19. Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc đối với đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức và chưa đạt hiệu quả; công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã chưa chủ động, tích cực trong việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Ba là, Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã chưa được tạo cơ hội thăng tiến trong công việc. Bốn là, chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên cơ sở chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, thái độ làm việc và kết quả hoàn thành công việc cụ thể. Năm là, điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất để công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã làm việc chưa đầy đủ và đồng bộ. Tiểu kết chương 2 Đã chỉ ra những ưu điểm hạn chế về năng lực của công chức VPTK của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hòn Đất trên cơ sở áp dụng các phương pháp khác nhau, trong đó chú ý đến phương pháp khảo sát ý kiến của các cán bộ, công chức và người dân. Luận văn cũng chỉ ra 5 nhóm nguyên nhân hạn chế về năng lực của công chức VPTK của các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Hòn đất để làm cơ sở khắc phục 17
  20. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ Ở HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ là cơ sở nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung, và công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở Huyện Hòn Đất. Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 5 ngày 18 tháng 3 năm 2002 (Khóa IX); Kết luận số 37-KL/TW của Ban cháp hành trung ương (Khóa X) và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục xác định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”. Nghị quyết của Chính phủ cũng khẳng định:“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” . 3.2. Những định hướng của tỉnh Kiên giang và Huyện Hòn Đất trong việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung và công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã nói riêng Tỉnh Kiên Giang là tỉnh có công chức cấp xã nói chung theo tiêu chí của Bộ Nội vụ thấp hơn so với mức trung bình cả nước. Chính vì vậy, nâng cao năng lực công chức cấp xã của Kiên giang đáp ứng mức trung bình chung của cả nước được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên giang quan tâm. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2