intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm lý luận quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện và kết quả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về BHXH tự nguyện trên địa bàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN ĐÌNH TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyên Phản biện 1: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp ……, nhà …… - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 02 Trương Quang Tuân, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian: vào hồi ……giờ …… ngày …… tháng …… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Wed Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) được hiểu là sự đảm bảo thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, chính từ tính ưu việt này mà BHXH trở thành trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, BHXH là một trong những chính sách lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm coi trọng, là một trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Tại tỉnh Đắk Lắk, qua hơn 15 năm triển khai, chính sách BHXH tự nguyện đã góp phần giúp NLĐ tự do giảm bớt khó khăn khi về già. Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Đắk Lắk còn khá thấp. Đối với địa bàn huyện Krông Búk, là một huyện phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Mặc dù công tác quản lý BHXH tự nguyện ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện tăng qua các năm song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần được tháo gỡ. Nhằm có giải pháp cho công tác phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, nâng cao hiệu lực hiệu quả QLNN về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng, tác giả chọn đề tài “ Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn QLNN về BHXH có ý nghĩa rất lớn, góp phần ổn định, phát triển hệ thống BHXH; góp phần củng cố lòng tin của nhân dân lao động vào cơ quan BHXH; từ đó góp phần nâng cao đời sống của người dân, ổn định kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, trong thời gian qua đề tài nghiên cứu về BHXH được nhiều người quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu về BHXH ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể vấn đề quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện, vì vậy, hướng đề tài mà tôi lựa chọn sẽ là cần thiết cho lý luận cũng như thực tiễn ứng dụng trong công tác sau này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn - Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận QLNN về BHXH tự nguyện và kết quả đánh giá thực trạng QLNN về BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về BHXH tự nguyện trên địa bàn.
  4. 2 - Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận QLNN về BHXH tự nguyện. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện QLNN về BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng QLNN về BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Krông Búk + Thời gian: Nghiên cứu phân tích số liệu trong 5 năm từ 2018 đến 2022 + Nội dung: Luận văn nghiên cứu các hoạt động QLNN về BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin; phương pháp điều tra; phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: luận văn làm rõ lý luận QLNN về BHXH tự nguyện. - Về thực tiễn: luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện QLNN về BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Định hướng, mục tiêu phát triển và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
  5. 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 1.1. Một số vấn đề về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.1.1. Một số khái niệm - Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu hoạt động xã hội cũng đưa ra được khá nhiều cách tiếp cận khác nhau về BHXH: + Dưới lát cắt pháp luật: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.[32] + Dưới lát cắt tài chính: “BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật”.[32] Dựa trên cơ sở khái niệm về BHXH thì khái niệm BHXH tự nguyện ở nước ta hiện nay được quy định thống nhất trong khoản 3 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất”.[37] - Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là quỹ tài chính tập trung nằm trong hệ thống quỹ BHXH, dùng để chi trả các chế độ BHXH tự nguyện cũng như chi trả các chi phí quản lý. Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành từ đóng góp của người tham gia BHXH tự nguyện và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tóm lại, khái niệm BHXH có quá trình ra đời và phát triển thể hiện sự vận động xã hội đi lên. Nội hàm của các khái niệm này được bổ sung, làm phong phú sâu sắc với khái niệm BHXH tự nguyện. 1.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội tự nguyện BHXH tự nguyện là một loại hình BHXH, do đó mang đầy đủ các đặc điểm của BHXH nói chung. Có thể thấy BHXH tự nguyện có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, người lao động khi tham gia BHXH được đảm bảo thu nhập (bảo hiểm) cả trong và sau quá trình lao động. Thứ hai, các chế độ bảo hiểm trong BHXH tự nguyện liên quan đến thu nhập của người lao động gồm: hưu trí, tử tuất...
  6. 4 Thứ ba, người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện có quyền được hưởng trợ cấp BHXH, tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH tự nguyện. Bên cạnh những điểm trên trên, BHXH tự nguyện còn mang những nét đặc trưng riêng có như sau: - Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thường không có quan hệ lao động chính thức, đa phần là những người lao động tự tạo việc làm, nông dân, ngư dân và lao động tự do. - Việc tham gia BHXH tự nguyện mang tính chất tự nguyện, phụ thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia. BHXH tự nguyện còn có tính linh hoạt trong thiết kế chế độ, cách thức đóng phí phù hợp với nhu cầu của người tham gia. 1.1.3. Vai trò của Bảo hiểm xã hội tự nguyện Thứ nhất, BHXH tự nguyện có vai trò quan trọng đối với người lao động. Do đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những người lao động tự do, hầu như không có quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động, thu nhập thường thấp, không ổn định như: nông dân, những người kinh doanh, buôn bán tự do,… Thứ hai, việc tham gia BHXH tự nguyện còn giúp người lao động có ý thức trong việc tiết kiệm đầu tư những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. Thứ ba, BHXH tự nguyện tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, cùng truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội và góp phần thực hiện công bằng xã hội, phân phối lại thu nhập xã hội trên cơ sở sự tương trợ để thiết lập hệ thống an sinh xã hội bền vững. Tóm lại, vai trò của BHXH tự nguyện là vô cùng to lớn, là xương sống của hệ thống an sinh xã hội. Thực tiễn đã chứng minh BHXH tự nguyện là nhu cầu tất yếu của cuộc sống xã hội ngày nay. 1.1.4. Chức năng của Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Đảm bảo ổn định đời sống kinh tế cho NLĐ và gia đình họ khi bản thân NLĐ mất khả năng lao động. - Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH tự nguyện. - Gắn lợi ích giữa NLĐ và Nhà nước.
  7. 5 - Đảm bảo an toàn xã hội, gắn NLĐ với xã hội. Bốn chức năng trên của BHXH tự nguyện thúc đẩy BHXH phát triển theo hướng có lợi cho người dân và cho xã hội. 1.1.5. Nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội tự nguyện Thứ nhất, mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH tự nguyện và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện. Thứ hai, mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Thứ ba, người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thứ tư, quỹ BHXH tự nguyện được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập. Thứ năm, việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện. Như vậy, năm nguyên tắc trên hợp thành hệ thống tác động qua lại với nhau in dấu ấn lên lĩnh vực BHXH tự nguyện của một hệ thống xã hội nhất định. 1.1.6. Đối tượng, mức đóng, phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện * Đối tượng: Theo quy định của Khoản 4, Điều 2, Luật BHXH ngày 20/11/2014, tại Khoản 4 Điều 2, "Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng quy định phải tham gia BHXH bắt buộc”[32]. * Mức đóng: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn. Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. * Hỗ trợ đóng: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể: Hỗ trợ 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia BHXH tự nguyện.
  8. 6 * Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hàng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Như vậy, đối tượng, mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện là một khái niệm mở, có thể nói khái niệm này là ít nội hàm. Chính vì vậy, BHXH sẽ thu hút được nhiều người tham gia. Đặc biệt, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thì hành từ 01/01/2016 với những điểm mới quan trọng, được đánh giá có tính phù hợp và ưu việt hơn so với trước đây tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển BHXH tự nguyện một cách mạnh mẽ. 1.1.7. Chế độ của người tham gia BHXH tự nguyện Người tham gia BHXH TN được hưởng chế độ BHXH hưu trí, tử tuất và trợ cấp một lần được quy định như sau: * Chế độ hưu trí - Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. - Tỷ lệ lương hưu hằng tháng được tính như sau: + Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%; + Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%; + Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BXHH theo bảng 1.1, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
  9. 7 Bảng 1.1: Tỷ lệ hưởng hưu Tỷ lệ Đối tượng áp Số năm đóng BHXH Thời điểm hưởng hưởng dụng tương ứng Trước 01/01/2018 15 45% mức bình 2018 16 quân thu nhập 2019 17 Nam tháng đóng 2020 18 BHXH 2021 19 2022 trở đi 20 (Nguồn: Luật BHXH số 58/2014/QH13) - Tuổi nghỉ hưu Căn cứ Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, người nghỉ hưu từ năm 2021 mỗi năm cộng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ, đến năm 2035 nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi Bảng 1.2: Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 Tuổi nghỉ hưu Năm Nam Nữ 2021 Đủ 60 tuổi 3 tháng Đủ 55 tuổi 4 tháng 2022 Đủ 60 tuổi 6 tháng Đủ 55 tuổi 8 tháng 2023 Đủ 60 tuổi 9 tháng Đủ 56 tuổi 2024 Đủ 61 tuổi Đủ 56 tuổi 4 tháng 2025 Đủ 61 tuổi 3 tháng Đủ 56 tuổi 8 tháng 2026 Đủ 61 tuổi 6 tháng Đủ 57 tuổi 2027 Đủ 61 tuổi 9 tháng Đủ 57 tuổi 4 tháng 2028 Đủ 62 tuổi Đủ 57 tuổi 8 tháng 2029 Đủ 62 tuổi Đủ 58 tuổi 2030 Đủ 62 tuổi Đủ 58 tuổi 4 tháng 2031 Đủ 62 tuổi Đủ 58 tuổi 8 tháng 2032 Đủ 62 tuổi Đủ 59 tuổi 2033 Đủ 62 tuổi Đủ 59 tuổi 4 tháng 2034 Đủ 62 tuổi Đủ 59 tuổi 8 tháng 2035 trở đi Đủ 62 tuổi Đủ 60 tuổi (Nguồn: Bộ Luật lao động 2019) * Chế độ BHXH một lần Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày
  10. 8 22/6/2023 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động. * Chế độ tử tuất - Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội - Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội 1.2. Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.1. Một số khái niệm và vai trò quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện * Một số khái niệm: - Quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến. - Quản lý nhà nước: Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan hành pháp) để quản lý, điều hành xã hội theo pháp luật. - Quản lý nhà nước về BHXH: Có thể đưa ra khái niệm “QLNN về BHXH” như sau: QLNN về BHXH là việc Nhà nước thông qua chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp, xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH và tổ chức, quản lý việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHXH trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền được tham gia và quyền được thụ hưởng BHXH của người lao động, góp phần bảo đảm sự ổn định, công bằng và phát triển xã hội. - Quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện: QLNN về BHXH tự nguyện là việc Nhà nước thông qua các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện và tổ chức, quản lý việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền được tham gia và quyền được thụ hưởng BHXH tự nguyện của người lao động, góp phần bảo đảm sự ổn định, công bằng và phát triển xã hội.
  11. 9 * Vai trò quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện Làm cho chính sách BHXH tự nguyện phát triển đúng hướng, đến được với mọi người dân, đáp ứng mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ thông qua đó thực hiện thành công chính sách an sinh xã hội. Đảm bảo hoạt động thu BHXH tự nguyện được thực hiện theo khuôn khổ pháp luật, các mối quan hệ phát sinh được điều chỉnh theo pháp luật. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, đảm bảo các nguyên tắc của BHXH tự nguyện được thực hiện. Đảm bảo những điều kiện vật chất cho hệ thống BHXH tự nguyện phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, nhân lực, kinh phí thực hiện công tác thu BHXH tự nguyện. 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội - Chủ trương, quan điểm của Đảng - Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân - Xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Như vậy, quản lý nhà nước về BHXH là một hoạt động thể hiện nhu cầu tất yếu khách quan trọng sự vận động và phát triển của xã hội nước ta. Đặc biệt, hiện nay xuất phát từ nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự hội nhập quốc tế sâu rộng. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện Nội dung quản lý nhà nước về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là hết sức quan trọng và về cơ bản được Luật BHXH số 58/2014 quy định nội dung QLNN về BHXH gồm: - Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách BHXH. - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về BHXH. - Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác BHXH. - Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.
  12. 10 - Hợp tác quốc tế về BHXH. QLNN về BHXH tự nguyện được thể hiện qua các nội dung: - Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách. - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH tự nguyện; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác BHXH tự nguyện - Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. 1.2.4. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện Để đánh giá hiệu quả QLNN về BHXH tự nguyện của năm sau so với năm trước ta có thể sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu sau: * Số đối tượng tham gia Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng BHXH tự nguyện cũng cũng là chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng trong năm của cơ quan BHXH. Được tính trên tổng số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thực tế so với số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được giao theo kế hoạch. * Số thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH tự nguyện cũng là chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch thu trong năm của cơ quan BHXH. Được tính trên tổng số tiền BHXH tự nguyện thu thực tế so với số thu được giao theo kế hoạch. * Tỷ lệ NLĐ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện Tỷ lệ NLĐ tham gia vào hệ thống BHXH tự nguyện cao cũng thể hiện khả năng phòng ngừa rủi ro của dân số cao, người dân chủ động tiết kiệm thu nhập để phòng ngừa rủi ro cho bản thân. Bên cạnh đó, tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH tự nguyện cao cũng góp phần tăng nguồn thu cho quỹ BHXH tự nguyện, đảm bảo chi trả các khoản trợ cấp BHXH tự nguyện. 1.2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện - Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH tự nguyện. - Về kinh tế - Về văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán - Về nhận thức của người dân
  13. 11 - Về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện QLNN về thu BHXH tự nguyện - Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách BHXH tự nguyện - Về quy trình thu BHXH tự nguyện - Về thủ tục thu - chi trả BHXH tự nguyện Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát chung 2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk Huyện Krông Búk nằm về phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo quốc lộ 14, có tổng diện tích tự nhiên là 35.782 ha, với số dân 66.295, có 7 đơn vị hành chính, với 106 thôn, buôn (42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số), trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 14 trên địa bàn xã Cư Né và Cư Kpô. 2.1.2. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk * Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Krông Búk BHXH huyện Krông Búk là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Đắk Lắk, nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam. BHXH huyện Krông Búk chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Đắk Lắk và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Krông Búk. 2.2. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk 2.2.1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách về BHXH tự nguyện làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện BHXH tự nguyện giai đoạn 2018-2022. Ban hành các quyết định, văn bản đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ chính trị, Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH; thực hiện nghiêm túc Luật BHXH, Luật BHYT, các quy định về trích
  14. 12 nộp BHXH, BHYT. Ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT; quyết định giao chỉ tiêu thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho các xã; chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn các xã. Bảng 2.1: Kết quả khảo sát tình hình xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện hiện nay trên địa bàn huyện Krông Búk Tốt Bình thường Chưa tốt Nhóm đối Số tượng điều tra người Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ % Tỷ lệ % người người người % Cán bộ, công 85 74 84.71% 12 14.12% 1 1.18% chức Nhân viên đại 56 43 76.79% 11 19.64% 2 3.57% lý thu Người dân, 259 142 54.83% 93 35.91% 24 9.27% NLĐ tự do Tổng cộng 400 257 64.25% 116 29% 27 6.75% (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) 2.2.2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Xác định hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nên hàng năm công tác tuyên truyền luôn được chú trọng thực hiện. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, BHXH huyện đã chủ động phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trên địa bàn ký kết các hợp đồng, chương trình, quy chế phối hợp và tổ chức nhiều hoạt động cụ thể để tuyên truyền sâu rộng, nội dung tuyên truyền ngày càng gần gũi, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm theo hướng tiếp cận phổ quát mọi đối tượng và triển khai có hiệu quả. Bảng 2.2: Kết quả khảo sát ý kiến của người lao động về tìm hiểu thông tin về BHXH tự nguyện và tham gia các hội nghị tuyên truyền Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số Tiêu chí người Số Tỷ lệ Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ % người % người người % Tìm hiểu thông tin về 400 143 35.75% 178 44.50% 79 19.75% BHXH tự nguyện Tham gia các hội nghị 400 129 32.25% 189 47.25% 82 20.50% tuyên truyền (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
  15. 13 Bảng 2.3: Kết quả đánh giá hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk Tốt Bình thường Chưa tốt Số Tiêu chí Số Số Số Tỷ lệ người người Tỷ lệ % người Tỷ lệ % người % Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về 400 266 66.50% 121 30.25% 13 3.25% BHXH tự nguyện Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp 400 263 65.75% 118 29.50% 19 4.75% luật về BHXH tự nguyện (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về hình thức tuyên truyền mang lại hiệu quả Hội nghị, tập Tờ rơi, áp Báo, đài, Phương tiện Nhóm đối huấn phích Internet khác tượng điều tra Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ người % người % người % người % Cán bộ, công 65 76.47% 56 65.88% 82 96.47% 2 2.35% chức Nhân viên đại 47 83.93% 39 69.64% 53 94.64% 1 1.79% lý thu Người dân, 201 77.61% 192 74.13% 243 93.82% 15 5.79% NLĐ tự do Tổng cộng 313 78.25% 287 71.75% 378 94.50% 18 4.50% (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH tự nguyện đa dạng, phong phú, phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Krông Búk trong những năm qua. 2.2.3. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk. - UBND huyện Krông Búk: + Chỉ đạo các phòng chức năng có liên quan, UBND xã phối hợp với BHXH huyện tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện.
  16. 14 + Căn cứ theo Kế hoạch của UBND tỉnh giao, UBND huyện xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Đề xuất Hội đồng nhân dân huyện đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm đến từng xã và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tổ chức thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu là một chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ chính trị của địa phương. + Chỉ đạo UBND các xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, đặc biệt là BHXH tự nguyện. Phối hợp với BHXH huyện thực hiện phát triển đối tượng tham gia và giải quyết quyền lợi của đối tượng hưởng các chế độ ASXH kịp thời, đúng quy định + Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT của Ủy ban nhân dân cấp xã; xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn. + Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. - Phòng LĐ-TB&XH huyện Krông Búk là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về BHXH tự nguyện. Bảng 2.5: Kết quả đánh giá hệ thống QLNN về BHXH tự nguyện và trình độ, kỹ năng, thái độ phục vụ của cán bộ thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Krông Búk Số Tốt Bình thường Chưa tốt Tiêu chí Số Tỷ lệ Số Số Tỷ lệ người người % người Tỷ lệ % người % Tổ chức hệ thống QLNN về BHXH tự 400 250 62.50% 137 34.25% 13 3.25% nguyện Trình độ, kỹ năng, thái độ phục vụ, của cán bộ 400 265 66.25% 123 30.75% 12 3.00% thực hiện chính sách (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) Trong thời gian qua, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện góp phần tích cực cho công tác BHXH tự nguyện đạt được nhiều thành công nhất định.
  17. 15 2.2.4. Quản lý thu, chi, phát triển đối tượng tham gia và xây dựng kế hoạch, triển khai, phối hợp tổ chức các hoạt động về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn * Quản lý thu, chi, phát triển đối tượng tham gia Bảng 2.6: Kết quả thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk giai đoạn 2018-2022 Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 Số thu BHXH tự nguyện 549 1.298 1.656 3.390 4.904 (ĐVT: triệu đồng) Tốc độ phát triển số thu BHXH tự nguyện so với 358.82% 236.43% 127.58% 204.71% 144.66% năm trước (ĐVT: %) Số thu BHXH tự nguyện kế hoạch 1.011 2.628 1.899 3.411 4.111 ( ĐVT: người) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 54.30% 49.39% 87.20% 99.38% 119.29% thu (ĐVT: %) (Nguồn: BHXH huyện Krông Búk) - Tỷ lệ người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Krông Búk Bảng 2.7: Tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk giai đoạn 2018-2022 Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 Số người tham gia BHXH tự nguyện 173 378 665 953 1079 (ĐVT: người) Số người trong độ tuổi lao động 45,432 45,987 46,120 46,420 46,977 (ĐVT: người) Mức độ bao phủ BHXH tự 0.38% 0.82% 1.44% 2.05% 2.30% nguyện (ĐVT: %) (Nguồn: BHXH huyện Krông Búk) Tuy nhiên, mức độ bao phủ BHXH tự nguyện vẫn rất thấp so với tổng số lao động trong độ tuổi, bên cạnh đó NLĐ trên địa bàn huyện chủ yếu là làm việc trong các ngành nông nghiệp, lao động tự do không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn, gia tăng mức độ bao phủ BHXH tự nguyện.
  18. 16 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát lý do người dân chưa tham gia/ngừng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Nhóm Không biết về Thời gian Tỷ lệ NSNN Ý kiến đối Ít chế độ BHXH tự đóng dài hỗ trợ thấp khác tượng nguyện điều Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ tra người % người % người % người % người % Cán bộ, 82 96.47% 78 91.76% 65 76.47% 0 0.00% 0 0.00% công chức Nhân viên 43 76.79% 46 82.14% 49 87.50% 0 0.00% 0 0.00% đại lý thu Người dân, 242 93.44% 239 92.28% 101 39.00% 16 6.18% 6 2.32% NLĐ tự do Tổng 367 91.75% 363 90.75% 215 53.75% 16 4.00% 6 1.50% cộng (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) - Công tác phát triển đối tượng tham gia Bảng 2.9: Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk giai đoạn 2018 – 2022 Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 Số người tham gia 173 378 665 953 1079 BHXH tự nguyện (ĐVT: người) Tốc độ phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện so với 274.60% 218.50% 175.93% 143.31% 113.22% năm trước (ĐVT: %) Số người tham gia BHXH tự 183 438 633 912 1070 nguyện kế hoạch ( ĐVT: người) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch phát 94.54% 86.30% 105.06% 104.50% 100.84% triển đối tượng (ĐVT: %) (Nguồn: BHXH huyện Krông Búk)
  19. 17 Số người tham gia BHXH tự nguyện năm 2018 và năm 2019 đều không đạt kế hoạch BHXH tỉnh giao. Từ năm 2020 trở đi hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Bảng 2.10: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk theo giới tính giai đoạn 2018 – 2022 Số lượng Tốc độ Chỉ tiêu Cơ cấu (%) (người) phát triển (%) Nam 73 42.20% 292.00% Năm 2018 Nữ 100 57.80% 285.71% Nam 150 39.68% 205.48% Năm 2019 Nữ 228 60.32% 228.00% Nam 263 39.55% 175.33% Năm 2020 Nữ 402 60.45% 176.32% Nam 368 38.61% 139.92% Năm 2021 Nữ 585 61.39% 145.52% Nam 430 39.85% 116.85% Năm 2022 Nữ 649 60.15% 110.94% (Nguồn: BHXH huyện Krông Búk) Bảng 2.11: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk theo độ tuổi giai đoạn 2018-2022 Số người tham gia theo độ tuổi (người) Chỉ tiêu Từ 20 trở Từ 21 - 30 Từ 31 - 40 Từ 41 - 50 Trên 51 xuống Năm 2018 5 45 38 51 34 Năm 2019 7 74 112 113 72 Năm 2020 4 107 158 194 202 Năm 2021 7 128 266 254 298 Năm 2022 9 130 335 357 248 Tổng 32 484 909 969 854 (Nguồn: BHXH huyện Krông Búk)
  20. 18 Bảng 2.12: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Búk theo mức thu nhập giai đoạn 2018-2022 Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện Từ 700.000đ Chỉ tiêu Từ 1.550.000đ Từ 3.050.000đ Trên đến đến 3.000.000đ đến 5.000.000đ 5.050.000đ 1.500.000đ Năm Số lượng (người) 125 29 13 6 2018 Tỷ lệ (%) 72.25% 16.76% 7.51% 3.47% Năm Số lượng (người) 263 80 26 9 2019 Tỷ lệ (%) 69.58% 21.16% 6.88% 2.38% Năm Số lượng (người) 497 122 32 14 2020 Tỷ lệ (%) 74.74% 18.35% 4.81% 2.11% Năm Số lượng (người) 692 200 39 22 2021 Tỷ lệ (%) 72.61% 20.99% 4.09% 2.31% Năm Số lượng (người) 610 367 68 34 2022 Tỷ lệ (%) 56.53% 34.01% 6.30% 3.15% (Nguồn: BHXH huyện Krông Búk) - Chi lương hưu, chi trợ cấp một lần, chi trợ cấp tuất 1 lần, mai táng phí cho người tham gia BHXH tự nguyện Bảng 2.13: Chi BHXH tự nguyện giai đoạn 2018-2022 Chi trợ cấp tuất 1 Chi lương hưu Chi trợ cấp 1 lần lần, mai táng phí Chỉ tiêu Số Số Số Số tiền Số tiền Số tiền người người người Năm 2018 19 463,565,600 5 43,152,689 - - Năm 2019 21 578,474,000 6 96,609,508 2 76,762,600 Năm 2020 26 698,919,300 2 9,479,107 1 1,232,000 Năm 2021 32 819,398,000 15 67,275,362 1 3,542,780 Năm 2022 37 1,056,013,100 35 554,165,870 1 5,908,620 (Nguồn: BHXH huyện Krông Búk) * Công tác xây dựng kế hoạch, triển khai, phối hợp tổ chức các hoạt động về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn Trên cơ sở các văn bản giao chỉ tiêu, kế hoạch phát triển BHXH tự nguyện hàng năm của UBND tỉnh giao, BHXH huyện Krông Búk đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển BHXH tự nguyện hàng năm để tham mưu cho UBND huyện giao cho UBND các xã. Kế hoạch hàng năm đảm bảo các yêu cầu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. BHXH huyện Krông Búk là cơ quan chịu trách nhiệm chính, nội dung triển khai phối hợp tổ chức các hoạt động về BHXH tự nguyện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2