intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất những kiến nghị, giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế đó, hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THANH HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH HÀ NỘI, NĂM 2023
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thành Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hiển Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Thao Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp … tầng … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 8h ngày 25 tháng 7 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Ban Quản lý Đào tạo , Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và là công cụ hàng đầu để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển đồng thời góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Thuế thu nhập cá nhân là thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân phát sinh trong kỳ tính thuế. Đây là một loại thuế trực thu vì nó đánh trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, cá nhân khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho chủ thể khác. Thu nhập chịu thuế của cá nhân phát sinh trong kỳ tính thuế là thu nhập mà cá nhân nhận được trong kỳ sau khi đã giảm trừ các khoản chi phí liên quan để tạo ra thu nhập, các khoản giảm trừ mang tính chất xã hội và các khoản giảm trừ khác được pháp luật cho phép. Thuế thu nhập cá nhân đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập. Điều này đặc biệt cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường vì sự phân hóa giàu nghèo là điều khó tránh khỏi. Trong hoàn cảnh đó, thuế thu nhập cá nhân sẽ là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tăng phúc lợi xã hội, điều tiết bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn. Thuế thu nhập cá nhân được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô, kích thích tích kiệm và đầu tư theo hướng nâng cao nâng lực hiệu quả xã hội. Thông qua chính sách miễn giảm, ưu đãi... thuế thu nhập cá nhân có thể có tác động trực tiếp đến định hướng tiêu dùng và đầu tư theo hướng có lợi, thực hiện mục tiêu điều chỉnh kinh tế của Nhà Nước. Hiện nay, đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân không chỉ có người Việt Nam mà còn có công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Do đặc thù hai nhóm đối tượng khác nhau nên cách thức quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân cũng có sự khác biệt rõ ràng giữa hai đối tượng trên. Với cá nhân người Việt Nam đa phần sẽ được khấu trừ thuế phần lớn theo cơ quan chi trả, cơ quan thuế có thể kiểm soát được thông tin của cá nhân thông qua cơ quan chi trả thu nhập tại Việt Nam. Cơ quan thuế cũng có thể theo dõi, tổng hợp các nguồn thu nhập một năm của cá nhân người Việt Nam dựa trên tờ khai của cơ quan chi trả thông qua hệ thống quản lý thuế tập trung. Đối với cá nhân người Việt Nam có thu nhập trên toàn cầu, cơ quan thuế vẫn có thể xác định thông tin cá nhân từ một trong những đơn vị chi trả tại Việt Nam, làm việc với cá nhân và yêu cầu xuất trình các chứng từ, tài liệu để kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của cá nhân đó. Đối với cá nhân người nước ngoài, cơ quan thuế sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát việc khai nộp thuế. Đối tượng này gồm 02 trường hợp: (i) Cá nhân cư trú tại Việt nam; (ii) Cá nhân không cư trú tại Việt Nam.
  4. 2 Trên thực tế trong quá trình quản lý cả hai trường hợp này đều có những khó khăn đặc thù trong việc kiểm soát thu nhập chịu thuế và việc chấp hành nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với ngân sách nhà nước, dẫn đến nhiều trường hợp cá nhân không thực hiện đúng nghĩa vụ khai nộp thuế với cơ quan thuế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều công ty đa quốc gia, văn phòng đại diện được thành lập tại Việt Nam với mục đích kết nối, hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam với các nước. Theo đó, các công ty “mẹ” đã cử rất nhiều trưởng đại diện, nhân viên và chuyên gia sang Việt Nam sống và làm việc với mức lương và trợ cấp cao. Nhờ đó, trong những năm qua, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân từ người nước ngoài đã góp phần lớn vào ngân sách nhà nước. Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, người nước ngoài phát sinh công việc tại Việt Nam nhưng vì dịch bệnh, đối tượng này không thể sang Việt Nam làm việc trực tiếp, thay vào đó họ thực hiện công việc của mình bằng hình thức trực tuyến qua mạng Internet, và họ vẫn được các cơ quan chi trả cho phần công việc phát sinh tại Việt Nam. Do đó, có không ít trường hợp người nước ngoài phải thay đổi tình trạng từ cư trú thành không cư trú tại Việt Nam, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại Việt Nam đối với những đối tượng này. Tuy nhiên, do chưa xác định rõ các cá nhân này có phát sinh thu nhập cho công việc tại Việt Nam hay không và việc phân biệt đối tượng chi trả thu nhập đó là trong nước hay ngoài nước dẫn đến việc thu thuế và cách thức quản lý nhà nước về nộp thuế của các đối tượng là người nước ngoài trở nên khó khăn đối với ngành thuế. Nhiều trường hợp do chưa xác định rõ ràng nên chưa xử lý, điều đó gây mất thời gian, tạo lỗ hổng trong thực thi pháp luật, khiến ngân sách nhà nước bị tổn thất và mất đi tính công bằng xã hội. Công tác lập dự toán thu thuế TNCN chưa thực sự sát sao; Biện pháp thu hồi nợ đối với khối DN FDI chưa thực sự hiệu quả; Công tác thanh tra, kiểm tra còn kéo dài, hiệu quả chưa cao; Nội dung tuyên truyền và hỗ trợ DN FDI còn chưa thiết thực; Cơ sở dữ liệu về DN FDI còn chưa đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả; Việc cấp MST cá nhân đang tồn tại một số bất cập Qua quá trình công tác thực tế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, tác giả nhận thấy những khó khăn, thách thức của công tác quản lý thuế đối với đối tượng là cá nhân người nước ngoài có phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách về mặt lý luận, thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan tới đề tài nghiên cứu đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố:
  5. 3 (1) Công trình “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hải Ninh. (2) Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lý Kiều Nhung được bảo vệ thành công năm 2015 tại Học viện Tài chính. (3) Luận án “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”, năm 2017 tại Đại học Kinh tế Quốc dân của tác giả Trần Thu Trang. (4) Luận văn “Hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế Hà Nội”, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016). (5) Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN đối với những người không cư trú làm việc trên địa bàn Hà Nội”, Phạm Thị Phương Anh (2013). (6) Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Quảng Bình”, Trịnh Thị Thúy Kiều (2018). (7) Bài viết “Quản lý người nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển, cơ hội và thách thức”, Trần Thủy (2017), tạp chí hội nhập và phát triển. (8) Bài viết “Nguồn thu từ cá nhân không cư trú”, Phạm Minh Thi (2018). 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những lý luận chung thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế trong công tác Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. những năm gần đây. Từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế đó, hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài tập trung hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, Tiến hành khảo cứu các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến chủ đề của luận văn, chỉ ra những vấn đề các công trình đã giải quyết mà luận văn có thể kế thừa, xác định những vấn đề luận văn cần phải giải quyết. Hai là, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ba là, Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  6. 4 Bốn là, Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu QLNN về thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội do Văn phòng Cục thuế TP Hà Nội quản lý (chủ yếu các DN thuộc phòng TTKT số 1 và TTKT số 2 quản lý) qua các khâu: lập dự toán thu thuế TNCN, tổ chức thực hiện quản lý thu (kê khai và kế toán thuế, tuyên truyền hỗ trợ NNT, thanh tra kiểm tra thuế TNCN và quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) và kiểm tra, giám sát thuế TNCN. Luận văn không nghiên cứu việc ban hành các chính sách về thuế TNCN, không nghiên cứu khiếu nại, tố cáo về thuế TNCN. - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi các DN FDI thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, do Cục thuế TP Hà Nội quản lý. - Thời gian nghiên cứu: đánh giá thực trạng trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022, giải pháp đề xuất áp dụng từ năm 2023 và các năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu, phân tích dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các lý thuyết về kinh tế học, quản lý học và tài chính học hiện đại và một số lý thuyết chính trị-pháp lý khác, bao gồm lý thuyết về quyền con người, lý thuyết về quản trị nhà nước. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội; đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế nói chung và về ngành thuế nói riêng. 5.2. Phương pháp thu thập tài liệu Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thực hiện nghiên cứu dựa trên sự tham khảo những tài liệu có sẵn là những cuốn sách, công trình nghiên cứu của tác giả đi trước; các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND thành phố Hà Nội, Cục Thuế TP Hà Nội có liên quan đến quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:
  7. 5 - Phương pháp tổng quan tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Những đóng góp của đề tài Đồng thời, luận văn có những phát hiện, luận giải và đóng góp mới về mặt khoa học, thể hiện trên những điểm sau: - Hệ thống hóa các quan điểm nghiên cứu QLNN về thuế thu nhập cá nhân; Làm rõ sự tác động, ảnh hưởng của một số yếu tố (khách quan, chủ quan) đến hiệu quả hoạt động QLNN về thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài; - Phân tích thực trạng QLNN về thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài qua tiêu chí hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động QLNN về thuế thu nhập cá nhân.. - Xác định các quan điểm mang tính chất định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hiện thực hóa các quan điểm nâng cao hiệu quả QLNN về thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân 1.1.1.1. Khái niệm Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập nhận được của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định. 1.1.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân Thuế TNCN có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập đến mức
  8. 6 phải chịu thuế của NNT, NNT đồng nhất với người chịu thuế nên khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho người khác, cho nên tâm lý của người chịu thuế thường nặng nề hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế này so với các loại thuế gián thu. Thứ hai, thuế TNCN là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của NNT và liên quan đến số lượng lớn cá nhân trong xã hội. Thuế đánh vào cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Đặc điểm này xuất phát từ tính trực thu của thuế TNCN. Thứ ba, thuế TNCN là loại thuế luôn gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Khi tính thuế có xem xét đến hoàn cảnh cá nhân của NNT bằng việc quy định một số khoản được giảm trừ có tính chất xã hội trước khi tính thuế. Thứ tư, thuế TNCN mang tính luỹ tiến cao (thu nhập càng cao càng phải nộp thuế nhiều). Thuế TNCN được đánh theo nguyên tắc “khả năng nộp thuế” và cũng xuất phát từ vai trò chủ yếu là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, động viên sự đóng góp của những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong xã hội. Thứ năm, thuế TNCN không bóp méo, không tác động đến giá cả hàng hoá, dịch vụ, không cấu thành trong giá bán (giá thanh toán) hàng hoá, dịch vụ nên không tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hoá, dịch vụ. Thứ sáu, thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế TNCN rất cao. Thứ bảy, nguồn thu nhập chịu thuế đa dạng, phân tán và rất phức tạp, nhất là đối với các nước áp dụng hệ thống đánh thuế trên tổng thể (Global Income Taxes) cho nên Thuế TNCN đòi hỏi trình độ quản lý rất cao và bao quát. Thứ tám, chi phí hành thu của thuế TNCN thường rất cao, điều này làm cơ sở để áp dụng biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn chi trả (Witholding at source), đó cũng là một biện pháp để giảm chi phí hành thu. Thuế TNCN là một loại thuế phức tạp. Việc quản lý thuế, thu thuế đòi hỏi trình độ, kỹ thuật cao, chi phí quản lý thuế lớn. Cơ quan quản lý thuế phải nắm được các nguồn thu nhập của người chịu thuế, tình trạng cư trú, vv… 1.1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
  9. 7 1.1.3. Quản lý thuế thu nhập cá nhân Quản lý thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế TNCN để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được mục tiêu nhà nước đặt ra.Thông qua hoạt động quản lý, Nhà nước đảm bảo cho Luật thuế TNCN ngày càng hoàn thiện và đi vào đời sống xã hội. Hoạt động quản lý thuế TNCN chủ yếu do cơ quan thuế thực hiện, tuy nhiên bên cạnh đó cần có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, các cấp, các ngành và của toàn cộng đồng xã hội. 1.2. Quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.1.1. Khái niệm Quản lý thu thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế TNCN để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Quản lý thu thuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây: 1.2.1.2. Mục tiêu Một là, bảo đảm các văn bản pháp luật về chính sách thu thuế được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Hai là, tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Ba là, bảo đảm phát huy được vai trò tích cực của thuế trong điều chỉnh vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu của Nhà nước.. Bốn là, đảm bảo thực hiện tốt dự toán thuế đã được cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định. 1.2.1.2. Yêu cầu Để đạt được những mục tiêu về quản lý thu thuế nói trên, quản lý thu thuế cần quán triệt các yêu cầu cơ bản sau: Một là, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo luật định. Hai là, vận dụng thống nhất các văn bản pháp luật về thuế và xây dựng các biện pháp quản lý thu thuế phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tạo thuận lợi cho người thu và nộp thuế, tối thiểu hoá chi phí hành thu. Ba là, quản lý thu thuế phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế 1.2.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Một là, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ Hai là, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả Ba là, nguyên tắc phù hợp
  10. 8 1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Yêu cầu tổ chức bộ máy: phải phù hợp với tổ chức bộ máy Nhà nước đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, điều hành; Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử; Đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý, gọn nhẹ, khai thác tốt mọi nguồn thu. - Mô hình bộ máy thu thuế: gồm Mô hình tổ chức theo sắc thuế; Mô hình tổ chức theo chức năng, Mô hình tổ chức theo NNT: Mỗi nước sẽ lựa chọn một mô hình cụ thể tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thuế, đảm bảo nguồn thu kịp thờicho NSNN và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội. Có những nước có thể lựa chọn kiểu mô hình pha trộn giữa các kiểu trên. DỰ TOÁN TỔNG HỢP TUYÊN TRUYỀN KÊ KHAI & KẾ TOÁN THUẾ THANH TRA, KIỂM TRA & TNCN HỖ TRỢ (BỘ PHẬN MỘT CỬA) - Tuyên truyền chính sách thuế; hỗ - Đăng ký thuế, - Quyết toán và - Xử lý HSKT hoàn thuế - Hồ sơ NNT trợ NNT - Kiểm tra kê khai - Hướng dẫn thủ tục thuế; - Xử lý chứng từ nộp thuế - Phân tích rủi ro - Cung cấp TL tham khảo cho NNT; - Lựa chọn hồ sơ thanh tra, kiểm tra - Nhận các thủ tục, hồ sơ thuế - Kế toán thuế -Tính nợ - Lập hồ sơ thanh, kiểm tra - Quản lý hồ sơ C QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ Á NHÂN NN NỢ THUẾ PHẢI QT T Phân tích nợ TRỰC TIẾP (Tổ - Ra thông báo nợ chức chi trả - Áp dụng biện pháp thu nợ KHO BẠC NN thu nhập) - Cưỡng chế thu nợ CÁ NHÂN ĐƯỢC TCCTTN Quan hệ nội bộ ngành thuế Quan hệ ngoài ngành thuế Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý thuế TNCN (Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội) 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.5.1. Lập dự toán * Lập dự toán và phân bổ dự toán thu thuế TNCN 1.2.5.2. Tổ chức thực hiện quản lý thu nộp thuế TNCN a. Kê khai và kế toán thuế
  11. 9 - Đăng ký thuế: là khâu đặc biệt quan trọng đối với quản lý thu thuế TNCN. Quản lý tốt NNT sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lý thuế TNCN. - Kê khai, nộp thuế TNCN: Để đảm bảo số thuế kê khai là đúng, chính xác và phù hợp với hệ thống chính sách thuế cũng như pháp luật có liên quan thì nội dung công tác kê khai thuế bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, quản lý người khai thuế Thứ hai, quản lý hồ sơ khai thuế Thứ ba, thời hạn kê khai thuế Thứ tư, nơi nộp HSKT Thứ năm, quản lý quyết toán và hoàn thuế b. Tuyên truyền hỗ trợ NNT Hoạt động tuyên truyền về thuế bao gồm các nội dung tuyên truyền từ bản chất của thuế, lợi ích xã hội từ việc nộp thuế cho đến các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế ... nhằm tạo điều kiện cho người dân trong việc hiểu và có ý thức trong việc chấp hành pháp luật thuế. c. Thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện bởi cơ quan thuế và một số ngành có liên quan bao gồm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế TNCN của NNT; thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế; kiểm toán Nhà nước. Thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện dưới các hình thức và phương pháp khác nhau. d. Quản lý nợ thuế Công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện nhiệm vụ thu tiền nợ thuế, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của mình. Thu thập thông tin về NNT còn nợ tiền thuế, đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. e. Hoàn thuế, miễn giảm thuế 1.2.5.3. Kiểm tra giám sát 1.2.6. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.6.1. Tiêu chí định lượng * Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và chất lượng công tác quản lý thuế TNCN - Chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý thuế TNCN: Tổng số tiền thuế thu được qua các năm: Tỷ lệ tăng trưởng: là một số tương đối (%) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động qua thời gian. - Chỉ tiêu phản ánh chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN: + Tỷ lệ NNT nộp thuế đúng hạn: + Tỷ lệ Số tiền thuế bị truy thu TNCN so với Tổng số tiền truy thu - Chỉ tiêu cơ cấu thuế TNCN:
  12. 10 * Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ pháp luật thuế TNCN của đối tượng nộp thuế - Chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ đăng ký thuế: - Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế (%): + Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%); Tỷ lệ NNT nợ thuế (%): * Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tỷ lệ nợ khó thu, Tỷ lệ nợ thuế thu được qua các biện pháp cưỡng chế thuế 1.2.6.2. Tiêu chí định tính Chỉ tiêu phản ánh công tác hỗ trợ NNT (mức độ hài lòng trong quản lý thuế); - Mức độ công bằng trong chính sách thuế TNCN hiện tại: Tiêu chí đánh giá tính minh bạch của chính sách thuế: 1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.7.1. Yếu tố chủ quan Thứ nhất, việc triển khai thực hiện các quy trình QLT. Thứ hai, Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin ngành thuế cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thu thuế TNCN. Thứ ba, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với CQT trong công tác quản lý thuế TNCN cũng rất quan trọng. Thứ tư, trình độ nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ làm công tác QLT. Thứ năm, tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các chức năng QLT. 1.2.7.2. Yếu tố khách quan Thứ nhất, tình hình KT-XH có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý thuế TNCN. KT-XH có tăng trưởng, các DN mở rộng SXKD, có thu nhập và việc đóng thuế tăng là điều tất yếu trong xã hội. Thứ hai, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác quản lý thuế TNCN.. Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN. Thứ tư, việc ban hành và thực hiện các quy trình QLT.. Thứ sáu, Trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý thu thuế của CQT. 1.3. Kinh ngiệm quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3.1. Kinh nghiệm tại một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Cục thuế TP Hồ Chí Minh 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Cục thuế TP Đà Nẵng 1.3.2. Bài học cho Cục Thuế thành phố Hà Nội
  13. 11 Cục Trưởng Cục Thuế P P P P P P P P 1 P hòng Tổ hòng hòng hòng hòng hòng hòng hòng 0 hòng chức Tuyên Nghiệp Kiểm Tài vụ Kê quản quản Phòng Hộ cán bộ truyền vụ- Dự tra nội -Quản khai lý nợ lý các Thanh kinh hỗ toán – bộ trị - và kế và khoản tra – doanh chợ Pháp Ấn toán cưỡng thu từ Kiểm – cá người chế chỉ thuế chế đất tra nhân nộp nợ – Thu thuế thuế khác Phòng Công Văn phòng nghệ thông tin Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Thuế TP Hà Nội (Nguồn: Cục Thuế TP Hà Nội) Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Cục thuế TP Hà Nội và các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội 2.1.1. Tổng quan về Cục thuế TP Hà Nội 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Bộ Tài chính ra Quyết định số 1640/QĐ-BTC ngày 28/7/2008 về việc thành lập Cục Thuế TP Hà Nội trực thuộc Tổng cục Thuế trên cơ sở hợp nhất Cục Thuế TP Hà Nội (cũ), Cục Thuế Hà Tây (cũ) và huyện Mê Linh. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy 2.1.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn 2019-2022 Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN tại Cục Thuế TP Hà Nội giai đoạn 2019-2022 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 1. Tổng thu nội địa 270.019 284.485 263.315 306.927 2. So với dự toán pháp lệnh 102,6% 102,8% 104,7% 105,6% (Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội)
  14. 12 Bảng 2.2: Kết quả thu thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội giai đoạn 2019-2022 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm Năm Năm Năm 2020 2021 2022 Nội dung 2019 2020 2021 2022 /2019 /2020 /2021 1. Số thu từ các DN FDI 26.712.272 24.383.794 27.588.446 32.147.024 91,3% 113,1% 116,5% 1.1. Phòng TTKT1 13.115.212 11.778.008 13.578.074 15.614.785 89,8% 115,3% 115,0% 1.2. Phòng TTKT2 13.597.060 12.605.786 14.010.372 16.532.239 92,7% 111,1% 118,0% 2. Số thu thuế TNCN từ 4.947.504 5.418.072 6.151.939 7.148.485 109,5% 113,5% 116,2% các DN FDI 2.1. Phòng TTKT1 2.345.099 2.611.727 2.872.033 3.245.397 111,4% 110,0% 113,0% 2.2. Phòng TTKT2 2.602.405 2.806.345 3.279.906 3.903.088 107,8% 116,9% 119,0% (Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội) Theo Bảng 2.1 và 2.2 ta thấy, Cục Thuế TP Hà Nội luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ số thu đã đặt ra. Tổng số thu khối DN FDI năm 2019 đạt 26.712 triệu đồng, năm 2020 đạt 24.383 triệu đồng, bằng 91% với năm 2019, tuy nhiên năm 2021 đã tăng lên tới 27.588 triệu đồng (bằng 113% so với năm 2020), năm 2022 thực hiện bằng 116,5% so với năm 2021. Tổng số thu các năm 2019, 2020, 2021 và 2022 trong Tổng thu NSNN của Thành phố lần lượt đạt 9,9%; 8,8%, 8,6% và 10,5%. Riêng số thu về thuế TNCN đang có mức tăng trưởng tốt, số thu các năm 2019, 2020, 2021,2022 lần lượt là 4.947 triệu đồng, 5.418 triệu đồng, 6.151 triệu đồng, 7.148 đồng (năm 2020 bằng 110% so với năm 2019, năm 2021 bằng 114% so với năm 2021, năm 2022 bằng 116,2% so với năm 2021) 2.1.2. Tổng quan về các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội Số lượng DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội qua các năm như sau: Bảng 2.3: Số lượng các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội 2019 2020 2021 2022 2020/2019 2021/2020 2022/2021 Phòng quản lý/năm 1. Phòng TTKT1 3.393 4.126 4.741 4.620 121,6% 114,9% 97,4% 2. Phòng TTKT2 2.297 2.318 2.378 2.278 100,9% 102,6% 95,8% Tổng cộng 5.690 6.444 7.119 6.898 113,3% 110,5% 96,9% (Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội) Hàn Quốc và các quốc gia Châu Á đang đầu tư ngày càng nhiều vào TP Hà Nội, do môi trường đầu tư của TP Hà Nội đã dần tốt lên và Việt Nam đang
  15. 13 trở thành điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài tốt nhất châu Á (bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ) 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện nay tham gia vào quản lý thuế TNCN đối với DN FDI có 02 phòng: phòng Thanh tra, kiểm tra số 1 và phòng Thanh tra, kiểm tra số 2. Ngoài ra có sự tham gia của Phòng quản lý Hộ cá nhân kinh doanh và Thu khác. Cụ thể tổ chức bộ máy quản lý thuế doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP Hà Nội phân theo giới tính và theo trình độ như sau: Bảng 2.4: Cơ cấu cán bộ quản lý thuế DN FDI trên địa bàn Cục thuế TP Hà Nội TT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2020/2019 2021/2020 2022/2021 1 Theo giới tính 66 69 74 104,8% 104,5% 107,2% 1.1 Phòng TTKT1 34 35 38 106,3% 102,9% 108,6% Nam 11 11 11 100,0% 100,0% 100,0% Nữ 23 24 27 109,5% 104,3% 112,5% 1.2 Phòng TTKT2 32 34 36 103,2% 106,3% 105,9% Nam 13 13 14 100,0% 100,0% 107,7% Nữ 19 21 22 105,6% 110,5% 104,8% 2 Theo trình độ 66 69 74 104,8% 104,5% 107,2% 2.1 Phòng TTKT1 34 35 38 106,3% 102,9% 108,6% Đại học 15 18 18 100,0% 120,0% 100,0% Trên Đại học 19 17 20 111,8% 89,5% 117,6% 2.2 Phòng TTKT2 32 34 36 103,2% 106,3% 105,9% Đại học 14 15 16 87,5% 107,1% 106,7% Trên Đại học 18 19 20 120,0% 105,6% 105,3% (Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội) 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.3.2. Thực hiện dự toán thu a. Kê khai và kế toán thuế
  16. 14 Bảng 2.5: Tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNCN DN FDI TT Chỉ tiêu Đvt 2019 2020 2021 2022 * Tỷ lệ hồ sơ khai thuế DN FDI % 98,5% 98,5% 98,7% 98,6% * 1 Phòng TTKT1 % 98,6% 98,5% 98,7% 98,6% 1 2 Phòng TTKT2 % 98,3% 98,5% 98,6% 98,5% 2 (Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội) Các DN FDI có 02 hình thức kê khai thuế TNCN: theo tháng và theo quý. Tỷ lệ nộp tờ khai giai đoạn 2019-2022 luôn đạt lỷ lệ cao >98% chứng tỏ mức tuân thủ kê khai tờ khai của các DN FDI tương đối tốt. b. Tuyên truyền hỗ trợ NNT Hỗ trợ công tác quyết toán thuế năm 2019, 2020, 2021, 2022 phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19; truyền tải cho các doanh nghiệp qua email về các chính sách thuế mới, sửa đổi bổ sung, gia hạn thuế. Tuyên truyền các văn bản hỗ trợ hộ Kinh doanh do dịch bệnh Covid theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19; chính sách gia hạn nộp thuế Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về thuế TNCN trong năm 2021, và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Tuyên truyền Nghị định 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ- UBTVQH15 của Ủy ban thưởng vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid -19. c. Thanh tra, kiểm tra Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của NNT
  17. 15 Bảng 2.7: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2019-2022 Đơn vị tính: đồng Năm Đvt 2019 2020 2021 2.22 2020/2019 2021/2020 2022/2021 STT Số doanh nghiệp DN 697 796 612 586 114,2% 76,9% 95,8% 1 thanh tra, kiểm tra 1.1 Phòng TTKT 1 DN 354 400 317 305 113,0% 79,3% 96,2% 1.2 Phòng TTKT 2 DN 343 396 295 281 115,5% 74,5% 95,3% Số thuế truy thu sau triệu đồng 420.753 199.514 133.471 131.302 47,4% 66,9% 98,4% 2 kiểm tra 2.1. Phòng TTKT 1 DN 213.452 102.636 68.077 67.018 48,1% 66,3% 98,4% 2.2 Phòng TTKT 2 DN 207.301 96.878 65.394 64.284 46,7% 67,5% 98,3% Số thuế TNCN truy triệu đồng 29.238 16.066 12.586 12.420 54,9% 78,3% 98,7% 3 thu sau kiểm tra 3.1 Phòng TTKT 1 DN 15.954 8.079 6.354 6.237 50,6% 78,6% 98,2% 3.2 Phòng TTKT 2 DN 13.284 7.987 6.232 6.183 60,1% 78,0% 99,2% (Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội) Thuế TNCN truy thu qua các DN FDI được thanh tra, kiểm tra cao nhất năm 2019: đạt 29.232 triệu đồng; năm 2020 đạt 16.066 đồng; năm 2021 đạt 12.586 đồng. Điều này chứng tỏ thu nhập của các cá nhân khối DN FDI bị giảm mạnh do Covid-19, dẫn đến số thuế truy thu và phạt cũng giảm theo, đồng thời khả năng thanh kiểm tra thuế TNCN của các DN FDI cũng bị giảm do ý thức tuân thủ pháp luật của các cá nhân khối DN FDI tốt hơn. d. Quản lý nợ thuế Căn cứ vào số liệu thống kê có thể thấy công tác thu nợ tại Phòng TTKT số 1&2 ngày càng hiệu quả hơn, tỷ lệ thu nợ đọng năm sau cao hơn năm trước nhờ sự triển khai quyết liệt hơn. Đối với thuế TNCN từ tiền lương tiền công, do tập trung tại một số đơn vị lớn nên công tác đôn đốc, thu hồi thuận tiện hơn, khả năng thu hồi nợ đọng cao. Đối với thuế TNCN từ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện phối hợp với bộ phận ấn chỉ, không bán hóa đơn đối với các hộ kinh doanh còn nợ thuế, do đó, công tác thu nợ đạt hiệu quả cao. e. Hoàn thuế, miễn giảm thuế Trong 3 năm 2019 – 2022, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT được thực hiện tốt hơn, NNT nắm rõ về các quy định và thủ tục hoàn thuế, việc cấp MST cho cá nhân làm công ăn lương về cơ bản đã được các cơ quan chi trả thực hiện đầy đủ nên số lượng hồ sơ hoàn thuế tiếp nhận và đủ điều kiện hoàn thuế tăng
  18. 16 lên. Số lượng hồ sơ và số tiền hoàn thuế TNCN tại Cục thuế TP Hà Nội được thể hiện cụ thể ở bảng: Bảng 2.8: Số lượng hồ sơ và số tiền hoàn thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2019 -2022 (Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội) TT Chỉ tiêu Đvt 2020 2021 2022 2020/2019 2021/2020 2022/2021 1 Hồ sơ đã hoàn HS 6.349 5.297 5.620 83,8% 83,4% 106,1% 1.1 Phòng TTKT1 HS 3.279 2.987 3.150 82,4% 91,1% 105,5% 1.2 Phòng TTKT2 HS 3.070 2.310 2.470 85,3% 75,2% 106,9% 2 Số tiền đã hoàn nghìn đồng 28.162 26.106 30.280 92,2% 92,7% 116,0% 1.3 Phòng TTKT1 nghìn đồng 14.597 13.598 15.560 93,0% 93,2% 114,4% 1.4 Phòng TTKT2 nghìn đồng 13.565 12.508 14.720 91,3% 92,2% 117,7% 2.2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế TNCN Với việc mua bản quyền phần mềm quản lý thuế TNCN (TMS) của Công ty Cổ phần SAP (. Hiện nay, hơn một triệu cán bộ ngành thuế đang sử dụng hệ thống TMS (hệ thống quản lý thuế tập trung) mà tiền thân của nó là PIT đã mang lại hiệu quả rất cao trong việc phát hiện ra các cá nhân có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.1. Những kết quả đạt được Những năm gần đây, Cục thuế TP Hà Nội triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế TNCN đối với các DN FDI với các thành công chủ yếu sau đây: - Một là ý thức của DN FDI có nhiều chuyển biến tích cực: - Hai là, đảm bảo số thu, dự toán thu NSNN hoàn thành vượt mức qua các năm. - Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành thu thuế TNCN đối với các DN FDI bước đầu có hiệu quả - Bốn là, thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế đối với DN FDI. - Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế đối với DN FDI. 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitrên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập sau: - Về lập dự toán thu thuế TNCN của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Biện pháp thu hồi nợ đối với khối DN FDI chưa thực sự hiệu quả
  19. 17 - Công tác thanh tra, kiểm tra còn kéo dài, hiệu quả chưa cao - Nội dung tuyên truyền và hỗ trợ DN FDI còn chưa thiết thực - Cơ sở dữ liệu về DN FDI còn chưa đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả. - Về công tác kê khai, kế toán thuế tuy đạt hiệu quả cao những vẫn còn những tồn tại nhất định: 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan - Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý: Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhiều khi chưa theo kịp yêu cầu phát triển. - Cơ cấu tổ chức và bộ máy của ngành thuế mặc dù đã được thay đổi để phù hợp với lộ trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. - Đội ngũ cán bộ thuế vẫn còn một số hạn chế về năng lực, trình độ để thực hiện quản lý thu thuế theo chức năng; - Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT vẫn theo lỗi truyền thống, vẫn tập trung vào chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, chưa nắm bắt được nhu cầu hỗ trợ của từng loại đối tượng. - Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của CQT chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực trạng của nước ta là trình độ dân trí thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao. - Sự phối hợp giữa CQT và các cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế đã được cải thiện, song vẫn còn mang tính hình thức, chưa chặt chẽ dẫn đến thất thu thuế.. - Quy định chế tài xử lý sai phạm của DN FDI chưa nghiêm khắc nên một số DN FDI còn ỷ lại, trông chờ vào sự thúc giục của cơ quan thuế. - Trong một thời gian dài toàn ngành Thuế chưa quan tâm đến việc thu thập và lưu trữ thông tin về đối tượng nộp thuế, chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí và nội dung cần thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế.. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan - Thứ nhất, về kinh tế - xã hội: Năm 2020-2022 nền kinh tế tiếp tục chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn do giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát cao trên toàn cầu, ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Uraina…. - Hệ thống chính sách phức tạp, chồng chéo, còn nhiều sơ hở nên DN FDI lợi dụng những kẽ hở đó để trốn thuế, lậu thuế. - Chính sách thuế các năm gần đây có sự thay đổi thường xuyên, dẫn đến kết quả số thu công tác thanh tra sẽ theo chiều hướng giảm..
  20. 18 - Việc thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế là phổ biến, các DN FDI có thể chi trả các hóa đơn mua hàng bất hợp pháp, sử dụng hóa đơn khống, chi trả cho các hoạt động mà theo quy định không được hạch toán vào chi phí được trừ - Ý thức tự giác và tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao thì nguy cơ thất thoát thuế là rất lớn. . - Người nước ngoài không biết ngôn ngữ tiếng Việt do vậy ảnh hưởng tới quá trình trao đổi thông tin, phối hợp trong các tình huống xử lý về thuế dẫn đến thời gian ký biên bản thường bị kéo dài. - Việc chưa phục hồi hoàn toàn các chuyến bay thương bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam nên việc điều hành sản xuất, kinh doanh của các giám đốc người nước ngoài gặp nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp FDI có đóng góp số thu ngân sách Nhà nước thuộc khối bất động sản, khách sạn, du lịch, vận tải, sản xuất hàng xuất khẩu… vẫn chưa phục hồi hoàn toàn đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách Nhà nước. Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Mục tiêu, phương hướng quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Phát huy tối đa vai trò của thuế TNCN nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Quản lý thuế TNCN đảm bảo bao quát nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời Quản lý thuế TNCN coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế Quản lý thuế TNCN đi đôi với cải cách hành chính thuế Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế, thiết lập mạng lưới thông tin quản lý thuế toàn ngành. 3.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới Thứ nhất, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu thuế TNCN vào ngân sách hàng năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2