Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước
lượt xem 5
download
Mục đích của nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN về xúc tiến đầu tư. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả QLNN đối với XTĐT tại tỉnh Bình Phước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ VĂN DŨNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ : QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: T/S : MAI ĐÌNH LÂM Phản biện 1: TS. Nguyễn Huy Hoàng Phản biện 2: TS. Đinh Công Tiến Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 208 Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh; Số 10 – đường 3/2 – Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh. Thời gian: vào hồi 9 giờ 30 ngày 29/8/2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Phước nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy KT-XH bền vững là vấn đề thực sự cấp thiết, xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, thu hút nguồn lực đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, nhận thức về hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay vẫn còn có những hạn chế nhất định. Thứ ba, việc cạnh tranh thu hút đầu tư của các quốc gia, các tỉnh thành ngày càng gay gắt hơn. Thứ tư, hiện nay hầu như chưa công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về công tác QLNN về xúc tiến đầu tư nói chung, công tác QLNN về XTĐT tại tỉnh Bình Phước nói riêng. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua tìm hiểu của tác giả, có thể kể ra những công trình có liên quan sau: Luận văn thạc sĩ của Đinh Vũ Mai Linh (2012): “Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc: Thực trạng và Giải pháp” - Trường Đại học kinh tế, Hà Nội. Luận văn của Võ Thị Kiều Trang (2015): “Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Đà Nẵng” – Đại học Đà Nẵng.
- 2 Luận văn Thạc sĩ chuyên nghành Kinh tế Quốc tế của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016): “Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nghệ An” - Đại học Kinh tế. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của Huỳnh Minh Thảo (2017): “Quản lý nhà nước về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam” - Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn Thạc sỹ luật học của Phùng Lê Hải (2016), “Pháp luật về xúc tiến đầu tư từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” - Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. “Quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư”, sách chuyên khảo của tác giả Trần Văn Nam - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2005. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích Mục đích của nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả QLNN đối với XTĐT tại tỉnh Bình Phước. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện được các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN về xúc tiến đầu tư. Thứ hai, trên cơ sở quy định của pháp luật và lý thuyết về quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Phước 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tƣợng nghiên cứu:
- 3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Bình Phước Phạm vi thời gian: Thời gian giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước đến năm 2025. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào hoạt động QLNN đối với xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước, chủ thể quản lý là Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước và các Sở ban ngành có liên quan. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1 Phƣơng pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, và phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong đề tài nghiên cứu. 5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp hồi cứu - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Một là, hệ thống hóa khung lý thuyết về Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư. Hai là, từ kinh nghiệm QLNN ở một số tỉnh, thành phố được luận văn đề cập nhằm làm phong phú thêm cơ sở lý luận về công tác QLNN đối với xúc tiến đầu tư ở tỉnh Bình Phước.
- 4 Ba là, phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Một là, đánh giá về thực trạng công tác QLNN đối với Xúc tiến đầu tư, chỉ ra những kết quả, hạn chế và phân tích các nguyên nhân gây ra hạn chế. Hai là, luận văn đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện nội dung, phương pháp QLNN và kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy QLNN về lĩnh vực xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bình Phước. Ba là, Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh vực hành chính, đặc biệt là lĩnh vực Xúc tiến đầu tư. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo thì bố cục Luận văn được chia làm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về Quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ. Chƣơng 2: Thực trạng Quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc
- 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÚC TIẾN ĐẦU TƢ 1.1 Một số vấn đề chung về xúc tiến đầu tƣ 1.1.1. Khái niệm về Xúc tiến đầu tƣ Xúc tiến đầu tư là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến đất nước mình, địa phương mình…để đầu tư 1.1.2. Vai trò hoạt động xúc tiến đầu tƣ Một số vai trò của xúc tiến đầu tư như sau: Một là, giúp cho chủ đầu tư có được một tầm nhìn bao quát, giúp các chủ đầu tư rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư. Hai là, xúc tiến đầu tư là nhân tố kết nối giữa nhà đầu tư với địa điểm đầu tư. Ba là, hoạt động xúc tiến đầu tư là một trong những nhân tố duy trì và mở rộng quy mô vốn tại địa phương. Bốn là, xúc tiến đầu tư là nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 1.1.3. Nội dung công tác xúc tiến đầu tƣ. Nội dung chính của hoạt động XTĐT bao gồm: Xây dựng chiến lược, xây dựng hình ảnh, xây dựng các mối quan hệ đối tác, lựa chọn mục tiêu và tạo ra cơ hội đầu tư, hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép. 1.1.3.1. Xây dựng chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ Chiến lược xúc tiến đầu tư thông thường có các bước sau: Bước 1: Đánh giá nhu cầu và tiềm năng đầu tư
- 6 Bước 2: Hướng tới các ngành, lĩnh vực và khu vực có nguồn đầu tư Bước 3, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 1.1.3.2. Xây dựng hình ảnh địa phƣơng Đó là những hoạt động nhằm trình bày, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của một địa phương nhắm thu hút nhà đầu tư, những người du lịch, những cư dân đến địa phương đó tìm những cơ hội đầu tư kinh doanh hay thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ 1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư đó là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của cơ quan QLNN có chức năng và thẩm quyền bằng những hoạt động thực thi các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm quảng bá, tác động và khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện các DAĐT trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh của cơ quan QLNN và mục đích phát triển của NĐT. 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ
- 7 QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư có vai trò rất quan trọng. Trong đó, nổi bật là các vai trò sau: Thứ nhất, QLNN về xúc tiến đầu tư có tác động nguồn vốn đầu tư vào địa phương Thứ hai, ban hành, thực hiện chính sách, khuyến khích hỗ trợ, định hướng được các ngành nghề kinh doanh mà chính quyền địa phương đang muốn hướng tới. Thứ ba, giúp môi trường đầu tư của địa phương được cải thiện, trở nên thông thoáng, góp phần hình thành các khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thứ tư, Tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo và khuyến khích các nhà đầu tư định hướng theo chủ trương đường lối phát triển kinh tế của từng địa bàn. 1.2.3. Nội dung Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ Hoạt động QLNN về XTĐT bao gồm các nội dung sau đây: - Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT - Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư - Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư - Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư. - Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; - Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư
- 8 1.3. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ. 1.3.1. Thể chế Thể chế trực tiếp thúc đẩy hoặc cản trở các hoạt động đầu tư, kinh doanh, tạo việc làm, mở rộng sản xuất. 1.3.2. Các yếu tố kinh tế - Nhân tố thị trường. - Nhân tố lợi nhuận. - Nhân tố về chi phí. 1.3.3. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng to lớn trong việc thành công hay thất bại nhà đầu tư. 1.3.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội Hoạt động kinh tế, hoạt động đầu tư bao giờ cũng tồn tại trong một môi trường KT-XH nhất định. Do vậy, chỉ khi xây dựng được một kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, phù hợp, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có thể thu hút đầu tư. 1.3.5. Nguồn nhân lực Nguồn lao động phổ thông, lao động có kỹ năng chất lượng cao, chi phí lao động rẻ hay tính kỷ luật cao của người lao động sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi thu hút đầu tư. 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ và giá trị rút ra đối với tỉnh Bình Phƣớc 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dƣơng - Đầu tư đúng quy hoạch - Đào tạo nhân lực có chất lượng cao 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
- 9 - Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp - Hoàn thiện hạ tầng, nâng tầm dịch vụ - Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước 1.4.3. Giá trị rút ra đối với tỉnh Bình Phƣớc Từ kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai có thể rút ra một số bài học như sau: Thứ nhất, cần xác định ngành nghề cần tập trung thu hút đầu tư. Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá. Thứ ba, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Thứ tư, khuyến khích nhà đầu tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- 10 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong Chương 1 luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích khái niệm xúc tiến đầu tư; phân tích vai trò của công tác xúc tiến đầu tư. Thứ hai, đề cập và phân tích khái niệm quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư; Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư; Nội dung Quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư; Một số nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động xúc tiến đầu tư như: Thể chế, môi trường chính trị- xã hội, các yếu tố kinh tế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, nguồn nhân lực. Trình bày kinh nghiệm về QLNN về xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
- 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến QLNN đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,433 km. Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện: Thành phố Đồng Xoài, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long và các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, và Bù Đăng, Phú Riềng 2.1.1.2. Địa hình Địa hình có dạng đồi thấp thoải lượn sóng nối liền với nhau tạo thành dạng địa hình yên ngựa, nhiều nơi dạng địa hình bát úp. 2.1.1.3. Khí hậu Bình Phước có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8oC - 26,2oC, lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.871,54 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. b. Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Bình Phước chiếm 175.986 ha, bằng 26% tổng diện tích đất toàn tỉnh c. Tài nguyên khoáng sản
- 12 Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc các nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán đá quý. d. Tài nguyên nƣớc Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 - 0,8km/km2, bao gồm sông Sài Gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn e. Tài nguyên du lịch Bình phước có 41 dân tộc anh em sinh sống. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ lâu đời và rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phƣớc a. Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn: Diện tích cao su 241.716 ha, điều 134.733 ha, hồ tiêu 16.714 ha; tổng đàn gia súc ước 500.546 con, tổng đàn gia cầm ước có 4,8 triệu con. b. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2015-2018 tăng 12,7%. Giá trị gia tăng ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2015- 2018 ước tăng 11,86%. Đối với KCN: Trong số 13 KCN, hiện có 10 KCN đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, 02 KCN đang triển khai xây dựng, 01 KCN chưa triển khai là KCNTân Khai II: Đối với KKT cửa khẩu Hoa Lƣ: Có tổng diện tích tự nhiên 28.364 ha. Hiện có 62 doanh nghiệp được giao đất thực hiện dự án với tổng diện tích 355,32 ha. c. Lĩnh vực đầu tƣ, phát triển hạ tầng và quy hoạch đô thị
- 13 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2018 ước huy động được trên 56.000 tỷ đồng. d. Dân số và lao động Dân số toàn tỉnh năm 2018 ước 979.570 người tập trung tại các khu vực như Thành phố Đồng Xoài, huyện Lộc Ninh, Huyện Bù Đăng. Toàn tỉnh ước có 590.329 lao động từ 15 tuổi trở lên trong đó có 314.718 lao động nam và 275.611 lao động nữ, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. 2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến QLNN đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc Thứ nhất, Bình Phước tập trung nhiều dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, kỹ thuật sản xuất còn thấp. Thứ hai, địa hình phức tạp gây khó khăn cho việc quản lý vốn và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên lớn. Ngoài ra, còn nhiều tài nguyên khác còn trong dạng tiềm năng chưa được khai thác nhiều như rừng, sông, suối lớn, hồ đập, nước ngầm, đá vôi, cát, đá, đất sét,... 2.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc đối với xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc. 2.2.1. Thực trạng hệ thống thể chế, chính sách về hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc Ngày 14/12/2018, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước. UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định số 1794/QĐ- UBND ngày 25/7/2017 về việc ban hành danh mục các dự án kêu gọi
- 14 đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 – 2020. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã giao cho các sở, ngành phải có những văn bản hướng dẫn theo chuyên ngành, nhằm bảo đảm tính chặt chẽ và cụ thể trong quản lý lĩnh vực xúc tiến đầu tư. 2.2.1.1. Chính sách khuyến khích, ƣu đãi chung Tùy theo ngành nghề và địa bàn đầu tư, nhà đầu tư được ưu đãi về thuế, các chính sách khuyến khích chung như sau: Hỗ trợ về quảng cáo Các hỗ trợ về cung cấp thông tin, tư vấn về thủ tục đầu tư, kinh doanh Hỗ trợ quảng bá xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hỗ trợ đào tạo lao động Đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư Quy trình giải quyết thủ tục đầu tư cũng được tỉnh Bình Phước rút ngắn về thời gian cũng như có quy trình thủ tục rõ ràng 2.2.1.2. Chính sách khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ bổ sung cho khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp Xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp Ưu đãi cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp 2.2.2. Thực trạng triển khai các chính sách về hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc. Hoạt động xúc tiến đầu tư tại Bình Phước trong những năm qua đã có nhiều hiệu quả. Sau đây là một số hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu được sử dụng từ năm 2015-2018 của tỉnh Bình Phước: 2.2.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ
- 15 Các công cụ cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến đầu tư rất đa dạng và phong phú, tỉnh Bình Phước đã thực hiện xúc tiến đầu tư qua các công cụ thông tin. 2.2.2.2. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định số 1794/QĐ- UBND ngày 25/7/2017 về việc ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017–2020. 2.2.2.3. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ Cẩm nang XTĐT tỉnh Bình Phước có nhiều ngôn ngữ phù hợp cho các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau khác nhau các phiên bản song ngữ hiện có như: Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Anh, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Đài Loan. Biên soạn phiên bản tóm tắt chính sách ưu đãi đầu tư và danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 bản song ngữ Việt Nam – Anh 2.2.2.4. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư. Các hoạt động truyền thông. 2.2.2.5. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ Hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư và các cơ chế, chính sách, danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư. 2.2.2.6. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nƣớc và quốc tế về xúc tiến đầu tƣ
- 16 Tăng cường trao đổi thông tin với Tham tán Đại sứ quán của Việt Nam phụ trách xúc tiến đầu tư tại các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... Tổ chức đoàn vận động xúc tiến đầu tƣ 2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về về hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc Đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đối với các chương trình xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế do Ban quản lý Khu kinh tế Bình Phước thực hiện.Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 về việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước. 2.2.3.1 Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Phƣớc. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2.2.3.2. Ban quản lý Khu kinh tế Bình Phƣớc. Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong công tác quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. 2.2.3.3 Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Bình Phƣớc.
- 17 Trung tâm có chức năng tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các chính sách thu hút về đầu tư, thương mại và du lịch; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh, thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động Quản lý nhà nƣớc về hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh Bình Phƣớc 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Những kết quả đạt được về xúc tiến đầu tư tính đến hết năm 2018 cụ thể như sau: Thứ nhất, tình hình thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, phát triển hợp tác xã có nhiều chuyển biến tích cực, trong năm 2018. Thứ hai, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Thứ ba, hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy liên kết khu vực và hợp tác quốc tế, tăng cường quảng bá hình ảnh của tỉnh đến cộng đồng quốc tế. Thứ tư, Môi trường sản xuất kinh doanh tiếp tục được cải thiện, nhất là công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên. Thứ năm, các thủ tục hành chính được cải thiện. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh còn nhiều hạn chế và bất cập, cụ thể như sau: Thứ nhất, Về các quy định, chính sách còn thiếu đồng bộ.
- 18 Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội một chưa tốt để đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi khi thu hút và triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn. Thứ ba, chưa nhắm đến nhà đầu tư mục tiêu, thiếu chiến lược hiệu quả trong việc xác định đối tác và thị trường quan trọng. Thứ tư, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư nội dung XTĐT thiếu cả chất và lượng. Thứ năm, dịch vụ trước và sau đầu tư đối với nhà đầu tư chưa tốt. Thứ sáu, nguồn tài chính và nhân lực QLNN về XTĐT 2.3.2.2. Nguyên nhân Những hạn chế của bên trên có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, sau đây là một số nguyên nhân chính: Thứ nhất, tỉnh Bình Phước chưa làm tốt công tác quảng bá cho tỉnh nhằm thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư. Thứ hai, tỉnh chưa thực sự xây dựng được một chiến lược xúc tiến đầu tư hiệu quả. Thứ ba, đầu tư cho nguồn lực và tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Nguồn lực cho hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh còn hạn chế về trình độ kỹ năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, thuyết trình, tiếp thị. Thứ tư, việc nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ các nhà đầu tư trước và sau cấp phép chưa được lãnh đạo tỉnh chú trọng. Thứ năm, các công cụ thông tin trong xúc tiến đầu tư chưa hoàn thiện và chưa được sử dụng một cách có hiệu quả. Thứ sáu, các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 118 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn