intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận, khái niệm về tài sản công, về quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các đơn vị sự nghiệp tại Bộ Tài chính, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LAN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ TÀI CHÍNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 HÀ NỘI - NĂM 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THANH HƯƠNG Phản biện 1: TS. Phạm Thị Thanh Vân Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Nguyễn Minh Tân Văn phòng Quốc hội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 7A, Nhà G, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Số: 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội. Thời gian: vào hồi 9 giờ ngày 22 tháng 01 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản công (TSC) được xem là nguồn lực nội sinh của mỗi quốc gia, là điều kiện cần để thực hiện quá trình sản xuất cũng như quản lý xã hội, cung cấp nguồn lực tài chính cần thiết cho quá trình đầu tư, phát triển, phục vụ công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng của mỗi địa ph ương nh ằm thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia trong mỗi thời kỳ. TSC là những TS được hình thành từ NSNN. Chính vì vậy Nhà nước là chủ sở hữu các TSC này. Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng TSC cho các cơ quan, các đơn vị thuộc bộ máy nhà nước. TSC cho các đơn vị sự nghiệp bao gồm: trụ sở làm việc, phương tiện vận chuyển, phương tiện đi lại và các tài sản gắn liền với đất. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công tác quản lý TSC của quốc gia đó là quản lý hiệu quả. Trong thời gian qua, việc quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại hầu hết các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do chưa có sự đồng bộ về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện nên kết quả đạt được chưa thực sự tương ứng với quy mô của TSC và nhu cầu huy động nguồn lực của đất nước. Cùng với đó, mô hình tổ chức nguồn lực tài chính từ TSC đang được áp dụng tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính do nhiều chủ thể cùng thực hiện, chưa tập trung, manh mún, nhỏ lẻ, dẫn tới thiếu chuyên nghiệp, gây ra một số vi phạm làm thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia. Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đây là đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Một số đề tài nghiên cứu liên quan hiện nay 1. Nguyễn Tân Thịnh (2019), Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ, Học viện Hậu Cần.[21] Nghiên cứu, hệ thống hóa và giải thích rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính khoa học và có tính thực tiễn cao, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. 1
  4. 2. Trần Đức Thắng và cộng sự (2016), Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC để phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí Tài chính [3]. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các khái niệm về TSC, nguồn lực tài chính từ TSC. Cụ thể: Tác giả và cộng sự cho rằng TSC là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào và nguồn lực tài chính là tổng hợp các khả năng mà TSC có thể sử dụng thông qua các hình thức cụ thể theo quy định của pháp luật để đạt được lợi ích tài chính tạo nguồn lực góp phần phát triển kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định nguồn lực tài chính được khai thác từ TSC có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. 3. Nguyễn Thị Ngọc Loan (2016), Tự chủ tài chính đối với Đại học công lập: Lý luận và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ quản lý tài chính. Tác giả đã phân tích thực trạng việc sử dụng TSC tại một số trường Đại học công lập ở Viêt Nam trong giai đoạn đổi mới, tác giả đã trình bày 6 giải pháp và điều kiện cần để thực hiện 6 giải pháp này nhằm tăng cường khai thác, quản lý và sử dụng TSC. Trong số các giải pháp đưa ra, tác giả tập trung và nhấn mạnh đến những giải pháp liên quan đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo sự đồng bộ về cơ chế, chính sách trong quá trình quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến việc sử dụng TSC trong khu vực công nói chung và chưa đề cập đến việc quản lý khu vực dịch vụ công. [8, tr23]. 4. Chu Thị Thùy Chung và cộng sự (2016), Hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong khu vực hành chính và công cộng ở Việt Nam, Các tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế quản lý TSC theo mô hình hoạt động (cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp công…) và làm rõ sự khác biệt giữa các cơ chế. 5. Chu Xuân Nam (2010), Một số vấn đề về quản lý TSC ở miền Nam Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội [4]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa và tích hợp đầy đủ nền tảng lý luận về TSC và cơ chế quản lý TSC, đồng thời đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới cơ chế quản lý, quản lý TSC tại Việt Nam. Có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến TSC, sử dụng TSC, cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị công. Mỗi nghiên cứu đề cập đến các hướng khác nhau về TSC, nguồn lực tài chính từ TSC, quản lý và sử dụng TSC trong bối cảnh, lĩnh vực dịch vụ công, đánh giá khách quan thực trạng và đưa ra 2
  5. các giải pháp nâng cao hiệu quả của TSC. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận, khái niệm về tài sản công, về quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các đơn vị sự nghiệp tại Bộ Tài chính, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: (i) hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về TSC, nguồn lực tài chính từ TSC, xây dựng khung lý thuyết về quản lý sử dụng nguồn lực tài chính từ TSC; (ii) dựa trên cơ sở lý thuyết để đánh giá thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ tài chính, (iii) đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường quản lý, kiến nghị vơi Chính phủ về nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc BTC trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu quản lý nguồn lực tài chính từ TSC của ĐVSNCL 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: quản lý nguồn lực tài chính từ TSC có phạm vi nghiên cứu khá rộng nên trong bài luận văn này tác giả chủ yếu tập trung vào nội dung quản lý khai thác nguồn lực tài chính từ TSC, bao gồm: nguồn từ việc cho thuê TSC; chuyển nhượng cho thuê quyền khai thác sử dụng TSC; sử dụng TSC vào mục đích liên doanh liên kết và bán thanh lý TSC. Không gian nghiên cứu: Nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn (2019 – 2022) và định hướng, đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp giữa phương pháp phân tích logic với phương pháp lịch sử, là phương pháp 3
  6. được tác giả lựa chọn khi nghiên cứu đề tài này. Cùng với đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp phân tích: tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích các dữ liệu thu thập được nhằm làm rõ hơn thực trạng về quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính. Phương pháp tổng hợp: tác giả vận dụng để tổng hợp các kết quả phân tích từ đó có một cách nhìn khái quát tổng thể về thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính. Phương pháp thống kê: phương pháp này tác giả sử dụng để thống kê, thu thập các số liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến công tác quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về TSC, nguồn lực tài chính từ TSC, quản lý nguồn lực tài chính từ TSC. Luận văn xây dựng khung lý thuyết để phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc BTC giai đoạn (2019 -2022), trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Bộ Tài chính nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong ngắn hạn, cũng như giải quyết những vấn đề chiến lược, lâu dài trong khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính trong bối cảnh mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính. 4
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. Các khái niệm và lý thuyết có liên quan về tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1. Tài sản công Khái quát từ các quan niệm trên về TSC tác giả tổng hợp và đưa ra khái niệm về TSC như sau: Tài sản công là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, thống nhất và quản lý, bao gồm tài nguyên tự nhiên như đất đai, tài nguyên nước,tài nguyên biển, tài nguyên bầu trời, tài nguyên khoáng sản, các nguồn lợi thu từ thiên nhiên này; tài sản do nhà nước đầu tư như: tài sản tại các cơ quan đơn vị Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị xã hội,…. Đặc điểm tài sản công TSC rất phong phú về số lượng, chủng loại. Mỗi loại tài sản có đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau. TSC tại ĐVSNCL có những đặc điểm sau: Một là, TSC là những tài sản được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng theo quy định và pháp luật. Hai là, TSC do Nhà nước đầu tư phải tại các đơn vị theo quy định của Pháp luật phải được ghi nhận kế toán đầy đủ về giá trị và hiện vật khi quản lý, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, thống kê. Ba là, TSC phải được ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản khi được thống kê, kiểm kê. Bốn là, TSC khi sử dụng phục vụ cho công tác quản lý, cung cấp hoạt động dịch vụ công. Năm là, việc khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính từ TSC phải tuân theo quy định của pháp luật nhưng đồng thời cũng phải tuân theo cơ chế, quy luật của nền kinh tế thị trường, sử dụng phải hiệu quả, công khai, minh bạch, phòng chống lãng phí, tham nhũng. Sáu là, việc quản lý và sử dụng TSC phải được các cơ quan chức năng, các cán bộ có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, kiểm toán; 5
  8. bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào về quản lý và sử dụng TSC phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 1.1.2.1. Đơn vị sự nghiệp công lập Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do Nhà nước thanh lập với chức năng và nhiệm vụ thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các dịch vụ công cho người dân. Các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp những dịch vụ công thiết yếu hàng ngày cho người dân trong tất cả các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học,… và các lĩnh vực thiết yếu khác. 1.1.2.2. Phân loại tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập Theo hình thức của tài sản Theo cách phân loại này, TSC tại các ĐVSNCL được chia thành:  Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.  Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.  Xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị.  Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu.  Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Theo nguồn hình thành tài sản Theo cách thức phân loại này, TSC tại ĐVSNCL được chia thành:  Tài sản do Nhà nước giao theo quy định  Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;  Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Theo thời hạn sử dụng Theo cách phân loại này, TSC tại các ĐVSNCL bao gồm: Các loại tài sản có thể sử dụng vĩnh viễn không mất đi như đất, nước, không khí... 6
  9. 1.1.2.3. Yêu cầu quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp Các ĐVSNCL khi nhận bàn giao và quản lý TSC phải tuân thủ những yêu cầu sau: Một là, ĐVSNCL phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng TSC theo các quy định của pháp luật có liên quan, sử dụng đúng mục đích, chức năng nhiệm vụ được giao. Hai là, TSC tại ĐVSNCL phải được ghi nhận kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, quản lý, sử dụng, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kiểm kê…. Ba là, các ĐVSNCL sử dụng TCS phải đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, hiệu quả,... theo quy định, chế độ của pháp luật. Bốn là, việc quản lý nguồn lực tài chính từ TSC phải công khai, minh bạch, đúng theo quy định của pháp luật và tuân theo cơ chế của nền kinh tế thị trường. Năm là, việc quản lý và sử dụng TSC phải bảo đảm thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Sáu là, việc quản lý sử dụng TSC phải được kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, giám sát, kiểm toán bởi các đơn vị chức năng, các cán bộ có thẩm quyền. 1.2. Nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1. Khái niệm nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các Đơn vị sự nghiệp Trong luận văn này, tác giả đưa ra quan điểm của mình về nguồn lực tài chính từ TSC tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghĩa hẹp như sau: “Nguồn lực tài chính từ tài sản công tại ĐVSNCL là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công tại ĐVSNCL thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn tài chính phục vụ việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của đơn vị” 1.2.2. Đặc điểm nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập Nguồn lực tài chính từ TSC có những đặc trưng cơ bản sau [20, tr78]:  Nguồn lực tài chính từ TSC được tồn tại dưới dạng tiềm năng (các khả năng có thể khai thác). 7
  10.  Nguồn lực tài chính từ TSC không đồng nghĩa với giá trị TSC. Thông thường giá trị TSC tỷ lệ thuận với nguồn tài chính có thể khai thác được. Tài sản có giá trị càng lớn thì nguồn lực tài chính càng lớn và ngược lại.  Kết quả khai thác nguồn lực tài chính được thể hiện thông qua các quỹ tiền tệ.  Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước nhưng chưa bảo đảm chi thường xuyên. 1.3. Quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1.3.1. Khái niệm quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập Quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại ĐVSNCL là một quá trình được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và được gắn với việc khai thác sử dụng nguồn lực tài chính từ TSC. Có thể khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính từ TSC bằng nhiều hình thức, công cụ khác nhau để tác động vào nguồn lực từ TSC theo hướng mục tiêu đã được xác định. 1.3.2. Một số hình thức quản lý nguồn tài chính từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp Quá trình quản lý, sử dụng nguồn tài chính từ TSC là một yếu tố quyết định hiệu quả của TSC. Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì việc khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính từ TSC còn nhiều vướng mắc về tính pháp lý và sự minh bạch. Quá trình này được thực hiện tại ĐVSNCL - đơn vị được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. 1.3.2.1. Quản lý nguồn tài chính từ khai thác quỹ nhà, đất tại đơn vị sự nghiệp Cho thuê TSC là việc ĐVSNCL chuyển giao quyền sử dụng tài sản để thu lại giá trị tương ứng trong một thời gian nhất định và được thực hiện thông qua hợp đồng. Hình thức này thường được áp dụng đối với tài sản là đất đai, bất động sản công. Hợp đồng thuê tài sản công là văn bản thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản sẽ cho bên thuê tài sản để sử dụng trong một thời hạn và trả tiền thuê tài sản. Giá thuê tài sản công do các bên thỏa thuận hoặc có thể do nhà nước quy định, hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của bên đi thuê và bên cho thuê. 8
  11. 1.3.2.2. Quản lý nguồn tài chính từ xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp Đối với tài sản không cần dùng, hoặc không còn sử dụng được nữa mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không quyết định thu hồi hoặc điều chuyển thì ĐVSNCL có thể bán hoặc thanh lý theo quy định của pháp luật. 1.4.Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL là vấn đề cần thiết để lựa chọn những phương thức, cách thức và xác định các nguyên tắc, điều kiện vận hành phù hợp với các quy luật khách quan cũng như điều kiện thực tế của từng đơn vị. Xuất phát từ thực tế quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL bao gồm: 1.4.1. Các nhân tố chủ quan  Hệ thống quy định của pháp luật về TSC  Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản công  Tổ chức bộ máy quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công  Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ quản lý  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài sản 1.4.2 Các nhân tố khách quan  Cơ chế văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nguồn tài chính.  Vị trí địa lý gắn với các điều kiện kinh tế xã hội khu vực của ĐVSNCL  Lĩnh vực hoạt động và chức năng nhiệm vụ được giao của ĐVSN  Chính sách kinh tế - xã hội  Cơ chế quản lý tài chính 9
  12. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 2.1. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính 2.1.1. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính Hiện nay Bộ Tài chính có 28 đơn vị sự nghiệp công lập phân loại theo lĩnh vực cụ thể như sau: * Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: 04 đơn vị (1) Học viện Tài chính(2) Trường Đại học Tài chính – Marketing; (3) Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh; (4) Trường Đại học Tài chính - Kế toán * Lĩnh vực khoa học – công nghệ: 02 đơn vị (1) Viện chiến lược và Chính sách tài chính; (2) Viện Nghiên cứu Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan * Lĩnh vực văn hóa, thông tin: 13 đơn vị (1) Thời báo Tài chính Việt Nam; (2) Tạp chí Tài chính; (3) Nhà xuất bản tài chính; (4) Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia trực thuộc Kho bạc Nhà nước; (5) Tạp chí Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; (6) Báo Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan; (7) Tạp chí Chứng khoán trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; (8) Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá trực thuộc Cục Quản lý giá; (9) Trung tâm Khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước và dịch vụ tài sản trực thuộc Cục Quản lý công sản; (10) Trung tâm Dữ liệu và Triển khai công nghệ thông tin tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Cục Tin học và Thống kê tài chính; (11) Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ kỹ thuật trực thuộc Cục học và Thống kê tài chính; (12) Trung tâm Dịch vụ công nghệ thông tin trực thuộc Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Tổng cục Thuế; (13) Trung tâm Quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin hải quan trực thuộc Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Tổng cục Hải quan * Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng: 07 đơn vị: (1) Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính; (2) Trường Nghiệp vụ kho bạc trực thuộc Kho bạc Nhà nước; (3) Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ nhà nước trực thuộc Tổng cục dữ trự Nhà nước; (4) Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán trực thuộc ban Chứng khoán Nhà nước; (5) Trường Nghiệp vụ thuế trực thuộc Tổng 10
  13. cục Thuế; (6) Trường Hải quan Việt Nam trực thuộc Tổng cục Hải quan; (7) Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm trực thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm * Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: 02 đơn vị (1) Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật về quản lý nợ và giao nhận hàng vay nợ, viện trợ trực thuộc Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại; (2) Nhà nghỉ Bộ Tài chính 2.1.2. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính giai đoạn (2019-2022) Qua bảng 2.1 cho thấy tài sản công ở các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính giai đoạn (2019 -2022) bao gồm: Đất đai; Nhà; Ô tô; Tài sản khác trên 500 triệu đồng. Trong đó đất luôn chiếm trên 50% tổng tài sản tại đơn vị. Quy mô tài sản có sự biến động qua các năm. Năm 2020, tổng tài sản của các ĐVSNCL là 3.963.107,06 tỷ đồng giảm 4,16% so với năm 2019. Năm 2021 quy mô tài sản là 3.982.433,42 tỷ đồng tăng 19.325,82 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2022 quy mô tài sản tăng 151.698,75 tỷ đồng lên 4.134.132, 17 tỷ đồng. 11
  14. Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính giai đoạn (2019-2022) Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tài sản Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Đất 2.322.375,31 56,16% 2.121.306,42 53,53% 2.121.306,42 53,27% 2.151.306,42 52,04% 2. Nhà 1.530.360 37,01% 1.529.882,94 38,60% 1,529,883 38,42% 1.639.882,94 39.67% 3. Ôtô 229.403,56 5,55% 232.647,45 5,87% 231.138 5.80% 242.137,11 5,86% 4. Tài sản khác 53.042,37 1,28% 79.270,25 2,00% 100.106 2.51% 100.805,70 2,44% trên 500 tr đồng Tổng 4.135.181,24 100.00% 3.963.107,06 100% 3.982.433,42 100% 4.134.132,17 100% Nguồn: Báo cáo tài sản công của Bộ Tài chính năm 2019, 2020, 2021, 2022 12
  15. Bảng 2.2. Nguồn hình thành tài sản công tại ĐVSNCL thuôc Bộ Tài chính (2019-2022) Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tài sản Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Đất 2.322.375,31 56,16% 2.121.306,42 53.53% 2.121.306,42 53,27% 2.151.306,42 52,04% Ngân sách 2.322.375,31 100% 2.121.306,42 100.00% 2.121.306,42 100% 2.151.306,42 100% Nguồn khác 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 2. Nhà 1.530.360 37,01% 1.529.882,94 38,6% 1,529,883 38,42% 1.639.882,94 39.67% Ngân sách 1.341.905,57 87,69% 1.341.428,51 87,68% 1.341,429 87,68% 1.441.428,51 87,90% Nguồn khác 188.454,43 12,31% 188.454,43 12,32% 188.454 12,32% 198.454,43 12,10% 3. Ôtô 229.403,56 5,55% 232.647,45 5,87% 231.138 5.80% 242.137,11 5,86% Ngân sách 215.922,99 94,12% 219.166,88 94,21% 217.657 94,17% 227.656,54 94,02% Nguồn khác 13.480,57 5,88% 13.480,57 5,79% 13.481 5,83% 14.480,57 5,98% 4. Tài sản khác 53.042,37 1,28% 79.270,25 2,00% 100.106 2.51% 100.805,70 2,44% trên 500 tr đồng Ngân sách 49.043,82 92,46% 75.271,70 94,96% 95.567 95,47% 96.567,17 95,80% Nguồn khác 3.998,55 7,54% 3.998,55 5,04% 4.539 4,53% 4.238,53 4,20% Tổng 4.135.181,24 100.% 3.963.107,06 100% 3.982.433,42 100% 4.134.132,17 100% Nguồn: Báo cáo tài sản công của Bộ Tài chính năm 2019, 2020, 2021, 2022 13
  16. 2.2. Thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính 2.2.1. Cơ chế quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công Theo quy định của pháp luật, ĐVSNCL được chia thành hai nhóm: (i) ĐVSNCL tự chủ tài chính; (ii) ĐVSNCL chưa tự chủ tài chính. Trong đó, ĐVSNCL tự chủ về tài chính, được phép sử dụng TSC giao vào mục đích SXKD, cho thuê, liên doanh, liên kết (gọi chung là mục đích kinh doanh); đơn vị thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ hoặc toàn bộ hoặc một phần TSCĐ sử dụng vào mục đích kinh doanh, để hình thành quỹ khấu hao dùng cho việc tái tạo lại tài sản, thay vì NSNN phải cấp lại. Trong những năm qua, hệ thống văn bản pháp luật liên quan quản lý, sử dụng TSC đã được xây dựng và dần hoàn thiện. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phương trong cả nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản. Về cơ bản, hệ thống này đã đầy đủ, đồng bộ, hướng đến tất cả các loại tài sản công. Hệ thống gồm Luật, các Nghị định, Thông tư. 2.2.2. Thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ việc khai thác quỹ nhà, đất tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính Theo CSDL quốc gia về TSC, các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang quản lý 308.507 tài sản (chiếm 64% tổng số lượng TSC khu vực HCSN), với tổng nguyên giá là: 948.560 tỷ đồng (chiếm 75% tổng giá trị TSC khu vực HCSN), gồm: 75.895 khuôn viên đất; 198.645 ngôi nhà; 15.949 xe ô tô công và 18.018 tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Đến hết năm 2015, có 723 đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước xác định giá trị TSC để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp với tổng giá trị tài sản đã giao trên 21.000 tỷ đồng. 2.2.3. Thực trạng quản lý nguồn lực tài chính từ xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính Theo CSDL quốc gia về TSC giai đoạn 2019 -2022, tổng số các tài sản có giá trị lớn được xử lý theo các hình thức thu hồi, điều chuyển, bán, 14
  17. thanh lý là: 51.263 tài sản, với tổng nguyên giá là: 132.212 tỷ đồng, tổng giá trị còn lại là: 40.545 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện bán, thanh lý là: 25.780 tài sản, với tổng nguyên giá là: 82.160 tỷ đồng, tổng giá trị còn lại là: 32.152 tỷ đồng. Số tiền thu được từ bán, thanh lý TSC khu vực HCSN (không tính tiền bán, chuyển nhượng nhà, đất) là 14.193 tỷ đồng, bình quân năm là 1.419,3 tỷ đồng nhưng không ổn định qua các năm (năm 2019: 1.078 tỷ đồng; năm 2020: 1.246 tỷ đồng; năm 2021: 1.254 tỷ đồng; năm 2022: 1.321 tỷ đồng;). Nguyên nhân là do việc bán, thanh lý TSC phụ thuộc vào thực trạng TSC và các quy định của Nhà nước liên quan đến TSC theo từng thời kỳ. Kết quả bảng 2.3 cho thấy quá trình quản lý nguồn lực tài chính kết thúc tài sản vẫn còn nhiều hạn chế. Chỉ tiêu được đánh giá cao nhất là việc thanh lý, điều chuyển, kết thúc quá trình sử dụng tài sản công đã diễn ra đúng theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên yêu cầu về minh chứng rõ ràng, đầy đủ cho việc thanh lý, điều chuyển, kết thúc quá trình sử dụng tài sản công thì lại đánh giá ở mức trung bình thấp, cho thấy vẫn còn một số đơn vị chưa lưu trữ đầy đủ hồ sơ của quá trình biến động tài sản. Đồng thời việc công khai quá trình thanh lý, điều chuyển, kết thúc quá trình sử dụng tài sản công đến cán bộ công nhân viên chức tại một số đơn vị còn chưa thực hiện. 15
  18. Bảng 2.3. Thực trạng thanh lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập 2019-2022 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 TT Nội dung Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị (chiếc) (Tr.đ) (chiếc) (Tr.đ) (chiếc) (Tr.đ) (chiếc) (Tr.đ) 1 Ô tô 22 1.526,56 4 322,69 2 168,3 1 84,5 Các tài sản khác trên 2 1 81,3 0 0 0 0 0 0 500 triệu đồng Nguồn: Báo cáo tài sản công của Bộ Tài chính năm 2019, 2020, 2021, 2022 16
  19. 2.3. Đánh giá việc quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ tài chính 2.3.1. Kết quả đạt được Công tác quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính giai đoạn (2019 -2022) đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể: Một là, các ĐVSNC đã thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về tài sản công, quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công. Hai là, quản lý khai thác nguồn lực tài chính từ TSC tại đơn vị sự nghiệp đặt trong tổng thể công tác quản lý tài sản công và công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp. Ba là, Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Bốn là, Nguồn lực tài chính từ tài sản công được quản lý chặt chẽ. Năm là, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, đăng ký TSC. Sáu là, góp phần Tăng thu NSNN, thực hiện mục tiêu chống tham nhũng, lãng phí. 2.3.2 Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận thì hoạt động quản lý và khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật về khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công còn phân tán, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và bất cập Thứ hai, việc quản lý khai thác nguồn lực tài chính từ TSC còn nhiều kẽ hở, thất thoát, chưa minh bạch Thứ ba, chưa khai thác được hết tiềm năng của các tài sản công Thứ tư, việc khai thác nguồn lực tài chính từ quỹ nhà đất tài sản công còn thiếu tính bền vững Thứ năm, thiếu điều kiện bảo đảm để phát huy hiệu quả của quản lý nguồn lực tài chính từ xử lý tài sản công 17
  20. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC BỘ TÀI CHÍNH 3.1. Mục tiêu, định hướng của quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 3.1.1 Mục tiêu Bộ Tài chính xác định quản lý, sử dụng tài sản công là một trong những lĩnh vực trọng tâm thực hiện trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính đặt mục tiêu đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công ở các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo hướng tới mục tiêu quản lý, bảo vệ, sử dụng tiết kiệm tài sản công. 3.1.2 Định hướng Để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tài chính cần phải có những định hướng cụ thể. Các định hướng này sẽ làm nền tảng cho các đề xuất, các giải pháp, các chương trình hành động sau này để góp phần hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các đơn vị, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Một là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các ĐVSNCL Hai là, hoàn thiện quy trình quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính gắn với những đột phá mạnh mẽ trong tổ chức Ba là, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các ĐVSNCL hướng đến kiểm soát toàn diện, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực tài chính từ TSC tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công tại các ĐVSNCL thuộc Bộ Tài chính có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2