intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý và hạn chế chi phí xử lý chất thải rắn, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............. ...../.... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QU C GIA NGUYỄN THỊ NGỌC HÒA QUẢN LÝ NHÀ N ỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH QU N LÝ CÔNG Mã s : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, THÁNG 01/2018
  2. Công trình được hoàn thành t i: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QU C GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU Ph n biện 1: TS. Chu Xuân Khánh Ph n biện 2: PGS.TS Trần Qu c C ờng Luận văn được b o vệ t i Hội đồng chấm luận văn th c sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 03, Hội trường b o vệ luận văn th c sĩ phân viện Tây nguyên, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 51 Ph m Văn Đồng, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 8 giờ 30 ngày 28 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn t i Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đ i học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. M Đ U 1. Tính c p thi t của đ tài Việc quản lý chất thải rắn không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trư ng ngày càng trầm trọng hơn như tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, gây dịch bệnh và phá hủy môi trư ng đất. Chính phủ Việt Nam đã chủ động trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật khá đồng bộ để quản lý vấn đề ô nhiễm môi trư ng. Hiện tại Thành phố Buôn Ma Thuột công tác quản lý thu gom và xử lý hợp vệ sinh các loại chất thải rắn vẫn đang là bài toán nan giải cho các cấp chính quyền Thành phố. Nhằm mục đích tư vấn cho các cấp lãnh đạo chính quyền Thành phố trong việc xây dựng các chính sách, giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này trong tương lai, tác giả đã chọn đề nghiên cứu “Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn nói trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đ n đ tài lu n vĕn Vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng đang được Nhà nước và các cơ quan tổ chức quan tâm. Nên trong th i gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Mỗi công trình nghiên cứu đều là những sản phẩm có giá trị, ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc quản lý chất thải rắn đô thị để đảm bảo sự trong lành cho môi trư ng, tiết kiệm năng lượng thông qua tái chế và đảm bảo phát triển bền vững bảo vệ môi trư ng. Qua phân tích trên đây, cho thấy vấn đề cần thiết là tìm ra những giải pháp rõ rang và khả thi nhất để quản lý chất thải rắn đô thị áp dụng thực tế phù hợp cho địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột. Đề 1
  4. tài " Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk" sẽ góp phần bổ sung vào những hạn chế đã nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của lu n vĕn - Mục đích: Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cư ng công tác quản lý và hạn chế chi phí xử lý chất thải rắn, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trư ng. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa các vấn đề pháp lý khoa học và yêu cầu từ thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn. + Đánh giá thực trạng của công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. + Đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cư ng công tác quản lý nhà nước và hạn chế chi phí xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.BMT. 4. Đ i t ợng và ph m vi nghiên cứu của đ tài - Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề pháp lý khoa học và thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. - Phạm vi nghiên cứu: Các chính sách của Nhà nước, các giải pháp của các đơn vị chức năng trong lĩnh vực quản lý môi trư ng đối với việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP. - Th i gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến tháng 9/2017. 5. Ph ng pháp lu n và ph ng pháp nghiên cứu của lu n vĕn 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - LêNin, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trư ng. 2
  5. Để đảm bảo tính khả thi, giải pháp đề xuất được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ s tổng hợp, phân tích các hiện trạng vệ sinh môi trư ng của TP, dự báo các dự án đầu tư sắp tới trong tương lai. 5.2. Ph ng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Buôn Ma Thuột. Khảo cứu các tài liệu, văn bản pháp quy về quản lý chất thải rắn đô thị. 5.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Lập phiếu điều tra phỏng vấn với nhiều nội dung. 5.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu + Sử dụng các phần mềm excel để phân tích các dữ liệu đã thu thập được. + Sử dụng các phương pháp phân tích chỉ số, phương pháp dự báo… 6. Ý nghĩa lý lu n và th c tiễn của lu n vĕn Tìm ra giải pháp cụ thể nhằm tăng cư ng công tác quản lý chất thải rắn và giảm chi phí xử lý chất thải rắn, khắc phục tình trạng nhiễm, tạo điều kiện phát triển bền vững cho môi trư ng sống. 7. K t c u của lu n vĕn Chương 1: Cơ s khoa học và thực tế về công tác quản lý nhà nước đối với chất thải rắn tại các đô thị. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn tại thành phố Buôn Ma Thuột. Chương 3: Giải pháp tăng cư ng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn tại thành phố Buôn Ma Thuột. 3
  6. Chương 1 C S KHOA H C VÀ TH C T V QU N LÝ NHÀ N C Đ I V I CH T TH I R N T I CÁC ĐÔ TH 1.1. Ch t th i r n 1.1.1. Khái niệm Chất thải rắn: " Chất thải rắn là chất thải thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác". Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thư ng và chất thải rắn nguy hại. - Chất thải rắn thông thường: Chất thải rắn thông thư ng là: một dạng vật chất thể rắn, không phải là thể lỏng, thể khí, không phải là chất thải nguy hại và được thải ra từ các hoạt động khác nhau của con ngư i như sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... - Chất thải rắn nguy hại: là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn 1.1.2.1. Đối với chất thải rắn thông thường: - Rác hộ dân; Rác quét đường;Rác khu thương mại;Rác cơ quan, công sở; Rác chợ; Rác xà bần từ các công trình xây dựng. 1.1.2.2. Đối với chất thải rắn nguy hại: - Rác bệnh viện;Rác công nghiệp. 1.1.3. Khái niệm quản lý chất thải rắn - Quản lý chất thải rắn: "Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ s quản lý 4
  7. chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối vói môi trư ng và sức khoẻ con ngư i" 1.1.4. Các yêu cầu đối với công tác quản lý chất thải rắn. Đối với công tác quản lý chất thải rắn, về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải, xử lý có hiệu quả, bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những ngư i lao động trực tiếp tham gia việc quản lý chất thải rắn, đưa được các công nghệ, kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải rắn tiên tiến của các nước vào sử dụng cho việc quản lý và xử lý chất thải rắn. 1.2. Tác đ ng của ch t th i r n đ n Kinh t - xã h i, môi tr ng n c, không khí và sức kh e c ng đồng 1.2.1. Tác động c a chất thải rắn tới kinh tế - xã hội Hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chi phí xử lý CTR tuỳ thuộc vào công nghệ xử lý hiện đại hay lạc hậu. Việc làm tốt công tác quản lý CTR còn giúp tạo ra các cơ hội việc làm mới từ công việc thu gom, tái chế rác thải. 1.2.2. Tác động c a chất thải rắn tới môi trường nước và không khí CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trư ng nước. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. 1.2.3. Tác động c a chất thải rắn tới sức khỏe cộng đồng Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trư ng mà còn ảnh hư ng rất lớn tới sức khoẻ con ngư i. 1.3. N i dung công tác qu n lý Nhà n c v ch t th i r n 5
  8. 1.3.1. Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải rắn. Tuyên truyền phổ biến, giáo d c pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản này. 1.3.1.1. Công tác ban hành các chính sách, văn bản pháp luật quản lý chất thải rắn các cấp địa phương, việc xây dựng chính sách môi trư ng thư ng có 02 loại. Loại thứ nhất là cụ thể hóa các chính sách do các bộ, ngành liên quan ban hành vào thực tế tại địa phương. Loại thứ hai là các chính sách đặc thù nhằm triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể của chiến lược bảo vệ môi trư ng do địa phương xây dựng. Việc xây dựng các chính sách này phải đảm bảo tính nhất quán nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau. 1.3.1.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản này. Trong gần hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đư ng lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT. 1.3.2. Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp d ng cho hoạt động quản lý chất thải rắn. - Hệ thống tiêu chuẩn môi trư ng được xem là công cụ hữu hiệu để phục vụ cho công tác quản lý môi trư ng. Đó là hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật trong đó quy định, ngưỡng chấp nhận của các tác nhân gây ô nhiễm môi trư ng. 1.3.3. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn. Quy hoạch quản lý chất thải rắn là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn 6
  9. 1.3.4. Quản lý quá trình đầu tư thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn. Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực chất thải rắn. - Đầu tư mua sắm trang thiết bị, xe chuyên dụng, các phương tiện khác phục vụ công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn. Đầu tư xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình thuộc cơ s xử lý chất thải rắn. Mua sắm công nghệ trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn. 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn. Thanh tra môi trư ng các cấp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý chất thải rắn. Được thực hiện căn cứ theo Nghị định số 35/2009/NĐ-CP và Nghị định 155/2016/NĐ-CP. 1.4. Kinh nghiệm công tác qu n lý nhà n c v ch t th i r n Việt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn tại Đà Nẵng Tại thành phố Đà Nẵng hiện nay đang triển khai phương pháp quản lý môi trư ng dựa vào cộng đồng tại Đà Nẵng, đây là một trong những phương cách tiếp cận hướng tới phát triển bền vững theo Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố Mô trư ng” . Đầu năm 2012, Thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định 125/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2012, chỉ đạo các Ban, Ngành, Đơn vị thu gom quản lý chất thải rắn triển khai thu gom toàn bộ CTR phát sinh trên địa bàn thành phố. 7
  10. Đối với chất thải nguy hại, các phòng khám tư nhân buộc phải ký hợp đồng với Công ty để thu gom, xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh rác thải y tế, chất thải công nghiệp, Công ty CP Môi trư ng đô thị Đà Nẵng thu gom, sau đó đóng thành Block, chôn lấp tại hộc rác thải nguy hại. 1.4.2. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Phú Thọ Ngoài ra còn có mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt Phú Thọ, tại huyện Lâm Thao đã triển khai kế hoạch thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tập trung. Cách hoạt động thu gom chủ yếu dựa trên hoạt động tự nguyện, nhà nước không phải đầu tư chi phí, mà chỉ hỗ trợ một phần mua xe, dụng cụ thu gom, còn lại các HTX, tổ dịch vụ thu gom, xử lý, tự cân đối thu, chi. 1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho thành phố Buôn Ma Thuột Qua các mô hình quản lý chất thải rắn trong nước nêu trên cho thấy để làm tốt các công tác quản lý chất thải rắn thì Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách thiết thực. Các chủ trương, chính sách phải kịp th i, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn của địa phương. 8
  11. Chương 2 TH C TR NG CÔNG TÁC QU N LÝ NHÀ N CV CH T TH I R N T I THÀNH PH BUÔN MA THU T 2.1. Các đặc điểm nh h ng đ n công tác qu n lý ch t th i r n 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Buôn Ma Thuột hiện nay có diện tích là 37.718 ha. Phía Bắc giáp huyện CưM’gar. Phía Nam giáp huyện Krông Ana, CưKuin. Phía Đông giáp huyện Krông Pắc. Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút ( tỉnh Đắk Nông). 2.1.2. Đặc điểm kinh tế. Kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột phát triển khá nhanh. Quy mô kinh tế năm 2015 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. 2.1.3. Đặc điểm xã hội - Dân số, lao động việc làm: Tổng số dân số trên địa bàn thành phố tính đến năm 2015 là 355.674 ngư i gồm 40 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 58.014 ngư i chiếm 16,13% dân số toàn thành phố. 2.1.4. Đặc điểm quy hoạch phát triển khu đô thị Thành phố Buôn Ma Thuột có 13 phư ng, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần 10 nghìn ngư i Êđê. 2.2. Th c tr ng công tác qu n lý nhà n c v ch t th i r n t i thành ph Buôn Ma Thu t. 2.2.1. Công tác hoạch định chiến lược và ban hành các chính sách quản lý chất thải rắn. Tuyên truyền, phổ biến, giáo d c 9
  12. pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản này. 2.2.1.1. Đối với chất thải thông thường (chủ yếu là rác thải sinh hoạt): - Công tác hoạch định chiến lược và ban hành chính sách liên quan đến quản lý Nhà nước về chất thải rắn Buôn Ma Thuột. Hiện tại Buôn Ma Thuột chưa có cơ quan nào xây dựng chiến lược về môi trư ng, mặc dù nội dung về môi trư ng đều có thể hiện trong các văn bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật đến ngư i dân TP. BMT th i gian qua còn rất hạn chế. Ví dụ như việc ban hành “Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn Đắk Lắk đến năm 2020” được xem văn bản pháp lý quan trọng nhất liên quan đến vấn đề này và cần được phổ biến đến tận ngư i dân. Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra 90 hộ dân Thành phố với câu hỏi “Ông/bà có biết về việc địa phương đã có quy hoạch về quản lý chất thải rắn theo Nghị định 59 của Chính phủ chưa? thì có đến 84,4% số ngư i được hỏi không biết về việc này, cho thấy việc tiến hành hoạt động này của Thành phố chưa hiệu quả. 2.2.1.2. Đối với chất thải nguy hại - Về Chất thải rắn y tế: Công tác quản lý chất thải y tế được Thành phố đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên việc quản lý và tham mưu về quản lý chất thải rắn y tế cho UBND TP của Phòng Y tế Thành phố rất m nhạt. Chủ yếu dựa trên những kế hoạch của S Y tế và S Tài nguyên để phối hợp thực hiện. 10
  13. - Về chất thải rắn công nghiệp: Hiện tại trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 02 khu công nghiệp là Cụm công nghiệp Tân An (bao gồm Cụm Công nghiệp Tân An 1 và Cụm công nghiệp Tân An 2) và Khu công nghiệp Hòa Phú. Qua khảo sát cho thấy việc quản lý chất thải công nghiệp của Khu công nghiệp Tân An được giao cho chủ nguồn thải tự ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý. Thành phố chỉ quản lý theo đúng quy chế quản lý Khu công nghiệp. 2.2.2. Công tác ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp d ng cho hoạt động kỹ thuật quản lý chất thải rắn. Hiện nhà nước đã ban hành bộ quy chuẩn về tiêu chuẩn quốc gia đối với các đô thị trên cả nước thông qua bộ tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Các công trình Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị QCVN07:2016/BXD của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên hiện nay đối với tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng chưa ban hành các quy định về tiêu chuẩn về rác thải phù hợp với đặc điểm của vùng miền để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội được toàn diện hơn. 2.2.3. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn. - Công tác dự báo môi trường: Trong những năm qua, cùng với công tác quy hoạch phát triển đô thị, công tác dự báo môi trư ng cũng đã được TP.BMT quan tâm. - Dự báo mức phát thải rác thải bình quân đầu người: Hiện tại không có tài liệu nào có kết quả dự báo về chỉ tiêu này. - Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn: Thành phố hiện chưa tiến hành tốt khâu này. 11
  14. 2.2.4. Quản lý quá trình đầu tư thu gom, vận chuyển, xây dựng chương trình xử lý chất thải rắn c a Tp Buôn Ma Thuột. 2.2.4.1. Đối với chất thải rắn thông thường (chất thải sinh hoạt đô thị) - Nhìn chung công tác lập kế hoạch hàng năm tương đối cụ thể, tuy nhiên nội dung kế hoạch cũng chỉ mới dừng lại các chỉ tiêu số lượng; các chỉ tiêu chất lượng gần như chưa được quan tâm. - Chương trình đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển Thành phố đã chú trọng đầu tư thêm các loại trang thiết bị phương tiện cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, tuy nhiên các trang thiết bị vẫn còn rất hạn chế. - Đầu tư xây dựng bãi xử lý rác + Bãi chôn lấp chất thải rắn Thành phố Buôn Ma Thuột Quy mô dự án là 60 ha, trong đó giai đoạn I (từ 2000-2005) đã thực hiện là 22 ha, công suất hoạt động tối đa là: 240 tấn/ngày đêm. Công nghệ xử lý: Theo phương pháp chôn lấp và chưa đầu tư lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác. + Dự án đầu tư xây dựng Cơ s xử lý chất thải rắn Hòa Phú thành phố Buôn Ma Thuột. Dự án đầu tư xây dựng Cơ s xử lý chất thải rắn Hòa Phú thành phố Buôn Ma Thuột với diện tích: 104 ha, công suất thiết kế 611 tấn/ngày, diện tích xây dựng trực tiếp (giai đoạn I) là: 52 ha. - Chương trình ứng dụng công nghệ mới trong xử lý rác thải sinh hoạt Công tác thu gom và vận chuyển chất thải sinh hoạt chủ yếu là thủ công. Công nghệ hiện đại nhất sử dụng đó là xe chuyên dụng ép rác kín, còn lại là các xe đẩy h và xe vận chuyển rác h nên làm mất 12
  15. vệ sinh môi trư ng, gây mùi hôi thối khó chịu cho dân cư gần nơi thu gom rác. - Chương trình xử lý rác thải tại nguồn Hiện nay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và trên cả nước nói chung công tác phân loại rác ngay tại đầu nguồn chưa thực sự được quan tâm và thực hiện. 2.2.4.2. Đối với Chất thải rắn nguy hại (chất thải rắn y tế). Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố được đầu tư, phân bổ cho 03 Bệnh viện đảm nhiệm xử lý toàn bộ rác thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, qua điều tra, khảo sát kết quả cho thấy, có đến 85% số ngư i được hỏi trả l i là không biết rác y tế được xử lý đâu, cho thấy việc lập kế hoạch hoạt động thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại của Thành phố chưa tốt, mới chỉ nằm con số thống kê. - Chương trình đầu tư trang thiết bị xử lý rác y tế: Công nghệ xử lý tại các lò đốt, lò hấp tiệt trùng của các cụm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh thì có thể đảm nhận xử lý được lượng rác thải y tế nguy hại của cả tỉnh, hiện tổng lượng chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.022 kg/ngày. Với công suất hoạt động của lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại của 13 cụm trên địa bàn Tỉnh là 357 kg/gi có thể xử lý hết lượng rác thải trên địa bàn tỉnh. 2.2.5. Thực trạng công tác Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn. 2.2.5.1. Đối với chất thải rắn thông thường. Trong các năm qua công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trư ng trên địa bàn thành phố giảm dần nhưng vẫn 13
  16. chưa được cải thiện là bao, năm 2014 số vụ vi phạm cần nhắc nh là 175 vụ, đến năm 2016 còn 153 vụ, giảm 22 vụ. Trên thực tế hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra còn h i hợt, chiếu lệ và mang tính đối phó. 2.2.5.2. Đối với chất thải rắn nguy hại. Qua báo cáo kết quả kiểm tra tại các cơ s y tế cho thấy việc kiểm tra, kiểm soát không được thư ng xuyên, chỉ thực hiện 1 năm/lần, nên việc vi phạm bảo vệ môi trư ng không được chấn chỉnh kịp th i, số lượng cơ s y tế vi phạm có giảm nhưng vẫn còn cao. 2.2.6. Thực trạng công tác tổ chức quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thời gian qua 2.2.6.1. Đối với chất thải rắn thông thường Mối quan hệ chỉ đạo, thực hiện giữa cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị thực hiện còn nhiều bất cập chồng chéo. - Kết quả hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác: Khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn được thu gom, vận chuyển: ước tính khoảng 293 tấn/ngày/đêm. Trong khi đó khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 350 tấn/ngày/đêm. Để đánh giá khách quan về thực trạng công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn, tác giả đã khảo sát về thực trạng công tác thu gom vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố BMT với số mẫu câu hỏi là: “Theo Ông (Bà), công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là như thế nào? ”. Với 23% số ngư i được điều tra cho rằng tình trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác của thành phố còn yếu kém. 2.2.6.2. Đối với chất thải nguy hại 14
  17. Hiện nay công tác QL CTR y tế của tỉnh do 02 cơ quan là S Y tế và S Tài nguyên và Môi trư ng đảm nhiệm. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn chưa chặt chẽ. Việc QL CTR y tế không chuyên sâu dẫn đến tình trạng rác thải y tế của các phòng khám tư nhân bị thải lẫn vào rác thải sinh hoạt. 2.3. Nh ng thành công, h n ch , nguyên nhân h n ch trong công tác qu n lý ch t th i r n t i thành ph Buôn Ma Thu t 2.3.1. Những mặt thành công Các chính sách về quy hoạch đô thị đã chú trọng đến đầu tư cơ s hạ tầng phục vụ cho công tác bảo vệ môi trư ng, công tác thu gom xử lý rác thải của thành phố đã đạt kết quả tốt. - Đối với chất thải rắn y tế, S Y tế đã chú trọng công tác phổ biến, triển khai các quy định của pháp luật đến các cơ s y tế một cách kịp th i. Bên cạnh đó, công tác đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cũng đã dần đầy đủ và hoàn thiện, đủ năng lực để xử lý toàn bộ chất thải y tế nguy hại trên toàn tỉnh. 2.3.2. Những tồn tại hạn chế 2.3.2.1. Đối với công tác hoạch định chiến lược và chính sách quản lý chất thải sinh hoạt - Chính quyền địa phương chưa thực hiện công tác dự báo về khối lượng rác thải đối với từng năm kế hoạch. - Các chính sách về quản lý rác thải chưa được ban hành kịp th i. - Chưa ban hành các hệ thống tiêu chuẩn đô thị của địa phương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội. 2.3.2.2. Đối với công tác thực hiện các chương trình đầu tư trang thiết bị quản lý thu gom chất thải rắn 15
  18. - Nhiều chương trình chưa được triển khai sâu rộng nên không mang lại hiệu quả cao. - Các dự án đầu tư cơ s hạ tầng, máy móc thiết bị để phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải chưa đồng bộ. 2.3.2.3. Đối với công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố - Về cơ cấu tổ chức còn mang tính hình thức, cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo. - Công tác thu gom rác còn nhiều bất cập. - Chưa có chế tài xử phạt đối với các trư ng họp trốn nộp phí vệ. - Việc xử lý chất thải sinh hoạt còn lạc hậu. - Đầu tư lò đốt rác y tế còn dàn trải, sử dụng các lò đốt chất thải rắn y tế chưa thực sự hiệu quả, chưa sử dụng hết công suất gây lãng phí. 2.3.2.4. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát - Quy trình kiểm tra chưa chặt chẽ, còn mang tính chiếu lệ, qua loa. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham mưu đối với Chính quyền. - Chưa đẩy mạnh công tác truyền thông. - Cơ cấu tổ chức quản lý còn nhiều bất cập đặc biệt là cơ cấu giám sát môi trư ng chưa được thực hiện nên việc phát hiện và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trư ng chưa kịp th i; - Việc tái chế để sử dụng lại các nguồn nguyên liệu rác thải chưa được quan tâm đúng mức. - Chưa tạo được cơ chế để khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải sinh hoạt đô thị. 16
  19. - Công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đô thị còn rất lạc hậu. - Chưa có phương án kiểm tra và bố trí đủ nhân lực để triển khai kiểm tra. 2.3.3. Nguyên nhân c a những tồn tại hạn chế - Chính quyền địa phương chưa thực sự chú trọng công tác bảo vệ môi trư ng. - Chưa có các chính sách khuyến khích tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải. - Chưa có các chế tài để xử lý các trư ng hợp trốn nộp phí vệ sinh. - Chưa có các chính sách hỗ trợ cho công tác truyền thông. - Đội ngũ cán bộ chuyên trách chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan và các đơn vị. 17
  20. Chương 3 GI I PHÁP TĔNG C NG CÔNG TÁC QU N LÝ NHÀ N C V CH T TH I R N T I THÀNH PH BUÔN MA THU T 3.1. C s ti n đ cho việc đ xu t gi i pháp - Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh ĐắkLắk về Ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk. Căn cứ kế hoạch số 770/KH-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh ĐắkLắk về Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk thì nguyên tắc UBND tỉnh đề ra là Quản lý CTR sinh hoạt phải thực hiện theo phương thức tổng hợp, ưu tiên việc phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn tại nguồn; tăng cư ng tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng CTR phải thu gom, xử lý. Hướng Thành phố Buôn Ma Thuột đến khả năng tự điều chỉnh trong quản lý rác thải của mình. 3.2. Các gi i pháp để tĕng c ng công tác qu n lý ch t th i thông th ng trên đ a bàn thành ph Buôn Ma Thu t 3.2.1. Hoàn thiện chiến lược và các chính sách quản lý rác thải sinh hoạt đô thị - Xây dựng chiến lược về BVMT, phát triển bền vững để có cơ s định hướng cho các công tác quy hoạch, đầu tư trong tương lai của thành phố. - Rà soát các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trư ng để từng bước ban hành các tiêu chuẩn về môi trư ng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0