intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khái quát lý luận cơ bản về quản lý về ATTP, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó xác định những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……… …….…/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THU HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Quang Tuệ Phản biện 1: TS. Vũ Hoàng Mạnh Trung Phản biện 2: TS. Trần Thị Hồng Minh Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung Số: 201, Phan Bội Châu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi 10 giờ 30 phút, ngày 05 tháng 8 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Tính cấp thiết của đề tài luận văn được thể hiện ở một số lý do sau: Thứ nhất, an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế với sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự duy trì, nòi giống, cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với xu hướng phát triển của xã hội và toàn cầu hóa, bệnh truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang đứng trước nhiều thách thức mới, diễn biến mới về cả tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng. Thứ hai, công tác đảm bảo về an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ngày càng được mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm bước đầu có chuyến biến. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm đã được xây dựng và từng bước được hoàn thiện. Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương đang được kiện toàn, thực hiện phân công, phân cấp, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương bước đầu có hiệu quả. Thứ ba, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế số đơn vị kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP tăng đáng kể; Năm 2016 số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn ATTP chiếm 70%. Năm 2020 tỷ lệ đạt yêu cầu là 82.5% tăng 12.5% so với 2016. Số đơn vị vi phạm năm 2016 là 30%. Năm 2020 tỷ lệ này là 17.5 % giảm 12.5%. Số đơn vị bị nhắc nhở năm 2016 là 37 và bị phạt tiền là 36, năm 2020 số đơn vị bị nhắc nhở là 38 và bị phạt tiền là 29. Nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân chưa có chuyển biến đáng kể. Điều đó tạo ra cho chính quyền tỉnh nhiều thách thức trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó việc (1) ban hành các quy định về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn còn hạn chế lớn như Nội 3
  4. dung của các văn bản quy định về quản lý ATTP chưa đầy đủ và khó thực hiện; Các quy định trong văn bản chưa phù hợp với thực tế của địa phương: (2) tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm vẫn chưa khắc phục được thủ tục hành chính liên quan QLNN về ATTP còn rườm rà: phối hợp chưa tốt giữa các cơ quan: vẫn còn tình trạng Cán bộ công chức làm việc liên quan QLNN về ATTP nắm chắc các quy định của pháp luật về ATTP; (3) công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện ATTP chưa tốt; hoạt động thanh tra, kiểm tra có số lượng nhiều nhưng còn mang tính hình thức, kinh phí hoạt động và trang thiết bị phục vụ cho công tác giám sát mối nguy ATTP chưa được hỗ trợ nhiều, còn hạn chế nên chủ yếu chỉ kiểm tra bên ngoài, không đi sâu vào đánh giá chất lượng; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ và niềm tin của người dân đối với cơ quan quản lý nhà nước về ATTP chưa cao. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Quản lý nhà nước về ATTP là vấn đề có tầm quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của con người và tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, trong thời gian qua đã có nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình sau: Trần Thị Khúc với tác phẩm “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; Tác phẩm “Thực trạng An toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở ăn uống và công tác quản lý tại Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng năm 2012 - 2013” của tác giả Chu Thế Vinh; Lê Thị Thu Hòa với tác phẩm “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng”; Tác phẩm “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Bùi Viết 4
  5. Toàn; Đinh Thị Bích Dân với tác phẩm “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Các tài liệu nghiên cứu trên đây đã góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quản lý nhà nước về ATTP. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt đối với hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” dưới góc độ quản lý nhà nước, có ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn đối với địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát lý luận cơ bản về quản lý về ATTP, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó xác định những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về ATTP. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản và hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 5
  6. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về ATTP; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Từ năm 2016 - 2020 - Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của luận án. Đây là phương pháp khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận văn để phân tích, đánh giá khách quan quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, vận dụng quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước làm cơ sở lý luận, pháp lý đối với quản lý nhà nước về ATTP nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Luận văn đã thu thập số liệu từ các nguồn dữ liệu đã được công bố, ban hành của Cục thống kê tỉnh, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Y tế, Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đồng thời sử dụng các quan điểm đánh giá của các chuyên gia đầu ngành về chính sách quản lý nhà nước về ATTP đã được công bố. Sau khi thu thập, thống kê được các số liệu, tiến hành lựa chọn, phân tích, đánh giá, sử dụng số liệu phù hợp, kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu 6
  7. về thực trạng quản lý nhà nước về ATTP tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020. - Phương pháp điều tra xã hội học + Mục đích điều tra: Nhằm phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế + Đối tượng điều tra: Có 2 nhóm khảo sát gồm: Nhóm 1: Có 50 người, trong đó có cán bộ quản lý liên quan tới quản lý ATTP gồm Cán bộ lãnh đạo, công chức, cộng tác viên phụ trách công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn Tỉnh. Nhóm 2: Có 50 người là chủ các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Tỉnh. + Nội dung điều tra: Tác giả đã chọn ra 100 người để khảo sát về thực trạng việc quản lý nhà nước về ATTP tại địa phương trên các nội dung cơ bản, như tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm; công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm; công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định ATTP. Từ đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để đề xuất một số giải pháp phù hợp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. + Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả: Sử dụng phương pháp điều tra viết, quan sát. Số phiếu khảo sát phát ra 100 phiếu và số phiếu thu về 100 phiếu. Xử lý kết quả số liệu bằng excel, sau đó phân tích và xử lý thông tin nhằm đáng giá một cách khoa học về thực trạng quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp thống kê toán học: Vận dụng phương pháp thống kê toán học nhằm tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu; trình bày và mô tả kết quả nghiên cứu. 7
  8. - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, thống nhất giữa lôgíc và lịch sử để nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp khoa học sau: Về lý luận Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về ATTP, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm kiện toàn quản lý nhà nước về ATTP nói chung và quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng để góp phần nâng cao ý thức của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chất lượng, vì sức khỏe của người tiêu dùng. Về thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đề về quản lý nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 8
  9. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Những vấn đề chung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước Khái niệm quản lý quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình đó vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đề ra từ trước. Khái niệm quản lý nhà nước QLNN là sự tác động của chủ thể mang tính quyền lực nhà nước lên các đối tượng quản lý của nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội để đạt được mục tiêu và chức năng mà nhà nước đề ra. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Khái niệm về thực phẩm Thực phẩm là những sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến thông thường, qua việc sản xuất, đánh bắt, hái lượm, nuôi trồng bằng những phương pháp khác nhau. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, nước và các chất dinh dưỡng để con người duy trì sự tồn tại và vận động của cơ thể. Khái niệm an toàn thực phẩm ATTP là một hệ thống những nguyên tắc và điều kiện được đưa ra thực hiện nhằm đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người. Tầm quan trọng của an toàn thực phẩm - Đối với con người - Đối với nền kinh tế - Đối với người bệnh 9
  10. - Đối với nhà sản xuất Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm QLNN về ATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp luật, các công cụ, các chinh sách, các quy định để điều hành, điều chỉnh hành vi của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thế này thực hiện tốt các vấn đề về ATTP, tiến tới mục tiêu bảo đảm xã hội được tiếp cận, sử dụng thực phẩm an toàn, chất lượng, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Đặc điểm của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Một là, công tác QLNN về ATTP là hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành. Hai là, QLNN về ATTP là hoạt động rất phức tạp. Ba là, QLNN về ATTP luôn gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bốn là, QLNN về ATTP là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục. 1.1.3. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Quản lý ATTP không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng mà nó còn cần sự tham gia tích cực từ phía nhà sản xuất, nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Để đảm bảo rằng mọi người đều tiếp cận được thực phẩm an toàn, được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1.2.1. Ban hành các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Ban hành văn bản là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về ATTP sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Đồng thời 10
  11. cùng giúp nhà nước có thể quản lý dễ dàng hơn, đồng bộ, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong quá trình chế biến, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Bộ máy QLNN về ATTP được tổ chức từ trung ương đến địa phương và tuân thủ nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngànhvà lãnh thổ. 1.2.3. Tuyên truyền các quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Hoạt động truyền thông, tuyên truyền các quy định QLNN về ATTP được tổ chức dưới nhiều loại hình khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt cộng đồng, lồng ghép trong chương trình giảng dạy,.. Với mong muốn mọi người có thể hiểu rõ về ATTP, các quy định của nhà nước về ATTP, các vấn đề bức xúc và nổi cộm trong công tác đảm bảo chất lượng ATTP. 1.2.4. Cấp và quản lý giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm UBND tỉnh cũng phân quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố cấp và quản lý Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý trong việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm Trong công tác QLNN về ATTP, hoạt động thanh tra và kiểm tra là hai hoạt động không thể thiếu, nó luôn được coi trọng và ưu tiên thực hiện. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 1.3.2. Yếu tố về người tiêu dùng 1.3.3. Yếu tố về người sản xuất và kinh doanh Tiểu kết chương 1 Ở Chương 1 đã làm rõ lý luận cơ bản trong công tác QLNN về ATTP, đồng thời nêu lên những nội dung thiết yếu cũng như các yếu 11
  12. tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về ATTP để làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng QLNN về ATTP. Việc nắm vững những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận QLNN về ATTP tại Chương 1 sẽ là tiền đề cho việc đi sâu, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội - Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và diện tích. - Điều kiện kinh tế - xã hội Tăng trưởng kinh tế: Bảng 2.1. Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị: Tỷ đồng Chia ra Nông, Thuế sản lâm Công nghiệp và xây phẩm trừ Dịch vụ Năm Tổng số nghiệp và dựng trợ cấp thuỷ sản sản phẩm Tổng số Trong đó: CN 2016 25.380,5 3.525,4 7.372,5 5.491,1 12.284,3 2.198,3 2017 27.390,8 3.659,3 8.332,3 6.289,6 13.073,5 2.325,6 2018 29.230,9 3.805,8 8.983,3 6.795,2 13.999,4 2.442,4 2019 31.350,1 3.650,2 9.899,5 7.562,2 15.154,9 2.645,6 2020 32.047,7 3.720,7 10.510,5 8.004,7 15.071,8 2.744,7 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2020 12
  13. Bảng 2.2. Chỉ số phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị; % Chia ra Thuế sản Nông, lâm Tổng Công nghiệp và Dịch ph ẩm trừ nghiệp và Năm xây dựng vụ tr ợ cấp số thuỷ sản sản phẩm Tổng số Trong đó: CN Chỉ số phát triển (Năm trước = 100%) - % 2016 106,93 96,55 111,22 112,02 106,52 114,31 2017 107,92 103,8 113,02 114,54 106.42 105,79 2018 106,72 104,00 107,81 108,04 107,08 105,02 2019 107,25 95,91 110,20 111,29 108,25 108,32 2020 102,22 101,93 106,17 105,85 99,45 103,75 Sự phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế có tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị sản xuất của Tỉnh, mức sống có xu hướng ngày càng tăng so với mức bình quân chung của Tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 49 triệu đồng/ người năm 2020. - Tác động của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tới QLNN về ATTP Với vị trí địa lý của tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung và có vị trí địa lý tiếp giáp gần với các vùng kinh tế lớn trong khu vực; có hệ thống giao thông thuận lợi. Do đó, khối lượng giao dịch và nhu cầu thực phẩm rất lớn. Điều này tăng khối lượng và yêu cầu đối với công tác QLNN về ATTP. 2.1.2. Yếu tố về người tiêu dùng Từ góc độ người tiêu dùng đã có sự thay đổi cả về yêu cầu của họ cũng như nhu cầu cao với hàng hóa dịch vụ thực phẩm. Điều này đòi hỏi công tác QLNN về ATTP phải nâng cao hiệu lực hiệu quả, kịp thời, rộng khắp để bảo đảm sức khoẻ của người tiêu dùng. 13
  14. 2.1.3. Yếu tố về người sản xuất và kinh doanh Việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ nằm ở khâu xử lý hành chính của cơ quan chức năng, mà phải ngăn chặn từ gốc của thực phẩm. Chú trọng khâu sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm an toàn sẽ là hướng giải pháp tốt nhất để đảm bảo ATTP cho cộng đồng. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Thực trạng công tác ban hành các quy định an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Việc đánh giá quá trình ban hành văn bản quy định ATTP sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của các nhóm đối tượng liên quan gồm nhóm 1 - Cán bộ quản lý liên quan tới quản lý ATTP; nhóm 2- cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và sản phẩm phải tuân thủ quy định quản lý ATTP trên địa bàn. Bảng 2.3. Đánh giá về công tác ban hành các quy định ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (ĐVT: %) Tỷ lệ đồng ý Tỷ lệ đồng ý Tiêu chí của - nhóm 1 của - nhóm 2 Các văn bản ban hành tuân thủ đúng 95 92 quy định của pháp luật Việc soạn thảo văn bản quản lý 89 88 ông/bà được tham vấn hay hỏi ý kiến Nội dung văn bản sau ban hành có những điều chỉnh trên cơ sở tham 96 88 vấn ý kiến Nội dung của các văn bản quy định 92 90 về quản lý ATTP đầy đủ Nội dung các văn bản rõ ràng và dễ 76 70 thực hiện Các quy định trong văn bản phù hợp 78 68 với thực tế của địa phương Việc ban hành văn bản là kịp thời 84 80 (Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của tác giả) 14
  15. 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm Cơ quan quản lý cao nhất về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính là Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND chịu trách nhiệm quản lý chung về vấn đề ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND quản lý bằng cách ban hành các VBQPPL, các quy chuẩn về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quản lý về ATTP đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Để thực hiện công việc hiệu quả thìUBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về quản lý ATTP, nhưng Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn là cơ quan tham mưu chính và là thường trực của Ban này. Bảng 2.4. Đánh giá về bộ máy quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (ĐYT: %) Tỷ lệ đồng ý Tỷ lệ đồng ý Tiêu chí của - nhóm 1 của - nhóm 2 Bộ máy quản lý gọn nhẹ 93 89 Các cơ quan quản lý nhà nước ATTP 88 87 hoạt động và phối hợp nhịp nhàng Cán bộ công chức làm việc liên quan QLNN về ATTP nắm chắc các quy 83 77 định của pháp luật Các thủ tục hành chính liên quan 86 80 QLNN về ATTP gọn nhẹ Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong QLNN về ATTP được 89 87 rút ngắn (Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của tác giả) 15
  16. 2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm Bảng 2.5. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2016 - 2020 TT Hoạt động Số lượng Số người nghe/ phạm vi bao phủ 1 Tổ chức lễ phát động 33 buổi 3588 2 Nói chuyện 68 buổi 1850 3 Tập huấn 27 đợt 6120 4 Hội thảo 02 186 5 Phát thanh 2 lần/ tuần Toàn Thành phố 6 Truyền hình 36 lần thực hiện Toàn Thành phố 7 Báo viết 25 lần thực hiện 38650 Sản phẩm truyền thông - Băng rôn, khẩu hiệu 757 cái 8 - Pa nô 22 cái - Tranh áp-phích 3040 cái - Tờ gấp 20900 cái Khác: + xe loa 6 ngày Toàn Thành phố Hoạt động khác:... 9 - Tuyên truyền luật ATTP 26 lần 5559 - Bản tin 60 lần (Nguồn: Ban chỉ đạo liên ngành về quản lý ATTP tỉnh Thừa Thiên Huế) Bảng 2.5 thể hiện kết quả đánh giá tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy sự chú trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về ATTP của các cơ quan chức trách của các cấp chính quyền và các hình thức tuyên truyền rất đa dạng. 16
  17. 2.2.4. Thực trạng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bảng 2.8. Tình hình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2016-2020 Số cơ sở TT Loại hình cơ sở Tỷ lệ so với số cơsở được cấp 01 Sản xuất chế biến thực phẩm 115 115/165 02 Kinh doanh thực phẩm 295 295/537 03 Dịch vụ ăn uống 434 434/660 04 Bếp ăn tập thể 59 59/65 Tổng 903 903/1427 (Nguồn: Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế) Số liệu Bảng 2.8 đã cho thấy, mặc dù các cơ quan quản lý của tỉnh đã hướng dẫn và tuyên truyền cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tuy nhiên, hiện nay nhiều chủ cơ sở vẫn chưa triển khai thực hiện. Bảng 2.9. Đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (ĐVT: %) Tỷ lệ đồng ý Tỷ lệ đồng ý Tiêu chí của - nhóm 1 của - nhóm 2 Quy trình và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ 72 66 điều kiện về ATTP đơn giản dễ thực hiện Thời gian cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện 80 74 về ATTP được rút ngắn đáng kể Việc quản lý sử dụng chứng nhận đủ điều kiện 88 86 về ATTP tuân thủ quy định của pháp luật; Cán bộ làm công tác quản lý giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP nắm chắc quy 82 72 định và tuân thủ quy định: 17
  18. Các cơ sở kinh doanh được tham vấn ý kiến về quy định, quy trình quản lý giấy chứng 76 70 nhận đủ điều kiện về ATTP. (Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của tác giả) Qua kết quả khảo sát người sản xuất, kinh doanh về mức độ phức tạp của thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cũng đã phản ánh rõ điều này. Có 28% nhóm 1 và 34% nhóm 2 cho cho rằng quy trình và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP còn phức tạp, khó thực hiện Bảng 2.9. Ngoài ra, chính cán bộ làm công tác quản lý giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP nắm chưa chắc quy định và tuân thủ quy định. Có 18% ý kiến nhóm 1 và 30% ý kiến nhóm 2 đồng ý với nhận định này. 2.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định an toàn thực phẩm Bảng 2.10. Tình hình thanh tra, kiểm tra về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Số lượt Số cơ sở sản xuất Số cơ sở bị Tỷ lệ đạt Năm thanh, kiểm KD TP được Thanh phạt tiền yêu cầu tra kiểm tra (cơ sở) (cơ sở) (%) 2016 5 421 95 70 2017 6 557 89 76 2018 6 647 127 81 2019 7 784 123 81,6 2020 7 803 87 82,5 (Nguồn: Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua Bảng 2.10 cho thấy số lượng cơ sở được kiểm tra đã tăng dần qua các năm, năm 2016 đã thanh kiểm tra 421 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, năm 2020 là 803 cơ sở, tăng 382 cơ sở.Trong đósố cơ sở đạt yêu cầu tăng từ 70% năm 2016 lên 82.5% năm 2020, số cơ sở bị phạt tiền cũng giảm đáng kể. 18
  19. Bảng 2.12. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (ĐVT: %) Tỷ lệ đồng ý Tỷ lệ đồng ý Tiêu chí của - nhóm 1 của - nhóm 2 Quy trình thanh kiểm tra và xử lý vi phạm được công bố công khai cho đơn vị 88 84 và được thực hiện đúng Cán bộ công chức làm công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm nắm vững 80 70 quy định của pháp luật Công tác thanh kiểm tra bảo đảm sự 78 68 công bằng Điều kiện vật chất và trang bị kỹ thuật phục vụ thanh kiểm tra đáp ứngyêu cầu 70 66 công việc Thanh kiểm tra đã kịp thời giúp cơ sở kinh doanh tránh và khắc phục được sai 88 86 phạm Việc xử lý vi phạm của các cơ quan 80 72 quản lý đúng pháp luật và nghiêm minh (Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả trên cho thấy bên cạnh những mặt đạt được, chất lượng của cán bộ thanh tra còn hạn chế, và một số cán bộ chưa nắm chắc quy định về ATTP. Có 20% ý kiến nhóm 1 và 30% ý kiến nhóm 2 cho rằng cán bộ công chức làm công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm chưa nắm vững quy định của pháp luật. 2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 19
  20. 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, về Ban hành các quy định về quản lý nhà nước về an toàn (thực phẩm) Thứ hai, về tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm bộ máy quản lý gọn nhẹ; Thứ ba, công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm Thứ tư, về công tác cấp giấy phép an toàn thực phẩm Thứ năm, về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn Tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Thứ nhất, về ban hành các quy định về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Thứ hai, về tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm Thứ ba, công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm Thứ tư, về công tác cấp giấy phép an toàn thực phẩm Thứ năm, về công tác thanh tra, kiểm tra. giám sát thực hiện Nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, nhận thức trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu kiên quyết và sát sao. Thứ hai, quá trình thực thi pháp luật pháp luật trong lĩnh vực ATTP còn chưa thống nhất và thiếu công bằng. Thứ ba, đầu tư cho công tác quản lý ATTP nói chung còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Thứ tư, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ việc hoạt động kiểm soát ATTP còn thiếu và lạc hậu; Thứ năm, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn chưa được chú trọng. Thứ sáu, việc bảo vệ môi trường còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2