intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hoá các kiến thức về hoạt động Phật giáo, QLNN về hoạt động Phật giáo. Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học:TS. Trịnh Đức Hưng Phản biện 1: PGS.TS Vũ Trọng Hách Phản biện 2: PGS.TS Lê Văn Đính Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 205, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung Số: 201 - Đường Phan Bội Châu - TP. Huế Thời gian: vào hồi 17 giờ ngày 20 tháng 9 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo Sau Đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc, phân bố ở nhiều vùng miền, hầu hết các tôn giáo được du nhập từ nước ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành… Phật giáo – một trong những tôn giáo gắn bó với dân tộc Việt Nam, đã có những đóng góp trong việc bảo vệ, xây dựng, gìn giữ truyền thống yêu nước, là thành tố quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Thành phố Đông Hà - trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Trị, có đời sống, kinh tế ổn định. Trên địa bàn thành phố có gần 20 ngôi chùa lớn nhỏ và đại đa số người dân đều theo đạo Phật. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể hoạt động QLNN về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số cán bộ lãnh đạo vẫn chưa nhận thức sâu sắc về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về Phật giáo và hoạt động Phật giáo trong tình hình mới. Bên cạnh đó, còn tồn tại cả những hoạt động vi phạm pháp luật của chính một số chức sắc, tín đồ Phật giáo: tự ý phục hồi, xây dựng chùa; tổ chức lễ trái pháp luật; một số sư từ địa phương khác đến hoạt động không đăng ký cư trú với chính quyền địa phương sở tại, trong đó có một số chức sắc không được đào tạo, phong chức đúng quy định của Giáo hội, phẩm hạnh kém. Mặt khác, ít nhiều tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch… làm cho tình hình Phật giáo ở Đông Hà trở nên thiếu ổn định. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” làm nội dung nghiên cứu luận văn chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 1
  4. Nguyễn Hồng Dương (2015) “Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo”, Nxb. Khoa học xã hội. Nguyễn Ngọc Huấn (2016), “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính, Học viện khoa học xã hội. Trần Thị Ngọc (2015), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật trên địa bàn thành phố Huế”, luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Thạch Vuông (2017), “Quản lý nhà nước về phật giáo từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. Nguyễn Công Lý với bài viết: “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa – trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh”, đăng trên tạp chí Ngiên cứu tôn giáo, số 1/2016. Đỗ Quang Hưng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã có bài viết: “Nhà nước pháp quyền và tôn giáo”, số 3/2014. Đặng Văn Bài đã có bài viết: “Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phật giáo ở Việt Nam” tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 8/2013. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: đề tài luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện QLNN về hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hoạt động Phật giáo, QLNN về hoạt động Phật giáo. + Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. + Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN đối với hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2
  5. - Đối tượng nghiên cứu: QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. + Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 đến hết năm 2017 và định hướng đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về lý luận: + Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, rút ra một số vấn đề bất cập đang đặt ra trong công tác QLNN đối với hoạt động Phật giáo ở Đông Hà. + Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động Phật giáo ở thành phố Đông Hà trong tình hình mới. - Ý nghĩa về thực tiễn: + Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo. + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo. Chương 2: Thực trạng hoạt động Phật giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 3
  6. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Phật giáo Phật giáo là một tôn giáo gia nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 1 trước Công nguyên. Dòng Phật giáo nguyên thủy nhập vào theo đường thủy đến trung tâm Luy Lâu (Luy Lâu là trụ sở bấy giờ của Giao Chỉ sau này là Bắc Ninh) do sự thăm viếng của các tăng sĩ Ấn Độ. Hiện tại, hệ thống tổ chức Phật giáo ở Việt Nam là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Lịch sử nước ta cho thấy Phật giáo có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn sự gắn bó đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong ngôi nhà chung là Tổ quốc Việt Nam. 1.1.2. Hoạt động phật giáo Tại khoản 11, điều 2, Chương I của Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 đã quy định: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo”. [28] Truyền bá phật giáo (truyền đạo) là việc tuyên truyền những lý lẽ về sự ra đời, về luật lệ của phật giáo. Sinh hoạt phật giáo (hành đạo) là hoạt động của các phật tử, nhà tu hành, chức sắc phật giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thỏa mãn đức tin của các cá nhân hay cộng đồng phật tử. Hoạt động quản lý tổ chức của phật giáo (quản đạo) nhằm thực hiện quy định của giáo luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức phật giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức phật giáo. 4
  7. 1.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo  Quản lý nhà nước QLNN theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, pháp luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước (hay thường gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành).  Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo QLNN về hoạt động Phật giáo là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước, chức năng nhiệm vụ của nhà nước, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình hoạt động Phật giáo và mọi hành vi hoạt động của các tổ chức giáo hội, các cá nhân Phật giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. 1.2. Sự cần thiết, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo 1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Thứ nhất,quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng, công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động phật giáo nói riêng cần phải được tăng cường để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp mới đất nước. Thứ hai, cần tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động phật giáo, để một mặt khắc phục những tư tưởng phiến diện, duy ý chí trong quản lý, mặt khác vừa bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân và góp phần làm cho các hoạt động của phật giáo theo đúng pháp luật, đặc biệt là chống lại sự lạm dụng phật giáo . Thứ ba, cần phải tăng cường QLNN đối với hoạt động phật giáo, qua đó nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân, mặt khác phải luôn cảnh giác chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo nói 5
  8. chung, phật giáo nói riêng của các thế lực thù địch, mặt khác tạo sự công bằng giữa các tín đồ với nhau hoặc giữ hoạt động phật giáo với tôn giáo khác. 1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo 1.2.2.1. Đặc điểm của Phật giáo Phật giáo là một tôn giáo có bề dài lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam hơn 2000 năm, và cũng một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất hiện nay. Phật giáo Việt Nam là tổng hợp các tông phái lại với nhau. Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo, tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc) và Tam giáo đồng quy. Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình: nàng Man, cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8- 4. 1.2.2.2. Đặc điểm của hoạt động Phật giáo Đạo Phật với triết lí nhân sinh quan và thế giới quan sâu sắc, với những pháp môn tu tập, hành trì dung dị, với những yếu tố dễ thích nghi đã tạo nên những truyền thống Phật giáo đặc sắc tại mỗi quốc gia có mặt. Điều đó đã tạo nên những “màu sắc” sống động của Phật giáo trên toàn thế giới. 1.2.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Một là, nhà nước là cơ quan tổ chức và quản lý các hoạt động Phật giáo. Hai là, hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động phật giáo nhưng hạn chế tối đa phương pháp áp chế XHCN. 6
  9. Ba là, QLNN về hoạt động phật giáo đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ, năng lực thật sự. Ngoài ra, QLNN đối với phật giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng phật giáo chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo 1.2.3.1. Yếu tố chính trị Chính trị là một thành tố của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đây là một kháiniệm rộng, phức tạp. Thể chế chính trị luôn giữ vai trò định hướng,chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội. Hệ thống pháp luật được xây dựng dựatrên nền tảng của hệ thống chính trị, còn chính trị lại giữ vai trò chỉ đạo đối với nộidung và phương hướng phát triển của pháp luật.Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung. 1.2.3.2. Yếu tố lịch sử, văn hóa dân tộc Mỗi dân tộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng, không giống với các dân tộc khác. 1.2.3.3. Yếu tố phân bố dân cư, dân tộc và trình độ dân trí Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. 1.2.3.4. Yếu tố chính sách pháp luật của Việt Nam Nhờ chủ trương đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và sự quan tâm của cơ quan nhà nước các cấp, các ngành, Phật giáo tại Việt Nam 7
  10. trong những năm qua đã phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trong quá trình QLNN về Phật giáo, các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản pháp luật sát với thực tế về từng tôn giáo, đây là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện quản lý hoạt động Phật giáo. 1.2.3.5. Yếu tố phật giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Phật giáo ở Việt Nam đang hoạt động bình thường, ổn định và luôn chung sốnghòa hợp, gắn bó với dân tộc. Đời sống Phật giáo ở nước ta hiện nay, trước những diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội và tôn giáo trên thế giới và ở trong nước, đã và đang có những biến đổi to lớn, khác với trước đây. Xu hướng biến đổi của Phật giáoViệt Nam là phát triển đa dạng về hình thức và giá trị, thế tục hóa và hiện đại hóa Phật giáo, đồng thời với việc đề cao tín ngưỡng truyền thống và văn hóa dân tộc. 1.2.3.6. Yếu tố kinh tế - xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện về kinh tế với hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội cũng như quá trình triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tiễn đời sống xã hội. 1.2.3.7. Yếu tố quốc tế Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể nằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác. Sự giao thoa văn hóa, tri thức và các giá trị chung của văn minh nhân loại cũng tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của hệ thống thể chế hành chính nhà nước. Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia đã chấp nhận tham gia các điều ước và cơ chế quốc tế có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia đồng thời có những thời cơ và phải đối mặt với những thách thức. 1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo 8
  11. 1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo Theo luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng bao gồm: - Cấp trung ương: chủ thể trực tiếp thực hiện là Vụ Phật giáo thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. - Cấp tỉnh: chủ thể trực tiếp thực hiện là phòng nghiệp vụ. - Cấp huyện: chủ thể trực tiếp là phòng Nội vụ. - Cấp xã: chủ thể trực tiếp là đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách khối Văn hóa -Xã hội và công chức Văn hóa – xã hội (phụ trách nội vụ) quản lý, phụ trách công tác tôn giáo (trong đó có phật giáo) 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo Ở góc độ cụ thể, QLNN về hoạt động Phật giáo bao gồm những công việc được quy địnhtại Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 12/2016/QH14 [28] sau đây: - Quản lý việc đăng ký sinh hoạt của Phật giáo; - Quản lý hoạt động của Phật giáo; - Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho chức sắc, nhà tu hành Phậtgiáo; - Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong Giáohội; - Quản lý việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở thờ tự Phật giáo; - Quản lý việc sử dụng, xây dựng, sửa chữa và thành lập mới nơi thờ tự củaPhật giáo; - Quản lý hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của Phậtgiáo; 9
  12. - Quản lý việc sản xuất, xuất - nhập khẩu văn hóa phẩm và lưu thông đồ dùngcủa Phật giáo; - Quản lý các hoạt động từ thiện - xã hội của Phật giáo. 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho thành phố Đông Hà 1.4.1. Tỉnh Quảng Nam 1.4.2. Thành phố Đà Nẵng 1.4.3. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 1.4.4. Bài học rút ra cho thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Trước hết, trên tinh thần đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Phòng Tôn giáo tiếp tục tham mưu thành ủy, UBND thành phố thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phật giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phật giáo sinh hoạt bình thường, ổn định. Thứ hai, tăng cường làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo, cho chức sắc, nhà tu hành và tín đồ phật tử. Thứ ba, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ QLNN về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng cho đội ngũ làm công tác tôn giáo các cấp. Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến phật giáo. Thứ năm, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phật giáo để rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn. 10
  13. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã đề cập và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối vớicác hoạt động tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng ở nước ta hiện nay. Trong sựtồn tại và phát triển của tôn giáo thì việc QLNN về Phật giáo đóng vai trò rất quantrọng. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động QLNN về Phật giáo sẽ góp phần địnhhướng, điều chỉnh, giúp thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật củanhà nước về Phật giáo; thể hiện sự gắn bó với các tổ chức chính trị - xã hội trong hệthống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo; đảm bảo sự hài hòa các mối quan hệ vì lợiích của dân tộc, của đất nước và vì lợi ích của đồng bào theo đạo Phật. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và tác động đến hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội  Đặc điểm tự nhiên Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến năm 2016 là 82.331 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.255,44 ha. Tháng 12/2005, Đông Hà đã được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận là đô thị loại III. Tháng 8/2009, Đông Hà đã được Chính phủ ra Nghị quyết công nhận thành phố thuộc tỉnh. [9]  Tình hình kinh tế, xã hội 11
  14. Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh Quảng Trị, hững năm qua tại thành phố Đông Hà, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và phát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. 2.1.2. Những tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tới hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà Thứ nhất, kinh tế phát triển làm cho tôn giáo, trong đó có Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà phát triển. Thứ hai, do đặc thù văn hóa – xã hội có nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo. Thứ ba, do địa lý thành phố gần với Thừa Thiên Huế, nên có ảnh hưởng trực tiếp Phật giáo Huế. 2.2. Tình hình hoạt động của Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 2.2.1. Tình hình chung của Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Ban Trị sự GHPGVN thành phố Đông Hà thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ nhất, tiếp tục công cuộc đổi mới, trong Giáo hội đã từng bước đưa GHPGVN thành phố Đông Hà ổn định và phát triển trên các lĩnh vực, nổi bật nhất là từ thiện xã hội, đã và đang đi một đường hướng từ bi, hỷ xả, xây dựng Đạo pháp dân tộc, hòa hợp với cộng đồng xã hội nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng, đã có triển vọng sẽ trở thành bước phát triển ở những kỳ họp của Ban Trị sự, đã thực hiện nhiều văn kiện quan trọng từ Trung ương đến Địa phương, nhằm tiếp tục sự nghiệp đổi mới. 2.2.2. Hoạt động Tăng sự Thực hiện chủ trương của Giáo hội nhằm kiện toàn hệ thống lãnh đạo, tổ chức quản lý hiệu quả các cơ sở Tự viện và Tăng Ni tại địa phương, Ban Trị sự Phật giáo thành phố đã tổ chức nhân sự thành công 5 Đại diện Phật giáo của 9 phường trên địa bàn thành phố Đông Hà đúng quy chuẩn 12
  15. và thời gian quy định. Trên tinh thần trang nghiêm và trẻ hóa nhân sự hàng kế thừa, Đại diện Phật giáo cấp phừng phối hợp hài hòa với Ban Trị sự thành phố thực thi các chủ trương của Giáo hội trong điều hành các hoạt động Phật sự ngày càng nhịp nhàng phát triển của xã hội. 2.2.3. Hoạt động Giáo dục Tăng Ni Nhằm đào tạo một thế hệ Tăng Ni có trình độ về Phật học và thế học để đảm nhận các công tác Phật sự tại các Tự viện và tham gia hoạt động của Giáo hội thành phố nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và điều hành các Đạo tràng tu học như Bát Quan trai, Phật thất, khóa tu an lạc. 2.2.4. Hoạt động hướng dẫn Phật tử Căn cứ Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, được sự tận tình giúp đỡ của cơ quan chức năng lãnh đạo địa phương, Ban Trị sự thành phố đã chỉ đạo các vị trụ trì tăng cường hiệu quả quản lý sinh hoạt, điều hành Phật sự, hướng dẫn Phật tử tu học, sinh hoạt tại các cơ sở tự viện. 2.2.5. Hoạt động Hoằng pháp Trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh, giảng đường của các tự viện đã được hướng dẫn thực hiện liên tục các mô thức giảng dạy giáo lý đồng bộ từ hình thức đến nội dung. 2.2.6. Hoạt động văn hóa Phật giáo Với tinh thần phát huy nền văn hoá nhân bản, đạo đức và mang đậm bản sắc dân tộc, Ban Trị sự Phật giáo thành phố luôn quan tâm và từng bước động viên các vị trụ trì cổ vũ Phật tử thường xuyên đến chùa nghe pháp, hướng dẫn tu học và ứng xử theo tinh thần tôn sự trọng đạo, luôn thực hiện nếp sống văn hoá mới. 2.2.7. Hoạt động Nghi lễ Với những đặc thù truyền thống của từng Hệ phái ở địa phương, nên thực hiện được hình thức nghi lễ thống nhất vốn là việc khó áp dụng. 13
  16. 2.2.8. Hoạt động Từ thiện nhân đạo và hoạt động Quốc tế Chương trình Từ thiện nhân đạo là những hoạt động đạo đức mang tính tích cực và trong sáng, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội. 2.2.9. Hoạt động Kinh tế - Tài chính Song song với các hoạt động về giáo dục hay hoằng pháp, chư Tăng Ni tùy theo khả năng của từng chùa, từng vùng luôn có ý thức tự túc kinh tế thích hợp bằng cách phát triển nhiều hình thức khác nhau như chế biến thực phẩm sạch, giúp người hàng tiêu dùng an tâm khi sử dụng. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà 2.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và hành chính về hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà Với chức năng tham mưu UBND thành phố Đông Hà trong công tác QLNN về tôn giáo, Phòng Nội vụ luôn tham mưu UBND thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và áp dụng pháp luật để thực hiện công tác QLNN về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng đảm bảo tính chính xác và thống nhất cao, đúng quy định. Do đó sau khi các văn bản được ban hành và triển khai đều được thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố luôn tuân thủ nghiêm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phật giáo luôn được quán triệt, triển khai kịp thời, công tác QLNN về hoạt động phật giáo được thực hiện nghiêm túc. 2.3.2. Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về phật giáo Hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật có vai trò hết sức quan trọng trong QLNN về hoạt động phật giáo. Việc tập huấn nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức nhất định để vận dụng trong thực hiện 14
  17. công tác quản lý nhà nước về phật giáo và trong công tác triển khai, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về hoạt động phật giáo. 2.3.3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN và nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Ở Trung ương, tỉnh giao cho Bộ, Sở, địa bàn thành phố Đông Hà là do UBND thành phố chịu trách nhiệm và giao cho phòng Nội vụ tham mưu, trong đó có 01 chuyên viên phụ trách lĩnh vực. Nếu sắp xếp như thế thì chỉ mang tính cơ cấu, tổ chức chứ không mang tính tâm linh, nên việc QLNN lĩnh vực này gặp khó khăn nhất định. 2.3.4. Quản lý nhà nước về hoạt động từ thiện nhân đạo và hợp tác quốc tế của Phật giáo 2.3.4.1. Quản lý nhà nước về hoạt động từ thiện nhân đạo Thành phố Đông Hà đã tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, đầu tưtrang thiết bị y tế, cán bộ y tế cho các xã, ấp vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn; qua đó nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào Phậtgiáo. 2.3.4.2. Quản lý nhà nước về hoạt động quốc tế của Phật giáo Trong những năm qua các cơ quan chức năng của thành phố đã thực hiện tốt công tác QLNN về hoạt động đối ngoại của tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng, qua đó tạo tinh thần phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. 2.3.5. Quản lý về đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến hoạt động Phật giáo Được sự chỉ đạo của UBND thành phố, Phòng Tôn giáo đã phân công, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo trong việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Phật giáo; việc xử lý các nhu cầu của tổ chức, cá 15
  18. nhân Phật giáo, nhất là những nhu cầu phát sinh, hợp pháp, chính đáng về xây dựng, cải tạo cơ sở thờ tự Phật giáo. 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phật giáo Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động phật giáo được thành ủy, UBND thành phố tập trung chỉ đạo. Phòng Nội vụ, Phòng Văn hóa Thông tin và các cơ quan chức năng đã giải quyết nhiều vụ việc phát sinh, nhằm tạo sự ổn định về tư tưởng và trật tự xã hội. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, quản lý xây dựng, quản lý lễ hội, kiểm tra, xử lý vi phạm được triển khai thường xuyên, nghiêm túc của các đoàn kiểm tra liên ngành và các cơ quan chức năng. 2.4. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà 2.4.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, việc phổ biến, quán triệt pháp luật về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng, cũng như các văn bản pháp luật liên quan đã được Đảng ủy, HĐND, UBND thành phố Đông Hà quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Thứ hai, củng cố, kiện toàn, phân công nhiệm vụ đối với cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo; công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ ba, UBND thành phố đã tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở các phường để nắm bắt tình hình ở cơ sở. Thứ tư, các hoạt động phật giáo trên địa bàn hoạt động thuần túy, theo quy định của pháp luật; hoạt động của Đạo phật tại Niệm phật đường hàng năm đều có chương trình hoạt động, các hoạt động trong các dịp lễ đều đảm bảo đúng theo nội dung, thời gian, địa điểm.. 16
  19. 2.4.2. Những hạn chế Một là, về tổ chức bộ máy, bộ phận tôn giáo thuộc phòng nội vụ có 1 phó phòng phụ trách và 1 chuyên viên. Hai là,việc ra đời của Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành (ngày 18- 6-2004) thể hiện sự đổi mới về quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam và cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Ba là, những cán bộ lãnh đạo cơ quan tôn giáo từ cấp thành phố đến cấp phường chưa được đào tạo bài bản, nếu có cũng chỉ là đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học - xã hội. Bốn là, do kinh phí hạn hẹp, do vậy số lượng các Hội nghị tuyên truyền tổ chức tại địa phương trên địa bàn thành phố còn khiêm tốn, chủ yếu là do UBND thành phố tổ chức. Năm là, do nhận thức kém về chủ trương của Giáo hội và tinh thần trách nhiệm không cao, trình độ hạn chế nên đã không thực sự có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc quản lý, điều hành và xử lý các Phật sự thật khoa học và hợp lý, dẫn đến sự tồn tại các hiện trạng nổi cộm như bất chấp Giáo hội của một số Tăng Ni bị kỷ luật. Sáu là, cấp thành phố là cấp không có thẩm quyền để ban hành chính sách nên chính sách của tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng nằm trong chính sách chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên khó khăn về nguồn lực để thực hiện. 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, bộ máy QLNN về hoạt động phật giáo các cấp có nhiều điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thứ hai, tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng liên quan đến nhiều cấp, ngành còn chậm. 17
  20. Thứ ba, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Phật giáo còn nhiều hạn chế, giảm dần theo từng cấp; xuống đến cấp cơ sở về cơ bản năng lực chuyên môn chưa bảo đảm. Thứ tư, thiếu một chiến lược mang tính tổng thể của ngành QLNN về Phật giáo từ công tác tổ chức, con người, nguyên tắc xử lý công việc. Thứ năm,do hạn chế, yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ sáu,vận động theo xu hướng toàn cầu hóa, quan hệ đối ngoại của phật giáo trên địa bàn thành phố cũng nhộn nhịp hơn và kéo theo đó là sự đan xen các nhân tố tích cực và tiêu cực. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương 2 đã phân tích thực trạng QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà.Sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, cùng với tính chất nhạy cảm về vấn đề sắc tộc,tôn giáo, tính chất phức tạp trong công tác quản lý các hoạt động của Phật giáo đòi hỏicác cấp ủy đảng, UBND, Mặt trận tổ quốc và chính quyền các cấp của thành phố Đông Hà phải biếtvận dụng linh hoạt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước saocho phù hợp với tình hình thực tế của Phật giáo ở địa phương. Trong những năm qua, QLNN về hoạt động Phật giáo ở Đông Hà đã đạt được rất nhiềukết quả tốt đẹp, tuy nhiên vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định, trong đó tiêubiểu là việc xây dựng lực lượng nòngcốt còn mỏng, chưa được đầu tư, nhất là công tác bồi dưỡng cán bộ làm công táctôn giáo các cấp; chưa nắm và giải quyết tốt vấn đề hội đoàn Phật giáo; nhận thứcquan điểm, chính sách tôn giáo của một số cán bộ trong bộ máy QLNN chưa đầyđủ; chưa chú trọng và làm tốt các công tác tôn giáo như: tranh thủ gặp gỡ người c uy tín trong chức sắc các tôn giáo, làm tốt công tác vận động quần chúng trong giớichức sắc và nhà tu hành. Phương thức, nội 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2