Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 5
download
Luận văn "Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ thêm một số vấn đề cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề ra định hướng, giải pháp tăng cường hoàn thiện quản lý nhà nước về về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ NGUYỄN DIỄM MY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THÚY QUỲNH Phản biện 1: TS. Vũ Hoàng Mạnh Trung Phản biện 2: PGS.TS. Trương Tấn Quân Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giảm nghèo bền vững đã được xác định là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, trên phạm vi cả nước công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều thành tựu cụ thể: có hàng chục triệu hộ nghèo thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa phương nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, nhiều địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Nếu năm 1993, tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, thì đến năm 2020 chỉ còn 5,2%. Trải qua nhiều giai đoaạn thực hiện các chính sách giảm nghèo,Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên cũng trong thời gian vừa qua có nhiều hộ tái nghèo, nhất là ở những vùng miền núi, dân tộc thiểu số của Việt Nam. Vậy làm thế nào để việc giảm nghèo bền vững đang cần được nghiên cứu thỏa đáng. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm từ 8,36% năm 2016 xuống 3,45% năm 2020, trong đó huyện Phong Điền giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7.45% năm 2016 xuống 3.80% năm 2022 là kết quả đáng ghi nhận của địa phương.Tuy nhiên, số tái nghèo và phát sinh nghèo còn tương đối cao; chênh lệch mức sống, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, giải quyết việc làm giữa các địa phương, vùng, miền, nhóm dân cư chưa được thu hẹp nhiều; một số nơi tỉ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống còn khó khăn, nhất là vùng bãi ngang, ven biển. Song cho đến nay chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập về vấn đề này. 1
- Trước tình hình đó, tác giả thấy cần chọn vấn đề: “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nhận định chung: đã có nhiều công trình nghiên cứu về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, huyện. Trong đó chủ yếu các công trình đề cập đến vấn đề liên quan đến giảm nghèo bền vững, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững chung chung cùng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, đánh giá quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cũng như vấn đề huy động vốn để giảm nghèo bền vững chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng.Luận văn của tác giả sẽ đi sâu làm rõ thêm những vấn đề đó. 2.2. Trích dẫn những công trình tiêu biểu: Dưới đây tác giả xin trích dẫn một số công trình tiêu biểu để minh chứng cho những nhận định ở trên. Cuốn sách “Giảm nghèo ở Việt Nam, thành tựu và thách thức” của nhóm nghiên cứu Viện Khoa học xã hội Việt Nam (NXB Thế giới 2011) đã đề cập những thành tựu của giảm nghèo và chỉ ra nhữn thách thức chủ yếu đối với giảm nghèo ở những vùng miền khó khăn trong phát triển sản xuất kinh doanh. Các tác giả tập trung vào những khó khăn về điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa để nâng cao đời sông người nghèo.[50] - “Chính sách xóa đói giảm nghèo: thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Quốc Lý (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012)… chủ yếu bàn về chính sách cụ thể gữi vai trò công cụ để quản lý nhà nước về giảm nghèo. Nhóm tác giả đề cập nhiều đến các chính sách chung mà chưa đi vào đánh giá cụ thể từng chính sách do các tác giả cho rằng, việc lồng ghép chính sách trong các Chương trình mục tiêu 2
- quốc gia.Đồng thời, chỉ ra yếu nhất vẫn là chính sách hướng dẫn phát triển sản xuất hàng hóa và hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa do người nghèo làm ra.[22] - Nguyễn Thị Phương Hoa (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên ở các huyện miền núi biên giới tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội đã tiếp cập từ nội hàm quản lý nhà nước chung để trình bày nội dung của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững nhưng rất tiếc chưa trình thày rõ ràng, thỏa đáng về nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo gắn với quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đồng thời chưa đề cập thỏa đáng nội dung đánh giá quản lý nhà nước về giảm nghèo một cách cụ thể đối với cấp huyện.[13] - Phạm Bình Long (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh. Tác giả này cũng mới đề cập một cách chung chung về quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, rất tiếc tác giả cũng chưa đề cập sâu về nội dung đánh giá quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện.[23] - Thái Thọ (2019), Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã đề cập quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đông Giang nhưng cũng chưa trình bày thỏa đáng về nội dung quản lý và nội dung đánh giá quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện.[28] - Nguyễn Văn Sinh (2015), Thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Tác giả Sinh chú ý tới nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo trên 3
- địa bàn huyện nhưng chưa trình bày rõ về mặt định lượng trong khi đánh giá quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện.[26] - Trần Nguyên Hòa (2013), Hoàn thiện quá trình tổ chức thực thi chính sách tín dụng ưu đãi người nghèo ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Lại thêm môt công trình nghiên cứu chính sách tín dụng ưu đãi người nghèo rất bổ ích đối với quản lý nhà nước về giảm nghèo để phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một vấn đề lý thú, hấp dẫn đối với việc nghiên cứu quản lý nhà nước về giảm nghèo.[15] - Nguyễn Đăng Bình (2010), Đầu tư phát triển gắn với tăng trưởng theo hướng giảm nghèo, Luận án tiến sĩ, Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội.[6] Có thể nói đây là công trình tập trung vào nghiên cứu đầu tư phát triển để giảm nghèo trong quá trình quản lý nhà nước về phát triển kinh tế nói chung và về giảm nghèo bền vững nói riêng. Tác giả này đã đi sâu vào vấn đề có tính then chốt để giảm nghèo trên cơ sở phát triển kinh tế. Muốn phát triển kinh tế phải đầu tư. Đầu tư giảm nghèo thuộc nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Muốn giảm nghèo không thể hô hào chung mà phải tìm cách có vốn đầu tư để phát triển ki nh tế ở những vùng nghèo, kết nối vùng nghèo với vùng đã phát triển khá giả trên cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông và đầu tư phát triển sản xuất. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề ra định hướng, giải pháp tăng cường hoàn thiện quản lý nhà nước về về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu Để đạt được mục tiêu đã đề ra đề tài phải thực hiện thành công những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: -Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chủ yếu quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. -Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. -Đưa ra định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình đói nghèo và thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; làm rõ những cơ sở lý luận chủ yếu, khảo cứu kinh nghiệm, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; đưa ra định hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Điền. - Về không gian: địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ năm 2016 đến năm 6/2022 5. Phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.1. Phương pháp luận - Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở nền tảng nhận thức về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác - Lê Nin. 5
- - Luận văn bám sát tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển do dân, vì dân và phát triển vì hạnh phúc của người dân - Luận văn quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về giảm nghèo bền vững. 5.2.Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững là vấn đề lớn, khó nên đề tài sẽ phải tiếp cận theo nhiều hướng để nhận diện vấn đề rõ hơn, có tính bản chất hơn và từ đó đưa ra những đề xuất thiết thực. Cụ thể đề tài tiếp cận theo các hướng chủ yếu sau đây: - Tiếp cận theo thể chế: Thực tiễn chỉ ra rằng, luật pháp, chính sách, quản lý nhà nước giữ vai trò quyết định. Luật pháp, chính sách đúng và quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả thì chắc chắn giảm nghèo bền vững sẽ thành công. - Tiếp cận từ nguồn lực: Giảm nghèo bền vững cần nhiều nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính hạn chế thì khó có thể phát triển kinh tế - xã hội thành công và khi đó mục tiêu giảm nghèo bền vững khó hoàn thành. - Tiếp cận theo nguyên lý nguyên nhân và kết quả. Khi xác định rõ nguyên nhân của thành công cũng như của thất bại trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững sẽ đưa ra được những giải pháp đúng đắn. Đó là cách làm hợp lý và giá trị thực tiễn cao. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: + Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng để phân tích kết quả giảm nghèo qua các năm. Để có số liệu phục vụ phân tích qua các năm tác giả phải tiến hành thu thập và xử lý tài liệu, số liệu.Ngoài ra, luận văn còn sử dụng số liệu, dữ liệu qua Mạng Internet và sách báo. 6
- + Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh các năm với nhau, so sánh quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Phong Điền với các nơi khác… + Phương pháp chuyên gia: sử dụng để lấy thêm thông tin, để thẩm định các nhận định, kết luận của tác giả trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài 6.1.Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về GNBV và cố gắng góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận có liên quan phục vụ yêu cầu nghiên cứu của đề tài như nội dung QLNN về GNBV, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới QLNN về GNBV, đánh giá QLNN về GNBV để phục vụ nghiên cứu ở cấp huyện. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đề xuất giải pháp tăng cường QLNN về GNBV cho huyện và xã trên địa bàn huyện Phong Điền. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và kinh nghiệm thực tiễn Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm chủ yếu có liên quan 1.1.1.Khái niệm quản lý nhà nước Theo giáo trình “Quản lý học đại cương” của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia-Sự thật: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến”. Theo giáo trình “Hành chính công” – Học viện Hành chính quốc gia: Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người do cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ và trật tự pháp luật, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đạt được mục tiêu quốc gia một cách hiệu quả nhất trong từng giai đoạn phát triển. 1.1.2.Khái niệm giảm nghèo Khái niệm nghèo:Trên thế giới hiện nay chưa có một định nghĩa nào chung nhất về nghèo. Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian và không gian khác nhau: Tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về nghèo đói. Theo Hội nghị “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận thùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của 8
- các địa phương”. Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, trong đó các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về nghèo đói còn để ngỏ về mặt lượng hóa, bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi. 1.1.3.Khái niệm giảm nghèo bền vững Khái niệm giảm nghèo bền vững đã được sử dụng chính thức trong văn bản hành chính ở Việt Nam (tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo). Trong Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 ; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của TTCP phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và Nghị quyết số 15- NQ/TW ngày 1/6/2012, Hội nghị BCH trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Tuy nhiên đến nay chưa có một khái niệm hay định nghĩa chính thức về giảm nghèo bền vững. Giảm nghèo bền vững là đảm bảo hay duy trì thành quả giảm nghèo một cách lâu dài, ổ định. Như vậy, giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn (nghèo) và duy trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo bền vững có thể được hiểu với nghĩa đơn giản là thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo. 1.1.4. Khái niệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Vận dụng lý thuyết và quan sát thực tiễn tác giả luận văn cho rằng,Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có thể hiểu là cơ quan nhà nước hữu trách sử dụng bộ máy, cán bộ, công cụ của mình 9
- đề thực hiện chức năng quản lý về giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao đời sống dân cư, tạo ra sự ổn định cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Góp phần phát triển tốt hơn kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước. Chủ thể quản lý giảm nghèo bền vững: Cơ quan nhà nước hữu trách. Đối với cấp huyện đó là UBND huyện, Ban chỉ đạo giảm nghèo và các Phòng ban trực thuộc UBND huyện 1.1.5. Chuẩn nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo - Về chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo là thước đo (hay tiêu chí) nhằm xác định ai là người nghèo (hoặc không nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước; nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo.Tại Việt Nam, sau 30 năm đổi mới chuyển từ một quốc gia thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận đánh giá tiêu chuẩn nghèo ở Việt Nam đã có sự thay đổi và có nhiều tiến bộ để phù hợp với tiêu chuẩn nghèo của thế giới. Mỗi giai đoạn phát triển nhà nước ban hành chuẩn nghèo. Tiêu chuẩn nghèo đã có sự thay đổi và sâu sắc hơn, có nhiều tiến bộ để phù hợp với tiêu chuẩn nghèo của thế giới. a).Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 b) Chuẩn nghèo giai đoạn 2015 – 2020 c).Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, cụ thể như sau 1.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.1. Yếu tố chủ quan - Quyết tâm chính trị, năng lực quản lý và điều hành của chính quyền địa phương - Trình độ học vấn và ý thức của người nghèo: 10
- - Ý thức của người nghèo: 1.2.2. Yếu tố khách quan - Ở Việt Nam, việc chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước có vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác giảm nghèo bền vững, thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng từ Đại hội lần thứ VIII đến Đại hội XIII, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. - Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế-xã hội: - Điều kiện kinh tế - xã hội như trình độ phát triển kinh tế, chất lượng dân số, trình độ dân trí, tập quán canh tác, sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giảm nghèo bền vững theo hai hướng tích cực và hạn chế. Nếu địa phương có trình độ dân trí cao, tập quán sản xuất, canh tác có sự thay đổi tiến bộ thì sẽ giúp hoạt động giảm nghèo bền vững phát huy được hiệu quả như mong muốn và ngược lại. 1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có vai trò to lớn, quyết định đến thành công hay thất bại của công cuộc giảm nghèo bền vững. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây: - Hoạch định đúng chủ trương, kế hoạch giảm nghèo bền vững sát thực với điều kiện của địa phương. - Nhanh nhạy cụ thể hóa luật pháp, chính sách giảm nghèo bền vững của trung ương và của tỉnh để dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng kết quả giảm nghèo bền vững. - Tổ chức nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù mang tính giải pháp để thực hiện thành công kế hoạch giảm nghèo bền vững của địa phương. 11
- - Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương 1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Để giảm nghèo được bền vững, cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Thứ nhất: Chú trọng đầu tư hạ tầng, đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế tại địa phương, hỗ trợ tín dụng, đầu tư cho giáo dục, y tế, tạo công ăn việc làm, tăng thụ hưởng dịch vụ công cho người nghèo ở các vùng nghèo. Thứ hai: Các cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững phải đảm bảo sự thống nhất và có lồng ghép; những chính sách đang phát huy hiệu quả cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện; các chính sách còn hạn chế, có vướng mắc cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Thứ ba: Thực hiện giảm nghèo bền vững theo hướng: mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. Các mức chính sách được thiết kế theo nguyên tắc: hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo. Thứ tư: Đặc biệt quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhằm giảm nghèo bền vững. Thứ năm: Chú trọng phân loại nhóm đối tượng để có các chính sách cụ thể theo hướng có lộ trình, phân loại đối tượng và chính sách để giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số nhóm cụ thể, đồng thời tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo. 12
- 1.5. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững - Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảm nghèo bền vững của địa phương. - Cụ thể hóa chính sách, kế hoạch giảm nghèo bền vững của nhà nước và của UBND tỉnh. - Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, kế hoạch cũng như thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. - Tổ chức đánh giá kết quả giảm nghèo bền vững, qua đó thấy được hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của chính quyền địa phương. Kết quả đánh giá nên dược công khai đại chúng. 1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và bài học quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cho huyện Phong Điền, tỉnh Thừa thiên Huế Kinh nghiệm giảm nghèo tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Kinh nghiệm huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình Bài học có giá trị tham khảo cho huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Tiểu kết chương 1 Tại chương 1, luận văn đã tập trung trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững, trong đó làm rõ thêm một số khái niệm liên quan như: nghèo, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, quản lý Nhà nước, quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đên quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, nguyên tắc quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, nội dung quan lý nhà nước về giảm nghèo bền vững gắn với địa phương để vận dụng vào việc nghiên cứu quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở một huyện cụ thể (Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). 13
- Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀGIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪATHIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Về đặc điểm tự nhiêncủa huyện Phong Điền Bảng đồ: Vị trí địa lý huyện Phong Điền 2.1.2. Về đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa Dân số người, toàn huyện gồm có 15 xã và 01 thị trấn. Chủ yếu là dân tộc Kinh và các dân tộc như: Pahy, Vân kiều, Tà ôi……Đến năm 2020 dân số toàn huyện đã lên đến 88.485 người, phân bố ở 15 xã và 1 thị trấn. Mật độ dân số bình quân 93 người/ km2. Nhưng sự phân bố dân cư trong huyện không đều. Vùng ven biển, ven bờ Đông phá Tam Giang có mật độ lớn nhất, dao động trong khoảng từ 200 đến 700 người/km2, cá biệt xã Phong Hải lên tới 14
- 708 người/km2. Các xã vùng đồng bằng từ 200 đến 400 người/km2. Các xã vùng núi từ 10 đến 70 người/km2 (Phong Mỹ 13, Phong Xuân 33, Phong Sơn 71 người/km2). 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Phong Điền 2.2.1. Các hoạt động quản lý nhà nước đã được thực thi trên địa bàn huyện Phong Điền a- Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành sau: b- Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo c- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững d- Tổ chức thực thi các chính sách của nhà nước và của tỉnh e- Huy động vốn cho giảm nghèo 2,9 6,9 Ngân sách Trung ương Ngân sách tỉnh 11,8 Ngân sách huyện/ xã Nguồn huy động khác 84,1 Biểu đồ 2.1.Tổng nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo đã thực hiện từ năm 2016 đến năm 6/2022 Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Phong Điền 15
- g. Tổ chức tuyên truyền, đối thoại tư vấn người nghèo trong độ tuổi lao động lựa chọn mô hình sinh kế, ngành nghề phù hợp tham gia học nghề, nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, tiến tới giảm nghèo bền vững h- Triển khai xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp, hiệu quả trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương 2.2.2. Thực trạng hộ nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền a- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện, với mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhằm hạn chế tái nghèo, tăng tưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là người nghèo, giúp họ tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản. Bảng 2.1: Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của huyện Phong Điền từ năm 2016 - 6/2022 STT Năm Tổng số Hộ nghèo Hộ cận nghèo hộ dân Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1 2016 26.620 2.406 9,04 1.598 6,00 2 2017 27.061 2.015 7,45 1.671 6,17 3 2018 27.514 1.744 6,34 1.552 5,64 4 2019 28.181 1.491 5,29 1.495 5,30 5 2020 28.639 1.271 4,44 1,368 4,78 6 2021 29.216 1.120 3,83 1.338 4,58 Đến 7 29.786 1131 3,80 1.165 3,91 6/2022 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 16
- 10 9,04 8 7,45 6 6,17 6,34 6 5,64 5,29 5,3 4,78 4 4,44 4,58 3,83 3,91 3,8 2 0 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Hộ nghèo Hộ cận nghèo Đến 6/2022 Biểu 2.2. So sánh hộ nghèo và cận nghèo của huyện Phong Điền từ năm 2016 - 6/2022 60 50 40 Năm 2016 Năm 2017 30 Năm 2018 Năm 2019 20 Năm 2020 Năm 2021 10 Đến 6-2022 0 Thành Thị xã Thị xã Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện phố Hương Hương Phong Quảng Phú Phú Nam A Lưới Huế Trà Thủy Điền Điền Vang Lộc Đông Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ hộ nghèo trên các huyện tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn số liệu: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 17
- b-Về chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản Về các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt, có 7 chỉ số thiếu hụt trên 30% đối với hộ nghèo là: việc làm, người phụ thuộc, dinh dưỡng, bảo hiểm y tế, nhà vệ sinh, dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin; có 3 chỉ số thiếu hụt trên 20% đối với hộ cận nghèo là: việc làm, bảo hiểm y tế, dịch vụ viễn thông. Các cơ quan chức năng cho rằng có 7 nguyên nhân chính dẫn đến nghèo, trong đó 3 nguyên nhân cơ bản có tỷ lệ cao gồm: không có đất sản xuất và không có vốn sản xuất, kinh doanh và có đông người phụ thuộc trong hộ gia đình, không có việc làm ổn định, chất lượng nhà ở, bảo hiểm y tế c- Nguyên nhân nghèo Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, có thể đề cập theo hai khía cạnh là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Thứ nhất: xét theo nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan * Nguyên nhân khách quan: - Yếu tố rủi ro do thiên tai, dịch bệnh - Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẽ, manh mún - Công tác phối hợp giữa các cơ quan cấp huyện với chính quyền địa phương các xã, thị trấn trong công tác giảm nghèo có lúc, có nơi chưa đồng bộ; - Một số thành viên trong Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, cấp xã chưa nắm chắc tình hình thực tế tại các địa phương và từng hộ nghèo, cận nghèo. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn chưa quyết liệt, - Nguồn ngân sách hỗ trợ và huy động các nguồn lực trong việc hỗ trợ các hộ nghèo vẫn còn gặp khó khăn. * Nguyên nhân chủ quan 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn