Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận văn "Quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học cũng như thực trạng quản lý chuyển đổi số tại một trường đại học điển hình là Học viện Hàng không Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt hơn việc thực hiện quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam cũng như các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ NGUYỆT QUẢN LÝ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ NINH Phản biện 1: PGS. TS Tạ Thị Thanh Tâm Phản biện 2: TS. Phan Hải Hồ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp B202, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 - Đường 3/2 - Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 9 giờ 30 tháng 4 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã mang lại nhiều thành tựu khoa học công nghệ làm thay đổi thói quen sống và thói quen làm việc của con người. Trong tiến trình phát triển ấy, chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu của mỗi quốc gia. Ở nước ta, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018, quá trình chuyển đổi số diễn ra ở nhiều lĩnh vực: giao thông, y tế, tài chính…Giáo dục và đào tạo với sứ mệnh đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong tương lai cũng không thể nằm ngoài tiến trình chuyển đổi số. Tại các cơ sở giáo dục đại học là nơi trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực có thể thích ứng với sự biến đổi trong thời đại công nghệ hiện nay thì việc quản lý chuyển đổi số đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần định vị giá trị của cơ sở giáo dục đó trong hệ thống giáo dục quốc dân và với người học và cũng là yếu tố quyết định sự thành công của giáo dục đại học trong tương lai. Tại Học viện Hàng không Việt Nam việc quản lý và điều hành theo mô hình truyền thống đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều công việc triển khai thiếu tính kịp thời, lãnh đạo quản lý cấp cao không theo dõi được tiến trình của các công việc tại các bộ phận đang triển khai; việc sử dụng văn bản giấy, ký văn bản giấy cũng gặp nhiều khó khăn khi lãnh đạo không có mặt ở trụ sở, việc lưu trữ, tìm kiếm hồ sơ theo cách thức truyền thống tốn nhiều thời gian và công sức,…đối với người học nhu cầu cá nhân hóa tiến trình học tập ngày càng cao, sinh viên mong muốn giảm các thủ tục hành chính, giấy tờ, mong muốn được chủ 1
- động hơn về không gian và thời gian và được sử dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình học tập. Cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ, chuyển đổi số trở thành con đường bắt buộc phải đi. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của việc chuyển đổi số, Học viện Hàng không Việt Nam không ngừng nỗ lực, phấn đấu để trở thành ngôi trường số, tiên phong sử dụng các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Học viện, hoạt động dạy và học, phương thức sống, làm việc trong môi trường số toàn diện, tuyệt đối, hướng tới mục tiêu xây dựng đại học số vào năm 2025. Chuyển đổi số tại Học viện gặt hái được nhiều thành công song vẫn còn những tồn tại, khó khăn, hạn chế. Từ những lý do cấp thiết nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong giáo dục đại học đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, đã có một số sách báo, tạp chí, cẩm nang viết về vấn đề này. Nhìn chung, các công trình đi trước đã phân tích thực trạng chuyển đổi số tại một số cơ quan, tổ chức cụ thể và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng. Luận văn tiếp thu những kết quả mà các tác giả trước đã nghiên cứu và xem nó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài này. Tuy nhiên, các bài viết về chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học chưa nhiều và chưa có đề tài nào nghiên cứu về: “Quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam” để từ đó tìm ra tồn tại, nguyên 2
- nhân và giải pháp để thực hiện tốt hơn việc quản lý chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Do vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn này có nhiều sự mới mẻ và hoàn toàn không có sự trùng lặp về mặt nội dung so với các đề tài đã công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học cũng như thực trạng quản lý chuyển đổi số tại một trường đại học điển hình là Học viện Hàng không Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt hơn việc thực hiện quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam cũng như các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn tập trung giải quyết những nội dung cụ thể sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở làm rõ các nội dung quản lý chuyển đổi số, đi sâu phân tích khái niệm, lợi ích, đặc điểm, chủ thể, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học, xác định các tiêu chí đánh giá kết quả chuyển đổi số. - Phân tích thực trạng quá trình thực hiện quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam, những thành tựu đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. 3
- - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn việc thực hiện quản lý chuyển đổi số tại HVHKVN, cũng như các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Học viện Hàng không Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2020-2023, tại thời điểm chuyển đổi số diễn ra tại Học viện Hàng không Việt Nam một cách mạnh mẽ nhất. - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học cụ thể là tại trường Học viện Hàng không Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1 Phương pháp luận Luận văn sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quản lý chuyển đổi số làm cơ sở nghiên cứu. 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tác giả tìm kiếm và lựa chọn dữ liệu liên quan đến chuyển đổi số, chuyển 4
- đổi số trong giáo dục đại học từ các công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí, sách chuyên ngành trong nước và quốc tế. - Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả sử dụng google drive thực hiện khảo sát online với 80 phiếu khảo sát dành cho viên chức, NLĐ đang làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam và 81 phiếu khảo sát dành cho sinh viên đang theo học tại HVHKVN. Mỗi phiếu khảo sát gồm 15 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm, nội dung các câu hỏi liên quan trực tiếp đến công tác quản lý chuyển đổi số. Dữ liệu thu thập được từ khảo sát phục vụ - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các vấn đề, thông tin liên quan đến quản lý chuyển đổi số trong giáo dục Đại học, tổng hợp ngắn gọn, xúc tích. - Phương pháp mô tả: Dẫn chứng các tài liệu liên quan đến quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam. - Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong việc quản lý chuyển đổi số tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với Học viện Hàng không Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Một là, góp phần hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về Quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học. Hai là, qua nghiên cứu quá trình quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam, luận văn đã chỉ ra những bất cập, khó khăn, thách thức cần phải hoàn thiện, khắc phục, xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng, nguyên nhân của thực trạng đó. Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc để các cơ quan nhà 5
- nước, cơ sở giáo dục đại học khác học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tư liệu học tập, tài liệu tham khảo, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm về chuyển đổi số 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu chính bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học. Chương 2: Thực trạng quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam. Chương 3: Định hướng, giải pháp, tăng cường quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam 6
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1 Khái quát về chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chuyển đổi số 1.1.1.1. Khái niệm chuyển đổi số Chuyển đổi số là quá trình thay đổi một cách tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. 1.1.1.2 Đặc điểm chuyển đổi số Thứ nhất, chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức của con người, thực hiện chuyển đổi số đồng nghĩa với việc con người phải thay đổi thói quen và tư duy. Thứ hai, chuyển đổi số gắn liền với sự thay đổi về thể chế. Cuối cùng là yếu tố công nghệ, mỗi tổ chức cần tập trung phát triển hạ tầng và nền tảng công nghệ số ngày càng tốt hơn. 1.1.2 Khái niệm chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học Chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học chính là quá trình ứng dụng công nghệ số làm thay đổi tổng thể, toàn diện cách thức giảng dạy, học tập, quản lý và điều hành tại cơ sở giáo dục đại học. 1.1.3 Lợi ích của chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học 1.1.3.1 Lợi ích của chuyển đổi số đối với hoạt động quản lý và điều hành của cơ sở giáo dục đại học 7
- - Tăng khả năng hiện diện của cơ sở đào tạo - Giảm tắc nghẽn trong các quy trình, nghiệp vụ - Cải thiện năng suất và hiệu quả công việc, quản lý, điều hành - Tăng khả năng cạnh tranh cho cơ sở giáo dục đại học - Tăng tính giám sát, minh bạch trong tổ chức, giảm thiểu các sai sót. 1.1.3.2 Lợi ích của chuyển đổi số đối với hoạt động đào tạo - Tăng tính chủ động, cá nhân hóa trong học tập và giảng dạy - Không bị giới hạn về tài liệu học tập - Theo dõi hiệu quả kết quả học tập của sinh viên - Thay đổi phương pháp giảng dạy - Tăng tính học tập cộng tác, phối hợp giữa sinh viên và giảng viên - Tiết kiệm thời gian 1.2. Khái quát về quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học 1.2.1 Khái niệm quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học Quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học là hoạt động có định hướng, có tổ chức và có kế hoạch nhằm chỉ đạo, triển khai thực hiện chiến lược và chương trình chuyển đổi số. 8
- 1.2.2 Trách nhiệm quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học Đối với cơ sở giáo dục đại học, quản lý Chuyển đổi số chịu sự quản lý nhà nước của các chủ thể chính bao gồm: Cơ quan chủ quản, Bộ Giáo dục và Đào tạo, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học. (i) Trách nhiệm của Cơ quan chủ quản Cơ quan chủ quản là cơ quan trực tiếp quản lý. Tính chất chủ quản thể hiện vai trò làm chủ, chỉ đạo cũng như chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chung. (ii) Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và đào tạo là cơ quan xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. (iii) Trách nhiệm của Cơ sở giáo dục Đại học Chuyển đổi số diễn ra nhanh hay chậm, theo cách thức như thế nào lại phụ thuộc vào nội tại của chính cơ sở đó, trong đó vai trò của lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị đóng vai trò quyết định. (iv) Trách nhiệm của các Bộ ngành liên quan Chuyển đổi số không phải là vấn đề của chỉ công nghệ số hay của một cá nhân cụ thể nào mà nó yêu cầu sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học muốn đảm bảo đồng bộ, cũng chịu ảnh hưởng bởi Bộ 9
- Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trong việc tổ chức, điều phối công tác phát triển chính phủ số các cấp, Bộ Tài chính trong việc xây dựng dự toán chi cho lĩnh vực chuyển đổi số,… 1.2.3. Yêu cầu đối với quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học - Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo phải lấy người học làm trung tâm, động lực cho chuyển đổi số. - Chuyển đổi số phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn, chiến lược, dự báo được xu thế thay đổi, căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức để xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi cho phù hợp. - Xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ, đưa công nghệ vào giảng dạy, học tập và trong hoạt động quản lý, điều hành. - Chuyển đổi số gắn liền với sự thay đổi về thể chế, do đó phải hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các quy định, quy chế, phải xây dựng các quy trình mới cho phù hợp. 1.3 Nội dung quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục Đại học. 1.3.1 Xác định mục tiêu chuyển đổi số - Nâng cao trải nghiệm và kỹ năng thích ứng của sinh viên - Nâng cao năng lực cạnh tranh - Tạo văn hóa, môi trường số và quyết định dựa trên dữ liệu. - Tối ưu hóa tài nguyên. 10
- 1.3.2 Xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi Kế hoạch chuyển đổi bao gồm việc: - Xác định nhân sự tham gia, thành lập ban chuyên trách về chuyển đổi số. - Xác định các chi phí phát sinh, lập kế hoạch chuyển đổi. - Xác định mốc thời gian bắt đầu thực hiện chuyển đổi số. Về lộ trình thực hiện: Chuyển đổi số muốn hiệu quả thiết thực với cuộc sống thì phải tiến hành toàn diện, đồng bộ, nhưng không nhất thiết phải tuần tự, không có nghĩa là đợi chuẩn bị đủ mới làm một lượt. Các bước đi của chuyển đổi số cho một tổ chức thông thường sẽ bao gồm: Nhận thức và tư duy mới; Đặt ra chiến lược và lộ trình; Xác định công nghệ chính; Thay đổi mô hình hoạt động và cuối cùng là Chuyển đổi quy trình. 1.3.3 Thực hiện xây dựng thể chế, cơ sở hạ tầng, nền tảng ATTT Lãnh đạo đơn vị, Ban chuyên trách về chuyển đổi số của cơ sở giáo dục đại học tiến hành chuyển đổi số dựa trên kế hoạch đã đề ra thông qua các giai đoạn: số hóa thông tin, số hóa quy trình, chuyển đổi số trên các mặt của cơ sở giáo dục bao gồm: quản trị và điều hành, đào tạo và việc cung ứng các dịch vụ tiện ích cho người học. 1.3.4. Đảm bảo các nguồn lực cho chuyển đổi số (i) Xây dựng nguồn nhân lực số và phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý số 11
- - Đào tạo, nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị. Đây là đội ngũ tiên phong, đi đầu trong chuyển đổi số của đơn vị và quyết định đơn vị sẽ chuyển đổi số như thế nào. - Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, những người phụ trách về công nghệ, những người nhanh nhẹn, nhạy bén và yêu thích về công nghệ mục đích để tạo lực lượng nòng cốt, lan tỏa kiến thức, kỹ năng cho phát triển chuyển đổi số cho toàn tổ chức. - Đưa nội dung đào tạo về chuyển đổi số vào chương trình đào tạo cán bộ, viên chức, người lao động của trường; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên để nâng cao năng lực giảng dạy về công nghệ số. (ii) Đảm bảo nguồn kinh phí tài chính cho chuyển đổi số Bất kể một hoạt động nào khi thực hiện đều phải quan tâm đến vấn đề kinh phí, khi thực hiện chuyển đổi số tổ chức phải đo lường được giá trị do chuyển đổi số mang lại như tiết kiệm lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí thường xuyên, và tính toán những giá trị mới do chuyển đổi số mang lại. 1.3.5 Xây dựng văn hóa số trong chuyển đổi số Chuyển đổi số là sự thay đổi về phương thức, cách thức làm việc mới, do đó nó cũng tạo ra sự thay đổi về văn hóa trong tổ chức, các cơ sở giáo dục khi thực hiện chuyển đổi số phải liên tục thay đổi và thử nghiệm cái mới chấp nhận và ứng phó với các rủi ro. 12
- 1.3.6. Đánh giá, kiểm soát quá trình chuyển đổi số Đánh giá mức độ hoàn thành công việc dựa trên mục tiêu đề ra và đo lường dựa trên bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục đại học, đưa ra những điều chỉnh nếu có trong việc thực hiện các quy trình để bổ sung vào thay đổi kế hoạch của năm tiếp theo. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 4740/QĐ-BGDĐT về ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học. Cấu trúc của Bộ chỉ số gồm 02 nhóm tiêu chí thành phần như sau: - Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong đào tạo”. - Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục đại học”. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục Đại học 1.4.1 Nhóm nhân tố khách quan 1.4.1.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 1.4.1.2 Ảnh hưởng của Đại dịch Covid 19 1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan 1.4.2.1 Nguồn nhân lực của Cơ sở giáo dục 1.4.2.2 Nguồn lực kinh tế, tài chính của cơ sở giáo dục 1.4.2.3 Văn hóa, nhận thức của cơ sở giáo dục về chuyển đổi số 1.5. Kinh nghiệm quản lý Chuyển đổi số tại ĐH Kinh tế Tp HCM và bài học rút ra cho Học viện Hàng không Việt Nam 1.5.1 Kinh nghiệm của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 13
- Tại Trường ĐH Kinh tế TP HCM (UEH), quá trình số hoá đã bắt đầu từ rất sớm, ngay từ năm 2009 khi lần đầu tiên triển khai hệ thống đào tạo tín chỉ. Sau đó trường thường xuyên thử nghiệm việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy. Đặc biệt, hệ thống e-learning được đưa vào vận hành năm 2016 theo mô hình giảng dạy kết hợp với quy mô toàn trường, với phương thức 30% thời lượng môn học cho các hoạt động giảng dạy trực tuyến và 70% cho các hoạt động giảng dạy tại phòng học, trong đó hệ thống LMS-UEH được xây dựng để quản lý và tạo môi trường trực tuyến cho các hoạt động đào tạo.đến nay 100% các lớp học đều có triển khai các công cụ trực tuyến bổ trợ. Đến cuối năm 2020, đầu năm 2021, hầu hết các hoạt động của nhà trường từ quản lý đến giảng dạy, nghiên cứu khoa học đều đã được chuyển đổi số. 1.5.2 Bài học rút ra cho Học viện Hàng không Việt Nam Thứ nhất, để thực hiện chuyển đổi số thành công, thì nguồn nhân lực của tổ chức đóng vai trò đặc biệt quan trọng đặc biệt là vai trò của những người lãnh đạo, quản lý. Thứ hai chuyển đổi số cần phải có chiến lược và kế hoạch, xây dựng lộ trình cụ thể để tránh lãng phí nguồn lực, thời gian, kinh phí. Thứ ba, chuyển đổi số có ứng dụng công nghệ. Do đó, cần phải có kinh phí để đầu tư cho việc mua các thiết bị cũng như phần mềm Thứ tư, chuyển đổi số cần chú trọng tới công tác truyền thông, vì đây là một lĩnh vực mới, muốn nhận được sự tham gia đông, cần lan tỏa những giá trị, lợi ích mà chuyển đổi số mang 14
- lại để thu hút được đông đảo VC, NLĐ cũng như các bạn sinh viên tham gia. Thứ năm chuyển đổi số đồng nghĩa với việc trường đại học phải xây dựng, áp dụng một mô hình quản lý và điều hành hiện đại. Cuối cùng là các trường đại học khi thực hiện chuyển đổi số phải đảm bảo tính bảo mật, tránh những rủi ro, đảm bảo an toàn thông tin. 15
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.1 Khái quát về Học viện Hàng không Việt Nam Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng, là đơn vị tự chủ cấp 1. Học viện HKVN chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh. Năm 2023, Học viện được trao quyết định tự chủ cả chi thường xuyên và chi đầu tư trở thành trường tự chủ cấp 1. 2.2 Chủ thể thực hiện quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam. Hoạt động quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam chịu sự tác động của 3 chủ thể chủ yếu sau: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và của chính Học viện Hàng không Việt Nam. 2.2.1 Bộ Giao thông Vận tải Bộ giao thông Vận tải thực hiện quản lý chuyển đổi số đối với Học viện Hàng không Việt Nam trên phương diện đề ra những chương trình, quy định chung về việc thực hiện chuyển đổi số để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan thuộc Bộ 16
- 2.2.2 Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành một loạt các văn bản quy định về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. 2.2.3 Học viện Hàng không Việt Nam Hoạt động Quản lý chuyển đổi số đã được Ban lãnh đạo Học viện Hàng không Việt Nam đặc biệt quan tâm từ rất sớm, năm 2016 Học viện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu mạng nội bộ để xử lý công việc, gửi email, thông báo, và đưa các văn bản biểu mẫu dùng chung, quy chế lên trang nội bộ, đồng thời thực hiện việc kết nối liên thông. Nlăm 2020 - 2021 là giai đoạn Học viện chịu ảnh hưởng nặng nề của Đại dịch Covid, khi phải giãn cách xã hội. Đây cũng là giai đoạn có sự chuyển biến mạnh mẽ của chuyển đổi số tại Học viện. 2.3 Thực trạng triển khai quản lý chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam Nội dung chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam cơ bản cũng trải qua các bước sau: 2.3.1 Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số Để xác định được mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch chuyển đổi số Học viện đã đi vào việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện chuyển đổi số. Mục tiêu chuyển đổi số tại Học viện hướng tới là đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của học viện, hoạt động dạy và học, phương thức sống, làm việc trong môi trường số toàn diện. 17
- Quá trình thực hiện chuyển đổi số tại Học viện Hàng không Việt Nam cũng trải qua 03 giai đoạn: Số hóa thông tin, Số hóa quy trình và chuyển đổi số. Trước khi tiến hành chuyển đổi số 2 năm, từ năm 2019, vấn đề chuyển đổi số đã được ban lãnh đạo Học viện hết sức quan tâm và coi là yếu tố tất yếu để phát triển Học viện. Học viện thành lập ban ISO và chuyển đổi số, xây dựng từng bước kế hoạch thực hiện chuyển đổi số với việc ban hành, chuẩn hóa hàng loạt các quy trình công việc tại tất cả các bộ phận. 2.3.2. Xây dựng văn hóa số Để việc chuyển đổi số tác động được đến tất cả người lao động. Kể từ tháng 10 năm 2021, Học viện liên tục có những buổi tập huấn giữa đơn vị cung cấp phần mềm với viên chức, người lao động, đầu tiên là đối với những người làm công tác quản lý. Đồng thời ban lãnh đạo liên tục đốc thúc các đơn vị xây dựng các quy trình ISO trong xử lý công việc diễn ra hằng ngày 2.3.3 Xây dựng Hạ tầng CNTT Đối với việc xây dựng hạ tầng CNTT: HVHKVN đã tiến hành đầu tư để nâng cấp hạ tầng CNTT, xây dựng hệ thống CNTT bao gồm hệ thống mạng LAN nội bộ, máy tính, và các phần mềm bản quyền như Windows, Office và phần mềm chống virus để phục vụ hoạt động của cán bộ và công chức ,đảm bảo đáp ứng các yêu cầu hoạt động và đảm bảo an toàn thông tin mạng 2.3.4 Thực hiện chuyển đổi số 2.3.4.1 Thực hiện quản lý chuyển đổi số trong công tác quản trị và điều hành 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn