intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm đưa ra những quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng nói chung và văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội nói riêng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………………/…………. ……/…... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÍ THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Huy Tùng Phản biện 1: …………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. Phản biện 2: …………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ……, Nhà ….. – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi ……. giờ …… tháng ….. năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG 1.1. Một số vấn đề chung về công chứng và văn phòng công chứng 1.1.1. Khái niệm công chứng và văn phòng công chứng 1.1.2. Đặc điểm của văn phòng công chứng 1.1.3. Vị trí, vai trò của văn phòng công chứng 1.2. Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng ở Việt Nam 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 1.2.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1. Một số đặc điểm tình hình địa bàn Hà Nội ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 2.1.1. Tình hình địa lý, dân cư trên địa bàn thành phố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 2.1.3. Trình độ văn hóa, dân trí trên địa bàn thành phố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội 2
  4. 2.2.1. Thực trạng tổ chức của các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội 2.2.2. Thực trạng hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội 2.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng 2.3.2. Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng 2.3.3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về hoạt động công chứng của văn phòng công chứng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền 2.3.4. Số lượng, chất lượng, bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên 2.4. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội 2.4.1. Nguyên nhân của những thành tựu của quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội 2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế của quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG 3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 3.2.1. Đối với văn phòng công chứng 3
  5. 3.2.2. Đối với công chứng viên 3.2.3. Đối với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có liên quan đến hoạt động công chứng 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội KẾT LUẬN 4
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn - Hoạt động công chứng đã tạo ra các bằng chứng, sự an toàn pháp lí cần thiết cho các hợp đồng và các giao dịch dân sự khác, thúc đẩy sự hợp tác giao lưu kinh tế, thương mại, góp phần vào việc phòng ngừa các tranh chấp, vi phạm pháp luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng được nhu cầu công chứng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường. - Trong quá trình hoạt động, thực tế đã chỉ ra rằng các văn phòng công chứng, một mặt, đem lại sự tiện lợi cho người dân trong tiếp cận dịch vụ công chứng, mặt khác, đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, thậm chí có nhiều sai phạm trong hoạt động trong thời gian gần đây. - Với số lượng ngày càng tăng, các văn phòng công chứng cũng bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình hoạt động, đòi hỏi sự quản lý của nhà nước. - Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung của cả nước về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và cũng là nơi diễn ra nhiều giao dịch cần đến hoạt động công chứng, do đó, tác giả đã chọn thành phố Hà Nội là địa bàn nghiên cứu cho luận văn. Với các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội” cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội, từ khía cạnh quản lý công, 5
  7. tác giả đưa ra những quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng nói chung và văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội nói riêng. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận, pháp lý về công chứng, tổ chức hành nghề công chứng (trong đó bao gồm các văn phòng công chứng) và quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội và công tác quản lý của nhà nước đối với các tổ chức này, chỉ ra các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân. Ba là, từ việc làm rõ lý luận, phân tích thực trạng, luận văn đưa ra quan điểm, giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng nói chung và văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian từ 2014 năm trở lại đây, kể từ khi Luật công chứng 2014 có hiệu lực. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu. 6
  8. - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp lịch sử, tư duy logic, phương pháp quy nạp, diễn giải. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận, pháp lý về quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng, đồng thời là cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trong điều kiện hiện nay. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Thứ nhất, đánh giá dựa trên tổng kết kết quả hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực tiễn quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức này. Thứ hai, đưa ra các quan điểm, giải pháp có tính khoa học góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát triển hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Thứ ba, sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn như một trong những nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 7
  9. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG 1.1. Một số vấn đề chung về công chứng và văn phòng công chứng 1.1.1. Khái niệm công chứng và văn phòng công chứng Có rất nhiều khái niệm về công chứng trên thế giới và Việt Nam qua các thời kỳ, tuy nhiên, có thể hiểu, công chứng là một hoạt động bổ trợ tư pháp, là việc công chứng viên (chủ thể có thẩm quyền) theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo quy định của pháp luật, thực hiện chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng nhằm tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, giúp việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi và góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh (Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014). 1.1.2. Đặc điểm của văn phòng công chứng - Văn phòng công chứng là tổ chức hành nghề công chứng tồn tại dưới hình thức công ty hợp danh, các công chứng viên hợp danh có quyền ngang nhau trong quản lý và điều hành văn phòng công chứng và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh.. 8
  10. - Người đại diện pháp luật của văn phòng công chứng là Trưởng văn phòng công chứng. - Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng. - Văn phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trên cơ sở hồ sơ đề nghị thành lập do các công chứng viên sáng lập nộp. - Hình thức thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng: (1) theo nguyện vọng cá nhân; (2) sự chấp thuận của tất cả các công chứng viên hợp danh còn lại của Văn phòng. - Nội dung hợp nhất, sáp nhập của Văn phòng công chứng có nhiều điểm tương đồng với các quy định về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp quy định tại Luật doanh nghiệp - Hoạt động của Văn phòng công chứng vừa mang tính công quyền vừa mang tích chất dịch vụ công. - Văn phòng công chứng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. 1.1.3. Vị trí, vai trò của văn phòng công chứng - Văn phòng công chứng xác thực nhân thân và tư cách pháp nhân của các bên giao dịch - Văn phòng công chứng là nơi thực hiện hoạt động bảo đảm giá trị pháp lý của hợp đồng, bản dịch, bản sao trong giao kết hợp đồng, giao dịch. - Công chứng là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa sự gian lận, lừa đảo trong quan hệ và sự bội tín trong thực hiện hợp đồng. 9
  11. - Văn bản được công chứng có giá trị chứng cứ, được sử dụng như căn cứ pháp lý để giải quyết đúng đắn các tranh chấp. - Hoạt động công chứng đóng góp thiết thực vào việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. 1.2. Quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng ở Việt Nam 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng Quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng là hoạt động của Nhà nước (chủ thể quản lý) thông qua các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ; Ủy ban Nhân dân các cấp; Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; …. và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật) và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, sử dụng các biện pháp, công cụ quản lý (quy định luật thủ tục và quy định luật nội dung) nhằm tổ chức, điều hành, tác động vào văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng (đối tượng quản lý) trong việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng, đảm bảo cho hoạt động công chứng diễn ra đúng khuôn khổ pháp luật, theo định hướng, mục tiêu của nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, đảm bảo sự quản lý thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương đối với các văn phòng công chứng. 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng – Quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. 10
  12. – Quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng là một hoạt động mang tính chấp hành - điều hành. – Quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng là một hoạt động có tính liên tục, liên kết chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. – Bộ máy hành chính nhà nước là cơ quan có thẩm quyền và thực hiện công tác quản lý đối với văn phòng công chứng, luôn có cơ chế phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý. 1.2.1.3. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng - Thẩm quyền của Chính phủ: là chủ thể mang tính đại diện cao nhất, điều hành ở tầm vĩ mô bằng các chính sách, pháp luật, không trực tiếp thực hiện các quyền cụ thể mà giao Bộ Tư pháp thực hiện. - Thẩm quyền của Bộ Tư pháp: là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. - Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương. - Thẩm quyền của Sở Tư pháp: Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về công chứng. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng - Xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng là cơ sở pháp lý để quản lý tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng; - Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng; 11
  13. - Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về hoạt động công chứng của văn phòng công chứng, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền; - Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công chứng và công chứng viên. 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng - Tạo khuôn khổ pháp lý cho quá trình tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng - Đảm bảo giá trị pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, giúp bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức. - Góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng - Đường lối của Đảng, thể chế chính trị, chính sách, pháp luật - Điều kiện kinh tế - xã hội - Số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và công chứng viên - Trình độ văn hóa và nhận thức pháp luật của cán bộ quản lý nhà nước về công chứng và người dân - Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng - Hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (Hội Công chứng viên) - Sự tham gia và ủng hộ của người dân trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước 12
  14. - Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công chứng Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1. Một số đặc điểm tình hình địa bàn Hà Nội ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng 2.1.1. Địa lý, dân cư Hà Nội ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên khoảng 3.345 km2; dân số khoảng 8,5 triệu người (tính đến năm 2023); gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận (12 Quận, 17 Huyện, 1 Thị xã), 577 đơn vị hành chính cấp xã/ phường/ thị trấn1. Căn cứ vào những quy định về tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng và căn cứ tình hình thực tiễn tại địa bàn (diện tích, điều kiện địa lý, hệ thống hạ tầng giao thông, số lượng dân cư và sự phân bố dân cư), thành phố Hà Nội đã tiến hành quy hoạch tổng thể các tổ chức hành nghề công chứng. Trên toàn địa bàn hiện có 122 tổ chức hành nghề công chứng (10 phòng công chứng và 112 văn phòng công chứng) với 422 công chứng viên. Với sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng 1 Xem thông tin tai website của Sở thông tin - Truyền thông – UBND thành phố Hà Nội: https://hanoi.gov.vn/diachihanoi/- /hn/RtLibd2X8kEn/1001/124742/gioi-thieu-tong-quan-va-khai-quat-ve-ia- li-thanh-pho-ha-noi.html 13
  15. trải đều trên các địa bàn, việc công chứng của tổ chức, công dân được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn. 2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng Với vị trí địa lý là thủ đô của quốc gia, sự giao lưu dân sự, kinh tế thương mại cả trong và ngoài nước rất phát triển, có thể thấy nhu cầu công chứng của các cá nhân và tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất lớn và không ngừng gia tăng về số lượng, phạm vi, tính chất, đối tượng giao dịch.... Sự gia tăng về số lượng của các văn phòng công chứng tại Hà Nội cũng như các hoạt động công chứng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các hoạt động giao dịch kinh tế, dân sự của người dân và các tổ chức, ngược lại, hoạt động công chứng trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vào năm 2007, cả nước chỉ có 131 Phòng công chứng với 393 công chứng viên; đến năm 2013, cả nước đã có 625 tổ chức hành nghề công chứng với 1.505 công chứng viên, trong đó gồm 138 Phòng công chứng và 487 Văn phòng công chứng đã xuất hiện; đến hết năm 2022, số lượng tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước là 1.295 (gồm 120 Phòng công chứng và 1.175 Văn phòng công chứng) với 3.011 công chứng viên và tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều có văn phòng công chứng phân bổ. Tính riêng tại thành phố Hà Nội, số tổ chức hành nghề công chứng là 122 tổ chức (gồm 10 Phòng công chứng và 112 Văn phòng công chứng) với số lượng công chứng viên là 422 người, gần tương đương số lượng tổ chức hành nghề công chứng của 14
  16. cả nước vào 15 năm trước, lớn hơn số lượng công chứng viên của cả nước tại thời điểm 15 năm trước. 2.1.3. Trình độ văn hóa, dân trí ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng Dân trí chính là ý thức của công dân về quyền và trách nhiệm của mình do đó, nâng cao dân trí đồng nghĩa với việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về quyền con người và quyền công dân, tự do dân chủ, mức độ quan tâm và trách nhiệm của người dân đối với các vấn đề xã hội. Với vị thế là thành phố đông dân thứ hai cả nước (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh), Hà Nội có 49% người dân sống ở thành thị và 51% sống ở nông thôn, với tỉ lệ giáo dục phổ thông cao nhất cả nước, tỷ lệ biết chữ ở cả khu vực nông thôn và thành thị của Hà Nội cũng cao hơn tỷ lệ chung của cả nước. Với vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu cả nước, điều kiện sống người dân ngày càng được nâng cao, điều kiện tiếp xúc với phương tiện truyền thông thường xuyên, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng triển khai, thì trình độ nhận thức nói chung và nhận thức về pháp luật nói riêng cũng được cải thiện và nâng cao. Người dân ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật và ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật cũng có những tiến bộ rõ rệt, nhận thức về về vị trí, vai trò, chức năng của hoạt động công chứng, công chứng viên, đồng thời nâng cao nhận thức, sự cảnh giác của người dân, hạn chế rủi ro trong hoạt động công chứng. 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội 2.2.1. Thực trạng tổ chức của các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội - Số lượng tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành 15
  17. phố Hà Nội có sự gia tăng đáng kể kể từ khi Luật công chứng 2014 được ban hành và có hiệu lực. Năm 2015, trên địa bàn thành phố có 103 tổ chức hành nghề (93 Văn phòng công chứng và 10 Phòng công chứng). Năm 2017, số lượng tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố đạt con số 122 tổ chức hành nghề (112 Văn phòng công chứng và 10 Phòng công chứng) và vẫn giữ nguyên đến hết năm 2022, chỉ thay đổi về số lượng công chứng viên. - Số lượng công chứng viên đăng ký hành nghề tại Hà Nội kể từ khi Luật Công chứng có hiệu lực ngày càng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. 2.2.2. Thực trạng hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội - Các văn phòng công chứng đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. - Phần mềm Quản lý Hợp đồng công chứng và Dữ liệu ngăn chặn (UCHI) là công cụ đắc lực và hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho các bên tham gia giao dịch, hạn chế rủi ro cho công chứng viên, văn phòng công chứng trong quá trình hành nghề và giảm thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu công chứng, đảm bảo quyền hợp pháp của chủ sở hữu, sử dụng tài sản là đất, nhà và bất động sản khác. - Hoạt động của các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố đã đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa rủi ro, giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, chính xác, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, thúc đẩy sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với các kết quả cụ thể qua các năm. - Tồn tại một số bất cập trong quá trình hoạt động của văn phòng 16
  18. công chứng gây ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển lành mạnh của hoạt động công chứng: thiếu tính chuyên nghiệp, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ quản lý còn bất cập, cạnh tranh không lành mạnh, thu phí không đúng quy định…. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội 2.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng - Sau khi Luật công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/6/2014 được ban hành, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6524/QĐ-UBND ngày 8/12/2014 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội - Một số văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến hoạt động công chứng: Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 quy định về việc cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng ; Thông tư số 06/2015/TT- BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng; Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 29/06/2019; Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 29/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng - UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 112/KH- UBND ngày 29 tháng 4 năm 2021 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 172/NQ-CP ngày 29/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng. 17
  19. 2.3.2. Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng - Tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật Công chứng và các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành - Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương, thành phố để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng - Biên soạn tài liệu, Sổ tay pháp luật về công chứng dành cho công chứng viên, cán bộ quản lý, nhân dân - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân thông qua hình thức niêm yết thông tin liên quan đến hoạt động công chứng tại Văn phòng công chứng - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 112/KH- UBND ngày 29 tháng 4 năm 2021 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 172/NQ-CP 2.3.3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng của văn phòng công chứng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền - Sự tăng nhanh về số lượng các văn phòng công chứng dẫn đến hệ quả: cạnh tranh không lành mạnh, dễ dãi trong khâu thẩm định hồ sơ dẫn đến sai phạm và ảnh hưởng lợi ích người dân - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội luôn chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng: giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra định kì và đột xuất theo phản ánh của tổ chức, cá nhân và các phương tiện truyền thông; Hội công chứng viên thành phố Hà Nội phối hợp Sở Tư 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2