intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước tại Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG MINH HẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CẤP, THOÁT NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8.34.04.03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ THÙY NHI Phản biện 1: …………………………………………………. ………………………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………. ………………………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ……., Nhà ….. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi …. giờ … ngày … tháng … năm 201… Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Hiện nay, không thể phủ nhận vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế trong đó có doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích, các doanh nghiệp này thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung. Doanh nghiệp cấp, thoát nước Hà Nội là các doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ công ích là cấp nước và thoát nước phục vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong nhiều năm qua, cùng với tiến trình đô thị hóa, mở rộng Thủ đô và nhu cầu bức thiết về thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, nhu cầu sử dụng nước sạch tăng cao, các doanh nghiệp cấp thoát nước tại Hà Nội mặc dù vẫn còn những khó khăn hạn chế nhưng các doanh nghiệp, cấp thoát nước tại Hà Nội đã không ngừng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cung ứng dịch vụ công ích để đáp ứng các nhu cầu về cấp, thoát nước ngày một cao của thành phố. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cấp, thoát nước có đạt hiệu quả hay không chỉ phụ thuộc vào khả năng quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp, năng lực nhân sự hay cơ chế hoạt động của doanh nghiệp cấp thoát nước, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước. Việc chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn là phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả cũng như khắc phục các hạn chế trong công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cấp, thoát nước và hoạt động cung ứng dịch vụ cấp thoát nước để đáp ứng nhu cầu chung của xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Một số công trình liên quan đến luận văn “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn Hà Nội”: 1
  4. 1. Bài luận Công tác quản lý cấp nước tại các đô thị Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Tham luận của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tại Hội thảo khoa học “Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - Cơ hội & Thách thức”, tháng 11 – 2008. Bài luận đã phân tích được thực trạng công tác quản lý cấp nước đô thị thông qua việc nêu ra hiện trạng hệ thống cấp nước đô thị và việc phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị; bài luận cũng đã phân tích đánh giá công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị, nêu ra các mục tiêu phát triển cấp nước đô thị và trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước đô thị, đưa ra các giải pháp đổi mới cơ chế chính sách quản lý nhà nước về cấp nước, các biện pháp quản lý làm giảm thất thoát và thất thu nước. 2. Luận văn thạc sĩ “ Quản lý cấp thoát nước phường Hạ Long, thành phố Nam Định” của tác giả Vũ Tuấn Anh, trường Đại học kiến trúc Hà Nội. Luận văn đã đánh giá thực trạng cấp, thoát nước tại phường Hạ Long, Thành phố Nam Định, xây dựng cơ sở khoa học để công tác quản lý cấp, thoát nước đạt hiệu quả và đề xuất các giải pháp quản lý cấp thoát nước tại phường Hạ Long, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. 3. Luận văn thạc sĩ quản lý đô thị và công trình“ Giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” của tác giả Nguyễn Dự Loan, trường Đại học kiến trúc Hà Nội. Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và đề xuất ra các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình, nhằm đảm bảo yêu cầu thoát nước, giảm ngập lụt, ô nhiễm do nước thải của thành phố, đồng thời có thể áp dụng cho những đô thị có điều kiện tương đồng. 4. Luận án “Mô hình và giải pháp quản lý hệ thống thoát nước các đô thị tỉnh lỵ vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn, trường Đại học kiến trúc Hà Nội. Luận án đánh giá tổng quan về hệ thống thoát nước các đô thị tỉnh lỵ , vùng đồng bằng sông 2
  5. Hồng, trình bày cơ sở lý luận và đề xuất những mô hình giải pháp quản lý hệ thống thoát nước các đô thị tỉnh lỵ vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020. 5. Luận văn thạc sĩ “Quản lý hệ thống thoát nước khu đô thị mới Vân Canh huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Đại, trường Đại học kiến trúc Hà Nội. Luận văn đã đánh giá tổng quan về quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội và thực trạng quản lý hệ thống cấp thoát nước khu đô thị mới Vân Canh, huyện Hoài Đức, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và quản lý hệ thống cấp thoát nước nói riêng và từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp thoát nước khu đô thị mới nói chung và khu đô thị mới Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nói riêng. 6. Báo cáo “ Tổng quan về ngành nước, chất thải rắn đô thị tại Việt Nam và nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016 – 2020” của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây Dựng. Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động cấp nước, thoát nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, phân tích tình hình và nhu cầu đầu tư cấp thoát nước ở Việt Nam, đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể về cấp thoát nước ở Việt Nam và đưa ra các định hướng về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đối với ngành cấp, thoát nước ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới các vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp thoát nước, đánh giá thực tiễn công tác quản lý ở các địa phương trên cả nước. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của luận văn, nhưng các nghiên cứu chỉ nghiên cứu đối với ngành cấp thoát nước mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện đối với doanh nghiệp cấp thoát nước bao gồm quản lý nhà nước đối với ngành cấp thoát nước và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn có thể được coi là công trình khoa học đầu tiên, không bị trùng lặp, nghiên cứu một cách có hệ thống quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước. 3
  6. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục tiêu Hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước tại Hà Nội. 3.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước - Phân tích thực trạng hoạt động cấp, thoát nước của thành phố Hà Nội - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cấp, thoát nước tại Hà Nội - Đề xuất giải pháp tăng cường phát huy hiệu quả của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước. 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Nội dung Luận văn nghiên cứu nội dung và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. . Trong đó chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan nhà nước ở địa phương và cụ thể là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đối tượng quản lý là các doanh nghiệp cấp, thoát nước khu vực đô thị của thành phố Hà Nội. Các chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước được đề cập trong luận văn là việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp cấp thoát nước, thiết lập khuôn khổ pháp luật 4
  7. để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp cấp thoát nước, thiết lập các chính sách và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cấp thoát nước. 4.2.2 Không gian Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước khu vực đô thị của thành phố Hà Nội 4.2.3 Thời gian Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước tại Hà Nội giai đoạn 2011-2017 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận văn - Phương pháp luận: Để nghiên cứu vấn đề, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm củ chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Các tài liệu, số liệu được thu thập, xử lý khách quan, trung thực, để có cơ sở khoa học, tính thuyết phục khi thực hiện luận văn. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghía lý luận của luận văn Hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước, đưa ra được những cơ sở lý luận, khái niệm quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này, sự cần thiết, nguyên tắc và nội dung của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Phân tích được thực trạng, thực tiễn trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp , thoát nước thông qua phương pháp thống kê, phân tích,luận văn đã mô tả bức tranh khái quát thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này. Từ đó có cơ sở để luận văn đề xuất ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện bộ máy 5
  8. quản lý nhà nước trong công tác quản lý doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn đô thị thành phố Hà Nội. - Luận văn tổng hợp các cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước, đây sẽ là cơ sở lý luận cho các công trình khác liên quan đê tham khảo. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các học viên khác, các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Để đạt được mục tiêu đã đặt ra của luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước tại thành phố Hà Nội Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VÓI DOANH NGHIỆP CẤP THOÁT NƢỚC 1.1. Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp cấp thoát nuóc 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệpcấp thoát nước Doanh nghiệp thoát nước là là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo hợp đồng quản lý vận hành. Doanh nghiệp cấp nước là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch. 6
  9. 1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp cấp thoát nước Ở Việt Nam, căn cứ vào hệ thống luật pháp Việt Nam thì doanh nghiệp cấp thoát nước tại Việt Nam hiện có hai loại hình doanh nghiệp cấp, thoát nước đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần. Bên cạnh đó, căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cấp thoát nước thuộc loại hình doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích. 1.1.2.1 Doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích 1.1.2.2 Công ty TNHH1 thành viên 1.1.2.3 Công ty cổ phần 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp cấp thoát nước đối với phát triển kinh tế xã hội Thứ nhất, doanh nghiệp cấp, thoát nước thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ công ích cho xã hội có vai trò phục vụ đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của xã hội, mang lại lợi ích công cộng, giúp môi trường thành phố xanh, sạch đẹp. Thứ hai, việc doanh nghiệp cấp thoát nước thực hiện đầu tư cho hoạt động cấp nước đòi hỏi vốn đầu tư vô cùng lớn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư, vì vậy doanh nghiệp cấp, thoát nước đóng vai trò chủ đạo, đảm nhận lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới. Thứ ba, các doanh nghiệp cấp thoát nước ở Việt Nam đang dần cổ phần hóa, vậy sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp này ngoài việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích, còn góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước, đóng góp vào GDP của quốc gia. Thứ tư, các doanh nghiệp thoát nước thực hiện các công trình với vốn đầu tư lại đảm bảo sự phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện kết cấu hạ tầng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài và giảm thiểu mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước, góp phần đảm bảo những cân đối lớn trong nền kinh tế ổn định và phát triển. 7
  10. Thứ năm, các doanh nghiệp cấp thoát nước còn góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua việc tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Thứ sáu, các doanh nghiệp cấp thoát nước đảm nhận lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược (hoạt động cấp nước và thoát nước) đối với sự phát triển kinh tế xã hội, các doanh nghiệp này góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, đảm nhận ngành, lĩnh vực có rủi ro cao, làm việc trong môi trường độc hại ( hoạt động thoát nước và thu gom xử lý nước thải ), đòi hỏi đầu tư lớn nhưng lại chậm thu hồi vốn. 1.2 Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp cấp thoát nƣớc 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước 1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước 1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước chính là sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước lên các doanh nghiệp cấp, thoát nước thông qua công cụ quản lý nhà nước và các phương pháp quản lý để đạt được mục tiêu của quản lý nhà nước là tạo môi trường hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; đảm bảo để doanh nghiệp phát triển hiệu quả, đảm bảo hoạt động cung ứng dịch vụ cấp thoát nước và doanh thumà vẫn tuân thủ pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. 1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối vơi doanh nghiệp cấp thoát nước Thứ nhất, do quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cấp, thoát nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ xã hội, đến nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cấp thoát nước đều trực tiếp chịu sự tác động của các yếu tố như pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, thị trường, cạnh tranh lẫn nhau… chính vì vậy, cần phải có sự quản lý của nhà 8
  11. nước để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đúng pháp luật, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thứ hai, mục tiêu của việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước là việc đảm bảo doanh thu và hoạt động cung ứng dịch vụ công ích đáp ứng các nhu cầu của xã hội, do đó cần phải có sự quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cấp thoát nước để các doanh nghiệp điều tiết và khống chế những hành vi vi phạm doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh hiệu quả, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước nhằm phát huy những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp đặc thù này trong kinh doanh và hạn chế những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Thứ ba, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước góp phần giúp cho doanh nghiệp cấp thoát nước khai thác triệt những lợi thế của mình, sử dụng tài nguyên nước một cách tiết kiệm và hiệu quả. Nhà nước tạo điều kiện mở rộng thị trường đầu tư hợp tác phát triển, mở rộng nguồn tài nguyên nước cho các doanh nghiệp mà trong đó có doanh nghiệp cấp thoát nước, các doanh nghiệp này khai thác và sử dụng có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Sự quản lý này giúp cho doanh nghiệp cấp thoát nước phát triển theo định hướng, quy hoạch, kế hoạch đã định trước, chủ động phối hợp mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu phát triển xã hội của nhà nước. Thứ tư, thông qua việc ban hành hệ thống pháp luật, thể chế chính sách và cơ chế giám sát của nhà nước, nhà nước có thể quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp cấp thoát nước. Trên cơ sở đó tạo được môi trường thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời cũng thông qua việc quản lý các doanh nghiệp cấp thoát nước, Nhà nước có thể quản lý đội ngũ cán bộ công chức của mình. Bởi lẽ, một số cán bộ, công chức nhà nước trực tiếp quản lý hoạt động của các doanh nghiệp này. 9
  12. Thông qua các doanh nghiệp, những cán bộ công chức thoái hóa biến chất lợi dụng để rửa tiền hoặc trục lợi để tham ô, rút tiền từ ngân sách nhà nước. Do vậy, cần phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này. Thứ năm, thông qua việc quản lý doanh nghiệp cấp, thoát nước để quản lý tốt hơn ngành cấp, thoát nước, ngành mà có vai trò quan trọng đối với đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của đô thị, đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội về cấp nước sạch và xử lý nước thải. 1.2.4 Nội dung của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước 1.2.4.1 Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật 1.2.4.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về cấp thoát nước. 1.2.4.3 Ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp cấp thoát nước 1.2.4.4 Thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp cấp thoát nước 1.2.4.5 Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp cấp thoát nước 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước 1.2.5.1 Các nhân tố khách quan * Môi trường tự nhiên: * Môi trường quốc tế: * Môi trường kinh tế 1.2.5.2 Các nhân tố chủ quan * Năng lực tiếp cận các chính sách pháp luật của doanh nghiệp cấp thoát nước *Năng lực, trình độ quản lý và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức quản lý trong lĩnh vực cấp, thoát nước 10
  13. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp cấp thoát nƣớc ở các nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước ở Úc 1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp nước ở Úc 1.3.1.2 Về chính sách giá đối với hoạt động cấp, thoát nước và xử lý nước thải 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thoát nước ở Hà Lan 1.3.3 Giá trị tham khảo cho Việt Nam Học hỏi chương trình cải cách ngành nước của Úc và phương thức để hỗ trợ việc thực thi trong cách quản lý rủi ro đối với chất lượng nước, áp dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ để nâng cao tiêu chuẩn nước sạch, tái chế nước để đảm bảo sử dụng bền vững tiết kiệm tài nguyên nước. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch và thoát nước xử lý nước thải, làm tăng sự kết nối giữa Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, tăng năng suất hiệu quả trong công tác quản lý của Chính phủ và tăng năng suất lao động bằng cách cung cấp dịch vụ công trong đó có dịch vụ cung cấp nước sạch và dịch vụ thoát nước xử lý nước thải tại Việt Nam. Áp dụng chính sách về giá đối với dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải hợp lý trên cơ sở tính đúng tính đủ các chi phí về vận hành, chi phí bảo dưỡng duy trì hệ thống thoát nước, chi phí xử lý nước thải cho mỗi m3 nước thải xả ra hệ thống. Nhà nước tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và học hỏi triển khai dự án hệ thống đê ngăn lũ, giảm ngập lụt do triều cường, do mưa lũ tại Việt Nam. 11
  14. Tóm tắt chƣơng 1 Qua sự phân tích có thể thấy doanh nghiệp cấp nước là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động chính là sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, còn doanh nghiệp thoát nước là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chính là quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải theo các quy định của pháp luật. Ở Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp cấp, thoát nước đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần. Các doanh nghiệp cấp, thoát nước có vai trò to lớn trong nền kinh tế, xã hội của Việt Nam vì vậy việc quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này là tất yếu. Công tác quản lý các doanh nghiệp cấp, thoát nước chịu nhiều tác động bởi các yếu tố như: môi trường, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, năng lực tiếp cận các chính sách pháp luật của doanh nghiệp cấp, thoát nước và năng lực, trình độ quản lý và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức quản lý trong lĩnh vực cấp, thoát nước. Mỗi quốc gia khác nhau có cách quản lý khác nhau đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước. Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp cấp thoát nước của một số quốc gia như Úc, Hà Lan có thể rút ra bài học cho Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 12
  15. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CẤP THOÁT NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm tự nhiên, KT-XH và cơ sở hạ tầngcủa Hà Nội tác dộng đến QLNN đối với doanh nghiệp cáp thoát nƣớc 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ. Hà Nội có diện tích tự nhiên khoảng 3.344,6 km2. 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo 2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế a. Về giá trị tổng sản phẩm nội địa và cơ cấu kinh tế ngành của thủ đô b.Cơ cấu kinh tế ngành của thủ đô (2011-2017) c.Tình hình đầu tư, thương mại dịch vụ và du lịch (2011-2017) 2.1.2.2Đặc điểm xã hội 2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 2.2 Thực trạng về các doanh nghiệp cấp thoát nƣớc trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.1 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội (2011-2017) 2.2.1.1 Lịch sử phát triển ngành cấp nước Hà Nội 2.2.1.2 Thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội a. Cơ cấu tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn đô thị của thành phố Hà Nội Trên địa bàn đô thị của thành phố Hà Nội có 4 doanh nghiệp thực hiện lĩnh vực cấp nước là: công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, Công ty cổ 13
  16. phần nước sạch Vinaconex, công ty cổ phần VIWACO, công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông. Trong số 04 doanh nghiệp này có 2 doanh nghiệp hoạt dộng theo hình thức công ty cổ phẩn và hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các loại hình doanh nghiệp này đã được luận văn đề cập trong chương I. b. Thực trạng hoạt động cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội của các doanh nghiệp cấp nước giai đoạn 2011-2017 c. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.2.2 Tình hình hoạt động thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.2.1 Lịch sử phát triển ngành thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.2.2 Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội a. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội b. Thực trạng hoạt động thoát nước và xử lý nước thải của doanh nghiệp thoát nước Hà Nội (2011-2017) c. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thoát nước khu vực đô thị thành phố Hà Nội 2.3 Thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp cấp thoát nƣớc trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.1 Thực trạng ban hành các văn bản quản lý doanh nghiệp cấp, thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước do cơ quan trung ương ban hành a. Đối với doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội: b.Đối với doanh nghiệp thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội: 2.3.1.2 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành a. Đối với doanh nghiệp cấp nước, UBND thành phố Hà Nội ban hành b. Đối với doanh nghiệp thoát nước, UBND thành phố Hà Nội ban hành 14
  17. 2.3.2 Xây dựng và định hướng quy hoạch, kế hoạch về cấp thoát nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước Hà Nội 2.3.2.1 Đối với hoạt động cấp nước khu vực đô thị của Hà Nội 2.3.2.2 Đối với hoạt động thoát nước khu vực đô thị của Hà Nội 2.3.3 Thực thi các chính sách đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.3.1 Thực thi chính sách đối với doanh nghiệp cấp nước a. Chính sách điều tiết hoạt động cấp nước b. Các chính sách đầu tư cho hoạt động cấp nước c. Chính sách về giá, vốn và các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp cấp nước 2.3.3.2 Thực thi các chính sách đối với doanh nghiệp thoát nước 2.3.4 Thực trạng thanh, kiểm tra giám sát doanh nghiệp cấp, thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.5 Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội với chủ thể quản lý là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các sở ban ngành liên quan, đối tượng quản lý là các doanh nghiệp cấp thoát nước khu vực đô thị của thành phố Hà Nội. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội là sự tác động của các cơ quan bao gồm UBND Thành phố Hà Nội, các sở ban ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan quản lý nhà nước khác liên quan, để thực hiện việc hoạt động quản lý đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước tại Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn (Các sở ban ngành trực thuộc ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội) quản lý. Sở xây dựng thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên 15
  18. môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp, thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.4 Đánh giá công tác QLNN đối với doanh nghiệp cấp thoát nƣớc trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.4.1 Kết quả đạt được 2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1 Hận chế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp nước và nguyên nhân: a. Tỷ lệ thất thoát nước còn cao b. Giá nước sạch còn chưa phù hợp c. Quy định của nhà nước về cơ chế hoạt động của doanh nghiệp cấp nước chưa hợp lý d. Việc tiếp cận cơ chế chính sách ưu đãi của doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn e. Công tácquản nhà nước đối với các doanh nghiệp cấp nước Hà Nội về mặt kỹ thuật còn chưa hiệu quả 16
  19. 2.4.2.2 Hạn chế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thoát nước và nguyên nhân a. Cơ chế phân định đơn vị thi công và đơn vị vận hành thoát nước chưa hợp lý b. Phí xử lý nước thải còn thấp không đủ bù đắp chi phí xử lý c. Cơ chế ngân sách của thành phố đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thoát nước Hà Nội chưa hợp lý d. Chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp thoát nước chưa thỏa đáng Tóm tắt chƣơng 2 Trong chương 2 luận văn đã đánh giá được đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng của thành phố Hà Nội mà các đặc điểm đó có tác động gián tiếp và trực tiếp đến hoạt động cấp, thoát nước của các doanh nghiệp cấp, thoát nước trên địa bàn đô thị thành phố Hà Nội. Dựa trên các số liệu thu thập từ các báo cáo của các doanh nghiệp cấp, thoát nước Hà Nội, luận văn cũng đã phân tích được thực trạng hoạt động cấp nước, thoát nước của các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn đô thị của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011-2017, đã phân tích được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này thông qua kết quả về doanh thu, lợi nhuận, tiền thu nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn 2011-2017. Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý các doanh nghiệp cấp, thoát nước ở Việt Nam và Hà Nội và qua việc điều tra thực tế , luận văn đã phân tích được thực trạng việc ban các văn bản quy phạm pháp luật , thực trạng việc xây dựng và tổ chức chiến lược quy hoạch, kế hoạch về cấp thoát nước, thực trạng về việc ban hành các chính sách về thuế, vốn, tín dụng, thực trạng việc thanh, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp cấp, thoát nước, thực trạng việc xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau khi phân tích được thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước trên địa bàn đô thị thành phố Hà Nội, luận văn đã đánh giá được các kết quả đạt được trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này, các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế đó. 17
  20. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CẤP THOÁT NƢỚC 3.1 Phƣơng hƣớng quản lý ngành cấp, thoát nƣớc ở Việt Nam Theo quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06 tháng 04 năm 2016 và quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2016, để đảm bảo hoạt động cấp thoát nước của Việt Nam đạt hiệu quả cao đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, nhà nước xác định phương hướng quản lý đối với các doanh nghiệp cấp, thoát nước như sau: - Thực hiện phát triển ngành nước Quốc gia hướng tới mục tiêu nước uống tại vòi, tái sử dụng nước thải, đảm bảo chất lượng nước, an ninh nguồn nước và phát triển bền vững. - Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp thoát nước. - Dự kiến hoàn thành Luật Cấp nước sẽ được ban hành vào năm 2019, Luật Thoát nước và xử lý nước thải sẽ được ban hành vào năm 2020. - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành cấp thoát nước, quy hoạch đầu tư phát triển vận hành hệ thống cấp thoát nước, đảm bảo quản lý sử dụng nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu, nghiên cứu phát triển và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động cấp thoát nước. - Thực hiện truyền thông, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như xây dựng chương trình giảng dạy bậc phổ thông về việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác truyền thông về vai trò của nước sạch, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nước; Đào tạo, nâng cao chất lượng và số lượng kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước tại các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành cấp thoát nước. - Thúc đẩy hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực cấp thoát nước và đào tạo nâng cao năng lực, tăng cường trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong lĩnh vực cấp thoát nước và quản lý vận hành hệ thống cấp thoát nước.Huy động tổ chức quốc tế và doanh nghiệp 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0